Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh thanh hóa năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 80 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

ĐỖ XUÂN SƠN

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN
THỰC PHẨM TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Mã số

: 8540101

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Đặng Thị Thanh Quyên
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Vũ Phương Lan
Hà Nội, 2021
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn đều mang
tính khách quan, trung thực và chính xác.
Do vốn kiến thức cịn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi các thiếu
sót, tơi thực sự rất mong nhận được sự thơng cảm và chỉ bảo tận tình của các Thầy,
Cơ và các bạn bè, đồng nghiệp sau khi đọc luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2021

HỌC VIÊN

ĐỖ XUÂN SƠN

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là sự ủng
hộ, chia sẻ cũng những thành viên trong gia đình tơi.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Thị Thanh
Quyên- Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công
nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện và hồn thành ḷn văn này.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Vũ Phương Lan, các
thầy cô giáo công tác tại Khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Kinh tế Kỹ
thuật Công nghiệp, cùng các cô, chú, anh, chị tại Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện.
Tôi xin cảm ơn chủ cơ sở và người sản xuất tại 22 cơ sở sản xuất thực phẩm
chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện ḷn văn.
Xin cảm ơn tập thể lớp cao học cơng nghệ thực phẩm khóa 2019 – 2021 đã
động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành tốt khóa học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2021

HỌC VIÊN

ĐỖ XUÂN SƠN

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .............................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Tổng quan về Thực phẩm chức năng ..................................................... 3
2.2. Thực trạng sản xuất Thực phẩm chức năng ........................................... 4
2.3. Thực trạng sử dụng Thực phẩm chức năng............................................ 7
2.4. Cơ sở pháp lý của việc sản xuất Thực phẩm chức năng ...................... 17
2.5. Điều kiện sản xuất Thực phẩm chức năng ........................................... 17
2.5.1. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 18
2.5.2. Thiết bị dụng cụ trong sản xuất ......................................................... 20
2.5.3. Hồ sơ pháp lý .................................................................................... 21

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 24
3.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................ 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 24
3.3.2. Cách chọn mẫu .................................................................................. 24
3.3.3. Biến số và các chỉ số nghiên cứu ...................................................... 25
3.3.4. Công cụ thu thập số liệu .................................................................... 28

iv


3.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 28
3.4.1. Đánh giá thực trạng điều kiện sản xuất tại các cơ sở ........................ 28
3.4.2. Đánh giá kiến thực và thực hành của chủ cơ sở và người sản xuất trực
tiếp ............................................................................................................................. 29
3.5. Xử lý và phân tích số liệu..................................................................... 29
3.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 31
4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu ................................... 31
4.2. Kiến thức và thực hành của người sản xuất Thực phẩm chức năng .... 33
4.3. Kiến thức và thực hành của chủ cơ sở/người quản lý ............................ 41
4.4. Điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng, dụng cụ, trang thiết bị của cơ sở sản xuất
Thực phẩm chức năng ..........................................................................................45
4.5. Nguồn nước trong sản xuất TPCN ....................................................... 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 50
5.1. Kết luận ................................................................................................ 50
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................
PHỤ LỤC 2 .....................................................................................................
PHỤ LỤC 3 .....................................................................................................
PHỤ LỤC 4 .....................................................................................................
PHỤ LỤC 5 .....................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

Tên tiếng anh

TPCN

Thực phẩm chức năng

BHLĐ

Bảo hộ lao động

CODEX

Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm
quốc tế


GMP

HACCP

Hệ thống các tiêu chuẩn thực

Good Manufacturing

hành sản xuất tốt

Practices

Hệ thống phân tích mối nguy và

Hazard Analysis and

kiểm soát điểm tới hạn

Critical Control Point
System

ISO 22000

Bộ tiêu chuẩn về an toàn thực

International Organization

phẩm của Tổ chức tiêu chuẩn hóa for Standardization
quốc tế

KSK

Khám sức khỏe

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

PGTP

Phụ gia thực phẩm

TPBVSK

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

VFA

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

XNKT

Xác nhận kiến thức

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi


Word Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Biến số và các chỉ số nghiên cứu ................................................ 25
Bảng 4.1. Thông tin chung của các đối tượng nghiên cứu ......................... 31

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống thiết bị cơ tuần hồn áp suất giảm ............................... 20
Hình 2.2. Hệ thống nồi chiết đa năng.......................................................... 21
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ người sản xuất về thực phẩm và nguyên
nhân gây ngộ độc thực phẩm biết kiến thức của 22 cơ sở sản xuất TPCN. 33
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ số biết kiến thức của người sản xuất về yêu cầu
vệ sinh và mang mặc trang phục bảo hộ lao động trong 22 cơ sở sản xuất
TPCN ........................................................................................................... 35
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nhận thức về phụ gia thực phẩm của người
sản xuất trong 22 sản xuất TPCN................................................................ 37
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ người sản xuất TPCN hiểu biết kiến thức về
an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ trong 22 cơ sở sản xuất
TPCN. .......................................................................................................... 39
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ người sản xuất trong thực hành ATTP của
22 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ..................................................... 40
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chủ cơ sở/người quản lý biết kiến thức về
các vấn đề liên quan đến điều kiện sản xuất của 22 cơ sở sản xuất thực
phẩm chức năng .......................................................................................... 42
Hình 4.7. Đồ thị biểu diến tỷ lệ chủ cơ sở/người quản lý biết kiến thức về
yếu tố con người tại 22 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng .................... 43

Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chủ cơ sở/ người quản lý của 22 cơ sở sản
xuất TPCN trong thực hành ATTP ............................................................. 44
Hình 4.9. Đồ thị biểu diến tỷ lệ tuân thủ điều kiện cơ sở vật chất của 22 cơ
sở sản xuất TPCN ........................................................................................ 46
Hình 4.10. Đồ thị biểu hiện điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở.................. 47
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn thực trạng nguồn nước sử dụng tại cơ sở. ...... 48

viii


ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của đất nước đang ngày càng
phát triển, do đó thu nhập của người dân ngày càng được gia tăng, đời sống cũng
ngày càng phát triển. Mức sống được nâng lên dẫn đến nhu cầu của người dân
được ăn ngon mặc đẹp cũng tăng lên. Đặc biệt họ chú trọng hơn đến vấn đề sức
khỏe của bản thân cũng như gia đình. Xuất phát từ nhu cầu đó, các nhà khoa học
đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của
cơ thể con người, giúp cho cơ thể thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm
nguy cơ mắc bệnh, đó là Thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng bao gồm: thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học. Bên cạnh những sản phẩm Thực phẩm chức
năng được sản xuất đảm bảo chất lượng vẫn cịn tình trạng vi phạm các quy định
của pháp luật trong quá trình sản xuất thực phẩm chức năng.
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, dân số đơng, do đó, nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) tương đối cao.
Ngoài những sản phẩm được sản xuất đảm bảo quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất

lượng vẫn cịn tồn tại tình trạng một số cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vì chạy
theo lợi nhuận mà vi phạm các quy định của pháp luật về an tồn thực phẩm trong
q trình sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng
hơn là tính mạng và thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến tương lai con người. Nhằm
đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất Thực phẩm
chức năng, giúp người tiêu dùng có những sự lựa chọn tốt nhất cũng như giúp các
nhà quản lý có những biện pháp quản lý phù hợp với tình hình hiện nay, tơi lựa
chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các
cơ sở sản xuất Thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình thực trạng đảm bảo an tồn thực phẩm của 22 cơ sở sản
xuất thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Phụ lục 1). Từ đó đề xuất

1


một số biện pháp nhằm cải thiện, nâng cấp những cơ sở chưa đủ điều kiện đạt tiêu
chuẩn thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe (GMP) để đạt được tiêu
chuẩn. Đồng thời đề xuất biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản
xuất thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: góp phần xây dựng phương pháp quản lý tốt chất lượng sản
phẩm thực phẩm chức năng.
Ý nghĩa thực tiễn:
 Đánh giá điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản
xuất, dựa vào đó đưa ra các giải pháp giúp cơ sở sản xuất có các cải tiến,
thay đổi quy trình cơng nghệ để phù hợp với các quy định của pháp luật
hiện hành.
 Đánh giá chất lượng nguồn lao động tại các cơ sở tiến hành nghiên cứu, từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức, năng lực thực hành của chủ cơ

sở/quản lý và người trực tiếp sản xuất.
 Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về TPCN cho tỉnh Thanh Hóa.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về Thực phẩm chức năng
Theo Luật An toàn thực phẩm, Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng
để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng
sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm Thực phẩm bổ sung, Thực
phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học [1].
Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
An toàn thực phẩm đã định nghĩa cụ thể:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement)
là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày
nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm
nguy cơ mắc bệnh. Thức phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc
hỗn hợp các chất sau:
 Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có
hoạt tính sinh học khác.
 Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật
dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
 Các nguồn tổng hợp của những chất trên.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang,
viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác,
được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ [2].
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho
mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại
thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để

điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của
nhân viên y tế [2].
3. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses)

3


dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định
của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế
biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về
chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể
của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành
phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có [2].
2.2. Thực trạng sản xuất Thực phẩm chức năng
Trong những năm gần đây, TPCN đã trở thành một cụm từ khá thông dụng
trong đời sống hàng ngày. Thực tế, những sản phẩm này đã đem lại khơng ít lợi
ích cho người tiêu dùng trong việc dự phòng và hỗ trợ trị liệu bệnh tật. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập. Trong số hơn 4190 loại TPCN (thống
kê thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam năm 2017) có nguồn gốc ngoại
nhập hoặc sản xuất nội địa, không thể thống kê hết những sản phẩm mà cơng dụng
của nó đã bị thổi phồng một cách quá đáng không đúng với hồ sơ đăng ký, thậm
chí nhiều loại được quảng cáo như một thần dược, có khả năng trị được tất cả các
bệnh. Trong khi đó, giá bán lại q cao thơng qua cơ chế bán hàng kiểu đa cấp.
Điều này hết sức nguy hại, bởi lẽ nó gây hại người tiêu dùng do trình độ nhận thức
có hạn dẫn đến tự ý từ bỏ thuốc đặc trị đang dùng chuyển sang sử dụng TPCN gây
ra bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí gây ra những tai biến khơng đáng có, ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như kinh tế người tiêu dùng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là một ngành công nghiệp
đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Số sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường
tăng nhanh theo từng năm.

