Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------

PHAN THỊ KIM NGÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH TÍN DỤNG
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 8.340.101

Long An, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

-------------------------

PHAN THỊ KIM NGÂN

QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH TÍN DỤNG
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN


TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 8.340.101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kỳ

Long An, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang" là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu và k ết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc
cơng bố trong các tạp chí khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú
rõ ràng.
Tác giả

Phan Thị Kim Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp
đỡ nhiệt thành từ phía Q thầy cơ, bạn bè và tập thể công chức, ngƣời lao động

Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Kỳ, giảng viên hƣớng dẫn khoa học, đã
tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và Quan hệ
Quốc tế, khoa Sau đại học đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh, chị, em đồng nghiệp tại
Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang đã cung cấp thông tin, tài liệu và đã dành
chút thời gian thực hiện Phiếu khảo sát để tác giả có số liệu phân tích và đánh giá.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả Quý thầy cô Trƣờng
Đại học Kinh tế Long An đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tác
giả học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tác giả

Phan Thị Kim Ngân


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những hoạt
động kinh doanh của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang, có vốn điều lệ 50 tỷ
đồng, trong khi đó, Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang chƣa xây dựng đƣợc cho
mình một hệ thống quản trị các rủi ro của hoạt động này. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của
hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 5,66% so với tổng
dƣ nợ, nhƣng trong tƣơng lai khi hoạt động này của Quỹ ngày càng lớn mạnh, cần
phải có sự nghiên cứu để kiểm sốt đƣợc nợ xấu ở mức thấp hơn, hoặc khơng cịn
nợ xấu tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang. Từ thực tế trên, tác giả chọn
nghiên cứu chọn đề tài "Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang" để làm luận văn thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Để có thể đề xuất giải pháp phù hợp, đầu tiên tác giả thu thập, tổng hợp các
số liệu về thực trạng hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang, rủi ro và
quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng tại Quỹ. Sau đó, phân tích và đánh giá những kết
quả đạt đƣợc, các hạn chế về quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng và nguyên nhân của
hạn chế để trả lời câu hỏi tại sao tỷ lệ nợ xấu trƣớc đây là 0%, hiện nay tăng lên
5,66%?
Từ kết quả phân tích và đánh giá thực trạng, kết hợp với những định hƣớng
và mục tiêu quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền
Giang, vận dụng các mơ hình tiên tiến của các tổ chức tín dụng trong nƣớc để đề
xuất các nhóm giải pháp, đồng bộ và bao quát từ nhận biết sớm dấu hiệu rủi ro tín
dụng, da dạng hóa danh mục, đến nâng cao chất lƣợng thẩm định, chú trọng tính
hữu hiệu và hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cùng các biện pháp tài trợ rủi ro…
Trong mỗi giải pháp, tác giả chú ý đến những bài học kinh nghiệm và thực tế áp
dụng của các tổ chức tín dụng.


iv

ABSTRACT
The credit guarantee for SME is one of the business activities of Tien
Giang Development Investment Fund with charter capital of 50 billion VND.
Currently, the rate of bad debt of credit guarantee operation for SME
accounted for 5.66% compared with total outstanding debt and iin the future
this activity of the fund increasingly grows; but Tien Giang Development
Investment Fund has not built a system to manage the risks of the operation.
Therefore, it is necessary to have research to control bad debt at a lower level,
or no more bad debt of credit guarantee activity for SME at Tien Giang
Development Investment Fund. From the above actual situation, the author
selects the topic "Risk management of credit guarantees for SME at Tien
Giang Development Investment Fund” to make Master's thesis in economics,

major in Business administration.
To be able to propose a suitable solution; First, author collects and
synthesizes figures on the actual status of operations, risks and risk
management guarantee credit at Tien Giang Development Investment Fund.
Then, the author analysess and evaluates the limitations and causes of
limitations on risk management of credit guarantees to answer the question
why the previous bad debt ratio was 0%, now increased by 5.66%?
From the results of analysis and evaluation of the situation; combined
with the orientations and objectives of risk management of credit guarantee of
Tien Giang Development Investment Fund; applying advanced models of
domestic credit agencies to propose comprehensive solutions in early
identifying credit risks, diversifying catalog, improving the quality of
appraisal, focusing on the effectiveness of inspection, internal control and risk
financing measures,... In each solution, the author pays attention to the
experience lessons and practical application of credit agencies.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TĂT ........................................................................................... iii
ABSTRAST .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH TÍN
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT

TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG .............................................................................................5
1.1 Khái quát về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng ...................................................5
1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng ....................................................... 5

