Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

lịch sử đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.34 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM QUẢN TRỊ VĂN PHỊNG

TÊN ĐỀ TÀI:
Đường lối kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp của Đảng
và quá trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã phách:………………………………….

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
Trang
A. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
B. Nội dung
I. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau cách mạng

1
1
2
2
3

tháng Tám


II. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực

5

dân Pháp
III. Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm

9

1947 đến năm 1950
C. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

18
19


A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song
nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi vận động thành
lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc-người sáng lập Đảng ta-đã thấy phải có Đảng
cách mạng và Đảng có vững thì cách mạng mới thành công.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (năm 1930) ghi rõ: “Điều cốt yếu trong
sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường
lối chính trị đúng đắn, kỉ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và
từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành”.
Với đường lối chính trị,phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã
phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nước đánh
giặc, phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của

thời đại làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đổ rất
nhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt. Một trong những yếu tố quan trọng
không thể thiếu được để ta đạt thắng lợi trong cuộc đấu tranh đó là đường lối
cách mạng đúng đắn, sáng suốt của Đảng, do đó em xin tìm hiểu đề tài:
“Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng và quá
trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm 1950”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để tập trung làm rõ đường lối kháng chiến mà Đảng ta đã sử dụng
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh giá thành quả
của việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, nhằm rút ra được bài
học cách mạng đúng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
1


quốc. Đồng thời góp phần làm tăng thêm lịng tự hào, tự tôn dân tộc, ý
thức trách nhiệm, biết trân trọng, kế thừa và phát huy tinh thần cách
mạng cha ông ta để lại.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin, em sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp phân tích, tổng hợp để trình bày, lý giải đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp và quá trình tổ chức thực hiện một cách có
luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Đề cao đường lối đúng đắn, vai trò của Đảng trong hai cuộc
kháng chiến từ đó ta thấy được sự cần thiết và quan trọng của Đảng .
Đồng thời tái hiện lại hai cuộc kháng chiến anh dũng, quyết liệt của
quân và dân ta để thấy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm bảo
vệ và giữ gìn quê hương, đất nước của mình.


3


B. NỘI DUNG
I. Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
1. Thuận lợi
- Trong nước:
+ Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ
thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế dộ dân chủ mới.
+ Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng
trong cả nước. Đặc biệt việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng
với bộ máy thống nhất từ cấp trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích
của Tổ quốc, nhân dân.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do,
là trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
- Quốc tế:
+ Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện khu vực và thế
giới có những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam.
+ Liên Xơ trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở
Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô mà đã lựa chọn
con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu
Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao.
2. Khó khăn
- Trong nước:
+ Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non
trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức
nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng.


3


+ Kinh tế Việt Nam tiêu điều, xơ xác, mùa màng thất bát, cơng nghiệp
đình đốn. Nhà máy trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng
vọt. Nền tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng.
+ Các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc
phục ( 95% dân số thất học, mù chữ; nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người
dân chết đói).
“ Tháng năm trong làng đã mùa gặt
Lịng dân sung sướng, thóc mênh mơng
Có người đi lính, hiền như đất
Mùa hạ tưng bừng thương núi sơng”.
( Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội,1972)
+ Ngày 2-9-1945, Pháp trắng trợn gây hấn, bắn vào cuộc mít tinh
mừng ngày độc lập của nhân dân ta ở Sài Gịn-Chợ Lớn.
Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam phải cùng
lúc đối phó với nhiều kẻ thù như vậy. Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo
sợi tóc.
- Quốc tế:
+ Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng một âm mưu mới “chia lại hệ
thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế
giới, trong đó có cách mạng Việt Nam.
+ Việt Nam trở thành đối tượng bị đàn áp, giành giật của các thế lực
Đế quốc và tay sai.
+ Cách mạng ba nước Đơng Dương nói chung và cách mạng Việt
Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức
to lớn và nghiêm trọng.
II. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

