Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thực hiện dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 101 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM ĐOAN
- Họ tên học viên: LIÊU HỮU HÙNG
- Ngày sinh: 22/04/1978 Nơi sinh: Long An
- Trúng tuyển đầu vào năm: 2014
- Là tác giả của đề tài luận văn: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
chậm tiến độ thực hiện dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An”.
- Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG
- Ngành: Quản lý công

Mã ngành: 60340403

- Bảo vệ luận văn ngày: 22 tháng 07 năm 2016
- Điểm bảo vệ luận văn: 6,50
Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên,
theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
Người cam đoan
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày tháng năm 2016
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hội đồng chấm luận văn 04 (bốn) thành viên gồm:
- Chủ tịch Hội đồng:

GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

- Phản biện 01:



PGS.TS BÙI THỊ MAI HOÀI

- Phản biện 02:

TS. ĐINH CÔNG TIẾN

- Thư ký Hội đồng:

TS. NGUYỄN VĂN TÂN

- Ủy viên Hội đồng:


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

LIÊU HỮU HÙNG

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ
thực hiện dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------------KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

LIÊU HỮU HÙNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẬM TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Chuyên ngành
Mã số

:
:

Quản lý nhà nước
7701240015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng

Tác giả luận văn

1

năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. trang 01
MỤC LỤC ......................................................................................................... trang 02
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU........................................... trang 04
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU - BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề: ................................................................................................... trang 05
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... trang 06
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................... trang 06
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ........................................... trang 06
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:................................................................... trang 06
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... trang 07
1.5 Kết cấu luận văn: ......................................................................................... trang 07
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1 Các khái niệm: ............................................................................................. trang 08
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết: .......................................................................... trang 09
2.3 Mô hình nghiên cứu: ................................................................................... trang 13
2.3.1 Biến động tiến độ hoàn thành dự án:............................................. trang 13
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án xây dựng: ...... trang 14
2.3.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.................................... trang 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu: ................................................................................. trang 22
3.2 Nghiên cứu định tính: ................................................................................ trang 23

3.3 Xây dựng bảng hỏi điều tra và thang đo: ................................................... trang 23
3.3.1 Bảng hỏi điều tra: ......................................................................... trang 23
3.3.2 Thang đo: ...................................................................................... trang 24
3.4 Phương pháp thu thập số liệu và số lượng mẫu quan sát: .......................... trang 26
3.5 Nghiên cứu định lượng: ............................................................................... trang 26
3.5.1 Kiểm định độ tin cập của phép đo: ................................................ trang 26
2


3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA): .............................................. trang 27
3.5.3 Kiểm định và đánh giá mô hình: ................................................... trang 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: ................................................................ trang 28
4.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: ..................................................... trang 31
4.2.1.Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài: ............................................. trang 31
4.2.2 Nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý: ................................. trang 32
4.2.3 Nhóm yếu tố về chính sách: .......................................................... trang 33
4.2.4 Nhóm yếu tố về phân cấp quản lý: ................................................ trang 34
4.2.5 Nhóm yếu tố về nguồn vốn thực hiện: .......................................... trang 35
4.2.6 Nhóm yếu tố về năng lực các cá nhân tham gia dự án: ................. trang 36
4.2.7 Nhóm yếu tố về năng lực của nhà thầu: ........................................ trang 38
4.2.8 Nhóm yếu tố về năng lực của chủ đầu tư: ..................................... trang 38
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA: ............................................................... trang 40
4.4. Hồi quy tuyến tính đa biến: ........................................................................ trang 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận: ...................................................................................................... trang 50
5.2 Khuyến nghị và dự báo những trở ngại khi thực hiện chính sách:.............. trang 51
5.2.1 Khuyến nghị chính sách: ............................................................... trang 51
5.2.2 Dự báo những trở ngại khi thực hiện chính sách: ......................... trang 54
5.3 Đóng góp của đề tài: .................................................................................... trang 55

5.3.1 Hạn chế của đề tài: ........................................................................ trang 56
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................ trang 57

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

WBS: Work breakdown structures - cấu trúc phân chia công việc;
CPM: Critical path method - phương pháp đường tới hạn;
EVM: Earned value management - Quản lý giá trị thu được;
CCM: Critical chain method - phương pháp chuỗi quan trọng;
PERT: Program Evaluation Review Technique - chương trình Đánh giá Kỹ thuật;

4


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU - BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân sách
nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu
trong nước, nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của
nước ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) để cấp
phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của
ngân sách nhà nước đó là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư vào việc xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách

Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu tổng quát về kinh tế
xã hội thông qua thúc đẩy tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện bình đẳng, an
sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Long An đã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát các
dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy tiến độ đầu tư, đề xuất thu hồi các dự
án không hoặc chậm triển khai, nhiều dự án chưa thật sự công khai và có lộ trình cụ
thể, gây bức xúc trong nhân dân. Tính đến nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có quyết
định thu hồi tổng số 140 dự án treo, các dự án bị thu hồi với nhiều lý do như nhà đầu
tư chậm triển khai hoặc thiếu năng lực tài chính. Sau khi xem xét, những khu vực đất
đai có điều kiện canh tác tốt sẽ được trả lại cho người dân.
1.1 Đặt vấn đề:
Trì hoãn hay chậm tiến độ trong các dự án xây dựng là không thể tránh khỏi
và tốn kém do khoản vay xây dựng có thể tham gia trong đó chi phí lãi suất, cán bộ
quản lý với chi phí phụ thuộc vào thời gian, và leo thang liên tục trong tiền lương và
giá nguyên liệu. Hiệu quả của việc chậm trễ là một hiện tượng có thể là một yếu tố
phá hoại cho tất cả các kế hoạch xây dựng nếu không được giải quyết tốt.
Chậm tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước
thường hay xảy ra và chịu rất nhiều tổn thất. Sự chậm trễ trong dự án xây dựng dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây
5


dựng nói riêng và kinh tế - xã hội tổng thể nói chung. Tình trạng chậm tiến độ dự án
hiện nay tác động tiêu cực làm lãng phí các nguồn lực và giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán rất đa dạng, tại các
nước khác nhau thì nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất cũng khác nhau. Có những
nhân tố chỉ tác động đến dự án công mà không ảnh hưởng đến dự án tại khu vực tư
và ngược lại. Vượt dự toán và chậm tiến độ của các dự án đầu tư công tại Việt Nam
là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và giới nghiên cứu thừa
nhận. Nhưng những nhân tố nào gây ra chậm tiến độ và vượt dự toán tại các dự án

công (sử dụng nguồn ngân sách nhà nước) của Việt Nam thì chưa được đặt ra và tìm
biện pháp khắc phục.
Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng có liên
quan gây chậm tiến độ dự án xây dựng đồng thời tập hợp các biện pháp và đề xuất
một số giải pháp để giải quyết vấn đề liên quan nhằm giảm thiểu sự chậm tiến độ do
các nhân tố liên quan gây ra. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chậm tiến độ thực hiện dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An”
để đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Long An.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích, đánh giá và xác định các nhân tố ảnh
hưởng, tìm ra nguyên nhân và vai trò của từng nhân tố làm chậm tiến độ thực hiện
dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn ngân sách nhà nước hiện nay tại Long An?
- Giải pháp khả thi góp phần cải thiện tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phù hợp với điều kiện hiện tại và tương lai?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gây chậm tiến độ của các
dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Long An. Xem xét các
6


nguyên nhân chủ yếu từ các bên trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện dự án như
chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu và một số các nguyên nhân đến từ bên ngoài như lạm
phát hay chính sách.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (chỉ bao

gồm vốn ngân sách tỉnh và vốn ngân sách huyện, thị xã, thành phố trực thuộc) trên
địa bàn tỉnh Long An. Dự án trong nghiên cứu này cũng được xác định là các dự án
đầu tư công không phân biệt quy mô.
1.5 Kết cấu luận văn:
Đề tài nghiên cứu gồm có 05 chương:
- Chương 1 giới thiệu về đề tài và trình bày bối cảnh vấn đề nghiên cứu như
các vấn đề về chính sách và sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và câu hỏi chính sách.
- Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu bao
gồm các khái niệm biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng, các yếu tố ảnh
hưởng đến tiến độ thực hiện hoàn thành dự án xây dựng và phát biểu các giả thuyết
đã nghiên cứu trước đây.
- Chương 3 trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu của đề tài bao
gồm thiết kế nghiên cứu, thiết kế thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát, phương
pháp thu thập dữ liệu, số lượng mẫu, khái quát về các công cụ phân tích định lượng
được sử dụng và những kỳ vọng.
- Chương 4 trình bày những kết quả thu được từ phân tích dự liệu, kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
đến biến động tiến độ thực hiện dự án.
- Chương 5 trình bày kết luận và đánh giá đóng góp cũng như những hạn chế
của đề tài, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo đồng thời kiến nghị về mặt
chính sách kèm theo dự báo những trở ngại khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện
chính sách theo đề xuất và cách khắc phục.