1.1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tƣ ..........................................................................5
1.1.1.2 Khái niệm về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng ....................................5
1.1.2 Đặc điểm của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng ..................................................... 6

1.2 Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ đầu tƣ phát triển
địa phƣơng ...................................................................................................................7
1.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................... 7

1.2.1.1 Khái niệm .................................................................................................7
1.2.1.2 Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................8
1.2.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................9
1.2.2 Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển
địa phƣơng ....................................................................................................................... 11

1.2.2.1 Khái niệm về Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ............11
1.2.2.2 Sự cần thiết của bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ........12
1.2.2.3 Nội dung bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu
tƣ phát triển địa phƣơng .....................................................................................12


vi
1.3 Rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển
địa phƣơng .................................................................................................................13
1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................................ 13
1.3.2 Khái niệm rủi ro bảo lãnh tín dụng ......................................................................... 14
1.3.3 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro bảo lãnh .......................................................... 14


1.3.3.1 Nguyên nhân của rủi ro bảo lãnh ...........................................................14
1.3.3.2 Hậu quả của rủi ro bảo lãnh ...................................................................15
1.3.4 Đặc điểm rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các quỹ đầu tƣ
phát triển địa phƣơng ....................................................................................................... 15

1.4 Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ
phát triển địa phƣơng ................................................................................................15
1.4.1 Khái niệm quản trị rủi ro......................................................................................... 15
1.4.2 Sự cần thiết quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng ......................................................... 16
1.4.3 Nội dung quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng ............................................................. 16

1.4.3.1 Nhận diện rủi ro bảo lãnh tín dụng ........................................................16
1.4.3.2 Đo lƣờng rủi ro bảo lãnh tín dụng .........................................................18
1.4.3.3 Kiểm sốt rủi ro bảo lãnh tín dụng ........................................................19
1.4.3.4 Xử lý rủi ro bảo lãnh tín dụng ...............................................................20
1.4.3.5 Tài trợ rủi ro bảo lãnh tín dụng ..............................................................20
1.4.4 Phƣơng pháp quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng ....................................................... 21

1.5 Bài học từ kinh nghiệm các Quỹ .........................................................................21
1.5.1 Kinh nghiệm của Quỹ trong và ngoài nƣớc ............................................................ 21

1.5.1.1 Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng ..21
1.5.1.2 Quỹ Đầu tƣ, Quỹ Phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang ...22
1.5.1.3 Hàn Quốc ...............................................................................................22
1.5.1.4 Trung Quốc ............................................................................................23
1.5.2 Bài học rút ra cho Việt Nam và Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng ....................... 24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH TÍN DỤNG

CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
TỈNH TIỀN GIANG ...............................................................................................29
2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ............................29


vii
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................. 29
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý .......................................................................... 30

2.1.2.1 Sơ đồ ......................................................................................................30
2.1.2.2 Chức năng từng bộ phận ........................................................................30
2.1.3 Chức năng hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ......................... 31
2.1.4 Kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 2019 ................................................................................................................................. 32

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang .....................................................................34
2.2.1 Thực trạng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................. 34

2.2.1.1 Các văn bản quy định đang áp dụng về bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa ..............................................................................................34
2.2.1.2 Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát
triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 .....................................................36
2.2.1.3 Sử dụng nguồn vốn cho hoạt động bảo lãnh tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ..........................37
2.2.1.4 Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc BLTD so với tổng doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ..............................................38
2.2.1.5 Tỷ lệ nợ xấu BLTD so với tổng dƣ nợ BLTD .......................................38
2.2.1.6 Nợ xấu BLTD theo ngành nghề .............................................................39
2.2.1.7 Lập dự phòng rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 .........................40

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu
tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 .......................................................... 41

2.2.2.1 Nhận diện rủi ro và đo lƣờng rủi ro bảo lãnh tín dụng ...........................41
2.2.2.2 Xây dựng các phƣơng án quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng .......................44
2.2.2.3 Kiểm tra, kiểm sốt rủi ro bảo lãnh tín dụng ............................................47
2.2.2.4 Tài trợ rủi ro bảo lãnh tín dụng ................................................................49
2.3 Đánh giá cơng tác quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 ....................................49
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................................... 49
2.3.2 Những hạn chế ........................................................................................................ 50


viii
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế ................................................................................ 51

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................51
2.3.3.3 Nguyên nhân khách quan ........................................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO BẢO LÃNH
TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI QUỸ ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG .....................................................................57
3.1 Định hƣớng quản trị rủi ro trong bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ................................................................57
3.1.1 Định hƣớng phát triển của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ........................ 57
3.1.2 Định hƣớng trong xây dựng mơ hình quản trị rủi ro .............................................. 57