Năm 2014 có 1.062 sản phẩm mới đăng ký, năm 2015 có 10.493 sản phẩm
mới đăng ký, từ đầu năm 2016 đến 30/9/2016 có 8.008 sản phẩm mới đăng ký,
trong đó có 4.855 sản phẩm sản xuất trong nước (chiếm 60%) và 3.153 sản phẩm
nhập khẩu (chiếm 40%).
Nếu như cách đây 10 năm, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản
phẩm thực phẩm chức năng thì tính đến năm 2016, cả nước đã có gần 4.000 doanh

4


nghiệp sản xuất và nhập khẩu thực phẩm chức năng, trong đó có 837 cơ sở sản
xuất trong nước với hơn 20.000 sản phẩm đã được công bố. Các sản phẩm cũng
hết sức đa dạng, thành phần cấu tạo hết sức phức tạp. 60 – 65% thực phẩm chức
năng được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả (giả
về chất lượng, giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc xuất xứ) đang diễn biến phức
tạp.
Năm 2015, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm
liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, điển
hình như vụ thu giữ 20 tấn thực phẩm chức năng giả, có nhiều thành phần khơng
đúng như doanh nghiệp công bố tại thành phố Hà Nội và thu giữ 12 tấn thực phẩm
chức năng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần lớn các hàng giả, kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc qua đường
tiểu ngạch. Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc
xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm giả này được bán ra thị trường với
giá cao hơn hàng thật.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức
năng không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự
thật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; sản xuất thực phẩm chức năng
khơng đảm bảo vệ sinh.

Vì vậy, Bộ Y tế xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh
doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm chấn
chỉnh và quản lý tốt hơn thị trường thực phẩm chức năng.
Đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế, xã hội và chính trị. Hàng chục triệu người đã
và sẽ còn có nguy cơ nhiễm bệnh, hàng trăm ngàn người tử vong… và con số tử
vong còn đang kéo dài. Khủng hoảng kinh tế, y tế và nhân đạo lan ra toàn cầu, các
chính phủ vật lộn với khó khăn mà theo nhiều chuyên gia phải tới cuối năm 2021
dịch mới có thể khống chế được, cịn hệ lụy thì vơ cùng lớn.

5


GDP toàn cầu chứng kiến phát triển âm, chuỗi cung ứng đổ gãy, các cơng
ty phá sản, chứng khốn sụt giảm, thất nghiệp hàng loạt… các tổ chức uy tín như
WHO cũng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và dự báo sẽ còn rất lâu mới phục
hồi lại đà tăng trưởng như trước khi đại dịch Covid 19 xảy ra.
Tuy nhiên, trong thách thức nghiêm trọng như vậy xảy ra cho nền kinh tế,
vẫn cịn có nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh ít bị ảnh hưởng thậm chí vẫn tăng
trưởng dù tốc độ có chậm hơn như ngành Thực phẩm chức năng, dược phẩm, thiết
bị y tế (máy thở, dụng cụ sát khuẩn, đồ bảo hộ, khẩu trạng, test thử, vắc xin…) và
đặc biệt, việc kinh doanh trên mạng, bán hàng online lại phát triển với tốc độ cao.
Kinh doanh online và cộng đồng (kinh tế chia sẻ) là xu hướng của nền công nghiệp
4.0 đã chứng tỏ sức mạnh và tính ưu việt, đặc biệt trong đại dịch Covid 19, các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã phát triển rất nhanh.
Vậy điều gì khiến ngành TPCN vẫn phát triển với tiềm năng còn rất lớn?
Đó là vì TPCN đã giúp cho cộng đồng các lợi ích lớn lao về sức khỏe, đặc biệt
làm tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính. Hơn
nữa, ngành TPCN phát triển dựa trên nền cơng nghiệp 4.0, cộng đồng , đa cấp, hệ
thống các hiệu thuốc… rất đa dạng về kênh bán hàng, kênh quảng cáo, tiếp thị nên

