BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... vii
Danh mục các bảng.................................................................................................. viii
Danh mục các hình .....................................................................................................ix
Danh mục các sơ đồ.....................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.............................................................21
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN ....................................21
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hệ thống báo cáo kế toán ...............................21
1.1.2. Đặc trưng của hệ thống báo cáo kế toán .................................................23
1.1.3. Các nhân tố tác động đến hệ thống báo cáo kế toán trong
doanh nghiệp........................................................................................23
1.1.4. Hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp ........................................29
1.1.5. Sự tương tác giữa hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán
quản trị trong hệ thống kế toán doanh nghiệp ........................................29
1.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH .....................................................................................31
1.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính...............................................................31
1.2.2. Vai trò của báo cáo tài chính và nhu cầu thông tin của đối tượng
sử dụng ..................................................................................................33
1.2.3. Lý thuyết về tính hữu ích của thông tin kế toán và lý thuyết chu
kỳ ra quyết định kinh tế..........................................................................35
1.2.4. Yêu cầu về chất lượng thông tin của báo cáo tài chính ...........................38
iv
1.2.5. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính ........................................41
1.2.6. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính.........................42
1.2.7. Nội dung, kết cấu của báo cáo tài chính..................................................46
1.2.8. Kiểm tra, kiểm toán và công khai báo cáo tài chính ...............................53
1.3. BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ....................................................................54
1.3.1. Mục đích của báo cáo kế toán quản trị....................................................55
1.3.2. Nhu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp .........................................56
1.3.3. Yêu cầu về chất lượng thông tin của báo cáo kế toán quản trị ................60
1.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp ...........................62
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY HỆ
THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN .......................................................................66
1.4.1. Kinh nghiệm về báo cáo tài chính tại một số nước phát triển trên
thế giới ...................................................................................................66
1.4.2. Kinh nghiệm về kế toán quản trị và báo cáo kế toán quản trị tại
một số nước phát triển trên thế giới .......................................................69
1.4.3. Bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước trên
thế giới ...................................................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................73
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN........................................................................75
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ...........................................75
2.1.1. Khái quát về sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam và trên địa
bàn tỉnh Nghệ An...................................................................................75
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An ảnh
hưởng đến hệ thống báo cáo kế toán......................................................80
v
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY.................................................................95
2.2.1. Thực trạng hệ thống pháp lý hiện hành của Việt Nam về hệ thống
báo cáo kế toán ......................................................................................95
2.2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay ................. 103
2.2.3. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị ở các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay ........... 112
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN........................................................................... 120
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................ 120
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................... 122
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 127
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 130
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ
TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.........................................................131
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................................... 131
3.2. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG................................................................................ 137
3.2.1. Định hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng........................................................ 137
3.2.2. Yêu cầu cụ thể của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán
trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.............................. 137
3.2.3. Nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán
trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn
tỉnh Nghệ An........................................................................................ 141
vi
3.3. NỘI DUNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN................................................... 144
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.......................... 144
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng........................................................ 160
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức sử dụng thông tin báo cáo kế toán cung cấp
cho việc ra quyết định trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng .............................................................................................. 171
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .......... 171
3.4.1. Về phía Nhà nước................................................................................. 171
3.4.2. Về phía Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam (VAA) ......................... 173
3.4.3. Về phía các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng........................... 173
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 176
KẾT LUẬN ............................................................................................................178
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................181
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BCTC
Báo cáo tài chính
BCKT
Báo cáo kế toán
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKTQT
Báo cáo kế toán quản trị
BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BTC
Bộ tài chính
CMKT
Chuẩn mực kế toán
CMKTQT
Chuẩn mực kế toán quốc tế
CP
Cổ phần
DN
Doanh nghiệp
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
HĐQT
Hội đồng quản trị
IAS
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
LCTT
Lưu chuyển tiền tệ
MTV
Một thành viên
NĐ-CP
Nghị định - Chính phủ
QĐ
Quyết định
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TT
Thông tư
TTg
Thủ tướng
TSCĐ
Tài sản cố định
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VLXD
Vật liệu xây dựng
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Nội dung bảng
Trang
Bảng 2.1. Điểm khác nhau giữa IAS 1 và VAS 21 - Trình bày BCTC ................. 100
Bảng 2.2. Bảng chi phí định mức đơn vị.............................................................. 113
Bảng 2.3. Bảng định mức vật liệu........................................................................ 113
Bảng 2.4. Kết quả lập dự toán chi phí tại các DN sản xuất VLXD trên địa
bàn tỉnh Nghệ An................................................................................ 114
Bảng 3.1. Quy mô khai thác đá xây dựng tại các khu vực đến năm 2020 ............. 133
Bảng 3.2. Quy mô khai thác cát xây dựng tại các huyện đến năm 2020 ............... 134
Bảng 3.3. Báo cáo dự toán chi phí theo yếu tố toàn doanh nghiệp........................ 162
Bảng 3.4. Báo cáo dự toán theo khoản mục chi phí toàn doanh nghiệp ................ 163
Bảng 3.5. Báo cáo dự toán chi phí theo cách ứng xử của chi phí.......................... 163
Bảng 3.6. Báo cáo dự toán kết quả sản xuất kinh doanh....................................... 164
Bảng 3.7. Báo cáo tình hình biến động chi phí..................................................... 166
Bảng 3.8. Báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh doanh .................................... 167
Bảng 3.9. Bảng phân tích biến động về khoản mục chi phí NVL trực tiếp ........... 169
Bảng 3.10. Báo cáo phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận......... 170
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Nội dung hình
Trang
Hình 1.1: Sự tương tác giữa hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán
quản trị trong hệ thống kế toán doanh nghiệp........................................30
Hình 1.2: Chu kỳ ra quyết định kinh tế ..................................................................37
Hình 2.1. Cơ cấu các DN tham gia khảo sát theo loại hình DN..............................88
Hình 2.2. Kết quả điều tra về mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại các DNSX
VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An .........................................................91
Hình 2.3. Tỷ lệ sự quan tâm của nhà đầu tư đối với BCTC .................................. 104
Hình 2.4. Tỷ lệ sự quan tâm của nhà đầu tư đối với từng loại BCTC ................... 105
Hình 2.5. Đánh giá thực trạng chất lượng thông tin của BCTC ............................ 106
Hình 2.6. Kết quả tổng hợp phương pháp lập BCLCTT của các DN hiện nay........... 109
Hình 2.7. Kết quả đánh giá tầm quan trọng của BCKTQT trong các DNSX VLXD........ 115
Hình 2.8. Kết quả tổng hợp hệ thống báo cáo kế toán quản trị các DNSX
VLXD thường sử dụng ....................................................................... 116
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Nội dung sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa .........................25
Sơ đồ 1.2. Tính hữu ích của thông tin tài chính cho việc ra quyết định ..................36
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị và thông tin KTQT ...............58
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất xi măng PC 30 ........................................................84
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất gạch nung................................................................85
Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất gạch Granite............................................................86
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng ....................89
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý DN theo mô hình giản đơn ....................91
Sơ đồ 2.6. Tổ chức bộ máy kế toán tại các DN sản xuất VLXD trên địa bàn
