Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẢI LÊ

ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẢI LÊ

ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
MÃ SỐ: 9.14.01.11


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THỊ BÍCH
2. PGS.TS. NGUYỄN THÀNH NHÂN

HÀ NỘI, 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của mình, được hồn thành
với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Các kết quả nghiên cứu
trình bày trong luận án là trung thực, chính xác. Tài liệu tham khảo, trích dẫn có
xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

TRẦN THỊ HẢI LÊ


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bích và PGS.TS
Nguyễn Thành Nhân - những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn
thành đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các nhà khoa học trong Tổ Lý luận &
PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô và đồng nghiệp

trong Tổ Lý luận & PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành đề tài
luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế, Bảo tàng Lịch
sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,... đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình tìm
kiếm tài liệu, khảo sát thực trạng và thực nghiệm luận án.
Cuối cùng, xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong q trình học tập và hồn thành đề tài luận án.
Hà Nội, tháng 6 năm
2021
Tác giả luận án

TRẦN THỊ HẢI LÊ


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ........................................................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................. 3
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 3
2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 3
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................. 3

3.1. Mục đích............................................................................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................... 3
4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........4
4.1. Cơ sở phương pháp luận.............................................................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC................................................................................................ 5
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................................................................ 5
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN.................................. 6
7.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................................ 6
7.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................................. 6
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN............................................................................................. 6
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI..................................................................................................................................................... 7
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG

DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG.......7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử.................................................... 7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về sử dụng DTLS trong DHLS ở trường phổ
thông........................................................................................................................................................ 10


iv
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG
DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.......................................................................................... 23
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về DTLS ở Thừa Thiên Huế........................... 23
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về sử dụng DTLS trong DHLS ở trường
THPT tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................................................................... 27
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ, NHỮNG

VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.................................. 28
1.3.1. Nhận xét khái quát về các cơng trình liên quan đến luận án....................28
1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa............................................................................. 29
1.3.3. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết........................................................ 29
Chương 2. VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................................................... 32
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................. 32
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án.......................................................... 32
2.1.2. Phân loại di tích, di tích lịch sử........................................................................... 36
2.1.3. Giá trị của hệ thống DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử
Việt Nam từ 1858 đến 1945........................................................................................................... 40
2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong
DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................................... 43
2.1.5. Mối quan hệ giữa nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1858 đến
1945 ở trường THPT với hệ thống DTLS tại Thừa Thiên Huế........................................ 49
2.1.6. Hệ thống DTLS ở địa phương cần khai thác, sử dụng trong DHLS Việt
Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................... 58
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................................... 74
2.2.1. Khái quát thực trạng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở
trường THPT........................................................................................................................................ 74
2.2.2. Thực trạng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT
tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................................................................................... 76
2.2.3. Nguyên nhân thực trạng và định hướng đổi mới sử dụng sử dụng
DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế..................... 83


v
Chương 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA
PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................86
3.1. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI

TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ
1858 ĐẾN 1945 Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.................................. 86
3.2.1. Đổi mới nhận thức của GV về việc sử dụng DTLS ở địa phương trong
DHLS Việt Nam 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế....................... 89
3.2.2. Đổi mới các hình thức sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt
Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................... 93
3.2.3. Đổi mới biện pháp tiến hành bài học khi sử dụng DTLS ở địa phương
trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế . 113
3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc sử dụng DTLS ở địa phương trong
DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế...............132
Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TOÀN PHẦN............................................. 139
4.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..139

4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm....................................................................... 139
4.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm..................................................... 139
4.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................ 141
4.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................. 141
4.3.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................................ 141
4.3.2. Tiến trình TNSP...................................................................................................... 141
4.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................... 154
4.4.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm bài học nội khóa........................................ 155
4.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm hoạt động trải nghiệm............................. 160
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 165
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI.................................... 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 169



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thơng tin

DHLS

Dạy học lịch sử

DTLS

Di tích lịch sử

ĐHSP

Đại học Sư phạm

ĐC

Đối chứng

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

KT, ĐG

Kiểm tra, đánh giá

LSDT

Lịch sử dân tộc

LSĐP

Lịch sử địa phương

NXB

Nhà xuất bản

QTDH

Quá trình dạy học


PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

TP

Thành phố

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

THPT

Trung học phổ thông

UBND


Uỷ ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả thang đo về hứng thú của HS trong hoạt động mở đầu................116
Bảng 3.2. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt
động giải quyết vấn đề....................................................................................................................... 129