4


- Nguyên nhân của cuộc kháng chiến
+ Từ cuối tháng 10-1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng
căng thẳng do nguy cơ một cuộc chến tranh giữa Việt Nam và Pháp tăng
dần. Nhân dân Việt Nam tiếp tục kìm chế, kiên trì thực hiện chủ trương hịa
hỗn và bày tỏ thiện chí hồ bình, nhân nhượng nhằm tìm kiếm con đường
hịa bình bảo vệ, giữ gìn tồn vẹn nền độc lập, tự do của Việt Nam, đồng
thời cố gắng cứu vãn mối quan hệ Việt-Pháp và ngăn chặn một cuộc chiến
tranh nổ ra quá sớm và không cân sức với Pháp.
+ Cuối tháng 11-1946, Pháp mở cuộc tấn cơng vũ trang đánh chiếm
Hải Phịng, Lạng Sơn, tiếp đó đóng chiếm trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương.
Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Pháp tấn công vào các vùng tự do của ta.
+ Ngày 16 và 17-12-1946, quân đội Pháp ở Hà Nội ngang nhiên tấn
công, ném lựu đạn, nổ súng gây đổ máu tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao
thơng cơng chính, phố n Ninh, Hàng Bún của ta.
+ Ngày 18-12, đại diện Pháp ở Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt
mọi liên hệ với Việt Nam, đưa liên tiếp ba tối hậu thư đòi Việt Nam phải giải
tán lực lượng tự vệ chiến đấu, địi độc quyền thực thi nhiệm vụ kiểm sốt,
giữ gìn an ninh, trật tự thành phố.
+ Ngày 19-12, thiện chí hịa bình của Chính phủ và nhân dân Việt
Nam đã bị thực dân Pháp thẳng thừng cự tuyệt.
- Diễn biến
+ Ngày 12-12-1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng
chiến.
+ Ngày 18-12-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp
tại làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)
đề ra chủ trương đối phó và quyết định phát động tồn dân tồn quốc tiến
hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp với tinh thần “thà hi sinh tất cả

chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
+ Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến .
5


+ Bắt đầu từ 20 giờ ngày 19-12-1946, dưới sự chỉ huy của Đảng, quân
và dân Hà Nội ỏ các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra đã đồng loạt nổ súng,
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
+ 20 giờ 3 phút tại Hà Nội, pháo đài Láng bắn lọat đại bác đầu tiên
vào thành Hà Nội.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra liên tục suốt 60 ngày đêm khói lửa. Nhiều
trận đánh ác liệt, giằng co, quyết tử, một mất một còn giữa ta và Pháp là tiêu
biểu cho tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của qn dân cả nước.

Hình 2.1 Qn và dân Thủ đơ lập chốt chiến đấu tại
khu vực chợ Đồng Xuân.
+ Ngày 17-2-1947, Trung đồn Thủ đơ và các lực lượng qn sự đã
chủ động rút lui ra ngoài thành phố, lên chiến khu an toàn để củng cố, bảo
toàn và phát triển lực lượng kháng chiến lâu dài.
+ Ở các đia phương khác, quân và dân ta cũng đồng loạt nổ súng tấn
cơng vào các vị trí đóng qn của địch trong các đô thị, ngăn chặn địch trên
các tuyến giao thông, đánh phá các cơ sở hạ tầng chiến tranh của địch.

6


Hình 2.2 Quân dân Hà Nội chiến đấu trên đường phố
2. Quá trình hình thành và đường lối kháng chiến
 Q trình hình thành

- Dựa trên thực tiễn đối phó với những âm mưu, thủ đoạn của thực dân
Pháp, Đường lối kháng chiến của Đảng đã được hình thành và hoàn chỉnh.
- Trong chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945, Đảng ta đã
xác định kẻ thù chính và nguy hiểm nhất của dân tộc là thực dân Pháp.
- Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể
hiện tập trung trong các văn kiện: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25-111945), Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946), Chỉ thị Toàn dân kháng
chiến (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19-12-1946)…
 Nội dung đường lối
- Mục tiêu của cuộc kháng chiến:
+ Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược.
+ Giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn.
+ Vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hịa bình thế giới.
- Tính chất kháng chiến
+ Tính chất dân tộc giải phóng: Cuộc kháng chiến mà Đảng phát động
có mục đích giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ từ tay thực dân Pháp, là một
cuộc chiến tranh chính nghĩa.
7


