Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

------------------------------------------------------------------------

NGÔ THÀNH PHƢƠNG

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Long An, tháng 8 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

---------------------------------------------------------------------

NGÔ THÀNH PHƢƠNG

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 8.34.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn


Long An, tháng 8 năm 2020


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ
ràng./.
Long An, ngày 14 tháng 8 năm 2020
Học viên

Ngô Thành Phƣơng


iv

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tác giả xin cảm ơn quý thầy cô cùng cán bộ quản lý Trƣờng đại học
Kinh tế - Cơng nghiệp Long An đã tổ chức khóa học Thạc sĩ này để tạo điều kiện cho
tác giả đƣợc học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.
Đồng thời, tác giả muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến lãnh đạo của Trung
tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp Long An - Sở Công Thƣơng Long
An đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia khóa học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại
Trƣờng đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An. Đặc biệt, tác giả chân thành cảm ơn
các đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu cũng nhƣ hỗ trợ tác giả trong quá
trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng

Dờn đã hƣớng dẫn tận tình cho tác giả thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Cuối cùng, tác giả xin thể hiện tình cảm trân trọng đến ba mẹ, bạn bè và các thầy
(cô) giáo của tác giả trong quá trình học tập tại Khoa quản trị kinh doanh đã khích lệ,
động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài luận văn này nhƣng vì trình độ hiểu
biết cịn nhiều hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, mong
quý thầy cô cùng bạn đọc thông cảm. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Thành Phƣơng


v

NỘI DUNG TÓM TẮT
Sau hơn 20 năm đổi mới, các doanh nghiệp Việt nam đã không ngừng lớn mạnh
cả về chất và lượng. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 90% tổng số
doanh nghiệp hiện có tại Việt nam. Với số lượng áp đảo như vậy, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Điều
này khơng chỉ đúng với Việt nam mà cịn đúng với cả những nước có nền kinh tế phát
triển. Trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp cho xã hội khối
lượng hàng hóa lớn, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu
nhập ổn định cho một bộ phận dân cư. Chính vì vậy, việc quan tâm đầu tư phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội.
Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối
liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Việc ưu tiên đầu tư phát
triển tỉnh là một việc làm cần thiết hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong những năm qua, Long An đã không ngừng
hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cịn rất nhiều
khó khăn trong quá trình phát triển khối doanh nghiệp nhỏ và vừa như vốn, lao động,

công nghệ mà tỉnh cần khắc phục.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Long An”với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nhìn
nhận thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An và đề xuất
một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và phát huy những ưu thế
trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn này.


vi

ABSTRACT
After more than 20 years of renovation, Vietnamese businesses have constantly
grown in both quality and quantity. In particular, small and medium enterprises
account for 90% of the total number of existing businesses in Vietnam. With such an
overwhelming number, small and medium-sized businesses play an extremely
important role in the national economy. This is true not only for Vietnam but also
for countries with developed economies. In recent years, small and medium-sized
enterprises have contributed to the society a large volume of goods, created jobs for
workers, and created a stable source of income for a part of the
population. Therefore, the interest in developing small and medium-sized
businesses is especially important in terms of economy, politics and society.
Long An is a province located in the southern key economic region and is the
gateway

connecting the Southeast with

the Mekong

Delta


region. Priority

for provincial development investment is a necessary job at present. Recognizing
the importance of developing small and medium-sized businesses, over the years,
Long An has been constantly supporting this business sector. Besides the
achievements, there are many difficulties in the development of small and mediumsized enterprises such as capital, labor and technology that the province needs to
overcome.
Therefore, the author chooses the topic "Administration of small and mediumsized enterprises in Long An province" with the desire to contribute a small part of
his view on the reality of small and medium-sized enterprises in the province. Long
An and propose some solutions to overcome difficulties, limit and promote
advantages in developing small and medium enterprises in this area.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................. v
ABSTRACT .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii
DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
2.1.Mục tiêu nghiên cứu chung .............................................................................. 2
2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 2

4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu ................................................................. 2
4.2. Phạm vi về không gian .................................................................................... 2
5. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 3
7. Những đóng góp của luận văn............................................................................. 3
7.1. Những đóng góp về phƣơng diện khoa học .................................................... 3
7.2. Đóng góp về phƣơng diện thực tiễn ................................................................ 4
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................ 4
9. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1.