Bảng 3.3. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong
hoạt động củng cố, vận dụng....................................................................................................... 131
Bảng 4.1. Danh sách các trường TNSP toàn phần bài nội khoá LSDT trên lớp......140
Bảng 4.2. Danh sách các trường TNSP tồn phần bài nội khố LSĐP ở DTLS....140
Bảng 4.3. Danh sách các trường TNSP toàn phần HĐTN ở DTLS.............................. 140
Bảng 4.4. Kết quả bảng kiểm đánh giá hiệu quả bài học nội khóa............................... 156
Bảng 4.5. Kết quả thang đo hứng thú học tập trong bài nội khóa (dành cho HS)…
157
Bảng 4.6. Điểm số kết quả TNSP toàn phần bài nội khoá LSDT trên lớp.................157
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả TNSP tồn phần bài nội khố LSDT trên lớp...158
Bảng 4.8. Điểm số kết quả TNSP toàn phần bài nội khoá LSĐP ở DTLS.................159
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kết quả TNSP tồn phần bài nội khố LSĐP ở DTLS....159
Bảng 4.10. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC ở bài nội khoá LSDT trên lớp
................................................................................................................................................................. 160
Bảng 4.11. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC ở bài nội khoá LSĐP ở DTLS
................................................................................................................................................................. 160

Bảng 4.12. Điểm số kết quả TNSP toàn phần ở HĐTN ở DTLS.................................. 163
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kết quả TNSP toàn phần HĐTN ở DTLS......................... 163
Bảng 4.14. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC ở HĐTN ở DTLS..................164



viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh
Thừa Thiên Huế.................................................................................................................................. 78
Biểu đồ 2.2. Hứng thú và hiệu quả của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong
DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................................... 80
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ chọn sai câu hỏi: “Theo em, những DTLS nào ở Thừa Thiên
Huế?”....................................................................................................................................................... 82
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ chọn sai câu hỏi: “Theo em, những DTLS ở Thừa Thiên Huế liên
quan đến các sự kiện, nhân vật của lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945?”.................82
Đồ thị 3.1. Mức độ hứng thú của HS trong hoạt động mở đầu...................................... 116
Đồ thị 3.2. Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa
phương trong hoạt động giải quyết vấn đề............................................................................. 129
Đồ thị 3.3. Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa
phương trong hoạt động củng cố, vận dụng.......................................................................... 132
Đồ thị 4.1. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài nội khoá
LSDT trên lớp................................................................................................................................... 158
Đồ thị 4.2. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài nội khoá LSĐP
ở DTLS................................................................................................................................................ 159
Đồ thị 4.3. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC ở HĐTN ở DTLS
................................................................................................................................................................. 163


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác

động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đòi hỏi các quốc gia phải có
nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì
thế, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính tồn cầu.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa XI đã thơng qua Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với
mục tiêu: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời” [45, tr.4].
1.2. Quán triệt đầy đủ mục tiêu, định hướng chung của Đảng, Nhà nước, đổi
mới DHLS được thực hiện theo hướng coi trọng sử dụng các phương tiện trực quan
như: Hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mơ hình, phim tài
liệu lịch sử… Mở rộng không gian dạy học, không chỉ trong lớp mà cịn trên thực
địa (DTLS và văn hố), bảo tàng, khu triển lãm...; tổ chức cho HS đi tham quan, dã
ngoại, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp với hoạt động trải nghiệm trên thực
tế…
Trong các phương tiện trực quan, DTLS là nguồn tư liệu gốc, phản ánh chân
thực quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, “Lịch sử nén chặt
trong những di tích, khác với sách vở, làm lay động lịng người bằng sức mạnh
hồnh tráng và tiếng nói sâu thẳm riêng của nó” [122, tr.167]. Cho nên, sử dụng
DTLS trong DHLS ở trường THPT có ý nghĩa trên tất cả các mặt: Bỗi dưỡng kiến
thức, phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới


2
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.

1.3. Là vùng non sông kỳ thú ở duyên hải miền Trung, trong một thời kỳ lịch
sử dài Thừa Thiên Huế có “vị trí chính trị đặc biệt quan trọng, tỉnh lỵ Thừa Thiên
Huế có cố đơ Huế - Kinh đơ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Huế là trung
tâm đầu não của xứ Trung Kỳ bảo hộ, mảnh đất mà chủ nghĩa thực dân và phong
kiến cấu kết chặt chẽ với nhau ra sức bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của
nhân dân” [10, tr.149]. Hiếm có nơi nào lại chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm
của đất nước như mảnh đất này và lịch sử sẽ bị mờ nhạt ít nhiều ở một số mảng
quan trọng nếu khơng chú ý những gì đã xảy ra trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều sự
kiện diễn ra ở đây đã trở thành sự kiện lớn của dân tộc. Chính vì vậy, sử dụng DTLS
ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 là một ưu thế nổi bật của các
trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.4. Tuy nhiên, DTLS chỉ là “dấu vết” của quá khứ, bị hủy hoại theo thời gian
và khơng có sẵn trong nhà trường. Việc sử dụng DTLS để nhận thức quá khứ là một
thách thức với GV và HS. Tình hình DHLS ở các trường THPT của tỉnh Thừa Thiên
Huế cho thấy, so với các loại đồ dùng trực quan khác, GV chưa quan tâm khai thác
trực tiếp DTLS, mà chủ yếu sử dụng tài liệu về di tích để minh hoạ cho kiến thức,
nên hiệu quả mang lại không cao, làm lãng phí “tài sản quý giá” mà lịch sử đã để
lại. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu giải pháp đổi mới sử dụng di
tích trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm kích thích đam mê
lịch sử ở HS, biến các em thành những nhà Sử học trẻ tuổi, tự mình tìm hiểu, nghiên
cứu “dấu vết của quá khứ” để tái hiện, nhận thức lịch sử và vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống. Có như vậy, lịng u nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức bảo
tồn, phát huy các giá trị DSVH của quê hương mới thực sự thấm sâu vào lịng mỗi
HS một cách tự nhiên, khơng khiên cưỡng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Đổi mới sử dụng di
tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở
trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận án
Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Lịch sử.