+ Tính chất dân chủ mới: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một
cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hịa bình nhằm loại bỏ
chế độ thực dân đô hộ trước kia.
- Phương châm tiến hành kháng chiến:
+ Kháng chiến toàn dân: Thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ,
mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận. Huy động lực
lượng toàn dân tộc để kháng chiến chống Pháp.
+ Kháng chiến toàn diện: Đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận,
cả về chính trị, văn hóa, kinh tế, tư tưởng, ngoại giao, quân sự.
+ Kháng chiến lâu dài: Chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh

của Pháp nhằm phát huy tất cả lợi thế “thiên trời, địa lợi, nhân hịa”, chuyển
hóa yếu thành mạnh, đánh thắng địch.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: Phải lấy nguồn nội lực của
dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn có của nhân dân ta
làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân.
Trên cơ sở đó, để tìm kiếm và phát huy cao độ, có hiệu quả sự ủng hộ, giúp
đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều kiện. Lấy độc lập, tự chủ về
đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.
 Lời kêu gọi tàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng
là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn
Đảng, toàn dân, tồn qn ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ,
hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan
trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
III. Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
1. Giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1948
- Xây dựng lực lượng:
+ Tổng số đảng viên toàn Đảng tăng lên đến hơn 70000 người.
+ Bộ đội chính quy phát triển lên hơn 12 vạn quân được biên chế
thành 57 trung đoàn và 20 tiểu đoàn độc lập.
+ Lực lượng dân quân tự vệ đã phát triển lên hơn 1 triệu người.
8


+ Trang bị vũ khí được cải thiện (khoảng 3 vạn khẩu súng, hơn 20
công xưởng sửa chữa, sản xuất vũ khí thơ sơ).
+ Lực lượng cơng an được thống nhất tổ chức trong toàn quốc, hoạt
động cả trong vùng địch hậu và vùng tự do.
- Kinh tế: Đảng tiếp tục đẩy mạnh phong trào gia tăng sản xuất, tự cấp,
tự túc lương thực.

- Văn hóa: Duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy và học của các
trường phổ thông các cấp.
- Xã hội: Đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan, Miến Điện (nay là Myanmar),
cử các đại diện đi dự hội nghị quốc tế.
 Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947
- Bối cảnh:
+ Sau khi chiếm được các đô thị và một số tuyến đường giao thông
quan trọng, thực dân Pháp bắt đầu gặp khó khăn do chiến tranh kéo dài và
thiếu quân.
+ Tháng 03/1947, Chính phủ Pháp triệu hồi Đắc-giăng-li-ơ và cử Bôléc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Bô-léc đã đưa ra kế hoạch như
sau: Xúc tiến việc thành lập chính quyền bù nhìn Bảo Đại.
+ Chuẩn bị tấn cơng vào căn cứ Việt Bắc để:Tiêu diệt cơ quan đầu não
kháng chiến của ta.Tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta.Khoá chặt biên giới
Việt – Trung.
+ Sau khi giành thắng lợi, Pháp sẽ đẩy mạnh thành lập chính quyền
bù nhìn trên tồn quốc và kết thúc chiến tranh.
- Chủ trương của Đảng:
+ Ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị
phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp, nêu rõ quyết tâm của quân
và dân ta.

9


+ Vạch ra thế yếu của địch và đề ra nhiệm vụ quân sự cho các chiến
trường.
+ Chặt đứt giao thông, bao vây không để địch tiếp tế cho nhau.
+ Tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân, đồng loạt đánh địch trên tất cả
các hướng tấn công của chúng.
- Diễn biến:

Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay hiện
có ở Đơng Dương tấn cơng lên Việt Bắc:
+ Một bộ phận nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới.
+ Một binh đồn bộ binh tấn cơng từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, sau đó
chia một bộ phận theo đường số 3 xuống Bắc Cạn.
Ngày 9/10/1947, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ từ
Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, bao vây Việt Bắc từ
phía Tây. Pháp dự định sẽ khép hai gọng kìm này lại tại Đài Thị.

10


Hình 3.1 Bộ đội pháo binh Sơng Lơ trong chiến dịch Việt Bắc
Thu-Đông

Quân ta phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp:
+ Ở Bắc Cạn, ta bao vây tập kích qn nhảy dù của Pháp.
+ Ở sơng Lơ, ta phục kích địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, Khoan Bộ,
bắn chìm nhiều tàu chiến và canơ của chúng.
+ Trên đường số 4, ta tập kích mạnh quân Pháp và giành thắng lợi lớn
ở đèo Bông Lau, cắt đôi đường số 4.
Đồng thời với cuộc phản công ở Việt Bắc, quân dân cả nước đã đấu
tranh chính trị, vũ trang hưởng ứng, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để
đối phó. Sau hơn 2 tháng chiến đấu, ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân
Pháp đã rút khỏi Việt Bắc.
- Kết quả:
+ Ta đã đánh bại thực dân Pháp, loại khỏi vòng chiến 6000 tên địch,
bắn hạ 16 máy bay, 11 tàu chiến và nhiều phương tiện chiến tranh khác.
+Ta đã bảo toàn được cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến.
+ Đánh bại âm mưu, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân

Pháp.
2. Giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1950
- Kinh tế: Nhiều loại hàng hóa cần thiết cho đời sống của bộ đội và nhân
dân được sản xuất và tự cấp, tự túc kịp thời (vải vóc, giấy, thuốc chữa bệnh,
nơng cụ...).
- Văn hóa:
+ Hội nghị Văn hóa tồn quốc được tổ chức (7-1948) đã nhất trí thơng
qua đường lối, phương châm xây dựng nền văn hóa mới mang tính dân tộc,
khoa học, đại chúng.