CƠ SỞ LUẬN VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP, QUẢN TRỊ

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ......................................................................... 6
1.1. Lý luận chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................... 6
1.1.1.

Doanh nghiệp và phân loại DN trong nền kinh tế thị trƣờng .................6

1.1.2.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định DNNVV ...........................7


viii
1.1.3.

Kinh nghiệm phát triển của các DNNVV của các nƣớc .........................9


1.1.4.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An nói

riêng và ở Việt Nam nói chung. .........................................................................10
1.2. Cơ sở về Quản trị và Khoa học Quản trị................................................. 17
1.2.1.

Quản trị là gì? .......................................................................................17

1.2.2.

Quản trị doanh nghiệp và Vai trò của quản trị DNNVV ......................22

1.2.2.1. Quản trị doanh nghiệp ........................................................................ 22
1.2.2.2. Vai trò của quản trị DNNVV .............................................................. 25
1.3. Tình hình phát triển DNNVV của Việt Nam .......................................... 25
1.3.1.

Tác động của hội nhập ..........................................................................25

1.3.2.

Khả năng mở rộng thị trƣờng ...............................................................27

1.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Long An ................................................... 31
1.4.1.

Kinh nghiệm từ Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre ..........................31


1.4.2.

Kinh nghiệm từ tỉnh Tiền Giang ...........................................................33

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ..................................................... 36
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh .............................................................. 36
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên .................................................................................36

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................38

2.2. Vài nét về hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa
bàn tỉnh Long An .............................................................................................. 40
2.2.1. Sự ra đời của các DNNVV trên địa bàn tỉnh ..........................................40
2.2.2. Một số kết quả hoạt động của các DNNVV ............................................41
2.2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa hoạt động tại các doanh nghiệp điều tra ...................................................... 43
2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................... 43
2.2.3.2. Quy mô về lao động ....................................................................................... 46
2.2.3.3. Công nghệ và áp dụng công nghệ trong sản xuất ............................. 46
2.2.3.4. Tổ chức quản lý .................................................................................47
2.2.4. Chiến lƣợc và chính sách đã triển khai để phát triển DNNVV trên địa
bàn tỉnh Long An ................................................................................................50



ix
2.2.4.1. Về chiến lƣợc .................................................................................... 55
2.2.4.2. Về chính sách .................................................................................... 56
2.2.5.

Đánh giá tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An ......51

2.2.5.1. Tiềm lực chung.................................................................................. 59
2.2.5.2. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 59
2.2.5.3. Khó khăn - Nguyên nhân .................................................................. 60
Kết luận Chƣơng 2 ......................................................................................... 61
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 63
3.1. Quan điểm và Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của
tỉnh Long An ..................................................................................................... 63
3.1.1.

Quan điểm phát triển.............................................................................63

3.1.2.

Định hƣớng chiến lƣợc phát triển .........................................................63

3.1.3.

Các chỉ tiêu dự kiến ..............................................................................64

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa của

tỉnh Long An trong thời gian tới ..................................................................... 65
3.2.1.

Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng

ký kinh doanh, gia nhập thị trƣờng và các hoạt động của doanh nghiệp ...........65
3.2.2.

Tạo điều kiện tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất cho các

doanh nghiệp ......................................................................................................66
3.2.3.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận các nguồn vốn, ƣu tiên các

DN sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao .................................66
3.2.4.

Các chƣơng trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng

cạnh tranh của các DNNVV hoạt động trong tất cả các lĩnh vực ......................67
3.2.5.

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa ...............................................................................................................68
3.2.6.

Giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa


học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất ................................................................68
3.2.7.

Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp. .........................69


x
3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................... 69
3.3.1.

Kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An ...........................................69

3.3.2.

Kiến nghị Sở Công Thƣơng tỉnh Long An ...........................................70

3.3.3.