3
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đổi mới sử dụng DTLS ở địa
phương trong DHLS, trong đó tập trung vào giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa
phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận và phương pháp dạy học: Luận án không đi sâu nghiên cứu lý

luận về DTLS, mà tập trung tìm hiểu việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS
để đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ
1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án nghiên cứu nội dung lịch sử Việt Nam

từ 1858 đến 1945 ở Chương trình mơn Lịch sử THPT hiện hành, có đối sánh với
Chương trình mơn Lịch sử (2018) để vận dụng vào việc đề xuất giải pháp đổi mới sử
dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm:
+ Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng DHLS nói chung và sử dụng

DTLS ở địa phương trong DHLS nói riêng ở 20 trường THPT của 9 huyện/thành
phố/thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế [PL.1.1].
+ Tiến hành TNSP toàn phần giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương

trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở các trường THPT mang tính đại diện
vùng miền gồm đồng bằng, miền biển, miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế [PL.1.2].
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa
phương trong DHLS, luận án đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương
trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý luận về vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong


4
DHLS ở trường THPT.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng DTLS ở địa phương

trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu chương trình, SGK, tài liệu LSĐP để lựa chọn hệ thống DTLS ở

địa phương cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường
THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt

Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tiến hành TNSP để khẳng định tính khả thi của giải pháp luận án đề xuất.
4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về
lịch sử và giáo dục lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản của Đảng, Nhà nước; các cơng

trình nghiên cứu trong và ngồi nước ở các lĩnh vực Tâm lí, Giáo dục học, Lý luận
và PPDH bộ mơn, tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận
và định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.
+ Nghiên cứu chương trình, SGK và các tài liệu LSĐP để lựa chọn hệ thống

DTLS ở địa phương cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945
ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Qua dự giờ, quan sát QTDH của GV, HS để tìm hiểu

thực tiễn dạy học lịch sử nói chung, sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt
Nam từ 1858 đến 1945 nói riêng ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, điều tra GV và HS bằng bảng

hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường


5
THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phương pháp điền dã: Tiến hành điều tra, khảo sát số lượng, thực trạng của

DTLS ở các huyện, TP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đề xuất giải pháp đổi
mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS cho phù hợp với thực tế của các
trường THPT.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung kiến

thức lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 và hệ thống DTLS ở Thừa Thiên Huế,
chúng tôi đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt

Nam từ 1858 đến 1945 dành cho các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả
giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến
1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để
xử lý kết quả điều tra xã hội học và TNSP, rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính
khả thi của vấn đề luận án nghiên cứu.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở các trường THPT
tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều bất cập. Nếu xác định được nội dung DTLS của
Thừa Thiên Huế cần thiết sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 và đề
xuất được giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương thì sẽ góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ mơn nói chung, DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường
THPT tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:
- Tiếp tục khẳng định vai trị, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa

phương trong DHLS ở trường THPT; Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng DTLS
ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định được hệ thống DTLS ở địa phương cần thiết khai thác sử dụng

trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.


6
- Đề xuất được giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS

Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận và
PPDH bộ môn về đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam ở
trường THPT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp GV các trường THPT trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh

chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập,
nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được
cấu tạo thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2. Vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường
THPT - Lý luận và thực tiễn.
Chương 3. Giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt
Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm toàn phần.