TPCN ngày càng phát triển. Theo thống kê của VFA năm 2019, toàn bộ thị trường
Việt Nam có tổng doanh số ngành TPCN gần 6 tỷ USD (TPCN là khái niệm bao
gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực
phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt). Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường
TPCN ngày càng nhiều, góp phần vào GDP của đất nước, do tính chất đặc thù
ngành TPCN tạo ra số việc làm rất lớn do chuỗi giá trị dài (từ R&D, nuôi trồng,
thu hái, chế biến, sản xuất, lưu thông, quảng cáo…) và là sinh kế của các hộ nghèo,
hộ vùng sâu vùng xa. Ngành TPCN cịn có nền tảng là sự phát triển của cơng nghệ
như công nghệ sinh học (các hoạt chất như Delta-immne tăng miễn dịch,
Nattokinase phá cục máu đông, Lunasin chống ung thư…hay công nghệ nano,
Phytosome, Lyposome, công nghệ chiết suất, công nghệ bảo quản sau thu
hoạch…). Việc ứng dụng công nghệ cao vào TPCN tạo đột phá về chất lượng,

6


hình thức mẫu mã, cùng với sự thơng thống về chính sách, hành chính của cơ
quan chức năng đã làm ngành TPCN trở thành một trong những ngành hot nhất
hiện nay.
Các mơ hình kinh doanh truyền thống đã gặp phải thách thức vô cùng lớn,
các doanh nghiệp phải chuyển đổi, tái cơ cấu để bắt kịp thị trường, bắt kịp xu thế
do đó sự chuyển đổi sang doanh nghiệp số là yếu tố bắt buộc, yếu tố tiên quyết.
Mỗi một sản phẩm phải cố gắng để tạo thương hiệu riêng mà trong đó đầu tiên là
tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hàm lượng R&D cao (chiếm ít nhất 5% giá thành). Sắp
tới đây, cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp tự xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng (bên cạnh tiêu chuẩn an tồn đã có hướng dẫn). Nghĩa là sản phẩm phải
có PMF – Product Master File giống tiêu chuẩn dược phẩm (bao gồm tiêu chuẩn,
phương pháp kiểm nghiệm, thử độc tính, độ ổn định, quy trình sản xuất, QA, QC
và nguyên liệu Material Safety Data Sheet…)
Việc các doanh nghiệp sản xuất TPBVSK phải đạt GMP đã giúp nâng cao

chất lượng sản phẩm, tăng uy tính trong cộng đồng. Được biết, sắp tới đây Hội các
sản phẩm thiên nhiên chuẩn bị ra mắt bộ chứng nhận xuất xứ sản phẩm thiên nhiên
cũng sẽ góp phần nâng cao vị thế cho ngành TPCN Việt Nam và hướng tới hội
nhập vào ngành TPCN thế giới.
Các sản phẩm phải có hàm lượng các hoạt chất cấu thành có nguồn gốc tự
nhiên (động vật, thực vật, khoáng vật, hoạt chất sinh học…) từ ít nhất 60% trở lên
mới được chứng nhận là sản phẩm thiên nhiên. Tất nhiên, quy trình đánh giá để
cấp chứng nhận rất đầy đủ, rất khoa học và cũng làm nổi bật được thương hiệu
cho sản phẩm được chứng nhận. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh TPCN bứt phá và tăng tốc.
2.3. Thực trạng sử dụng Thực phẩm chức năng
TPCN là loại thực phẩm không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản
mà cịn chứa một số thành phần khác có tác dụng hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể, tạo ra tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy
cơ gây bệnh [1]. Loại TPCN được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở

7


dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với hàm lượng lớn. Tiếp đó là nhóm
thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử
dụng để làm tăng hàm lượng những chất có lợi. Có thể dễ dàng nhận biết những
TPCN ở dạng tự nhiên được sử dụng hàng ngày. Với những sản phẩm TPCN,
người tiêu dùng phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện đã được
kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những cơng ty có uy tín).
Trên thực tế, có nhiều loại TPCN khơng ghi đầy đủ những thơng tin xác nhận có
lợi cho sức khỏe sức khỏe con người. Mặt khác, cũng có một số thủ thuật của nhà
sản xuất, ví dụ như các TPCN gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” để tránh được quy
định của cơ quan kiểm duyệt, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một
số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường…

để bán ở dạng TPCN. Bởi vậy, người tiêu dùng nhiều khi không nhận biết mức độ
tin cậy của sản phẩm. Hội đồng Khoa học và Sức khỏe của Mỹ đã tiến hành phân
loại các TPCN thành từng nhóm như: nhóm có bằng chứng đáng tin cậy; nhóm có
bằng chứng đủ độ tin cậy; nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải; nhóm có bằng
chứng chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu thêm và nhóm cịn tranh cãi nhiều để người
sử dụng tìm hiểu và lựa chọn. Ở nước ta, điều này chưa được thực hiện một cách
rõ ràng, các TPCN đang trong tình trạng sản xuất tự do mà khơng biết sản phẩm
thơng tin chính xác của từng loại sản phẩm.
Hiện nay, vẫn cịn tình trạng người tiêu dùng sử dụng TPCN không tuân
thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ hoặc những người có chun mơn, họ sử dụng
với quan niệm “nếu sử dụng sẽ có lợi cho sức khỏe”. Tuy nhiên, có nhiều loại
hồn tồn khơng nguồn gốc và chất lượng đảm bảo. Do đó, nồng độ/hàm lượng
của các hoạt chất tác dụng tốt cho sức khỏe trong sản phẩm có thể cao hơn trong
các sản phẩm so với thức ăn hàng ngày gây ra những tác dụng phụ khơng mong
muốn. TPCN cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng sản phẩm kém chất
lượng, gây dị ứng cho người tiêu dùng và nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến mẫn cảm
với các thành phần của sản phẩm. Theo quan điểm của con người, TPCN là thực
phẩm nên nếu uống nhiều cũng khơng có vấn đề từ đó dẫn tới việc tự ý sử dụng