Kiến nghị Hội doanh nhân trẻ Long An ...............................................70

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1. Phân bổ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ..........................42
Bảng 2-2. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................44
Bảng 2-3.Trình độ lao động quản lý trong các DNNVV (Cơ sở công nghiệp nông

thôn) ..........................................................................................................................45
Bảng 2-4.Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp .............................................................................................................47
Bảng 2-5. Cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp ......................................... 48
Bảng 2-6. Tổng sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh .......................... 51
Bảng 2-7. Tổng thu nhập của ngƣời lao động trên tháng trong các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh ................................................................................................................ 52


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung diễn giãi

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSH

: Chủ sở hữu

CT HĐQT

: Chủ tịch hội đồng quản trị

DN


: Doanh nghiệp

HNKTQT

: Hội nhập kinh tế quốc tế

NVV

: Nhỏ và vừa



: Giám đốc

NLN

: Nông lâm nghiệp

NLS

: Nơng lâm sản

P.GĐ

: Phó giám đốc

TMDV

: Thƣơng mại dịch vụ


TSCĐ

: Tài sản cố định

TS

: Tài sản

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

Tr.đồng

: Triệu đồng


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh nằm
trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam
Bộ với khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, nhất là có chung đƣờng ranh giới
với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đƣờng bộ nhƣ
tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ N1, Quốc lộ N2, Quốc lộ 62,... Sở hữu vị
trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó cịn thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Long An đƣợc xác định là vùng kinh tế động lực có vai trị đặc biệt quan trọng
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế Việt Nam.
Những năm gần đây, số lƣợng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là

một trong những nhấn tố đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tạo
việc làm cho ngƣời lao động, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn,
tay nghề và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cƣ, phát triển các ngành nghề
truyền thống, đảm bảo những công bằng lớn về kinh tế - xã hội, môi trƣờng. Tuy
nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là các hộ gia đình, cịn q nhỏ
bé và yếu ớt để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Trình độ cơng nghệ của
các doanh nghiệp này cịn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, khả năng cạnh
tranh của hàng hố và dịch vụ do tiềm lực tài chính nhỏ, trong nhiều trƣờng hợp
còn phụ thuộc vào hƣớng phát triển của các doanh nghiệp lớn. Muốn vậy, bên
cạnh những chiến lƣợc và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa của nhà nƣớc, tỉnh Long An cũng cần có những giải pháp thiết thực
để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển.
Với ý nghĩa lý luận và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An
nói chung và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh nói riêng,
tác giả chọn đề tài: “Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long
An” để thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung


2
Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá thực trạng và tình hình phát triển của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An nhằm đƣa ra một số kiến
nghị để các doanh nghiệp nhỏ và vừa này hoạt động có hiệu quả hơn nữa, góp
phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn Tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Long An; đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát triển của các doanh
nghiệp này trong những năm tới.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị các
doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Long An
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian địa điểm:
+ Về nội dung: Đặc điểm quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt
động trên địa bàn tỉnh Long An và vai trò, hiệu quả của các doanh nghiệp này đối
với phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
+ Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu quản trị tại một số doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An.
- Phạm vi về thời gian:
Về thời gian: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian gần đây, chủ yếu là
giai đoạn 2013-2017.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Những thành tựu, hạn chế và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa của tỉnh Long An ?


3
(2) Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này
nhƣ thế nào?
(3) Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa này với sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Long An nhƣ thế nào?
(4) Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Long An phát triển tốt và có
khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập thì cần có những điều kiện nào?
Giải pháp cụ thể?

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
- Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ
các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên
cứu của các cá nhân, tổ chức về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
- Thu thập tài liệu sơ cấp.
- Phƣơng pháp sử dụng số liệu.
- Phƣơng pháp phân tích số liệu.
- Phƣơng pháp chuyên gia chuyên khảo: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
tham khảo, tổng hợp thu thập chọn lọc các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ
nghiên cứu về kinh tế.
+ Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, cụ thể:
- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
- Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
- Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận
dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tƣơng tác.
- Làm tái hiện quy luật. Đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài
liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
- Giải thích quy luật. Cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác logic
để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.
7. Những đóng góp của luận văn
Xây dựng chiến lƣợc phát triển các DNNVV phù hợp với từng thời kỳ và
phải gắn chặt với các quy hoạch tổng thể, cụ thể của nền kinh tế quốc dân.