7
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


DTLS và sử dụng DTLS trong dạy học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
tìm hiểu. Chúng tôi tiếp cận các nghiên cứu trong nước, trên thế giới có liên quan
đến đề tài theo các hướng sau đây:
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ SỬ
DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ
THƠNG
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về di tích lịch sử
1.1.1.1. Nước ngồi
Cùng với việc đề xuất khái niệm di tích, DTLS, các hiến chương, cơng ước
quốc tế của UNESCO như The Venice Charter (Hiến chương Quốc tế về bảo tồn và
trùng tu di tích và di chỉ, 1964), Conservation Concerning the Protection of the
World Cultural and Natural Heritage (Công ước về bảo vệ DSVH và thiên nhiên
thế giới, 1972) đã khẳng định vai trò của DTLS trong việc giáo dục truyền thống
dân tộc: “DTLS của các thế hệ con người, thấm đượm một thông điệp từ thời quá
khứ, đến ngày nay hãy còn như là những chứng nhân sống của những truyền thống
lâu đời cổ xưa” [135].
Tại Hội nghị Quốc tế các khoa học lịch sử lần thứ XVII ở Madrit (Tây Ban
Nha) (1990), báo cáo Các nhà Sử học và việc gìn giữ các DSVH của nhân loại
nhấn mạnh: “DTLS – văn hoá là những DSVH quý hiếm của nhân loại, cần được
bảo vệ và sử dụng đúng đắn. DTLS đã và đang trải qua những hiểm họa đó là thời
gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt và cả sự vô ý thức của con người”
[18, tr.20]. Nhìn chung, các bản hiến chương, công ước, hội nghị quốc tế đã khẳng
định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề chúng tôi nghiên cứu nhằm giáo dục thế hệ trẻ có
ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ để “chuyển giao cho các thế hệ mai sau mn

ngàn di tích đó với đầy đủ vẻ rực rỡ huy hồng đích thực của chúng” [135].


8
Cuốn Heritage: Management, Interpretation, Identity (Di sản: Quản lý, diễn

giải và bản sắc) (Continnuum, London, 2003), Peter Howard đã đề xuất định nghĩa,
phân loại các lĩnh vực của di sản thành: thiên nhiên, cảnh quan, đài kỷ niệm, khu di
tích, đồ tạo tác, các hoạt động và con người. DSVH không chỉ là một giá trị biểu
tượng của một cộng đồng, dân tộc, mà cịn có đóng góp to lớn vào sự phát triển
chung của xã hội. Dựa trên nghiên cứu của Peter Howard, chúng tôi đã vận dụng để
phân tích các giá trị của DTLS ở Thừa Thiên Huế.
Trong bài viết The Relationship between the Tangible Cultural Heritage and
Intangible Cultural Heritage (Mối quan hệ giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật
thể) (Journal of Northwest Normal University (Social Sciences), 2006-06), Bành
Cương Gia đã giải thích rõ khái niệm, mối quan hệ tác động qua lại giữa DSVH vật
thể và DSVH phi vật thể. Đặc biệt, các giải pháp bảo vệ DSVH vật thể, trong đó có
nâng cao ý thức của thế hệ trẻ cần được quan tâm nghiên cứu để vận dụng vào thực
tiễn ở Việt Nam.
Trong bài viết Revisiting the Concept of Cultural Relics:From A Legislative
Perspective (Xem xét lại khái niệm về DSVH: Từ góc độ lập pháp) (China Cultural
Heritage Scientific Research, 2014-01), Phó Doanh dựa trên quy định của pháp luật
đã làm rõ khái niệm di tích văn hóa dùng để chỉ những vật thể có giá trị lịch sử,
khoa học và nghệ thuật, phải có phạm vi cụ thể, có đặc điểm quan trọng là tính pháp
lý rõ ràng, chính xác. Tác giả cũng phân biệt DSVH với di tích văn hóa. Bài viết của
Phó Doanh đã làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến đề tài.
Bài viết 文文文文文文文文 (Giá trị của các DSVH và vấn đề sử dụng) (咸咸咸咸咸
咸咸咸咸咸, 1999 咸 04 咸 咸 44-46 咸)

của Lương An Hồ trình bày khá sâu sắc giá trị của

DSVH nói chung, DTLS nói riêng, khơng chỉ trên khía cạnh giá trị lịch sử, nghệ
thuật, khoa học, mà DTLS cịn có giá trị trao đổi và giá trị sưu tầm… Chúng tôi đã
tham khảo bài viết khi phân tích giá trị của DTLS ở Thừa Thiên Huế.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đã cung cấp hệ thống khái niệm, cách
phân loại DSVH nói chung, DTLS nói riêng, cũng như gián tiếp hoặc trực tiếp khẳng

định giá trị của DTLS trong việc phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục thế hệ trẻ.