8


q nhiều khi thấy khơng có hiệu quả, đây là một vấn đề đáng quan tâm.
Mạng xã hội phổ biến đã khiến việc mua bán các sản phẩm cả trong và
ngoài nước trở nên dễ dàng. Mua hàng qua mạng rất tiện lợi những cũng có điểm
bất lợi là “khơng thể kiểm tra hàng hóa cần mua”, “khơng xác nhận được thơng
tin trên hàng hóa”. Có rất nhiều sản phẩm TPCN vi phạm pháp luật đã và đang
được mua bán trái phép qua mạng (Kim Thạch Đan, Mãnh Lực, Đại Kiện Can,
MegaSleep…).
Do các cơ quan chức năng chưa thể để điều tra toàn diện việc bán hàng qua

mạng nên vẫn có những sản phẩm được bán ra với quảng cáo sai sự thật, lừa dối
người tiêu dùng. Ví dụ, “sản phẩm có thể tăng chiều cao thêm 10cm dù đã qua độ
tuổi trưởng thành” là những chuyện hồn tồn khơng thể có nhưng vẫn được quảng
cáo. Đối với những sản phẩm có cơ sở sản xuất và chất lượng đã được kiểm định
thì việc mua bán khá dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm
không nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo gây ra khá nhiều vấn đề quan ngại.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng với đời
sống, dân trí ngày một nâng cao, người dân ngành càng ý thức nhiều hơn với sức
khỏe của mình. Nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân từ đó cũng
gia tăng. Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia cho rằng như
cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành xu hướng
tương lai.
Theo thống kê của ngành y tế, số lượng TPCN đưa vào lưu thơng trên thị
trường có xu hướng tăng lên rất rõ rệt, cả về nhập khẩu cũng như sản xuất trong
nước. Tính đến 2013, chỉ riêng số lượng danh mục các sản phẩm sản xuất trong
nước chúng ta đã có trên 2300 sản phẩm chiếm khoảng 40% tổng số sản phẩm lưu
hành. Với năng lực sản xuất như vậy, hàng năm nhu cầu về nguyên liệu cho sản
xuất thực phẩm chức năng của Việt Nam là khoảng từ 50.000 đến 70.000 tấn.
Hãng nghiên cứu thị trường Euromanitor tin tưởng rằng sự phát triển của
ngành thực phẩm chức năng thời gian qua đã chỉ ra rằng thị trường này sẽ tăng
trưởng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng mỗi năm lên đến 20% trong

9


20 năm tới. Với dân số đông thứ 3 khu vực Đơng Nam Á cùng dân trí cũng như
nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đã mở ra một triển vọng vô cùng tiềm
năng cho thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam..
Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu cùng tính đa dạng tự nhiên sinh học
cao, Việt Nam có khoảng 3.948 lồi thực vật, 408 lồi động vật, 75 loại khống

vật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc. Kết hợp với nền y học cổ truyền lâu
đời thì đây rõ ràng là một tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành thực phẩm chức
năng.
Nhà nước đang chú trọng phát triển công nghệ sinh học mà sinh học là cốt
lõi để phát triển thực phẩm chức năng. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu
nhập ngày càng tăng, công nghệ thông tin bùng nổ hỗ trong việc quảng bá sản
phẩm. TPCN rất dễ áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, tìm ra
được một loại thuốc rất khó nhưng để nghiên cứu một loại sản phẩm TPCN lại có
nhiều thuận lợi, Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất được nhiều sản phẩm TPCN
chất lượng tương đương với nước ngoài.
“Tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các quy trình cơng nghệ
sản xuất một số sản phẩm chức năng có chất lượng cao mang bản sắc đặc hữu, độc
đáo kết hợp giữa nền Y học cổ truyền lâu đời của nước nhà và ứng dụng các công
nghệ chiết xuất, bào chế sản phẩm tiên tiến, hiện đại trên cơ sở sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú về cây cỏ và động vật làm thuốc của Việt
Nam…” – theo định hướng phát triển của Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam
VIDS trong giai đoạn 2010 – 2015.
Theo PGS-TS Lê Văn Truyền thì 70% người dân ở Mỹ thường xuyên sử
dụng TPCN để phòng bệnh. Theo Ngân hàng Thế giưới (World Bank, 2006), thị
trường TPCN ở Mỹ chiếm 35%, Châu Âu 32%, Nhật Bản 25% và phần còn lại
của các nước trên thế giới là 8%. Thị trường TPCN tại Mỹ năm 2007 là 27 tỉ USD
và năm 2013 tăng lên 90 tỉ USD. Xu thế phát triển TPCN trên thế giới và khu vực
ASEAN cũng tác động mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam là lẽ đương nhiên. Tính
đến 2013 thì có 39 quốc gia xuất khẩu 5.518 sản phẩm thực phẩm chức năng vào