4
Tiếp tục ban hành và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV.
Hồn thiện các chính sách hỗ trợ đã thực hiện, tháo gỡ khó khăn trong các
quy định về vốn, đất đai, thuế…

Tích cực tạo mối quan hệ liên kết giữa các DN trong tỉnh.
Xây dựng cơ chế, chính sách theo dõi hoạt động và ứng phó kịp thời trƣớc
các khó khăn của DN.
Về mặt khoa học, luận văn góp phần tổng kết các kinh nghiệm về việc nâng
cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá thực trạng phát triển các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2016 - 2019, trên cơ sở chiến lƣợc phát
triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nƣớc cùng với hệ thống các chính
sách ƣu đãi đặc biệt nhằm đƣa ra một số kiến nghị để phát huy hết thế mạnh và
đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Long An nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
Về mặt thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa phát
triển không những đem lại nguồn thu cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa mà cịn
có những đóng góp đáng kể về nhiều mặt nhƣ: kinh tế -xã hội và môi trƣờng. Cụ
thể, các doanh nghiệp hàng năm giải quyết thêm công việc cho những lao động
thƣờng xuyên và lao động thời vụ, tăng thu nhập cho các hộ nghèo; giải quyết
đƣợc lƣợng vốn tồn đọng trong dân cƣ để đầu tƣ cho sản xuất.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc
- Đề tài: “Nghiên cứu đầu tƣ của doanh nghiệp” Luận án Tiến sĩ Quản trị
kinh doanh - Lê Văn Hưởng (2016), Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh”.
- Đề tài: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề truyền thống
tỉnh Bắc Ninh” Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Vương Quốc Tuấn (2014), Trường Đại
học Thái Nguyên”.
- Đề tài: “Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị
tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Bùi Đan Thanh (2016), Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh”.


5

- Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 của UBND tỉnh Long An phê duyệt theo Quyết định số 2716/QĐ-UBND
ngày 13/8/2014.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những chƣơng chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở luận về Quản trị doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Chƣơng 2:Thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Long An.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản trị doanh nghiệp nhỏ và
vừatrên địa bàn tỉnh Long An.


6

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.

Lý luận chung về doanh nghiệp

1.1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Theo Luật Doanh nghiệp nƣớc ta xác định: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh
doanh đƣợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.
Theo Luật Doanh nghiệp mới 2018, thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng rất phong phú và đa

dạng, đƣợc phân loại theo từng tiêu thức khác nhau:
- Thứ nhất: Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp nhà nƣớc: là doanh nghiệp do Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ
vốn và quản lý với tƣ cách là chủ sở hữu.
+ Doanh nghiệp tƣ nhân: là doanh nghiệp do cá nhân đầu tƣ vốn và tự chịu
trách nhiệm về tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp: là doanh nghiệp đan xen của các hình thức
sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp nhƣ các doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp cổ phần.
- Thứ hai: Dựa vào mục đích kinh doanh
+ Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận: là một tổ chức kinh
doanh đƣợc Nhà nƣớc thành lập hoặc thừa nhận, hoạt động theo cơ chế thị
trƣờng và vì mục tiêu lợi nhuận.
+ Doanh nghiệp hoạt động cơng ích: là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt
động về sản xuất, lƣu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực tiếp thực
hiện các chính sách xã hội của nhà nƣớc hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc


7
phịng. Những doanh nghiệp này khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là vì
hiệu quả kinh tế xã hội.
- Thứ ba: Dựa vào lĩnh vực kinh doanh
+ Doanh nghiệp tài chính: là các tổ chức tài chính trung gian nhƣ các ngân
hàng thƣơng mại, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn,... là
những doanh nghiệp có khả năng cung ứng cho nền kinh tế các dịch vụ về tài
chính tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp phi tài chính: là các tổ chức kinh tế lấy sản xuất kinh doanh
sản phẩm làm hoạt động chính, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trong các ngành nghề nhƣ: doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, doanh

nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp dịch vụ.
- Thứ tư: Dựa vào quy mô kinh doanh: Doanh nghiệp lớn; Doanh nghiệp vừa;
Doanh nghiệp nhỏ.
1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mỗi thời kỳ, giai đoạn và ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định
doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau. Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 vềQuy định chi tiết một số
điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.Nghị định đã đƣa ra một định nghĩa
chung về DNNVV để các ban ngành, địa phƣơng,các tổ chức trong và ngồi
nƣớc có căn cứ xác định đối tƣợng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ
giúp DNNVV phát triển. Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh
đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ,
nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.
b) Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính tƣơng đối, nó thay đổi theo
từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, trình độ phát triển của từng
năm. Thơng thƣờng các nƣớc có trình độ phát triển thì giới hạn quy định chỉ tiêu
quy mơ lớn hơn so với các nƣớc có trình độ phát triển chậm. Sự thay đổi quy
định của một quốc gia thể hiện khả năng thích ứng nhanh của cơ chế chính sách
quản lý của nhà nƣớc đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa dƣới tác động


8
của sự phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng bên ngồi.
c) Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018, Chính phủ
đã đƣa ra các tiêu chí nhằm xác định các DNNVV nhƣ sau:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình

qn năm khơng q 10 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 ngƣời và tổng doanh thu
của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
qn năm khơng q 100 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 50 ngƣời và tổng doanh thu của
năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhƣng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
+ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
qn năm khơng q 200 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 ngƣời và tổng doanh thu của
năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhƣng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.


9
1.1.3. Kinh nghiệm phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các
nước
Ở các nƣớc phát triển, DNNVV chiếm khoảng 20-30% tổng số doanh nghiệp,
đóng góp 30% cho GDP quốc gia. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng,

DNNVV đóng góp 30-60% GDP và 35% kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm
cho 40-80% lao động.
+ Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừacủa Thái Lan:
Chính phủ đã đƣa ra nhiều chƣơng trình hành động, kế hoạch ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn và thành lập Văn phòng xúc tiến hỗ trợ DNNVV phát triển. Kế
hoạch thực hiện đƣợc lồng gép vào các chƣơng trình, dự án; đƣợc thể hiện bằng
các biện pháp nhƣ:
- Phát triển DNNVV trong cộng đồng, các vùng và khu vực từ thành thị đến
nơng thơn;
- Hỗ trợ tài chính và trợ giúp trong việc cải thiện phát triển DNNVV nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh;
- Phát triển, thiết lập thị trƣờng vốn dành riêng cho DNNVV;
- Tăng cƣờng năng lực và trình độ quản lý cho các doanh nhân và nhân viên
trong các DNNVV;
- Tăng cƣờng năng lực và trình độ quản lý cho các doanh nhân và nhân viên
trong các DNNVV;
- Phát triển sản phẩm của DNNVV nhằm nâng cao chất lƣợng, bao bì kiểu
dáng, tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu cho từng sản phẩm;
- Khuyến khích, hỗ trợ tiếp thị và mở rộng cả hai thị trƣờng trong nƣớc và
quốc tế;
- Tăng cƣờng nghiên cứu và phát triển bao gồm cả việc chuyển giao công
nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của DNNVV;
- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và thúc đẩy phát
triển công nghệ thông tin.
+ Kinh nghiệmphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản:
Trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ trƣớc, cả thế giới kinh ngạc trƣớc
sự phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật Bản. Thế giới chƣa từng chứng kiến tốc