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang .........................................................58
3.2.1 Nhận diện rủi ro bảo lãnh tín dụng ......................................................................... 58

3.2.2 Kiểm tra, kiểm sốt rủi ro bảo lãnh tín dụng .......................................................... 58
3.2.3 Xử lý rủi ro bảo lãnh tín dụng................................................................................. 64
3.2.4 Tăng cƣờng các biện pháp tài trợ rủi ro .................................................................. 64

3.3 Kiến nghị .............................................................................................................67
3.3.1 Đối với Bộ Tài chính .............................................................................................. 67
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................................................. 68

3.3.2.1 Nâng cao chất lƣợng quản lý, điều hành ...............................................68
3.3.2.2 Tăng cƣờng cơng tác thanh tra, kiểm sốt .............................................69
3.3.2.3 Nâng cao chất lƣợng của Trung tâm thơng tin tín dụng ........................69
3.3.3 Đối với Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang ...................................................... 70

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................78


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5


Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8
Bảng 2.9

TÊN BẢNG BIỂU
Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Kết quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai
đoạn 2017 - 2019
Tỷ trọng DNNVV đƣợc BLTD của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2017 – 2019
Tỷ lệ nguồn vốn đƣợc sử dụng cho hoạt động BLTD giai
đoạn 2017 – 2019
Kết quả BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2017 – 2019
Tỷ lệ nợ xấu BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2017 – 2019
Dƣ nợ BLTD cho DNNVV theo ngành nghề tại Quỹ
ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019
Tình hình lập dự phịng rủi ro BLTD cho DNNVV tại
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019
Các tiêu chí để đánh giá rủi ro

TRANG
8
32


36

37

38

38

39

40
41


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nội dung diễn giải

1

BLTD

Bảo lãnh tín dụng


2

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3

ĐTGT

Đầu tƣ gián tiếp

4

ĐTPT

Đầu tƣ phát triển

5

ĐTTT

Đầu tƣ trực tiếp

6

HĐND

Hội đồng nhân dân


7

HĐQL

Hội đồng quản lý

8

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

9

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

10

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

11

QTRR

Quản trị rủi ro


12

TCTD

Tổ chức tín dụng

13

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

14

TIGIDIF

15

UBND

Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang –
Tien Giang Development Investment Fund
Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Quỹ Đầu tƣ phát triển (ĐTPT) tỉnh Tiền Giang đƣợc thành lập nhằm mục đích

tiếp nhận các nguồn vốn đầu tƣ của tỉnh, huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội của tỉnh; là tổ chức tài chính trung gian, hoạt động theo nguyên tắc
tự chủ về tài chính, bảo đảm an tồn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi
ro. Hoạt động bảo lãnh tín dụng hiện nay đang là hoạt động không kém phần quan
trọng của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang. Đối tƣợng bảo lãnh tín dụng (BLTD) chủ yếu
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vay vốn tại các tổ chức cho vay để đầu tƣ,
sản xuất kinh doanh. Thực tiễn hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ thời gian qua
cho thấy rủi ro bảo lãnh tín dụng (RRBLTD) chƣa đƣợc kiểm sốt một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là RRBLTD phải đƣợc quản lý, kiểm sốt một
cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp
nhận đƣợc, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm
thiểu các thiệt hại phát sinh từ RRBLTD, góp phần nâng cao uy tín và tăng thêm lợi
nhuận kinh doanh của Quỹ. Một đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng
lực tài chính mạnh và quản lý đƣợc rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo đƣợc niềm
tin của khách hàng và nâng cao đƣợc vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức
tín dụng trong và ngồi nƣớc. Đây là điều vơ cùng quan trọng giúp Quỹ ĐTPT tỉnh
Tiền Giang đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững cũng nhƣ thực hiện
thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập. Từ thực
tế trên, trên cơ sở kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp tham khảo các nội dung có
liên quan từ các tài liệu, sách báo và số liệu thống kê đã thực hiện trong các năm qua,
tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2 1 Mục ti u chung
Phân tích và đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện
quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang


2

2 2 Mục ti u cụ thể
- Tổng hợp, làm rõ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại
Quỹ ĐTPT địa phƣơng.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT tỉnh
Tiền Giang.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ
ĐTPT tỉnh Tiền Giang.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT
địa phƣơng.
4. Phạm vi nghiên cứu
4 1 Phạm vi về không gian địa điểm:
Tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang.
4 2 Phạm vi về thời gian:
Chủ yếu sử dụng các số liệu của Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang giai
đoạn 2017 - 2019.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT
tỉnh Tiền Giang thời gian nhƣ thế nào? Có những hạn chế gì? Đâu là ngun nhân
của những hạn chế?
- Cần giải pháp nào để hoàn thiện quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ
ĐTPT tỉnh Tiền Giang?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6 1 Đóng góp về phương diện khoa học
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong
BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là cơ sở để phân tích và đánh
giá thực trạng, đồng thời các nhà nghiên cứu khác có thể kế thừa.
6 2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Là tài liệu tham khảo cho đối tƣợng quan tâm nhƣ: các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý Quỹ BLTD và Quỹ ĐTPT địa phƣơng các tỉnh khác…



3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính:
- Phƣơng pháp diễn dịch, quy nạp và tổng hợp: sử dụng để hình thành khung
lý luận về quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT địa phƣơng.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Sử dụng để tính và phân tích các chỉ tiêu
tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân… làm rõ thực trạng về quản trị rủi ro BLTD
cho DNNVV của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2019.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sử dụng
để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT
tỉnh Tiền Giang.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về rủi ro tín dụng, biện pháp hạn chế rủi ro tín
dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, nhƣng chủ yếu tại
các Ngân hàng thƣơng mại, còn quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng tại các Quỹ ĐTPT
địa phƣơng, Quỹ BLTD cho DNNVV còn khá mới chƣa đƣợc đề cập nhiều trong
các nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả tham khảo luận văn của
các tác giả sau:
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Hùng Tiến - Trƣờng Đại học ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh (2016) về “Quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Luận án đã nghiên cứu RRTD,
các nguyên nhân, các dấu hiệu, các chỉ tiêu phản ánh RRTD trong hoạt động kinh
doanh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và đồng thời đề cao việc quản lý
RRTD của toàn hệ thống. Tuy nhiên, tác giả cho rằng công tác QTRR của các
TCTD tại Việt Nam thời gian qua đang ở mức trung bình do chƣa chú trọng tiếp cận
với phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trƣơng Thị Hồng – Trƣờng Đại học Nha Trang
(2017) về “Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Khánh Hịa” đã

phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh
Khánh Hịa giai đoạn 2013 - 2016. Trên cơ sở đánh giá những mặt đạt đƣợc, các
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về QTRRTD, để đề xuất các giải pháp: hồn
thiện các cơng cụ QTRRTD hiện đại tiến tới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đa


4
dạng hóa danh mục, nhận biết sớm dấu hiệu RRTD, nâng cao chất lƣợng công tác
thẩm định, nâng cao công tác kiểm soát nội bộ, kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong
và sau khi cho vay, tăng cƣờng các biện pháp tài trợ rủi ro, phát triển hệ thống
thông tin đánh giá khách hàng, phát triển nguồn lực và hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Đào Duy Khanh Trƣờng Đại học kinh tế công nghiệp Long An (2019) về "Quản trị rủi ro tín dụng
đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - chi nhánh thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An". Tác giả phân tích và đánh
giá thực trạng QTRRTD đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh thị xã Kiến Tƣờng, tỉnh Long An giai
đoạn 2015 - 2017, xác định rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại và đề
xuất một số giải pháp thích hợp khắc phục các hạn chế về QTRRTD đối với khách
hàng cá nhân đến năm 2020 nhƣ: Tuân thủ đúng quy trình tín dụng; Kiểm tra, giám
sát chặt chẽ sau khi cấp tín dụng; Kịp thời phát hiện, xử lý hiệu quả nợ quá hạn, nợ
xấu, nợ ngoại bảng; Phân tán rủi ro trong q trình cấp tín dụng; Phát triển và quan
tâm chăm sóc khách hàng; Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và chú trọng ứng
dụng công nghệ thơng tin trong quản lý tín dụng…
Ngồi ra, tác giả còn tham khảo các luận văn khác về rủi ro tín dụng làm mục
đích so sánh, đối chiếu nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp. Vì vậy nghiên cứu quản
trị rủi ro BLTD cho DNNVV tại Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là cần thiết có tính mới
và có ý nghĩa về thực tiễn, khơng có sự trùng lắp cả không gian, thời gian và nội
dung với các công trình nghiên cứu trƣớc.
9. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 03 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng.
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ phát triển tỉnh Tiền Giang.