7


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Tổng quan và tình hình quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam Có một loạt các
nghiên cứu chỉ ra việc quản lý dự án xây dựng liên quan vấn đề ở Việt Nam (Nguyen
et al, 2004b;. Luu et al, 2008;. Ling et al, 2009;. Ling và Hoàng, năm 2010). Và một
số nghiên cứu đã báo cáo và thừa nhận tình hình quản lý yếu kém trong các dự án
xây dựng mới nổi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam (Luu et al., 2008). Nếu không họ
đã chứng minh liên kết giữa sự thất bại của dự án xây dựng lớn và quản lý yếu kém
trong thời gian dự án. Điều này thường dẫn đến sự chậm trễ, chi phí quá mức, tai nạn
lao động của dự án, chất lượng thấp và tranh chấp giữa các bên (Nguyen et al.,
2004b). Các nghiên cứu khác như Ling et al. (2009) đã quy vấn đề thiếu của dự án
chất lượng cao nhà quản lý trong ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam. Các vấn đề
như phức tạp và nặng nề quy định thủ tục gây khó khăn nghiêm trọng và gây nhầm
lẫn cho các bên (Ling et al. 2009). Theo Ling và Hoàng (2010), nó làm nổi bật yếu
kém của hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Điều này thường được biểu hiện thông qua
miễn nhiễm và không thích đáng của các khuôn khổ pháp lý. Ví dụ, các công ty xây
dựng phải làm việc trong một môi trường mà chính sách của chính phủ thay đổi khá
thường xuyên.
2.1 Các khái niệm:
Dự án đầu tư xây dựng: là một tập hợp các công tác, nhiệm vụ có liên quan
với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc
về thời gian, nguồn lực, ngân sách và chất lượng. Theo Luật Xây dựng Việt Nam
năm 2003 định nghĩa “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình
xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình được
phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Lập dự án tư vấn đầu tư xây
dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết,

8



mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (hoặc cho vay vốn)
xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn”.
Tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng: Là quá trình vận hành của dự án,
quá trình thực hiện dự án diễn ra nhanh hay chậm hiệu quả hay không được căn cứ
vào việc thực hiện tiến độ của dự án, tiến độ của dự án được xem xét qua đại lượng
thời gian. Đó là khoảng thời gian từ khi lập dự án đến khi đưa dự án vào hoạt động
và hoàn thiện dự án. Tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng phải được lập thành
kế hoạch thực hiện và có thời gian biểu hoạt động, lịch trình được xem như một sơ
đồ chỉ rõ khi nào một hoặc một nhóm hoạt động sẽ bắt đầu hoặc kết thúc …
Vốn ngân sách nhà nước: là vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách nhà
nước bao gồm ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện (thị xã, thành phố), cấp xã (phường).
Các bên tham gia dự án xây dựng: là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan,
hoặc là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: chủ
đầu tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, ban quản lý dự án, khách hàng, nhà
thầu chính và các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng, cơ quan quản lý nhà nước, nhân dân
địa phương, nhà bảo hiểm,….
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết:
Nasser Alotaibi, Monty Sutrisna and Heap-Yih Chong đã nhấn mạnh tiềm
năng của nguyên tắc quản lý dự án là để giảm thiểu sự chậm tiến độ của dự án xây
dựng, trong hình 2.1 dưới đây, theo phụ lục 01 các nguồn chính/nguyên nhân của dự
án bị chậm tiến độ - cụ thể là lập kế hoạch hiệu quả và lập kế hoạch của dự án bởi
các nhà thầu; trình độ chuyên môn kém, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân
viên của nhà thầu; chậm trễ trong thanh toán tiến độ của khách hàng và thay đổi thứ
tự của khách hàng. Một trong những biện pháp đề nghị để giảm sự chậm trễ trong
giai đoạn thực hiện xây dựng dự án là phải có nguồn lực tại chỗ, đầy đủ và hiểu biết,
kế hoạch quản lý dự án (Abdelnaser, et al., 2005). Trong một nghiên cứu liên quan,
Nguyen et al. (2004) năm yếu tố được yêu cầu làm giảm khả năng của sự chậm trễ
trong các dự án xây dựng. Họ liệt kê các yếu tố như tính sẵn sàng các nguồn lực; đa
ngành/nhóm dự án có thẩm quyền; quản lý dự án có thẩm quyền; dự toán ban đầu
chính xác cũng như độ chính xác thời gian ước tính ban đầu (Nguyễn, et al., 2004).

9


Nguồn: Nasser Alotaibi, Monty Sutrisna and Heap-Yih Chong
Hình 2.1: Bản đồ của các nguồn của sự chậm tiến độ.
C S Lim và M Z Mohamed (1999) đã đưa ra một khung khái niệm thể hiện
mối quan hệ giữa các tiêu chí của một dự án thành công với một bên là tập hợp các
nhân tố tác động vào sự thành công của dự án được tóm tắt qua Hình 2.2.