10

độ phát triển kinh tế nhanh nhƣ vậy trƣớc đó. Từ đó, các nƣớc trên thế giới đã
phải nghiên cứu nhiều hơn về Nhật Bản; đi tìm câu trả lời và lý giải nguyên nhân
của sự "thần kỳ" đó. Một trong những yếu tố quan trọng khiến Nhật Bản duy trì
tốc độ tăng trƣởng nhanh trong nhiều năm đó là chiến lƣợc phát triển hệ thống
DNNVV.
Chính DNNVV là động lực và là nền tảng vững chắc cho sự thăng hoa của
nền kinh tế Nhật. Chƣơng trình "hiện đại hố" các DNNVV trở thành một nhiệm
vụ cơ bản và một loạt các chính sách đƣợc ban hành; DNNVV hoạt động nhƣ
nhà cung cấp bộ phận hoặc thực hiện hoạt động gia cơng cho các doanh nghiệp
lớn. Chính phủ tạo thuận lợi cho quỹ tín dụng phát triển nhằm cung cấp và tăng
cƣờng hỗ trợ vốn cho DNNVV; khuyến khích đổi mới kinh doanh đối với các
doanh nghiệp nhỏ, tăng cƣờng cơ sở quản lý đối với DNNVV, thành lập hiệp hội
để hỗ trợ về chính sách pháp lý cho DNNVV.
+ Kinh nghiệmphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ:
Mỹ là quốc gia nổi tiếng với các tập đoàn khổng lồ, DNNVV lại đƣợc coi
trọng là động lực liên tục cho nền kinh tế; 99% doanh nghiệp độc lập, sử dụng
dƣới 500 lao động - đƣợc coi là doanh nghiệp nhỏ theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Những chính sách và chƣơng trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển, cụ
thể:
Dùng một phần ngân sách quốc gia cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận và
vay với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ chi phí đào tạo thấp cho các DN mới thành lập;
Chính phủ hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp thay thế công nghệ cao nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Thành lập các Văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ phát triển trên tất cả các
Bang. Văn phòng này cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ cơ hội mua sắm thầu
phụ, các chƣơng trình tiếp cận cộng đồng và đánh giá pháp luật của Quốc hội.
Ngồi ra, cịn thực hiện một loạt các nghiên cứu về các doanh nghiệp nhỏ của
Mỹ và môi trƣờng kinh doanh nhỏ…
1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An nói
riêng và ở Việt Nam nói chung.

a) Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa


11
+ Về tình hình sản xuất kinh doanh
Do việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣơng đối dễ dàng cho nên
trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều các loại hình doanh nghiệp
này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ƣu thế về việc kinh doanh khơng
địi hỏi q nhiều vốn, lại thu hút đƣợc lƣợng lao động rất lớn. Hơn nữa các
doanh nghiệp này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống
cho nên khơng địi hỏi phải đầu tƣ cơng nghệ kỹ thuật máy móc nhiều mà thay
vào đó là sử dụng lƣợng lao động với giá rẻ càng làm cho việc kinh doanh của
các doanh nghiệp này tƣơng đối dễ dàng và thơng thống. Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh nhanh chóng nắm bắt
các cơ hội kinh doanh mỗi khi có thể. Một yếu tố nữa là do bộ máy tổ chức của
các doanh nghiệp này tƣơng đối gọn nhẹ cho nên mỗi khi ra các quyết định kinh
doanh thƣờng rất nhanh.
Tuy nhiên cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng
thƣờng bị mất đi các cơ hội kinh doanh do thiếu vốn, các doanh nghiệp nghĩ tới
việc vay ngân hàng nhƣng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì các cơ hội
kinh doanh cũng đã qua đi. Trình độ lao động thấp phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu,
trình độ quản lý chất lƣợng sản phẩm kinh doanh thấp cũng là những yếu tố làm
cho sản phẩm của các doanh nghiệp này thƣờng bị coi là kém chất lƣợng và làm
ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Về vốn
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về năng lực tài chính. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn dƣới 5 tỷ
đồng vẫn chiếm đa số. Và hầu hết các ngân hàng đều chƣa mạnh dạn cho các
doanh nghiệp nhỏ vay nếu khơng có tài sản đảm bảo.
Các doanh nghiệp vừa vả nhỏ vẫn chƣa thiết lập đƣợc chiến lƣợc thuyết

phục đƣợc các nhà tài trợ, chƣa xây dựng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh
dài hạn. Báo cáo tài chính của DNNVV chƣa phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất
kinh doanh. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN
khơng đủ độ tin cậy, ảnh hƣởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các