5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƢƠNG
1.1 Khái quát về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng
1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng
1.1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tƣ
Trong các tài liệu khác nhau cũng nhƣ trong các văn bản pháp lý của các
nƣớc có Quỹ Đầu tƣ, ngƣời ta đƣa ra nhiều cách định nghĩa về Quỹ Đầu tƣ với
khái niệm rộng, hẹp khác nhau nhƣ sau:
Các Quỹ Đầu tƣ tại Mỹ đƣợc định nghĩa là các tổ chức tài chính phi ngân
hàng thu nhận tiền từ một số lƣợng lớn các nhà đầu tƣ và tiến hành đầu tƣ từ số
vốn đó vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản dƣới dạng tiền tệ và các cơng
cụ của thị trƣờng tài chính.
Các Quỹ Đầu tƣ tại Anh đƣợc coi là một hình thái về tài sản hoặc bất kỳ
loại nào với mục đích là cho phép những ngƣời tham gia vào các hình thái đó thu
lợi nhuận phát sinh từ việc mua, giữ, quản lý hoặc xử lý các tài sản thuộc đối
tƣợng đầu tƣ của Quỹ.
Các Quỹ Đầu tƣ tại Nhật Bản đƣợc coi là một sản phẩm hình thành nhằm
đầu tƣ số tiền tập hợp đƣợc từ một số lớn các nhà đầu tƣ vào chứng khoán (cổ
phiếu và trái phiếu), tập trung dƣới sự quản lý của những ngƣời không phải là

ngƣời đầu tƣ và phân phối lợi nhuận thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ cho các nhà đầu
tƣ theo tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào Quỹ.
Từ các định nghĩa trên, trong luận văn này "Quỹ đầu tƣ" đƣợc hiểu nhƣ sau:
“Quỹ Đầu tƣ là tổ chức tài chính phi ngân hàng đƣợc hình thành để đầu tƣ vào
danh mục các tài sản hoặc công cụ trên thị trƣờng tài chính nhằm đa dạng hố lĩnh
vực đầu tƣ và phân tán rủi ro từ nguồn vốn đóng góp của các nhà đầu tƣ ”.
1.1.1.2 Khái niệm về Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng
Quỹ ĐTPT địa phƣơng là một định chế tài chính của địa phƣơng nhằm
ĐTPT hạ tầng kỹ thuật.


6
Quỹ ĐTPT địa phƣơng là tiền đề cho việc chuyển hoá một phần hoạt động
đầu tƣ của Nhà nƣớc sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trƣơng “Nhà nƣớc
và nhân dân cùng làm”. Nhà nƣớc chỉ tập trung đầu tƣ vào các dự án, chƣơng trình
quan trọng, những dự án khơng có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục
vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chƣơng trình gắn liền với KT - XH theo
địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tƣ sẽ đƣợc xã hội hố
thơng qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT địa phƣơng.
Quỹ ĐTPT địa phƣơng là công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài
chính, phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật
theo chiến lƣợc phát triển KT - XH đã đƣợc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc tỉnh phê chuẩn.
Vốn của Quỹ ĐTPT địa phƣơng là nguồn vốn "mồi" để huy động các nguồn
vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút
các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tƣ.
Hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phƣơng bổ trợ cho các kênh đầu tƣ khác hiện có
và tạo nên một mạng lƣới đầu tƣ hoàn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố, hình
thành thêm một định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự phát triển
của thị trƣờng vốn trong nƣớc.

Như vậy Quỹ Đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính Nhà
nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển
Quỹ Đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng
cân đối kế tốn ri ng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
các Ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (Nghị định số
138/2007/NĐ-CP).
1.1.2 Đặc điểm của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng
Về mục tiêu hoạt động: Quỹ ĐTPT địa phƣơng hoạt động với nhiều chức
năng đan xen nhau nhƣ cho vay đầu tƣ, đầu tƣ vào các công cụ trên thị trƣờng tài
chính, cung cấp dịch vụ quản lý vốn ủy thác, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ,...
Mục tiêu hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phƣơng vừa thực hiện các chiến lƣợc phát
triển KT – XH của các địa phƣơng, vừa thực hiện mục tiêu gia tăng giá trị vốn cho
chủ sở hữu và giảm tính chất bao cấp trong hoạt động của Quỹ ĐTPT. Tuy nhiên,