11


+ Tàn tích văn hóa thực dân, phong kiến từng bước được xóa bỏ, hình
thành các giá trị văn hóa mới.
+ Công tác cải cách nền giáo dục quốc gia cũng thu đuuợc những kết
quả tích cực.
- Xã hội: Các ngành, các giới, các đoàn thể phát động rộng rãi, mạnh mẽ
và tổ chức sâu rộng nhiều cuộc vận động thi đua ái quốc theo Lời kêu gọi
Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11-6-1948).
- Ngoại giao:
+ Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng quan hệ
ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
+ Với Lào và Campuchia, Đảng chủ trương mở rộng mặt trận LàoMiên, thắt chặt tình đồn kết chiến đấu để giúp bạn và cùng bạn chiến đấu.
- Quân sự:
+ Tháng 11-1949, Hồ Chí Minh kí ban hành Sắc lệnh về nghĩa vụ
quân sự. Lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân
qn du kích) được phát triển nhanh chóng và trưởng thành về mọi mặt, số
lượng bộ đội tăng lên 23 vạn người, số dân quân tự vệ và du kích lên đến 3
triệu người.

+ Miền Bắc: Trong vùng bị tạm chiếm, Đảng chỉ đạo tiếp tục phát
triển mạnh chiến tranh du kích để “biến hậu phương của địch thành tiền
phương của ta”. Tại nhiều địa phương quân và dân ta đã phối hợp với hiệp
đồng chiến đấu, tổ chức đánh phục kích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và
giành thắng lợi giịn giã, điển hình như: trận La Ngà (3-1948), Tầm Vu (41948), Trân Đồng Dương (4-1948), trận Nghĩa Lộ (3-1948).
+ Miền Nam: Là nơi địch thực hiện chiến thuật mạng nhện, xây dựng
hệ thống tháp canh dày đặc và đã gây cho ta nhiều khó khăn. Mặt trận khu
VIII, ta mở chiến dịch Cầu Kè-Trà Vinh (4-1949), đánh vây đồn, diệt viện
và thu được thắng lợi to lớn.
 Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950
12


- Âm mưu của thực dân Pháp:
Không giành được thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông
1947, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách “dùng người Việt
đánh người Việt và lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” để đánh lâu dài với ta:
+ Xây dựng và phát triển lực lượng Việt gian.
+ Tăng cường mở rộng các vùng tự do và bình định các vùng tạm
chiếm.
+ Thực hiện các chính sách “Đốt sạch, phá sạch, cướp sạch” và chiến
dịch “phá lúa” để vơ vét của cải gây khó khăn cho ta.
- Chủ trương của Đảng: Để đối phó với những âm mưu của thực dân
Pháp, Đảng và Chính phủ chủ trương: Một mặt, phát động chiến tranh du
kích ở các vùng bị tạm chiếm nhằm tiêu hao sinh lực địch; mặt khác, đẩy
mạnh củng cố chính quyền, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, giáo
dục, y tế... ở các vùng tự do để tạo sức mạnh phục vụ cho kháng chiến.
- Bối cảnh:
Tiếp theo những thắng lợi trong giai đoạn sau năm 1947 đến trước
năm 1950, lực lượng cách mạng Việt Nam tiếp tục gặp những điều kiện

thuận lợi mới:
+ Ngày 01/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa ra đời, sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Từ tháng 01/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ
ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