Nguồn: C S Lim and M Z Mohamed (1999, trang 244)
Hình 2.2: Quan hệ giữa nhân tố tác động và tiêu chí thành công của dự án
Liên quan đến các nhân tố quan trọng gây ra chậm tiến độ trong xây dựng, Dr.
Wa’el Alaghbari (2007, trang 196 – 197) đã trình bày tại phụ lục 02 các yếu tố gây
chậm tiến độ bao gồm 31 yếu tố, những yếu tố này được chia thành 04 loại chính
10


của trách nhiệm; yếu tố nhà thầu, các yếu tố chủ sở hữu, các yếu tố tư vấn và các yếu
tố bên ngoài. Có 06 yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ đó là: năng suất cao của các
yếu tố cấu trúc, sử dụng khuôn mẫu, bằng cách sử dụng các trang thiết bị và công
nghệ mới, kỹ năng lao động và kinh nghiệm, trang thiết bị và nhà máy cơ khí được
sử dụng, và các vật liệu sử dụng.
Liên quan đến các tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án có nhiều quan
điểm khác nhau tùy vào cách đánh giá và lựa chọn loại dự án của nhà nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của E. Westerveld (2003) đã tổng quan các nghiên cứu trước và
cho thấy những tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án tại phụ lục 03 cho rằng
không có một tiêu chuẩn thống nhất để xác định một dự án thành công và các tiêu
chí quyết định sự thành công của dự án, điều này còn tùy thuộc vào đặc trưng của
từng dự án, từ đó đề xuất mô hình linh hoạt hơn xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa
các yếu tố quyết định sự thành công dự án đến các yếu tố của một dự án thành công

bao gồm cả mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố và ảnh hưởng của đặc trưng dự án lên
các mối quan hệ.
Liên quan đến các nguyên nhân của sự chậm tiến độ của dự án xây dựng Luu
Truong Van, Nguyen Minh Sang, Nguyen Thanh Viet (2015) tại phụ lục 04 đã phát
triển một mô hình khái niệm các yếu tố chậm trễ và phân tích mức độ ảnh hưởng của
các nhóm chậm trễ về việc hoàn thành các dự án xây dựng chính quyền mà có thể là
liên quan nhiều đến pháp luật, các thủ tục hành chính. Nghiên cứu này đã xác định
28 yếu tố chậm trễ và 06 nhóm cốt lõi của tố ảnh hưởng đến dự án hoàn thành trong
các mô hình khái niệm thức.
Ngoài ra còn có các yếu tố không liên quan nhà Quản lý dự án và tổ chức
nhưng cũng có ảnh hưởng đến sự thành công dự án, đó là các yếu tố về đặc trưng dự
án, thành viên tham gia và môi trường bên ngoài dự án (Cao Hào Thi, 2006, tr.11).
Dr. Wa’el Alaghbari (2007, trang 196 – 197) đã nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thành công dự án vào 04 phạm vi: yếu tố nhà thầu, các yếu tố chủ sở hữu, các yếu tố
tư vấn và các yếu tố bên ngoài, đồng thời giải thích các mối quan hệ qua lại giữa các
nhóm yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án cũng có thể thay đổi
tùy theo từng giai đoạn của vòng đời dự án (Pinto & Prescott, 1988). Mối quan hệ
11


giữa các yếu tố thành công của dự án và các yếu tố ảnh hưởng sự thành công của dự
án sau đó được Westerveld (2003) mô tả cụ thể hơn bằng việc tổng hợp các yếu tố
thành công của dự án như Phụ lục 3 và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thành
công của dự án như Phụ lục 4 từ các nghiên cứu trước, sau đó phát triển nên mô hình
dự án xuất sắc (Project Excellence Model) trên cơ sở mô hình của Quỹ quản lý chất
lượng Châu Âu EFQM (European Foundation of Quality Management).
Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam: Vũ Quang Lãm (2015) qua kiểm tra và
phân tích dữ liệu trong số 214 kết quả phỏng vấn, các yếu tố gây chậm tiến độ và
vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam đã nhận diện được 04 nguyên nhân
quan trọng nhất của tình trạng chậm trễ và vượt dự toán của các dự án đầu tư công