9
1.1.1.2. Trong nước
Hệ thống giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết nghiên cứu về di tích, DTLS
khá phong phú.
* Giáo trình, sách chun khảo
Cuốn Bảo tàng - Di tích - Lễ hội (NXB Thông tin, Hà Nội, 1992) của Phan
Khanh, Bảo tồn DTLS VH (Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 1993) của Nguyễn
Đăng Duy, Trịnh Minh Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của DTLS đối với đời sống
và nhiệm vụ giáo dục: DTLS là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc. Lịch sử đã trôi
qua, nhưng những sự tích anh hùng của thế hệ trẻ vẫn cịn vọng mãi trong tâm hồn
bao thế hệ trẻ. DTLS chính là tấm gương cho mỗi người tự soi bóng mình, nhắc nhở
bản thân cố gắng đóng góp sức lực, trí tuệ cho đất nước. Nhận định của các tác giả
đã khẳng định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề luận án nghiên cứu.
Là cơng trình đi sâu nghiên cứu về DTLS – văn hố, giáo trình DTLS – văn
hố và danh thắng Việt Nam: Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng
ngành Du lịch (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) của Dương Văn Sáu đã phân
tích khái niệm, đặc điểm di tích, DTLS; tiêu chí xác định DTLS; phân loại DTLS…
Đây là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tơi tìm hiểu các vấn đề lý luận của luận
án, đặc biệt là các tiêu chí phân loại DTLS.
Mặc dù tập trung phân tích quản lý DSVH với du lịch, nhưng giáo trình Quản
lý DSVH với phát triển du lịch (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) của Lê
Hồng Lý (chủ biên) đã trình bày cách phân loại, các bước mô tả DTLS. Nội dung
này rất hữu ích khi hướng dẫn HS tìm hiểu DTLS, như: Vị trí, tên gọi, cảnh quan;
lịch sử hình thành, phát triển; nhân vật được thờ và những người có cơng xây dựng,
giá trị xếp hạng…
* Bài viết hội thảo khoa học, tạp chí
Nhiều bài viết từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học thực tiễn - Di tích và hiện vật

bảo tàng (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 1996) như: “Di tích và hiện vật bảo tàng
trong tâm thức mỗi chúng ta” của Phạm Mai Hùng, “Một số vấn đề về di tích và
bảo tàng” của Đặng Văn Bài, “Di tích và mơi trường tồn tại của nó” của Phạm


10
Xanh, “Bốn luận đề về mối quan hệ giữa trưng bày bảo tàng với di tích bất động
sản” của Đặng Hịa… đều nhấn mạnh DTLS văn hố là dấu tích tiêu biểu, thiêng
liêng của cộng đồng. Việc giữ gìn DTLS biểu hiện sự tơn kính của người đời sau đối
với giá trị tinh thần cao quý của dân tộc, tấm gương hi sinh cao cả của tiền nhân.
Các bài viết đề xuất định nghĩa về di tích và phân loại di tích thành di tích bất động
sản và di tích động sản.
Trong bài viết Bảo vệ DTLS văn hoá trong bối cảnh cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước (Tạp chí DSVH, số 2, quí I/2003), Hà Văn Tấn đã nhắc nhở phải
gìn giữ và phát huy các giá trị của DTLS: “Nếu chúng ta khơng có những chính
sách bảo tồn thì ngay cả các di tích q giá ấy cũng sẽ bị mất đi, mà một dân tộc
đánh mất đi DTLS – văn hoá là một dân tộc đánh mất trí nhớ...” [113]. Chúng tơi
đã tham khảo nội dung so sánh DTLS với DTLS – văn hoá, cũng như khái quát giá
trị của DTLS với tư cách là “nguồn sử liệu trực tiếp”.
Bài viết Bảo tồn và phát huy DSVH bằng hình thức bảo tàng hóa DSVH
(Tạp chí DSVH, số 4 (45), 2013), Nguyễn Thu Trang lại nghiên cứu về vấn đề bảo
tồn di tích bằng hình thức bảo tàng. Đây là gợi ý hay, có thể vận dụng để tạo ra di
tích ảo, phịng trưng bày ảo nhằm sử dụng gián tiếp các di tích trong DHLS ở
trường THPT khi khơng có điều kiện tổ chức bài học, HĐTN tại thực địa.
Như vậy, các giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết tạp chí, hội thảo là cơ sở
khoa học để chúng tôi làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài như: Khái niệm, các
tiêu chí để xác định và phân loại di tích, DTLS; cũng như khẳng định vai trò, ý
nghĩa của DTLS đối với đời sống xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về sử dụng DTLS trong DHLS ở trường phổ thơng


1.1.2.1. Nước ngồi
* Giáo trình, sách chuyên khảo về Giáo dục học
Phương pháp trực quan ra đời từ rất sớm và có vai trị quan trọng trong QTDH.
Jan Amot Komensky (1592 -1670) - nhà Giáo dục Tiệp Khắc vĩ đại, “ông tổ của
nền sư phạm cận đại” đặc biệt đề cao việc giảng dạy có tính trực quan và coi đó là
“ngun tắc vàng ngọc”. Các nhà Tâm lý học, Giáo dục học của Liên Xô như