tỉnh Nghệ An ........................................................................................92
Sơ đồ 2.7. Mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật của Việt Nam.........................96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cùng yêu cầu và cam
kết hội nhập toàn diện khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những tác động bên ngoài vào môi trường kinh
doanh. Điều này đòi hỏi các DN nói chung và các DN sản xuất VLXD nói riêng phải
nhận thức được những thông tin pháp lý, chính sách thỏa thuận cam kết quốc tế cũng
như những thay đổi dự kiến trong chính sách pháp luật quốc gia, để thích ứng kịp thời
sự hội nhập, cạnh tranh, phát triển. Trong điều kiện mới, các DN có nhiều cơ hội để
tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý kinh tế của các nước
tiên tiến, nhưng đồng thời các DN phải nắm bắt được và tuân thủ các thông lệ, luật
pháp quốc tế về thương mại để cạnh tranh, tồn tại và phát triển, điều này thúc đẩy quá
trình cải cách hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, trong đó có kế toán. Hội nhập để
phù hợp với những thông lệ quốc tế về kế toán là điều tất yếu, đặc biệt là các chuẩn
mực BCTC quốc tế. Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định
480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
Kế toán - Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/ NQCP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, về hỗ trợ và phát triển DN đến 2020. Theo đó
việc phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Chuẩn mực BCTC tại Việt Nam là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được sớm triển khai để đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó nhiều
loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Đá vôi xi măng 4,22 tỷ tấn, sét xi măng 1,32
tỷ tấn, đá badan 165 triệu m3, đá ốp lát 826 triệu m3, đá xây dựng 822,4 triệu m3,
quặng sắt 1,84 triệu tấn, đôlômit 107 triệu tấn, bau xít 6,45 triệu tấn… Đây là lợi thế
lớn để Nghệ An phát triển trở thành một trong những trung tâm công nghiệp sản
xuất VLXD lớn của cả nước. Tiềm năng là thế, nhưng hiện nay công nghiệp VLXD
Nghệ An lại phát triển chậm, chủ yếu sử dụng công nghệ cũ, sản phẩm kém chất
lượng, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, trước yêu cầu
2
việc sản xuất VLXD phải thân thiện với môi trường, có chất lượng tốt, dây chuyền
sản xuất cần được thay đổi cho phù hợp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào không
ngừng tăng lên, các rào cản kỹ thuật khắt khe… đã khiến cho các DN sản xuất
VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp khó khăn. Đặc biệt đây cũng là lĩnh vực đang
cần thu hút vốn đầu tư lớn để đầu tư đồng bộ cho các khâu nghiên cứu, sản xuất,
kiểm nghiệm và tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Trong tình hình nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với
khu vực và thế giới thì việc các DN trong nền kinh tế nói chung và các DN sản xuất
VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đang dần chuyển mình để hòa nhập với
sự phát triển đó là một tất yếu. Để hội nhập các DN phải tăng cường sản xuất kinh
doanh mở rộng sản xuất kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng, thu hút được sự
đầu tư và quan tâm của nhiều đối tác. Điều quan tâm đầu tiên của các đối tác, các
nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách…là thông tin kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế
- tài chính của mỗi DN và những thông tin này có trung thực, hợp lý, khách quan
hay không. Tất cả đều được thể hiện trên báo cáo kế toán của DN. Báo cáo kế toán
là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho tất cả các đối tác trong và ngoài
doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo kế toán của DN bao gồm hai bộ phận cơ bản đó là hệ
thống BCTC và hệ thống BCKTQT. Báo cáo kế toán là sản phẩm của công tác kế
toán trong DN, trong đó BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, là cầu nối giữa
DN với các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài như nhà đầu tư, các tổ chức tín
dụng, nhà nước, người lao động…còn BCKTQT là sản phẩm chủ yếu của kế toán
quản trị cung cấp thông tin cho các cấp quản trị doanh nghiệp phục vụ cho việc ra
các quyết định quản lý có hiệu quả. Vì vậy, để giúp các cấp quản trị trong DN sản
xuất VLXD có được các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả cũng như tạo được
cầu nối hiệu quả với các đối tượng bên ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư thì thông tin
cung cấp qua hệ thống báo cáo kế toán của các DN này phải thỏa mãn được nhu cầu
thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin, đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, trung
thực, hợp lý… Yêu cầu cung cấp một bức tranh toàn cảnh, tổng thể về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các DN sản xuất VLXD là một
nhu cầu tất yếu và khách quan.
3
Mặc dù, hệ thống báo cáo kế toán của các DN nói chung và của DN sản
xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng tuy đã được quan tâm, cải cách và
hoàn thiện về nội dung, kết cấu và cách thức trình bày nhưng vẫn tồn tại những
hạn chế, bất cập so với yêu cầu thông tin của các đối tượng bên trong và bên ngoài
DN, đặc biệt là các đối tượng chủ chốt (nhà đầu tư, chủ nợ và các cấp quản trị
trong DNSX) dẫn đến hạn chế chức năng cung cấp thông tin, phân tích và ra quyết
định của các đối tượng sử dụng thông tin. Mặt khác, đổi mới luôn là một quá trình,
đã có bước đi đầu tiên ắt sẽ phải đi những bước tiếp theo, thậm chí nhiều bước
tiếp theo. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán
trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
là hết sức cần thiết.
Sự cần thiết của đề tài luận án có thể khái quát bởi các lý do sau:
- Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng sử dụng thông tin.