13


+ Tháng 6/1950, Ủy Ban dân tộc giải phóng Campuchia thành lập và
tháng 8/1950 Chính phủ kháng chiến Lào cũng ra đời đã gây khó khăn cho
thực dân Pháp trên tồn cõi Đơng Dương.
Trước tình hình đó, Mỹ đã giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh. Ngày 91-1950, 3000 sinh viên Sài Gịn biểu tình, Trần Văn Ơn hi sinh, Ngày 19-31950, hơn 500.000 người dân Sài Gịn biểu tình chống Mỹ khi Mỹ đưa tàu
chiến tới Cảng Sài Gòn.
Thực dân Pháp đã thông qua Kế hoạch Rơ-ve với 3 hoạt động cơ bản
như sau:
+ Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khoá chặt biên
giới Việt – Trung.
+ Thiết lập một “hành lang Đông – Tây” (Hải Phịng – Hà Nội – Hịa
Bình – Sơn La) để cô lập căn cứ Việt Bắc.
+ Chuẩn bị tấn công lên căn cứ Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ
quan đầu não Việt Minh và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Diễn biến:
Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở một
chiến dịch quân sự lớn tiến công địch dọc tuyến biên giới Việt-Trung thuộc
hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn nhằm:
+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lục địch.
+ Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
+ Tạo hành lang mở rộng quan hệ thông thương với Trung Quốc và

các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển lên một giai
đoạn mới.

14


Chuẩn bị cho chiến dịch, ta huy động hơn 120.000 dân công, vận
chuyển đến chiến trường 4.000 tấn lương thực, súng đạn...
Sáng 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê, đến ngày
18/9/1950 ta tiêu diệt hồn tồn Đơng Khê làm cho Cao Bằng bị cô lập và
Thất Khê bị uy hiếp.

Hình 3.2 Bộ đội ta tiến vào giải phóng Đông Khê
Thực dân Pháp đã lên kế hoạch rút khỏi Cao Bằng bởi một “cuộc
hành quân kép”: Đưa quân đánh Thái Nguyên buộc ta phải đối phó, đồng
thời đưa lực lượng từ Thất Khê đánh lên Đông Khê và rút quân ở Cao Bằng
theo đường số 4 tiếp đánh Đông Khê.
Đoán biết ý đồ của Pháp, ta cho quân mai phục và đánh bại cánh quân
tiếp viện từ Thất Khê lên và cả cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đồng thời, ta
đập tan cuộc hành quân tấn công lên Thái Nguyên của địch.

15


Trong khi chiến dịch diễn ra, quân và dân cả nước đã phối hợp tấn
công, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó, khơng thể chi viện cho
chiến trường Biên giới.
- Kết quả:
+ Cuộc chiến đấu anh dũng và quyết liệt của quân dân ta diễn ra

không nghỉ trong 30 ngày đêm liên tục, từ ngày 16-9 đến ngày 17-10-1950
và đã giành được thắng lợi to lớn, “đạt được mục tiêu chiến dịch, kết thúc
thời kì chiến đấu trong vòng vây”.
+ Quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 8300 tên địch, thu hơn 3000
tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Hình 3.3 Quân ta thu được vũ khí của Pháp trong chiến dịch
+ Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và khơng cịn bị bao vây cô lập.
+ Chiến thắng này đã mở ra một cục diện mới, đưa cuộc kháng chiến
chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn.

16


KẾT LUẬN
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng lãnh đạo Nhà
nước và trở thành Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, bảo
vệ Nhà nước dân chủ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng, xây dựng
chế độ mới, cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo
cuộc kháng chiến ở Nam Bộ chống sự xâm lược của thực dân Pháp (19451946). Đảng đề ra đường lối kháng chiến toàn quốc, tồn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính và chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn quốc từ tháng 121946, đánh bại các kế hoạch chiến tranh lớn của thực dân Pháp.
Với đường lối kháng chiến đúng đắn, vận dụng lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin về chiến tranh cách mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, kế thừa
truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, Đảng đã phát triển phong phú
các hình thức chiến tranh nhân dân, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự
Việt Nam, kết hợp kháng chiến với kiến quốc đã đưa kháng chiến đến thắng
lợi.

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2019.
2. Huỳnh Văn Hậu, TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: Đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta,
12/6/2017.
3. Gia Hòa, Tiểu luận: Đường lối chống thực dân Pháp xâm lược và xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954), 10/12/2013/
4. Dương Tấn Tài, Tiểu luận đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược 1945-1954, 21/5/2018.
5. Những hình ảnh về Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947,
/>%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+v%E1%BB%81+chi%E1%BA
%BFn+d%E1%BB%8Bch+vi%E1%BB%87t+b%E1%BA%AFc+thu+
%C4%91%C3%B4ng+1947&sxsrf=ALeKk00E80vEwZrkA6CoJuq8qZ
zip1V9kA:1623318598169&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ah
UKEwiqrZqD5Yz
6. Vietnam+, Những hình ảnh q về Chiến dịch Biên giới Thu Đơng
1950, 30/9/2020.
18


19



×