11
V. G Belinxki, K. Đ Usinxki, B. P. Exipôp, M. N Sácđacốp, T. A. Ilina… cũng
khẳng định vai trò của phương pháp trực quan và việc sử dụng DTLS trong dạy học.
Với cuốn Tư duy HS (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1970), M.N Sácđacốp nhận
thấy sự cần thiết phải sử dụng DTLS và cho rằng GV cần “cung cấp cho HS tới
mức tối đa các tri thức cụ thể, các biểu tượng trong sáng và muôn màu, muôn vẻ về
các sự vật và hiện tượng đang học. Có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ
chức cho HS tri giác các DTLS và các di sản văn hóa…” [109, tr.35].
B. P. Exipôp dành hẳn Chương XI trong cuốn Những cơ sở của lý luận dạy
học, tập 3 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978) để phân tích vị trí, ý nghĩa giáo dục tri
thức, tư tưởng, tình cảm cho HS khi tham quan DTLS. Tác giả lý giải điểm khác về
nội dung, cách thức tiến hành tham quan DTLS với các hình thức tham quan khác.
Đây là những đặc điểm cần lưu ý khi xác định nội dung, quy trình tổ chức bài học
và hướng dẫn HS làm bài thu hoạch sau khi tham quan DTLS.
Cùng nghiên cứu hình thức này, giáo trình Phương pháp và kỹ thuật lên lớp
trong trường phổ thơng (NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh, 1978), N. M. Iacôplep
khẳng định tham quan là một bài học, nhưng khơng tiến hành trong hồn cảnh bình
thường ở trên lớp. Khi tiến hành, GV hướng dẫn HS trực tiếp quan sát, so sánh, đối
chiếu để hiểu “ngôn ngữ thầm lặng nhưng hết sức hùng hồn” [68, tr.133] của
DTLS. Phân tích của tác giả đã đặt ra yêu cầu cho chúng tơi cần tìm tịi, suy nghĩ
các biện pháp để khai thác lợi thế về trực quan, nguồn thông tin của DTLS ở bài học
tại thực địa so với bài học trên lớp. Bởi nếu HS tự khám phá ra được bí mật ẩn chứa

bên trong mỗi dấu vết lịch sử, thì những kiến thức đó trở nên sinh động, hấp dẫn,
sâu sắc hơn nhiều so với lời nói của GV.
Tài liệu Di sản Thế giới trong tay Thế hệ trẻ: Hiểu biết, Trân trọng và Hành
động, Bộ tài liệu Giáo dục cho GV (World Heritage in Young Hands: To know,
cherish and act, 2002) của UNESCO là một trong những cơng cụ chính của Chương
trình Giáo dục Di sản Thế giới. Bộ tài liệu bao gồm sáu chương, được bổ sung nhiều
loại tài liệu: Phương pháp giáo dục đối với Di sản thế giới; Công ước Di sản thế
giới; Di sản thế giới và bản sắc; Di sản thế giới và du lịch; Di sản thế giới và


12
mơi trường; Di sản thế giới và văn hóa hịa bình; Ngun liệu tài ngun. Có thể nói
đây là cơng trình rất cơng phu, thú vị và hữu ích. Trong đó, chúng tơi đã vận dụng
hướng dẫn về các phương pháp giáo dục Di sản thế giới (giảng dạy lồng ghép, tham
quan các khu di sản và viện bảo tàng, đóng kịch, kết nối tồn cầu và mạng internet),
mẫu phiếu học ở mỗi loại hình, minh hoạ cụ thể và kinh nghiệm giáo dục di sản của
các nước trên thế giới…
Bộ sách của Hiệp hội Giám sát và Xây dựng Chương trình (ASCD) (Mỹ) là tài
liệu quý cần được nghiên cứu, áp dụng để đổi mới toàn diện QTDH hiện nay. Trong
cuốn Đa trí tuệ trong lớp học (Multiple intelligences in the classroom) (NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2014), Thomas Armstrong đã nghiên cứu Lí thuyết đa trí tuệ
của H.Gardner. Theo ơng, trí thơng minh của con người là đa dạng, gồm tám loại:
Ngơn ngữ, logic - tốn học, không gian, vận động, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm, tự
nhiên. Trí thơng minh vừa là cơ sở, vừa là biểu hiện của năng lực. Mỗi HS lại có trí
thơng minh nổi trội riêng. Chúng tôi đã áp dụng Thuyết đa trí tuệ để tổ chức hoạt
động vận dụng ở bài học tại DTLS.
Với Quản lý lớp học hiệu quả (Classroom management that works) (NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016), Robert J. Mazano, Jana S. Marzano, Debra J.
Pickering khẳng định quản lý lớp học giữ vai trò quan trọng. Các tác giả trình bày
nhiều cách thức quản lý lớp học như quản lý học nhóm, quản lý HS làm việc tại chỗ