10


thị trường Việt Nam. Trong đó các sản phẩm thực phẩm chức năng của Mỹ chiếm
18,15% thị phần TPCN ở Việt Nam, sau đó là Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Pháp,

Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức…
Thách thức lớn nhất là nhận thức chủa đầy đủ về TPCN từ định nghĩa, phân
loại, phân biệt, tác dụng, quản lý TPCN trên thế giới và ở Việt Nam.
Các quy định pháp luật về TPCN còn thiếu và chưa đầy đủ, đặc biệt là các
tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định quản lý.
Các cơ sở, công ty, tổ chức, cá nhân sản xuất còn mang tính riêng lẻ, trước
mắt vì lợi ích riêng của mình, chưa có sự liên kết, tổ hợp để tạo ra sức mạnh dây
chuyền và bền vững. Người tiêu dùng sử dụng TPCN còn thấp, mục đích sử dụng
phần lớn là để hỗ trợ chữa bệnh. Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy:
- Người sử dụng TPCN chủ yếu là người trưởng thành đang có bệnh.
- Tỷ lệ sử dụng TPCN ở Hà Nội là 68,1%, ở TP. Hồ Chí Minh là 43%.
- Thời gian sử dụng mới chỉ từ 1 – 12 tháng.
Quảng cáo TPCN còn sai phạm. Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho
thấy:
- Cứ 10 quảng cáo trên truyền hình thì 2 quảng cáo chưa có giấy phép quảng
cáo (20%).
- Cứ 10 quảng cáo đã có giấy phép thì có 5 quảng cáo còn sai về nội dung
so với công bố tiêu chuẩn (50%).
Một số cơ sở kinh doanh đã tổ chức đi các vùng nông thôn liên kết với hội
phụ nữ, hội người cao tuổi tổ chức tuyên truyền, khám bệnh, xét nghiệm rồi bán
sản phẩm với phương thức đến một lần, đi qua không để lại đầu mối liên hệ. Các
hoạt động này vi phạm luật khám chữa bệnh và các quy định quản lý của ngành y
tế.
Báo cáo về người tiêu dùng Việt Nam 2013 của Nielsen cho thấy, sau những
lo ngại về nền kinh tế chưa ổn định và việc làm, sức khỏe là mối quan tâm thứ ba
của người tiêu dùng Việt Nam. Nếu như năm 1995, mức chi tiêu cho sức khỏe của
người dân Việt Nam chưa đến 20 USD/người/năm, thấp hơn các quốc gia trong

11



khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan, thì 10 năm sau, mức chi tiêu cho
sức khỏe đã tăng gần gấp 5 lần lên 80 USD/người/năm, vượt qua Indonesia và
Philippines.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, cuộc cách mạng công nghiệp đã
dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: phương thức làm việc, lối sống và sinh hoạt, lối tiêu
dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và thay đổi về mơi trường. Các
bệnh mạn tính phổ biến là: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng,
tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hơ hấp, rối loạn chuyển hóa, rối
loạn thị lực… cũng từ đó mà ra.
Các bệnh mạn tính khơng lây chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cần
thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khống chất, các
chất chống oxy hóa (thực phẩm chức năng). Thực phẩm chức năng không chỉ cung
cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cương
sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C,
vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.
Từ nguồn gốc bệnh mạn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy, nhu cầu tiêu
thụ TPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những người dân thành
thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thông, những người lao động trí
óc (như bn bán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị) sẽ có
nhu cầu cao hơn người lao động chân tay, những người lớn tuổi hơn sẽ có nhu cầu
tiêu thụ cao hơn người trẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơn nam giới (do quan
tâm về làm đẹp, sức khỏe bản thân và gia đình cao hơn).
Số người sử dụng TPCN ngày. Chỉ tính những người sử dụng TPCN qua
kênh bán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1%
dân số) sử dụng TPCN. Năm 2010 đã tăng lên 5.700.000 người ở khắp 63 tỉnh,
thành phố (chiếm 6,6% dân số) sử dụng TPCN. Cục An toàn thực phẩm đã điều
tra (năm 2011) cho thấy ở TP. Hồ Chí Minh có 43% số người trưởng thành và ở
Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.
Theo nghiên cứu của Nielsen, những yếu tố quan trong có ảnh hưởng đến