tại Việt Nam là “Yếu kém trong quản lý dự án của chủ đầu tư”, “Yếu kém của nhà
thầu hoặc tư vấn”, “Yếu tố ngoại vi và yếu tố khó khăn về tài chính”. Huỳnh Xuân
Sơn, Nguyễn Khoa Khang (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ đầu
tư các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Phú Yên quản lý đã
rút ra 11 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư gồm: Nhóm điều hành, quản lý
công; nhóm cơ quan quản lý và hoạch định chính sách; nhóm yếu tố về thời tiết, khí
hậu, địa chất, thủy văn nơi công trình dự kiến xây dựng; nhóm yếu tố về không gian,
thời gian và việc quản lý công trình; nhóm yếu tố về công nghệ và kỹ thuật xây
dựng; nhóm năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư; nhóm kinh nghiệm của đơn vị tư
vấn; nhóm kinh nghiệm của đơn vị thi công; nhóm yếu tố về kinh tế; nhóm yếu tố về
phân cấp quản lý.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện chung cho các
loại dự án và chưa thể hiện tính đặc thù của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước với chủ đầu tư là các cơ quan nhà nước, chịu ràng buộc nhiều về chính sách,
thủ tục và vấn đề phân cấp quản lý đầu tư cũng như phân cấp về nguồn vốn.
Tóm lại, tổng hợp vai trò của tiến độ thực hiện trong sự thành công dự án đầu
tư xây dựng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công dự án qua các nghiên cứu
trước kết hợp các quy định pháp luật đối với dự án sử dụng ngân sách nhà nước tại
Việt Nam và tổng hợp ý kiến các chuyên gia là cơ sở lý thuyết để hình thành mô

12


hình nghiên cứu đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước tỉnh Long An trong đề tài này.
2.3 Mô hình nghiên cứu:
Mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là biến
động tiến độ hoàn thành dự án và các yếu tố về lý thuyết có ảnh hưởng đến tiến độ
hoàn thành dự án đồng thời phát biểu các giả thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu đề
xuất.

2.3.1 Biến động tiến độ hoàn thành dự án:
Để đo lường tiến độ hoàn thành dự án, mô hình sử dụng biến phụ thuộc là
Biến động tiến độ hoàn thành dự án tính bằng sai lệch giữa thời gian hoàn thành thực
tế và thời gian hoàn thành theo kế hoạch, được xác định theo công thức:
Y

Trong đó:

TR  TP
100
TP

Y: Biến động tiến độ hoàn thành dự án (%).
TR: Thời gian thực tế hoàn thành dự án (ngày).
TP: Thời gian hoàn thành dự án theo kế hoạch (ngày).

Các trường hợp có thể xảy ra:
+ Y > 0: Tiến độ hoàn thành thực tế chậm hơn tiến độ hoàn thành theo kế hoạch.
+ Y = 0: Tiến độ hoàn thành thực tế bằng tiến độ hoàn thành theo kế hoạch.
+ Y < 0: Tiến độ hoàn thành thực tế nhanh hơn tiến độ hoàn thành theo kế
hoạch.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án xây dựng:
Từ kết quả của các nghiên cứu trước, kết hợp với quy định và đặc thù của dự
án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời thông qua phỏng vấn chuyên
gia, nghiên cứu đề xuất 08 nhóm giả thuyết với 32 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
2.3.2.1 Nhóm yếu tố về môi trường bên ngoài:
Trong nghiên cứu này, nhóm yếu tố về môi trường bên ngoài bao gồm các
yếu tố ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia dự án như là yếu tố kinh tế và yếu
tố tự nhiên.

13


+ Yếu tố về kinh tế: Theo Patrick et al. (1996) (Lưu Minh Hiệp, 2009, tr.7)
nhóm yếu tố kinh tế tác động đến dự án gồm: chính sách tiền tệ, thuế, lạm phát, lãi
suất và tỷ giá. Tuy nhiên, đối với các dự án ngân sách, nguồn vốn thực hiện được
ngân sách bố trí hàng năm, Chủ đầu tư không phải vay vốn vì vậy yếu tố lãi suất,
mục tiêu doanh số chỉ có ý nghĩa đối với năng lực tài chính của nhà thầu. Các dự án
từ ngân sách của địa phương ít sử dụng các thiết bị có nguồn gốc nhập khẩu, vì vậy
yếu tố tỷ giá cũng sẽ không ảnh hưởng. Lạm phát và giá vật liệu xây dựng là một vì
khi lạm phát tăng hoặc giảm sẽ làm giá vật liệu xây dựng tăng hoặc giảm theo, do đó
yếu tố kinh tế duy nhất có ảnh hưởng là trượt giá vật liệu xây dựng.
+ Yếu tố tự nhiên: theo Nguyễn Thị Minh Tâm (2009, tr.106) thì yếu tố địa
chất công trình cũng là một yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
dự án vì việc điều chỉnh thiết kế, xử lý nền móng tại hiện trường sẽ mất nhiều thời
gian khi địa chất thay đổi đột biến so với kết quả khảo sát. Do đó, các yếu tố tự nhiên
bao gồm 02 yếu tố đại diện là thời tiết tại công trình và địa chất tại công trình. Al Momani (Ali S. Alnuaimi, and Mohammed A. Al Mohsin, 2013) thấy rằng một trong
những nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong xây dựng các dự án công cộng ở
Jordan có liên quan đến điều kiện thời tiết. Quoc Toan Nguyen, Thi Hoai An Le and
Bao Ngoc Nguyen (2014) cũng kết luận rằng một trong những nguyên nhân gây
chậm trễ chính là yếu tố địa chất, thủy văn, địa hình. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về
môi trường bên ngoài bao gồm:
- Trượt giá vật liệu xây dựng.
- Trượt giá nhân công trực tiếp.
- Thời tiết, khí hậu tại công trình.
- Địa chất thủy văn tại công trình.
2.3.2.2 Nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý:
Kết quả nghiên cứu của Chan và Kumaraswamy (Owolabi James, Amusan
Lekan. Oloke C., Olusanya, Tunji - Olayeni, Owolabi Dele, Peter Joy; Omuh
Ignatious, 2014) chỉ ra rằng năm nguyên nhân chính của sự chậm trễ là: quản lý