7
hoạt động đầu tƣ của Quỹ ĐTPT địa phƣơng đƣợc thực hiện theo danh mục đầu tƣ
với các giới hạn về đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp,... đƣợc quy định trong điều lệ
của các Quỹ ĐTPT địa phƣơng đƣợc đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Về mơ hình tổ chức quản lý: Quỹ ĐTPT địa phƣơng đƣợc tổ chức theo mơ
hình độc lập tự quản lý, với cơ cấu đầy đủ nhƣ một doanh nghiệp. Mơ hình tổ
chức này đƣợc xây dựng trên cơ sở tính chất sở hữu của Quỹ ĐTPT, cơ chế kiểm
soát và phân cấp trong quản lý các hoạt động đầu tƣ của Quỹ ĐTPT.
Về hình thức sở hữu: Quỹ ĐTPT địa phƣơng là loại định chế tài chính do
Nhà nƣớc (chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sở hữu 100% vốn.
Vì vậy, việc huy động nguồn vốn ban đầu để hình thành Quỹ do NSĐP đảm bảo.
Về nguồn vốn hoạt động:
Vốn chủ sở hữu: vốn điều lệ; tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ,
tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
Vốn huy động: Quỹ ĐTPT địa phƣơng đƣợc huy động các nguồn vốn trung

và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong và ngồi nƣớc, chủ yếu dƣới hình thức
phát hành trái phiếu Quỹ ĐTPT địa phƣơng theo quy định của pháp luật, vay các
tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc (WB, AFD,…).
Về sử dụng vốn: Thực hiện đầu tƣ trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tƣ,
góp vốn thành lập doanh nghiệp, BLTD cho DNNVV, ứng vốn phát triển quỹ đất,
nhận ủy thác và ủy thác…
1.2 Bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ đầu tƣ phát
triển địa phƣơng
1.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1 Khái niệm
Hiện nay khơng có một định nghĩa mang tính phổ quát cho tất cả các
DNNVV trên thế giới mà phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia.
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ thì
DNNVV là doanh nghiệp đƣợc thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp, đƣợc phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.


8
1.2.1.2 Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các nƣớc, tổ chức trên thế giới thƣờng xác định DNNVV dựa vào quy mô
(số ngƣời lao động, doanh thu, lợi nhuận và giá trị tài sản). Tùy theo mục đích
nghiên cứu, mỗi quốc gia có thể có tiêu chí để phân loại doanh nghiệp DNNVV
khác nhau và số lao động tối đa của một doanh nghiệp vừa và nhỏ giao động trong
khoảng 50-300 (Taylor và Adair, 1994; Gibson và Vaart, 2008).
Hiệp hội Châu Âu cho rằng DNNVV sử dụng ít hơn 250 ngàn ngƣời hoặc có
doanh thu khơng q 43 triệu EUR (Taylor và Adair, 1994).
Theo World Bank, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lƣợng lao
động dƣới 10 ngƣời, doanh nghiệp nhỏ có số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50
ngƣời, cịn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.

Tại Việt Nam, theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP: DNNVV là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (xác định trong bảng cân đối kế toán
của DN) hoặc số lao động bình quân năm, nhƣng tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên.
Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN siêu nhỏ
Ngành
I.

Số lao động

Nông, 10

Doanh nghiệp nhỏ
Tổng nguồn

xuống

và thủy sản
Công 10

nghiệp

Tổng nguồn

Số lao động
trên

đến đồng đến 100 200 ngƣời

tỷ đồng

đến

300

ngƣời
ngƣời 20 tỷ đồng trở từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ
trên
xuống

xây dựng

ngƣời

đến đồng

200 ngƣời
ngƣời 10 tỷ đồng trở từ

mại và dịch trở xuống
vụ

ngƣời

200 ngƣời

và trở xuống

III. Thƣơng 10


Số lao động

vốn
vốn
ngƣời 20 tỷ đồng trở từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ

lâm nghiệp trở xuống

II.

Doanh nghiệp vừa

xuống

trên

ngƣời
50 ngƣời

đến 200 ngƣời

100 tỷ đồng

đến

300

10 từ trên 10 tỷ từ
trên 50

ngƣời
đến đồng đến 50 ngƣời đến
tỷ đồng

Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP

100 ngƣời


9
1.2.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngoài những đặc trƣng vốn có của một doanh nghiệp hoạt động trong nền
kinh tế, DNVVN cịn có những đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính chất hoạt động
nhƣ sau:
- Thứ nhất, DNVVN có quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài
chính nhỏ, do vốn chủ sở hữu ít, tích lũy vốn từ lợi nhuận khơng nhiều
Với lƣợng vốn đầu tƣ giới hạn và số lƣợng lao động tối đa là 300 ngƣời thì
quy mơ của doanh nghiệp là tƣơng đối nhỏ. Điều này mang lại một số lợi thế cho
DNVVN nhƣ khả năng dễ thành lập, dễ gia nhập thị trƣờng, khả năng thu hồi vốn
nhanh. Những lợi thế này đã tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển trong nhiều
ngành nghề, trên nhiều địa bàn, lấp vào các khoảng trống mà các doanh nghiệp lớn
để lại. Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ nên DNVVN bị hạn chế trong đầu tƣ vào mặt
bằng, nhà xƣởng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất. Hơn nữa, quy mô
nhỏ và thông tin thƣờng chƣa minh bạch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc tiếp cận với các nhà đầu tƣ để huy động vốn.
Vì vậy, các DNVVN phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn phi chính thức, chiếm
dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại. Đối với các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn
vốn tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ này cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng
đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp do những hạn chế về phƣơng án sản xuất kinh
doanh chƣa hồn thiện, tài sản đảm bảo khơng đủ theo quy định của ngân hàng…