Điều kiện kinh tế cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các nhà đầu tư, các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng, những người điều hành DN cần có những thông tin phù hợp
và thiết thực nhằm mục đích ra các quyết định kinh tế đúng đắn (informed decision
making). Hiện tại ở Việt Nam nói riêng và trên phương diện Quốc tế nói chung,
không có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống báo cáo kế toán bao gồm cả
BCTC và BCKTQT với định hướng gắn với nhu cầu sử dụng thông tin trong thời
đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Đặc biệt, hiện có rất ít các nghiên
cứu về mối quan hệ thông tin giữa hai hệ thống báo cáo này để làm cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống báo cáo toàn diện cho doanh nghiệp;
- Xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam. Thực tế
cho thấy thực tiễn hệ thống BCTC và BCKTQT tại Việt Nam tồn tại những đặc
điểm riêng có so với hệ thống BCKT ở các nước phát triển hoặc các nước thuộc thế
giới thứ ba. Nhiều hệ thống ghi chép theo quan điểm mới (ví dụ phạm trù giá trị hợp
lý hoặc công cụ tài chính) còn chưa được đề cập và vận dụng gây ra những bất cập
so với thực tế phát triển của nền kinh tế Việt Nam;
- Xuất phát từ khung pháp lý liên quan đến hệ thống BCKT hiện hành và
thực trạng hệ thống BCKT trong các doanh nghiệp. Khác với các xu hướng dựa trên
4
chuẩn mực & các thông lệ được chấp nhận (trường phái Anglo-Sacxon) hoặc trường
phái hệ thống dựa trên quy định (trường phái Europe Continental), cơ chế BCTC và
BCKTQT của các DN Việt Nam dựa trên hệ thống các quy định chặt chẽ về cách
thức ghi chép trên hệ thống tài khoản đóng cứng (uniform system of accounts) kết
hợp với các quy định chặt chẽ cách thức ghi chép trên tài khoản. Việc quy định chặt
chẽ quá trình hạch toán phần nào làm giảm tính năng động của hệ thống kế toán,
làm giảm tính đa dạng của các nghiệp vụ và thông tin báo cáo. Do đó cần có nghiên
cứu phân tích những điểm phù hợp giữa hệ thống các khung pháp lý các quy định,
các chuẩn mực kế toán của Việt Nam với thực tế các nghiệp vụ và báo cáo kế toán
phát sinh;
- Xuất phát từ đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh và quy hoạch phát triển
sản xuất VLXD tỉnh Nghệ An. Các DN sản xuất VLXD là những DN đặc thù, có
quá trình sản xuất chia thành các giai đoạn khai thác và chế biến, hoạt động sản xuất
kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh tế xã hội nên cần có những
nghiên cứu tình huống cụ thể về hệ thống báo cáo kế toán đối với các DN này trên
địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo khảo sát của tác giả, cho đến nay chưa có các nghiên
cứu tương tự cho loại hình DN này ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ
An nói riêng. Việc nghiên cứu đề tài luận án trong bối cảnh trên có ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc cho cả các cơ quan quản lý của Nhà nước, các nhà nghiên cứu và đặc biệt
cho các DN sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Với những phân tích trên cho thấy đề tài có tính cấp thiết cả về lý thuyết lẫn
thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án nhằm
phân tích, đánh giá các công trình đã công bố của các tác giả khác nhau để thấy
được những kết quả nghiên cứu cũng như những vấn đề còn tiếp tục phải nghiên
cứu. Do mỗi thời kỳ khác nhau, sự phát triển của kinh tế xã hội cũng khác nhau
nên các đề tài nghiên cứu chỉ có thể đạt được những kết quả nghiên cứu tương ứng
với thời gian nghiên cứu. Khi có sự thay đổi về thời gian cũng như trình độ phát
triển của kinh tế xã hội thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn hạn
chế trước đây.
5
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
- Những nghiên cứu đề cập đến BCTC:
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ding, Yuan and Jeanjean, Thomas and
Stolowy, Hervé (2005) với đề tài “Why Do Firms Opt for Alternative-Forma
Financial Statements?”. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày các vấn đề
liên quan đến hình thức BCTC. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc áp dụng hình
thức BCTC khác nhau của các công ty phụ thuộc vào tính quốc tế hóa của công ty.