và các hoạt động có GV hướng dẫn; cách trang trí lớp học… Dạy học tại thực địa là
cách tổ chức bài học trong không gian “mở”, rộng lớn hơn nhiều so với bài trên lớp,
GV sẽ gặp khó khăn khi quản lý lớp học. Cho nên, cuốn sách là tài liệu bổ ích, gợi ý
cách thức tổ chức lớp học tại DTLS, giúp GV quản lý tốt giờ dạy của mình, nâng
cao hiệu quả bài học.
Robert J. Marzano - tác giả của Nghệ thuật và khoa học dạy học (The art and
science of teaching) (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016) chỉ ra rằng khơng có
một PPDH nào phù hợp với mọi HS và mọi lớp học. Dạy học vừa là một khoa học,
vừa là một nghệ thuật. Đặc biệt, chúng tôi đã tham khảo phương pháp điều tra lịch
sử để tổ chức cho HS khảo cứu DTLS ở địa phương trong HĐTN, nhằm phát triển


13
năng lực nghiên cứu khoa học của các em.
Một nghiên cứu về phương pháp học được nhiều GV quan tâm là Phương pháp
học tập siêu tốc (NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2017). Bobbi Deporter & Mike
Hernaki giới thiệu những kỹ thuật dạy học phù hợp với phương thức làm việc của bộ
não, giúp HS tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng lĩnh hội và ghi nhớ. Chương 7:
Kĩ thuật ghi chép cơng nghệ cao trình bày 2 cách ghi chép hữu hiệu là bản đồ tư duy và
phương thức ghi chép TM (Taking and Making) góp phần khắc phục được hạn chế của
giờ học tại thực địa là HS rất khó thu thập thơng tin nếu khơng có sự hỗ trợ của phương
tiện kỹ thuật hiện đại như điện thoại hay máy thu âm...

* Giáo trình, sách chuyên khảo về Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử
Vấn đề sử dụng phương tiện trực quan nói chung, DTLS nói riêng cũng sớm
được các nhà nghiên cứu Lý luận và PPDH môn Lịch sử quan tâm nghiên cứu.
Trong cuốn Nguyên tắc trực quan trong DHLS (NXB Giáo dục, Mácxcơva,
1964), Đ.N. Nikiphôrốp đề cập đến việc sử dụng đồ dùng phục chế DTLS. Kết luận
của tác giả:“những biểu hiện của các DTLS là những đồ dùng trực quan đáng tin
cậy nhất, là nhân chứng trực tiếp của các thời đại xa rồi” [99, tr.32] đã khẳng định

sự cần thiết phải sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường phổ thơng.
Chương X giáo trình Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, tập 2
(Tài liệu lưu ở Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội, 1972) trình bày vấn đề sử dụng tài liệu
LSĐP. Theo A. A. Vaghin, DTLS là nguồn tài liệu địa phương quan trọng, cần khai thác
sử dụng vào bài học lịch sử và cơng tác ngoại khóa. Đây là biện pháp gắn liền học tập
với đời sống, lý luận và thực tiễn. Đồng quan điểm đó, N. G. Đairi trong cuốn Chuẩn
bị giờ học lịch sử như thế nào (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973) cho rằng chính việc học
tập gắn với “thực tế trực tiếp bao quanh HS” đã tăng cường tính trực quan cho bài học.
Tác giả định hướng các biện pháp mở rộng hiểu biết cho HS trong bài nội khóa và tổ
chức hoạt động ngoại khố với DTLS ở địa phương.

Cuốn Phương pháp DHLS (Sách dùng cho GV) do F. P. Korovkin (chủ biên)
(NXB Giáo dục, Mácxcơva, 1978) đã xếp di tích vào nhóm nghệ thuật tạo hình,
chứa đựng thông tin phong phú và đa dạng về thời đại chúng được tạo nên. Những


14
nội dung về vai trò, ý nghĩa và phương pháp tiến hành bài học tại nơi sự kiện LS đã
xảy ra (di tích, thực địa) … được chúng tơi tham khảo để phân tích ý nghĩa và quy
trình của bài học nội khoá tại DTLS.
Nghiên cứu vấn đề Phát triển tư duy của HS trong DHLS (NXB Giáo dục,
Mácxcơva, 1982), I. Ia. Lecne chỉ ra trực quan có vai trị quan trọng, góp phần tăng
cường tính chủ động, sáng tạo của HS. Có thể nói, lập luận mà Ia. Lecne đưa ra
phản bác lại quan điểm sai lầm cho rằng: “học lịch sử không cần tư duy”, “học lịch
sử chỉ cần đọc thuộc”. Vì vậy, giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong
dạy học cần được nghiên cứu theo hướng phát triển tư duy và năng lực của HS, biến
các em thành nhà Sử học tìm tịi, khám phá, giải mã lịch sử ẩn sâu trong di tích, chứ
khơng chỉ để minh hoạ cho kiến thức, “xem cho vui”.
* Bài viết tạp chí, hội thảo khoa học
Khi nghiên cứu đề tài, chúng tơi cịn tiếp cận một số bài viết đăng trên tạp chí,