trang web nghèo và giám sát, điều kiện mặt bằng không lường trước được, tốc độ

14


thấp của việc ra quyết định liên quan đến tất cả các đội dự án, khách hàng biến thể
khởi xướng và các biến cần thiết của công trình.
Theo Al-Momani, Odeh và Battaineh (Ali S. Alnuaimi, and Mohammed A.
Al Mohsin, 2013, tr. 269) những lý do dẫn đến sự chậm trễ hoàn thành dự án xây
dựng tương tự ở nhiều nước đang phát triển, Chủ đầu tư trong hầu hết các dự án xây
dựng ở các nước đang phát triển là ban giám đốc của chính quyền trung ương và địa
phương được trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng bởi bộ máy nhà nước, nền ngành
công nghiệp xây dựng của các quốc gia nơi mà các chính phủ này đang bị ảnh hưởng
bởi các chính sách, quy định tác động đến tiến độ thực hiện dự án.
Quoc Toan Nguyen, Thi Hoai An Le and Bao Ngoc Nguyen (2014) cũng kết
luận rằng một trong những nguyên nhân gây chậm trễ bởi các chính sách của chính
phủ. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý bao gồm:
- Mức độ phổ biến quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Mức độ thông tin về quy hoạch khu vực thực hiện dự án.
- Mức độ thông tin về địa chất khu vực thực hiện dự án.
2.3.2.3 Nhóm yếu tố về chính sách:
Quoc Toan Nguyen, Thi Hoai An Le and Bao Ngoc Nguyen (2014) cũng kết
luận rằng một trong những nguyên nhân gây chậm trễ bởi liên quan chính sách biến
thể: lãi suất, tiền lương ..., sự quan liêu.
Tan Phat Nguyen and Nicholas Chileshe (2013) cho thấy rằng một trong 10
yếu tố quan trọng nhất gây ra sự thất bại của dự án xây dựng chính là vấn đề tham
nhũng và hối lộ trong các dự án xây dựng. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về chính sách
bao gồm:
- Mức độ ổn định về chính sách đầu tư xây dựng.
- Mức độ ổn định về chính sách tiền lương.

- Mức độ ổn định về chính sách đấu thầu.
2.3.2.4 Nhóm yếu tố về phân cấp quản lý:
Tan Phat Nguyen and Nicholas Chileshe (2013) cho thấy rằng một trong 10
yếu tố quan trọng nhất gây ra sự thất bại của dự án xây dựng chính là thiếu một

15


phương pháp tiếp cận có hệ thống để quản lý các dự án và toàn bộ tổ chức. Trên cơ
sở đó, nhóm yếu tố về phân cấp quản lý bao gồm:
- Thẩm quyền quyết định của Chủ đầu tư trong phê duyệt quyết định đầu tư
dự án.
- Thẩm quyền quyết định của Chủ đầu tư trong phê duyệt thiết kế và dự toán.
- Thẩm quyền quyết định của Chủ đầu tư trong phê duyệt kết quả đấu thầu.
- Thẩm quyền quyết định của Chủ đầu tư trong phê duyệt điều chỉnh thiết kế.
- Thẩm quyền quyết định của Chủ đầu tư trong phê duyệt thanh quyết toán.
2.3.2.5 Nhóm yếu tố về nguồn vốn thực hiện:
Sambasivan và Soon (Ali S. Alnuaimi, and Mohammed A. Al Mohsin, 2013)
xác định được một trong 10 nguyên nhân quan trọng nhất của sự chậm trễ là tài
chính không đầy đủ và các khoản thanh toán cho việc hoàn thành.
Tan Phat Nguyen and Nicholas Chileshe (2013) cũng cho thấy rằng một trong
10 yếu tố quan trọng nhất gây ra sự thất bại của dự án xây dựng như sau: thiếu năng
lực tài chính của chủ sở hữu và sự chậm trễ trong thanh toán.
Tại Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển theo hướng thị trường,
nhu cầu sử dụng vốn ngày càng cao, theo lý thuyết hành vi thì nhà thầu sẽ không
triển khai thi công theo tiến độ nếu nguồn vốn không được bố trí kịp thời hoặc việc
thanh toán chậm sau khi nhà thầu hoàn thành khối lượng.Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố
về nguồn vốn thực hiện bao gồm:
- Sự kịp thời trong việc hoàn tất các chứng từ để thanh toán.
- Sự sẵn sàng của nguồn vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành.

