Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.54 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHỊNG GD&ĐT KRƠNG NƠ</b>
<b>TRƯỜNG THCS NÂM NUNG</b>
<b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 8</b>
<b>MÔN: LỊCH SỬ</b>
Năm học 2012-2013
<b> Thời gian làm bài: 120 phút</b>
<b>Câu 1. (4 điểm) </b>
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
a, Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX?
b, Nội dung chủ yếu của Chính sách mới do Ph. Ru – dơ – ven thực hiện? Tác dụng của
Chính sách mới với nền kinh tế Mĩ?
<b>Câu 2. (5,0 điểm)</b>
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã tác động đến xã
hội Việt Nam như thế nào? Đánh giá thái độ các giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải
phóng dân tộc.
<b>Câu 3. (3,0 điểm)</b>
Em hãy so sánh những điểm cơ bản của xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX.
<b>Câu 4 (4điểm) : Tại sao nói cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) là cuộc cách mạng tư </b>
sản tiến bộ và triệt để hơn so với những cuộc cách mạng tư sản trước đó :
<b>Câu 5 (4 điểm) : trình bày những thành tựu về kinh tế ,văn hóa, giáo dục của Liên xô trong </b>
<b>TRƯỜNG THCS NÂM NUNG</b>
<b>MÔN: LỊCH SỬ</b>
Năm học 2012-2013
<b> Thời gian làm bài: 120 phút</b>
<b>Câu 1: (4 điểm) Nêu được:</b>
a. - Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ thu được lợi nhuận khổng lồ qua
việc bán vũ khí và tham gia chiến tranh muộn màng nhưng với tư cách là nước thắng trận.
Nhờ có nguồn lợi thu được từ chiến tranh, có điều kiện hồ bình, giai cấp tư sản Mĩ dùng mọi
biện pháp để cải tiến kỹ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất giây chuyền, tăng cường lao
động và bóc lột cơng nhân. Sau chiến tranh, nền kinh tế của Mĩ tăng trưởng cực kì nhanh
chóng, vượt xa các nước tư bản, trở thành quốc gia số một trong giới tư bản. ( 0,25 đ ).
- Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại của
thế giới: Những năm 1923- 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%, năm 1928, vượt
xa sản xuất công nghiệp tồn Châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng cơng nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép…Việc xuất khẩu
hàng hoá sang thị trường Châu Âu ngày càng được đẩy mạnh. ( 1,5 đ )
- Mĩ trở thành trung tâm tài chính của thế giới : nắm trong tay 60% số dự trữ vàng của thế
giới. Mĩ trở thành chủ nợ của các nước Châu Âu (Anh, Pháp nợ Mĩ 10 USD ). ( 0,5 đ )
- Mặc dù phát triển cao trong thập niên 20 của thế kỷ XX, song nền kinh tế Mĩ vẫn phát
triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và tiêu dùng. (
0, 25 đ ).
b. Nêu được:
- Cuối tháng 10- 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Bắt đầu từ
tài chính, nhanh chóng lan sang lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế Mĩ bị chấn
động dữ dội. Năm 1932 Ph. Ru- dơ -ven đắc cử Tổng thống , đã thực hiện chính sách mới.
( 0,25 đ)
- Ban hành những đạo luật để phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với
những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự quản lý của nhà nước.
( 0,5 đ)
- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ
chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình
xã hội. ( 0,5 đ ).
- Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho Mĩ đẩy lùi được thảm hoạ phát
xít, duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Khơi phục được sản xuất, đưa nước Mĩ thốt khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. ( 0,25đ )
<b>Câu 2 (5 điểm): Nêu được các ý:</b>
-Do chính sách khai thác của thực dân Pháp làm cho kinh tế VN có nhiều biến đổi kéo theo
sự biến đổi về xã hội VN, các giai cấp cũ có sự phân hóa và nhiều giai cấp tầng lớp mới ra
đời. (0,75,điểm)
- Giai cấp đại chủ phong kiến phân hóa thành 2 bộ phận: 1 bộ phận cấu kết với đế quốc để
áp bức bóc lột nhân dân, nên học là đối tượng của cách mạng; 1 bộ phận địa chủ nhỏ và vừa
bị chèn ép nên có tinh thần yêu nước. (0,5 điểm)
- Tầng lớp tư sản xuất hiện, học là những nhà thầu khoán, đại lý, chủ xí nghiệp nhưng cũng
bị tư bản Pháp chèn ép do địa vị kinh tế yếu ớt cho nên họ chỉ mong muốn có thay đổi nhỏ để
- Tầng lớp tiểu tư sản: học là chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp; cuộc sống
họ bấp bênh, họ là những người có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động
cứu nước đầu thế kỷ XX. (1 điểm)
- Giai cấp công nhân: số lượng khoảng 10 vạn người. Phần lớn học xuất thân từ nông dân
vào các nhà máy hầm mỏ làm công ăn lương. Bị 2 tầng áp bức thực dân phong kiến va tư sản
nên họ sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chông bọn chủ đồng thời học là những người đại
diện cho phương thức sản xuất mới cho nên sớm trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. (1
điểm)
<b>Câu 3 (3 điểm)</b> So sánh được những đặc điểm cơ bản sau đây:
Nội dung
so sánh Xu hướng cuối thế kỷ XIX Xu hướng đầu thế kỷ XX
Mục đích, mục
tiêu
Đánh Pháp, dành độc lập dân
tộc, xây dựng lại chế độ phong
kiến
Đánh Pháp, dành độc lập dân tộc, kết hợp
với cải cách xã hội xây dựng chế độ quân
chủ lập hiến và dân chủ tư sản
Thành phần
lãnh đạo
Văn thân, sỹ phu phong kiến
yêu nước
Tầng lớp nho học trẻ đang trên đường tư
sản hóa (tiếp thu những tư tưởng mới)
Phương thức
hoạt động
Vũ trang chống Pháp (Cần
vương, k/n)
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục vận động
cải cách xã hội kết hợp lực lượng bên trong
và bên ngoài
Tổ chức Theo lề lối phong kiến Biến đấu tranh giai cấp thành thành tổ chức
chinh trị sơ khai
Lực lượng tham
gia
Văn thân, sỹ phu, nông dân Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội
<b>Câu 4: (4 điểm):</b>
- Lật đổ chế độ phong kiến,đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
- Mở đường và tạo điều kiện thuận lợi cho CNTB phát triển.
- Giải quyết được một phần yêu cầu của nông dân như : Ruộng đất ,trưng thu lúa mì, qui
định giá tối đa ,qui định lương tối đa .
- Có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trên thế giới phát triển
mạnh.
<b>Câu 5 (4 điểm) : Kinh tế - văn hóa - giáo dục:</b>
- Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới sau Mỹ
- Nơng nghiệp được cơ giới hóa và có qui mơ sản xuất lớn
- Liên xơ đã thanh tốn được nạn mù chữ
- Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người
- phổ cập giáo dục cơ sở ở thành phố