Từ khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS01 - Trình bày BCTC, phần lớn các
công ty niêm yết tại Châu Âu và Châu Á đã lựa chọn các công bố thông tin trên
BCTC với các cách thức trình bày thông tin khác nhau. Trung Quốc là một ví dụ,
sau năm 1992, hình thức BCTC được trình bày theo mẫu của các công ty Mỹ. Tuy
nhiên, phần lớn các công ty niêm yết tại Hồng Kông lựa chọn mẫu BCTC theo mẫu
Anh Quốc. Một minh họa khác là các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán
Châu Âu, từ năm 2005 việc tuân thủ theo IAS và IFRS đã giúp các công ty này lựa
chọn việc trình bày BCTC của mình theo hình thức BCTC thay đổi. Việc trình bày
thông tin trên BCTC tại các công ty dần dần sẽ không được quy định cụ thể mà để
các công ty linh hoạt lựa chọn cho phù hợp [60].
Nghiên cứu của Albrecht, W.S and Sack, R.J (2000), Accounting Education
Chaeting the Course throung a Peribus [61]. Các tác giả đã trình bày rõ những tồn tại
trong các BCTC. Để hiểu được thông tin cung cấp trên BCTC, đối tượng sử dụng
thông tin cần đánh giá được công việc và ý kiến của kiểm toán viên. Thông thường trên
BCTC và kiểm toán độc lập phải là hai phía tách rời. Tuy nhiên số liệu cuối cùng trên
BCTC có thể có được như là kết quả công việc thỏa thuận giữa nhà quản trị doanh
nghiệp và kiểm toán viên. Đó là một trong số lý do giải thích tại sao ngày càng nhiều
các công ty bị sụp đổ không lâu sau khi phát hành thông tin trên BCTC với ý kiến kiểm
toán không đủ chất lượng. Cùng với nhận định trên, các tác giả đã đưa ra một số
nguyên nhân dẫn đến những vấn đề là sai lệch thông tin cung cấp trên BCTC, cụ thể:
Một là, vấn đề toàn cầu hóa về kế toán. Quá trình hòa hợp áp dụng hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế đã gây ra tranh cãi liệu nên áp dụng chuẩn mực nào đó đối
với từng quốc gia cho phù hợp. Điều này dẫn đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán
quốc tế được xem xét ở lĩnh vực chính trị nhiều hơn là nội dung, bản chất kế toán.
6
Hai là, mục đích quản trị doanh nghiệp. Tác giả cho rằng việc tuân thủ IAS
và IFRS để phục vụ thông tin cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp mà không có
ích cho quản trị nội bộ doanh nghiệp.
Ba là, áp lực đặt ra từ yêu cầu của thị trường vốn khắc nghiệt. Các trường
hợp sụp đổ doanh nghiệp hiện nay là nguyên nhân từ mục đích “mục tiêu báo cáo
lợi nhuận” để phục vụ lợi ích nhà đầu tư. Vì vậy, thông tin không còn dựa vào bản
chất kế toán.
Tác giả Charles H.Gibson (2012) trong tác phẩm “Fianacial Report &
Analysis- Using fianacial Accounting information” 13th Edition gồm 13 chương
trong đó nội dung chương 1 phát triển những nguyên lý cơ bản mà BCTC dựa trên,
chương 2 miêu tả các dạng tổ chức kinh tế và giới thiệu về BCTC. Chương 3, 4, 5
tiến hành nhận xét chuyên sâu về các báo cáo của doanh nghiệp. Các chương tiếp
theo từ chương 6- 11 giới thiệu về phương pháp phân tích và tiến hành phân tích
các chỉ tiêu tài chính trong các doanh nghiệp, dự đoán thua lỗ, phân tích thủ tục và
tác dụng của phân tích trong quản lý. Đặc biệt tại chương 12 của tác phẩm đã đề cập
đến những vấn đề gặp phải khi phân tích 6 ngành đặc thù là: ngân hàng, điện, dầu
khí, giao thông vận tải, bảo hiểm, bất động sản, chỉ ra điểm khác biệt trong báo cáo
các ngành và gợi ý thay đổi hoặc bổ sung. Chương 13 của tác phẩm trình bày về
BCTC cá nhân, BCTC nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận [65].