- Sự kịp thời trong thanh toán các chứng từ thanh toán khối lượng hoàn thành.
2.3.2.6 Nhóm yếu tố về năng lực các cá nhân tham gia dự án:
Wilson (1992) (Owolabi James, Amusan Lekan. Oloke C., Olusanya, TunjiOlayeni, Owolabi Dele, Peter Joy; Omuh Ignatious, 2014) khảo sát vai trò của các
chủ sở hữu và kiến trúc sư/kỹ sư vai trò trong việc ngăn ngừa và giải quyết các khiếu
kiện xây dựng. Wilson cũng tóm tắt những nguyên nhân của tuyên bố xây dựng bao
gồm: công việc phụ, sự chậm trễ của dự án và khả năng tăng tốc, thiếu quản lý, truy
cập trang web hạn chế và thay đổi trong lịch trình làm việc.
16


Sambasivan và Soon (Ali S. Alnuaimi, and Mohammed A. Al Mohsin, 2013)
xác định được những nguyên nhân quan trọng nhất của sự chậm trễ là kế hoạch của
nhà thầu không phù hợp, kinh nghiệm nhà thầu không đầy đủ, các vấn đề với các nhà
thầu phụ. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về năng lực các cá nhân tham gia dự án bao
gồm:
- Năng lực cá nhân tư vấn QLDA.
- Năng lực cá nhân tư vấn thiết kế.
- Năng lực cá nhân tư vấn giám sát.
- Năng lực cá nhân của nhà thầu thi công.
2.3.2.7 Nhóm yếu tố về năng lực của nhà thầu:
Từ kết quả nghiên cứu của Quoc Toan Nguyen, Thi Hoai An Le and Bao
Ngoc Nguyen (2014) các nguyên nhân chính mà nhà thầu thường ảnh hưởng đến tiến
độ chính là việc lập kế hoạch chương trình không phù hợp và thiếu các nguồn lực để
sản xuất. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về năng lực của nhà thầu bao gồm:
- Năng lực nhân sự của nhà thầu chính.
- Năng lực tài chính của nhà thầu chính
- Năng lực trang thiết bị kỹ thuật của nhà thầu chính.
2.3.2.8 Nhóm yếu tố về năng lực của chủ đầu tư:
Theo Quoc Toan Nguyen, Thi Hoai An Le and Bao Ngoc Nguyen (2014) chất
lượng việc quản lý chính sách để phát triển vĩ mô kinh tế và tạo ra một môi trường

thân thiện cho các nhà thầu. Nhưng điều này đôi khi làm cho các dự án được đông
lạnh để điều chỉnh hợp đồng, dòng thời gian và ngân sách.
Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về năng lực của chủ đầu tư bao gồm:
- Khả năng phối hợp thực hiện hợp đồng.
- Khả năng am hiểu pháp luật xây dựng.
- Khả năng am hiểu chuyên môn kỹ thuật.
- Khả năng ra quyết định theo thẩm quyền.
- Khả năng giải quyết rắc rối của dự án.
- Khả năng báo cáo thống kê tình hình dự án.
- Khả năng nhận thức vai trò trách nhiệm quản lý.
17


2.3.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất:
Trên cơ sở 08 nhóm giả thuyết ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án với 32
yếu tố đại diện ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nêu trên, tôi
đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 2.2 với 08 giả thuyết tương ứng như sau:
+ Giả thuyết thứ 01 (H1): Độ ổn định môi trường bên ngoài càng cao thì biến
động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.

- Trượt giá vật liệu xây dựng.
H1 -

- Trượt giá nhân công trực tiếp.

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng

- Thời tiết, khí hậu tại công trình.
- Địa chất thủy văn tại công trình.


+ Giả thuyết thứ 02 (H2): Độ phổ biến hệ thống thông tin quản lý càng kịp
thời và rộng rãi thì biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.

- Về phổ biến quy định về quản
lý đầu tư và xây dựng.

H2 -

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng

- Thông tin về quy hoạch.
- Thông tin về địa chất.

+ Giả thuyết thứ 03 (H3): Độ ổn định của môi trường chính sách càng cao thì
biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.

- Chính sách đầu tư xây dựng.

H3 -

- Chính sách tiền lương.

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng

- Chính sách đấu thầu.

18



+ Giả thuyết thứ 04 (H4): Độ phân cấp thẩm quyền cho Chủ đầu tư càng cao
thì biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.
- Phân cấp phê duyệt dự án.
- Phân cấp phê duyệt thiết kế và dự toán.
- Phân cấp phê duyệt đấu thầu.