còn lợi nhuận giữ lại không nhiều.
- Thứ hai, số lượng DNNVV nhiều, đa dạng về loại hình, ngành nghề, quy mơ và
chủ yếu hoạt động ở khu vực nông thôn
DNVVN hoạt động dƣới nhiều loại hình nhƣ hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,
doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trong nhiều
lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và chủ yếu hoạt động ở khu vực nơng thơn. Nhờ
quy mơ nhỏ, có khả năng tận dụng nguồn lao động và nguyên vật liệu tại địa phƣơng,
dễ dàng đáp ứng đƣợc những thay đổi của thị trƣờng, nên DNVVN phát triển nhanh
chóng, thúc đẩy tăng trƣởng phát triển kinh tế.
Thứ ba, thiếu chiến lược sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật
khơng cao (thường sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu) và năng lực cạnh tranh


10
hạn chế
Nhiều DNVVN thiếu một chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, phù hợp với sứ
mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp; đa phần chỉ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh
doanh mang tính tạm thời, ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu biến động của thị trƣờng.
Do đó, DNVVN thƣờng có xu hƣớng đi chệch ra khỏi sứ mệnh và mục tiêu đề ra
ban đầu, thiếu sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đầu tƣ vào dây
chuyền cơng nghệ để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí trở
thành điều kiện cốt lõi giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên,
đối với DNVVN, do quy mô vốn bị hạn chế nên việc đầu tƣ nâng cấp, đổi mới các
máy móc thiết bị, quy trình sản xuất khơng diễn ra thƣờng xun, liên tục dẫn tới
tình trạng lạc hậu về cơng nghệ, chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm và trình độ
trong việc nắm bắt thông tin thị trƣờng cũng nhƣ marketing sản phẩm, dịch vụ. Hơn
nữa, một trong những khó khăn hầu hết các DNVVN ở Việt Nam đều gặp phải đó là
thiếu sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong
lĩnh vực chuyển giao cơng nghệ, bảo lãnh tín dụng vay vốn. Kèm theo đó là những

vấn đề mà bản thân doanh nghiệp khơng thể tự giải quyết đƣợc nhƣ cơ sở hạ tầng và
mơi trƣờng kinh doanh nói chung, rất cần có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời của Nhà
nƣớc thông qua các chủ trƣơng, chính sách và các giải pháp cụ thể.
Thứ tư, hoạt động của DNVVN phụ thuộc vào biến động của môi trường
xung quanh.
Quy mô vốn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh mang nặng tính thời vụ,
thiếu chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, nguồn cung vốn ít ỏi dẫn đến mức độ đa dạng
hóa hoạt động kinh doanh và tính ổn định của DNVVN tƣơng đối thấp. Chính vì
vậy, những thay đổi trong mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ và mơi trƣờng kinh doanh tại
địa phƣơng thƣờng có những ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của DNVVN. Tuy
nhiên, DNVVN cũng có lợi thế với quy mơ hoạt động của mình: dễ dàng chuyển
hƣớng kinh doanh sản xuất, tăng giảm nhân cơng, thậm chí di chuyển địa điểm sản
xuất dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn.
Thứ năm, bộ máy điều hành đơn giản, gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhưng
năng lực quản trị còn hạn chế


11
Với số lƣợng lao động không nhiều, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng nhƣ bộ
máy quản lý trong các DNVVN tƣơng đối nhỏ gọn, khơng có q nhiều các bộ
phận trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; các quyết
định, các chỉ thị, thông báo... đến với ngƣời lao động một cách nhanh chóng, giúp
tiết kiệm chi phí quản lý.
Áp dụng mơ hình quản lý trực tiếp nên việc ra quyết định thƣờng không gây
mất thời gian và hết sức nhạy bén với những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đƣa ra các quyết định đơi khi thiếu phân tích tình hình thị
trƣờng, thiếu đánh giá các nguồn lực tự có… dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp, do
quyết định chƣa chuẩn xác. Đây là hạn chế xuất phát từ thực tế: một số ít bộ phận
lãnh đạo của các DNVVN khơng đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp chính quy, thiếu
những kiến thức cơ bản về tài chính, luật pháp, quản trị kinh doanh…