12


quyết định mua sản phẩm dinh dưỡng là “Thành phần đầy đủ dinh dưỡng”, “Giảm
nguy cơ mắc bệnh”, “Giá cả phải chăng” và “Được sự chứng nhận bởi các chuyên
gia y tế”.
Khảo sát thị trường một số sản phẩm TPCN cho thấy, TPCN có giá từ vài
trăm ngàn đồng cho đến vài triệu, khá cao so với thu nhập bình quân hàng năm
của người tiêu dùng là 24 triệu đồng/năm (2013). Bên cạnh đó, TPCN khơng giống
như thuốc, khơng có tác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dụng nhiều lần trong
khoảng thời gian nhất định mới có tác dụng càng khiến chi phí TPCN tăng cao.
Với mức giá cao như hiện nay, khả năng tiêu dùng TPCN ở những hộ gia đình có
thu nhập cao sẽ cao hơn những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn.
Người tiêu dùng hiện nay tiếp cận thực phẩm chức năng chủ yếu qua kênh
bán hàng đa cấp và quảng cáo trên Internet mà tư vấn viên chính là người bán
hàng. Họ trước giờ vẫn coi TPCN như là thần dược cải thiện sức khỏe, sức đẹp
vóc dáng, thậm chí còn có khả năng khắc chế đối với bệnh nan y như ung thư,
viêm gan. Khơng ít người còn quan niệm TPCN vô hại, bởi họ cho rằng TPCN
vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc bổ. Theo hiệp hội TPCN, có khoảng 2/3 số
người sử dụng thực phẩm chức năng là để chữa bệnh, từ máu nhiễm mỡ đến cao
huyết áp, ung thư, xương khớp… Lý do là vì người tiêu dùng Việt Nam còn thiếu
kiến thức về thực phẩm chức năng, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng và sử dụng
thực phẩm chức năng tùy tiện.
Người Việt còn có tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nghe ai mách gì đều
làm theo nấy, nên khi bản thân hay người thân mắc bệnh, họ đã vội vàng ra quyết
định, tin tưởng vào những lời quảng cáo TPCN có nội dung khơng phù hợp với
nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, thậm chí còn mua
và tin dùng TPCN chỉ vì nghe nói từ người khác.
Sản phẩm TPCN chỉ mới được biết đến rộng rãi trong vài năm trở lại đây,

số lượng sản phẩm lớn, chủng loại đa dạng nên người tiêu dùng vẫn chưa quen và
bị nhầm lẫn các khuyến cao, thuật ngữ thực phẩm chức năng. Thông tin về hàng
loạt sản phẩm TPCN giả, sản phẩm chưa được kiểm định đã công bố, quảng cáo

13


nội dung không phù hợp khiến người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua TPCN,
có thái độ e dè, nghi ngại về chất lượng sản phẩm và tính trung thực của các quảng
cáo về tác dụng của sản phẩm.
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quyết định chi tiêu. Nhìn chung, phụ
nữ Việt Nam thường lập danh sách trước khi mua sắm cũng như theo dõi quảng
cáo trên truyền hình và đài phát thanh. Chất lượng sản phẩm tác động lớn đến sự
trung thành của phụ nữ đối với một thương hiệu.
Phụ nữ trong độ tuổi 30 có hành vi mua sắm bốc đồng nhất và thường xuyên
sử dụng các phương tiện truyền thông, trong khi phụ nữ với tuổi trung bình là 47
có thói quen mua sắm chuẩn bị trước, có ý thức về giá trị hàng hóa tốt và ưa chuộng
các quảng cáo thương mại. Phụ nữ trong độ tuổi 67 là người mua sắm thường
xuyên nhất và luôn đánh giá cao tầm quan trọng của truyền miệng.
Trong gia đình, phụ nữ thường là người ra quyết định mua sắm sản phẩm
dinh dưỡng. Nghiên cứu của Nielsen 2011 cho thấy, trung bình trong 100 quyết
định mua sắm sản phẩm dinh dưỡng thì 71 lần người ra quyết định chính là phụ
nữ. So với nam giới, phụ nữ Việt thích xem tivi, nghe nhạc, đọc báo và đi mua
sắm hơn. Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến gia đình và sức khỏe.
Năm 2011, Việt Nam có khoảng 88,9 triệu người, thu nhập (sau thuế) bình
quân hàng năm đạt 19 triệu VND, tăng 3,2% so với năm 2010. Trong đó, chi tiêu
tiêu dùng chiếm 96,5% thu nhập, tiết kiệm 3,5%. Euromonitor dự báo giai đoạn
2013 – 2020, nền kinh tế sẽ ổn định dần, thu nhập bình quân và chi tiêu tiêu dùng
sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 5,9% và 6,1%.
Phần lớn những người giàu có ở Việt Nam rơi vào độ tuổi trung niên. Trong

năm 2011, nhóm tuổi 40- 44 là nhóm có thu nhập hàng năm cao nhất Việt Nam,
trung bình đạt 36,6 triệu VND, theo sau là nhóm tuổi 45 – 59 với thu nhập hàng
năm đạt 35,9 triệu VND. Cơ cấu này hình thành là do sự thành cơng của những
chun gia và nhà quản lý. Trên thực tế, hầu hết các vị trí cao trong các lĩnh vực
kinh doanh và chính trị đều đang được nắm giữ bởi những người ngồi 40 tuổi.
Đến năm 2020, nhóm tuổi 40 – 44 là nhóm có thu nhập bình qn hàng năm cao