- Những nghiên cứu đề cập đến BCKTQT:
Nhóm tác giả Michael Lucas, Malcolm Prowle và Glynn Lowth (2013) trong
công bố báo cáo của dự án nghiên cứu được bảo trợ bởi Viện kế toán quản trị Anh
Quốc - CIMA với đề tài nghiên cứu về thực hành kế toán quản trị tại DN nhỏ và
vừa - Management Accounting Practices of (UK) Small-Medium-Sized Enterprises
(SMEs), dựa trên kết quả phỏng vấn từ các nhà quản trị tại 11 DN nhỏ và vừa Anh
Quốc nghiên cứu đã đưa ra bốn nhận định: (1) Đối với các DN có quy mô nhỏ và
vừa thường không có báo cáo kế toán quản trị, kế toán chủ yếu tuân thủ các quy
định về thuế; (2) BCKTQT được sử dụng như một công cụ hỗ trợ quyết định bao
gồm sự phân tích chi phí có liên quan, các kỹ thuật thẩm định chi phí đầu tư và các
công cụ để đối phó với rủi ro và không chắc chắn (giá dự kiến, cây quyết định và
7
ma trận thưởng phạt); (3) dựa trên kinh nghiệm chia sẻ từ các tổ chức mẫu mực
những công cụ phân tích giá của sản phẩm phân tích điểm hòa vốn, quản lý vốn lưu
động được coi là cơ bản giúp DN sống sót trong khi nhiều DN nhỏ không sử dụng
công cụ này; (4) Khi các DN có phạm vi rộng lớn dần, có sự phân cấp trong quản lý
thì những công cụ KTQT được coi là quan trọng mà nhà quản trị DN cần được biết
đến là ngân sách, các trung tâm trách nhiệm và các kỹ thuật phân bổ chi phí [66].
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến báo cáo kế toán
Từ năm 1996 đến năm 2000 đã có những công trình nghiên cứu khoa học
ứng dụng vấn đề lý luận vào thực tiễn và đã đạt được hiệu quả nhất định như đề tài
luận án tiến sĩ của tác giả Lê Đình Trực (năm 1996) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống
báo cáo kế toán các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay”, Đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh [36]. Luận án đã phân tích quá trình hình thành và phát triển của
hệ thống báo cáo kế toán áp dụng ở Việt Nam qua các thời kỳ là kế hoạch hóa tập
trung và thời kỳ quản lý theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cùng
thời gian này đề tài luận án tiễn sĩ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo của các doanh
nghiệp theo cơ chế của nền kinh tế thị trường ” của tác giả Đoàn Ngọc Quế (năm
1999), Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [36]. Đề tài đã nghiên cứu các vấn
đề lý luận về hệ thống báo cáo kế toán, đánh giá được thực trạng hệ thống báo cáo
áp dụng trong các doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo
cáo kế toán của các doanh nghiệp theo cơ chế của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu về hệ thống BCKT các tác giả khi đó mới chỉ tiếp cận về khía
cạnh BCTC trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế hành hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, còn hệ thống báo cáo kế toán quản trị chỉ mới được
đưa ra ở vấn đề rất sơ lược nên có những hạn chế nhất định.
Năm 2011, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Tổ chức hệ thống báo
cáo kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của tác giả Ngô Thị
Thu Hồng [30]. Đề tài đã trình bày rõ các vấn đề lý luận về tổ chức hệ thống báo
cáo kế toán (BCKT) trong doanh nghiệp bao gồm: BCKT tài chính, BCKT quản trị,
8
báo cáo hình thức thực hiện, báo cáo phân tích. Nghiên cứu đã phản ánh thực trạng
hệ thống BCKT theo chế độ kế toán qua các thời kỳ; đánh giá hệ thống BCTC từ
năm 1996 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến nay; thực trạng tổ chức hệ thống
BCKT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ đó đưa ra nhận xét, đánh
giá về hệ thống BCTC và hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đề tài đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCKT
từ góc độ chế độ kế toán như hoàn thiện việc ghi nhận một số nội dung trình bày
trên BCTC; hoàn thiện hệ thống BCTC từ giác độ thực trạng như ghi nhận và trình
bày hợp lý các khoản tiền nhận trước, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ, hoàn thiện thuyết minh BCTC…; hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán
quản trị; hoàn thiện công tác phân tích tài chính… Tuy nhiên, đề tài chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu hệ thống BCTC và chỉ dừng lại ở lĩnh vực các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, chưa nghiên cứu sâu vào các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, đặc