hội thảo quốc tế. Trong Negotiating historical distance: Or, how to deal with the
past as a foreign country in heritage education (Tranh luận về quãng thời gian lịch
sử: Hay là, làm thế nào để đối phó với quá khứ như một quốc gia nước ngoài trong
giáo dục di sản) (International Journal of the History of Education, Vol. 48, No. 6,
December 2012), Maria Grever, Pieter de Bruijn, Carla van Boxtel cho rằng, hiện
nay vấn đề DSVH được quan tâm rất nhiều, làm nảy sinh một loại hình dạy học
khác biệt, đó là giáo dục di sản. Hình thức này cung cấp cho HS những cơ hội thú vị
để hiểu biết về quá khứ và phát triển tư duy lịch sử. Như vậy, không chỉ ở Việt Nam,
các nước trên thế giới đều đề cao giáo dục di sản đối với thế hệ trẻ, khẳng định sự
cần thiết sử dụng DTLS trong dạy học ở nhà trường.
Bài viết The role of ICT in the teaching and learning of history in the 21st
century (Vai trò của CNTT và truyền thông trong DHLS ở thế kỉ 21) (Educational
Research and Reviews, Vol. 8(21),10 November, 2013), Adesote, Fatoki xem xét vai
trị của CNTT và truyền thơng đối với việc DHLS trong thế kỷ XXI. Các tiện ích
mới của internet và đa phương tiện đã tác động tích cực đến giáo dục ở hầu hết các
nước, giúp QTDH đạt hiệu quả cao hơn. Các ứng dụng của CNTT cho phép tạo


15
ra DTLS ảo, phòng trưng bày ảo nhằm đưa di tích về trường học, góp phần đa dạng
hố tài liệu về di tích trong DHLS ở trường phổ thơng hiện nay.
Sonja Schoeman, Clarence Visagie với bài viết Local history teaching in the
Overberg region of the Western Cape: The case of the Elim Primary School (Việc
dạy LSĐP ở vùng Overberg của mũi phía Tây: Trường hợp của Trường Tiểu học
Elim) (Yesterday and Today, Y&T n.11 Vanderbijlpark Jan. 2014) nhận thấy HS sẽ
tích cực hơn khi được tham gia nghiên cứu LSĐP mình. Để chứng minh cho kết
luận này, chủ đề LSĐP Di sản - Ngôi làng Elim: Quá khứ và hiện tại đã được thiết
kế và thực hiện. HS tham gia hai bài học trên lớp và hai chuyến đi thực tế đến địa
điểm di sản địa phương - Thị trấn Truyền giáo Elim Moravian để thu thập tài liệu,
viết báo cáo. Sau đó, mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả, cả lớp thảo luận, nhận xét. Quy

trình thực hiện, cách thức hướng dẫn thảo luận được minh hoạ bằng bài học cụ thể
là những kinh nghiệm quý để tổ chức bài học tại DTLS theo phương pháp dự án.
Cách tiếp cận của Mădălina Ţibrian Cuceanu trong bài viết Learning by
Researching Historical Documents and Relics (Học tập bằng cách nghiên cứu tài liệu
và DTLS) (The 6th International Conference Edu World 2014 “Education Facing
Contemporary World Issues”, 7th - 9th November 2014, Procedia - Social and
Behavioral Sciences 180 (2015)) phù hợp với định hướng nghiên cứu của luận án.
Chúng tôi cũng xem các tài liệu không phải để minh hoạ, mà là nguồn kiến thức mới,
điểm khởi đầu cho quá trình tìm hiểu lịch sử. Phương pháp học tập thông qua khám phá
DTLS góp phần tạo hứng thú học tập của HS và khuyến khích các em nỗ lực tìm kiếm
sự thật lịch sử, chứ không đơn giản tiếp nhận kiến thức do GV truyền đạt.

Nhiều bài viết ở Hội thảo khoa học quốc tế Utilization of historical source in
learning (Sử dụng nguồn sử liệu trong dạy học) của Trường Đại học Negeri
Malang, Indonexia (2016) khẳng định DTLS là dấu vết quan trọng của quá khứ và
đề xuất biện pháp sử dụng DTLS trong dạy học. Với Learning based
constructivism by using historical sites (Học tập lịch sử dựa trên kiến tạo bằng cách
sử dụng DTLS), Timoteus Cun Bay phân tích khó khăn của việc DHLS hiện nay
như vận dụng lý thuyết yếu, trí tưởng tượng kém. PPDH theo hướng “GV làm


×