1.2.2 Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu tƣ
phát triển địa phƣơng
1.2.2.1 Khái niệm về Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trƣớc khi đƣa ra khái niệm bảo lãnh tín dụng, chúng ta hãy tìm hiểu về khái
niệm bảo lãnh ở một số lĩnh vực khác.
Trong pháp luật dân sự ở nƣớc ta, khái niệm bảo lãnh đƣợc nêu trong điều
335 của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13: “Bảo lãnh là việc ngƣời thứ ba (ngƣời
bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (ngƣời nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (ngƣời đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà ngƣời đƣợc
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ...”
Trong giáo trình tín dụng ngân hàng do PGS.TS Phan Thị Cúc chủ biên
(2008): “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức tín dụng qua chữ ký, thơng qua phát hành
chứng thƣ bảo lãnh các NHTM cam kết thực hiện một nghĩa vụ trong tƣơng lai đối
với ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh. Khi đến hạn, nếu ngƣời đƣợc bảo lãnh buộc phải
thực hiện cam kết đã thoả thuận”.
Từ đó khái niệm chung về bảo lãnh đƣợc xác định nhƣ sau:
“Bảo lãnh là sự cam kết của ngƣời nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ và quyền lợi nếu ngƣời xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng với bên yêu cầu bảo lãnh”


12
Theo Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Thủ tƣớng Chính
phủ: "Bảo lãnh tín dụng là cam kết của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức cho vay
về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh nếu đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh đƣợc quy định tại
hợp đồng bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật. Bên đƣợc bảo lãnh phải nhận
nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã đƣợc Quỹ bảo lãnh tín dụng trả
nợ thay

Trong đó:
Bên bảo lãnh: Là Quỹ BLTD cho DNNVV đƣợc thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định.
Bên đƣợc bảo lãnh: Là các doanh nghiệp đƣợc quy định theo Nghị định số
34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật, thực
hiện cấp tín dụng cho bên đƣợc bảo lãnh.
1.2.2.2 Sự cần thiết của bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhƣ đã trình bày về đặc điểm của DNNVV, quy mô vốn tự có nhỏ, nhu cầu
vốn cho SXKD ln bị thiếu hụt, nhƣng khó tiếp cận với nguồn vốn vay của các
ngân hàng thƣơng mại, vì khơng đủ điều kiện để vay tín chấp, tài sản đảm bảo
khơng có hoặc khơng đủ.
Theo số liệu của NHNN, chỉ có 1/3 DNNVV, trong số các doanh nghiệp hoạt
động là có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, phần còn lại phải tiếp tục sử dụng
nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao.
Khắc phục những khó khăn trên, để DNNVV có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn
tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, bảo lãnh tín dụng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thiết.
1.2.2.3 Nội dung bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ
Đầu tƣ phát triển địa phƣơng
Đối tƣợng đƣợc Quỹ BLTD cấp bảo lãnh tín dụng là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản
hƣớng dẫn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc Quỹ chấp nhận bảo lãnh tín dụng khi


13
có tiềm năng phát triển, nhƣng chƣa đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng ở các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên cấp tín dụng.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tƣ, sản xuất kinh doanh trong
các lĩnh vực sau sẽ đƣợc ƣu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng:

Các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên cấp tín dụng theo hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam trong từng thời kỳ;
Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ƣu tiên phát triển KT - XH tại địa
phƣơng trong từng thời kỳ.
1.3 Rủi ro bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Đầu
tƣ phát triển địa phƣơng
1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo P.Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên ban Mỹ ( FED) cho rằng: “Nếu
ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó khơng phải là hoạt động kinh
doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng. Hiện còn rất
nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng:
Theo Asauder và H. Lange: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân
hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự
tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thực hiện đầy đủ cả về số
lƣợng và thời gian” còn Timothy W. Koch cho rằng “Một khi ngân hàng nắm vững
tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn, có nghĩa là khách hàng khơng
thanh tốn vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của
thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng khơng thanh tốn
hay thanh tốn trễ hẹn (Bank Management, University of South Carolia, The
Dryden Press, 1995, page 107)”.
Theo Thông tƣ số 14/2014/TT-NHNN, khoản 1 điều 02 có quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của Thống đốc NHNN thì:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, do khách hàng khơng thực
hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.


×