14


nhất, đạt 61,2 triệu VND.
Theo khảo sát người dùng Internet có độ tuổi từ 18 trở lên của cơng ty
Vinaresearch, Báo mạng là kênh truyền thông được theo dõi thường xuyên nhất,
kế đến là các Website khác báo mạng, Tivi và các trang blog, mạng xã hội.
Mặc dù mức độ theo dõi các kênh truyền thông Internet thường xuyên hơn
nhưng người tiêu dùng tin tưởng cao hơn vào các quảng cáo trên kênh truyền thông
truyền thống là Tivi, Báo giấy, Tạp chí, Radio. Ngun nhân có thể là do những
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống được kiểm duyệt chặt
chẽ hơn so với quảng cáo trên Internet. Những quảng cáo không giấy phép, quảng
cáo không đúng nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, quảng cáo
thổi phồng công dụng sản phẩm đăng tải trên Internet đã gây ảnh hưởng đến lòng
tin người tiêu dùng.
Khảo sát của Google 2014 cho thấy, có 19% số người online có mua sắm
trực tuyến, khoảng 6,8 triệu người, và 55% tìm kiếm thơng tin online những mua
sắm offline. Thiết bị sử dụng để mua sắm online là PC/Laptop (77%), Điện thoại
thơng mình (14%) và Máy tính bảng (4%). 44% số người online chưa từng mua
hàng trực tuyến nhưng có mơng muốn mua hàng trên mạng trong vòng 12 tháng
tới. Khi mua online, người mua thường cân nhắc, xem xét 1 đến 3 nhãn hiệu và
nghiên cứu thông tin về sản phẩm qua Internet.
Theo khảo sát của Nielsen 2013, mặt hàng được nhiều người mua trực tuyến

nhất là Quần áo/phụ kiện/giày dép/trang sức (47% người tiêu dùng), kế đến Đồ
gia dụng (47%), Thiết bị di động và phụ kiện (43%), Thực phẩm và đồ uống
(39%), Đặt phòng du lịch (36%) và Mua vé (36%).
Mặc dù thói quen mua sắm trực tuyến chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam
nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng trong thời gian tới do Internet ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong q trình mua sắm.
Ở Việt Nam, bác sỹ không được phép kê đơn thực phẩm chức năng trong
đơn thuốc. Chính vì điều này mà lâu nay thực phẩm chức năng được nhiều cá
nhân, tổ chức tự thực hiện quảng cáo trên website, mạng xã hội… và cả kênh phân

15


phối, tư vấn trực tiếp của những người khơng có kiến thức chuyên môn trong lĩnh
vực y tế (thông qua mạng lưới bán hàng đa cấp). Cùng với sự bùng phát của các
cơ sở, cá nhân kinh doanh TPCN, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến các sản
phẩm TPCN những năm qua luôn đứng đầu trong các sản phẩm thực phẩm nói
chung, cao hơn cả mức chi quảng cáo cho sản phẩm Sữa và Đồ uống có cồn/khơng
cồn.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, cuộc cách mạng cơng nghiệp,
các bệnh mạn tính khơng lây bùng phát và chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin khiến
nhu cầu tiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao. Số người sử dụng TPCN ngày càng
tăng. Chỉ tính những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy:
Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN. Năm
2010 đã tăng lên 5.700.000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6,6% dân số)
sử dụng TPCN.
TPCN là sản phẩm hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc
khơng có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề
kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật. Nó khơng phải là trị liệu y học nhằm mục
đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh

doanh TPCN năm 2000 là 13 cơ sở, đến cuối 2012 là 1.552 cơ sở, với hơn 5.500
sản phẩm. Năm 2013, số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN đã tăng lên 3.512 cơ sở
(tăng 226% so với 2012), với 6.851 sản phẩm (tăng 124%). Trong đó, 80% sản
phẩm TPCN là nhập khẩu – 20% sản phẩm sản xuất trong nước. Thách thức lớn
nhất cản trở thị trường TPCN phát triển là nhận thức chưa đầy đủ về TPCN: từ
định nghĩa, phân loại, phân biệt, tác dụng, quản lý TPCN trên thế giới và ở Việt
Nam. Bên cạnh đó là quảng cáo TPCN còn sai phạm, nội dung chưa đúng với nội
dung đã công bố, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hiện nay tiếp cận thực phẩm chức năng chủ yếu qua kênh
bán hàng đa cấp và quảng cáo trên Internet mà tư vấn viên chính là người bán
hàng. Họ trước giờ vẫn coi TPCN như là thần dược cải thiện sức khỏe, sắc đẹp
vóc dáng, thậm chí còn có khả năng chữa bệnh. Lý do là vì người tiêu dùng còn

16


×