H4 -

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng

- Phân cấp phê duyệt điều chỉnh thiết kế.
- Phân cấp phê duyệt thanh quyết toán.

+ Giả thuyết thứ 05 (H5): Độ sẵn sàng về nguồn vốn cung cấp cho dự án càng
cao thì biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.
- Sự kịp thời hoàn tất thủ tục thanh toán.

H5 -

- Sự sẵn sàng của nguồn vốn.
- Sự kịp thời thanh toán khối lượng hoàn

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng

thành.
+ Giả thuyết thứ 06 (H6): Năng lực các các cá nhân tham gia dự án càng cao

thì biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.
- Năng lực cá nhân tư vấn QLDA.
- Năng lực cá nhân tư vấn thiết kế.

H6 -

- Năng lực cá nhân tư vấn giám sát.

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng

- Năng lực cá nhân của nhà thầu thi công.

+ Giả thuyết thứ 07 (H7): Năng lực của nhà thầu chính càng cao thì biến động
tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm.
- Năng lực nhân sự.

H7 -

- Năng lực tài chính.
- Năng lực trang thiết bị kỹ thuật.

19

Biến động tiến độ hoàn
thành dự án xây dựng


+ Giả thuyết thứ 08 (H8): Năng lực của Chủ đầu tư càng cao thì biến động tiến
độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm

- Khả năng phối hợp thực hiện hợp đồng.
- Khả năng am hiểu pháp luật xây dựng.
- Khả năng am hiểu chuyên môn kỹ thuật.
Biến động tiến độ hoàn

- Khả năng ra quyết định theo thẩm quyền.

thành dự án xây dựng

- Khả năng giải quyết rắc rối của dự án.
- Khả năng báo cáo thống kê tình hình dự án.

H8 -

- Khả năng nhận thức vai trò trách nhiệm quản lý.
Mô hình nghiên cứu:
Nhóm yếu tố về môi trường bên ngoài
Nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý
Biến
Nhóm yếu tố về chính sách

động

Nhóm yếu tố về phân cấp quản lý

tiến độ
hoàn

Nhóm yếu tố về nguồn vốn thực hiện


thành
dự án

Nhóm yếu tố về năng lực cá nhân tham gia
Nhóm yếu tố về năng lực của nhà thầu
Nhóm yếu tố về năng lực của Chủ đầu tư
Tóm lại: Bắt đầu từ định nghĩa các khái niệm quan trọng, Chương 2 đã tổng
hợp các nghiên cứu trước cho thấy tiến độ hoàn thành cùng với chi phí và chất lượng
là ba tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự thành công dự án, các nhân tố trực tiếp
ảnh hưởng tiến độ hoàn thành dự án bao gồm: nhóm yếu tố bên ngoài, nhóm yếu tố
năng lực Chủ đầu tư, năng lực các thành viên tham gia dự án, nhóm yếu tố tổ chức,
20


với mức độ ảnh hưởng phụ thuộc nhân tố gián tiếp là các yếu tố đặc trưng của dự án.
Từ đó, kết hợp các quy định pháp luật đối với dự án sử dụng ngân sách nhà nước tại
Việt Nam và ý kiến các chuyên gia để hình thành mô hình lý thuyết cho nghiên cứu
gồm 8 nhóm yếu tố với 32 yếu tố đại diện có khả năng ảnh hưởng đến biến động tiến
độ hoàn thành dự án tương ứng với 8 giả thuyết đã được phát biểu, bao gồm: nhóm
yếu tố về môi trường bên ngoài, nhóm yếu tố hệ thống thông tin quản lý, nhóm yếu
tố về chính sách, nhóm yếu tố về phân cấp quản lý, nhóm yếu tố về nguồn vốn thực
hiện, nhóm yếu tố về năng lực các bên tham gia dự án, nhóm yếu tố về năng lực nhà
thầu và nhóm yếu tố về năng lực của chủ đầu tư.

21


CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế

nghiên cứu, thiết kế thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát, phương pháp thu thập dữ
liệu, số lượng mẫu và khái quát về các công cụ phân tích định lượng được sử dụng.
3.1 Quy trình nghiên cứu:
Từ nghiên cứu của Cao Hào Thi (2006, tr.29), quy trình nghiên cứu thiết kế
như Hình 3.1.
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Điều chỉnh thanh đo, hình thành thang đo
chính thức

- Điều tra phỏng vấn.

-Thảo luận

Nghiên cứu định lượng N = 210
Kiểm định phép đo, Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố EFA, Phân tích hồi quy
Kết luận và đề xuất giải pháp
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

22

Kiểm định giả thuyết


×