12
ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp khơng thuyết
phục đƣợc ngân hàng cho vay.
Trong hồn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, để phục vụ mục tiêu kiềm chế
lạm phát, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang lâm vào
tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Và khi gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân
hàng thì việc chạy vạy vay mƣợn từ nhiều nguồn khác là tất yếu.
+ Về thị trường
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, yếu tố thị trƣờng còn chƣa
thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức.
Kể từ khi ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, thị trƣờng Việt Nam
sẽ ngày càng cởi mở hơn trong q trình hội nhập, hàng hố nƣớc ngồi sẽ nhiều
hơn, doanh nghiệp nƣớc ngồi có tiềm lực mạnh sẽ vào phân phối..., các doanh
nghiệp trong nƣớc phải đứng trƣớc một thách thức hết sức to lớn đó là sự cạnh
tranh gay gắt. Thế nhƣng một mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chƣa
có quy mơ đủ để tạo ra những thƣơng hiệu quốc tế, mặt khác lại chƣa có sự chỉ
đạo kết hợp trong khối các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội dẫn đến sự
cạnh tranh yếu.
+ Về công nghệ và thiết bị
Hiện nay, xét về quy mô vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số lƣợng
vốn cịn rất khiêm tốn, các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ những thiết bị máy móc
cơ bản đủ để hoạt động sản xuất những sản phẩm thuần túy. Chƣa có sự khác biệt
trong đầu tƣ về kỹ thuật công nghệ cũng nhƣ tạo ra những sản phẩm có tính ứng
dụng cao, có thể xây dựng đƣợc thƣơng hiệu mạnh.

Mặt khác việc liên doanh, liên kết cũng đã đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và
vừa áp dụng trong những năm gần đây, việc liên kết sẽ giúp các doanh nghiệp
đầu tƣ cơ sở vật chất và kỹ thuật để sản xuất nhƣng việc tạo ra những thƣơng
hiệu cho riêng mình thì thật sự là cịn khó khăn.
+ Về trình độ tổ chức quản lý
Trong một mơi trƣờng đầy cạnh tranh hiện nay, việc nâng cao trình độ quản
lý doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành vấn đề quốc
sách của các nƣớc. Nhiều nƣớc Á châu, điển hình là Singapore đã đầu tƣ xây


13
dựng và thực hiện chƣơng trình quy mơ lớn, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp
phải nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn nghiệp vụ, mặc dù hiện nay họ đang
chiếm lĩnh nhiều mặt trên thị trƣờng thƣơng mại thế giới. Việc nâng cao trình độ
quản lý doanh nghiệp cũng là một việc làm thƣờng xuyên của phần đông các
doanh nghiệp ở các nƣớc tiên tiến.
Ở nƣớc ta, Nhà nƣớc mới khuyến khích nhƣng chƣa chủ trƣơng quyết liệt
tài trợ cho doanh nghiệp nâng cấp trình độ chun mơn. Vì thế các doanh nghiệp
phải tự lo nếu muốn chiến thắng trên thƣơng trƣờng, cần tham gia các lớp học
quốc tế mới mong đạt ngang tầm quốc tế. Trở ngại lớn nhất của nhiều giám đốc
doanh nghiệp của chúng ta khi học tại các trƣờng Quản trị kinh doanh quốc tế là
phải có vốn tiếng Anh lƣu lốt mới theo kịp các học viên khác trong lớp. Trở
ngại thứ hai là học phí quá cao đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Và trở ngại thứ ba, là sự nhận thức của từng vị giám đốc doanh nghiệp về
tính cần thiết nâng cao liên tục trình độ của mình.
+ Chất lượng tay nghề của lực lượng lao động
Hiện này việc đào tạo đội ngũ lao động nghề cho các doanh nghiệp còn
thiếu một cách trầm trọng. Hơn thế nữa chất lƣợng đội ngũ lao động nghề còn
chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu.
Đa phần việc tuyển chọn sử dụng lao động trong các doanh nghiệp hiện nay

đều dựa trên những tiêu chí phổ thơng hoặc khơng cần tiêu chí. Đội ngũ công
nhân làm việc nhiều năm cũng không đƣợc nâng cao tay nghề vì chính sách của
các doanh nghiệp không tập trung vào những đối tƣợng này.
b) Xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và tăng trƣởng với tốc độ
cao, nền kinh tế thế giới và khu vực chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong
bối cảnh đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động rất lớn từ môi trƣờng
kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển theo ba xu hƣớng:
 Sản xuất theo hƣớng chun mơn hố và hợp tác hố sâu sắc. Mỗi
một doanh nghiệp tập trung sản xuất một sản phẩm mũi nhọn. Các doanh nghiệp
này sẽ không tạo ra một sản phẩm hồn chỉnh mà thay vào đó là sự hợp tác giữa
nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra một sản phẩm chính. Mỗi một doanh nghiệp


×