biệt là lĩnh vực các DNSX vật liệu xây dựng.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thu Hương (2011) với đề tài “Hoàn thiện hệ
thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn
nuôi ở Việt Nam” [11]. Luận án của tác giả đã tập trung phân tích mục đích, tác
dụng, yêu cầu và nguyên tắc xây dựng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập
và trình bày thông tin trên BCKT nói chung; phân tích các nội dung liên quan đến
đối tượng sử dụng thông tin, mục đích, tác dụng, yêu cầu, nguyên tắc và lập trình
bày BCTC, BCKT quản trị; các yếu tố cơ bản của BCTC, BCKT quản trị và trình
bày các yếu tố đó trong báo cáo liên quan. Luận án đã phân tích và đánh giá thực
trạng về hệ thống BCTC và BCKT quản trị, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời luận án nghiên cứu kinh nghiệm lập
và trình bày báo cáo kế toán của một số nước và Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống BCKT Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đề xuất
được những giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán, song mới chỉ giới hạn
đối với các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Mặt
khác, ở hệ thống BCKT quản trị tác giả sử dụng cách tiếp cận là theo loại thông tin
trình bày trên báo cáo chứ chưa tiếp cận hệ thống BCKT quản trị theo nhu cầu
9
thông tin của các cấp quản trị trong DN. Bên cạnh đó, do đề tài được nghiên cứu từ
năm 2011 nên còn chưa cập nhật đầy đủ, chưa phản ánh với những biến động,
những thay đổi trong nền kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa ở Việt Nam.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu đề cập tới khía cạnh về báo cáo kế toán
* Nghiên cứu đề cập đến BCTC của từng DN
Các công trình nghiên cứu thành công trước đây mà tác giả biết tới có
nghiên cứu về các khía cạnh của BCTC của từng DN trong các doanh nghiệp có
thể kể đến như:
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Lợi (2003) với đề tài “Hoàn thiện hệ
thống Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính
doanh nghiệp ở Việt Nam” [21]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viêt Lợi đã phân
tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống BCTC; khái quát hóa quá
trình hình thành và phát triển của hệ thống báo cáo kế toán, BCTC từ những năm
1970 cho đến 2003. Nghiên cứu đã phân tích rõ các vấn đề cơ chế tài chính, chính
sách, chế độ kế toán và ảnh hưởng của chúng tới hệ thống BCTC; phản ánh thực
trạng hệ thống BCTC từ góc độ thực tế trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách, chế độ kế toán.
Tuy nhiên, đề tài được nghiên cứu từ năm 2003 nên chưa cập nhật đầy đủ, chưa phù
hợp với những biến động, thay đổi theo hiện tại, đồng thời phạm vi, đối tượng
nghiên cứu trong luận án là báo cáo tài chính không đề cập đến nghiên cứu về báo
cáo kế toán quản trị.
- Tác giả Nguyễn Minh Hiếu, năm 2003, với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống
báo cáo tài chính với việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam ” [24]. Tác giả Trần Thị Cẩm Thanh, năm 2006, nghiên cứu với đề tài “
Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài
chính tại các công ty xổ số kiến thiết ” [25]. Các tác giả trên đã hệ thống tương đối
đầy đủ lý luận về báo cáo tài chính, đưa ra các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài
chính phục vụ cho phân tích tài chính của đơn vị trong lĩnh vực cụ thể, song cho
đến nay chưa có những nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị và lĩnh vực sản
xuất vật liệu xây dựng.
10
- Tác giả Phạm Thành Long, năm 2008, với đề tài: “ Hoàn thiện kiểm tra,
phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” [23]. Luận án đã có phân tích, lý giải và đề xuất giải
pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nước ta. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong luận án cũng chỉ giới hạn ở phạm vi
kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính.
- Tác giả Nguyễn Phúc Sinh (2008) với đề tài: “ Nâng cao tính hữu ích của
báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ” [39]. Tác giả
đã đưa ra các quan điểm về tính hữu ích của báo cáo tài chính và giải pháp nhằm
nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Tác giả cũng đã từ kết quả khảo sát ý kiến của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và các
giảng viên về thực trạng của báo cáo tài chính hiện nay, nêu và phân tích ưu điểm,
hạn chế, đề xuất các giải pháp kiến nghị.
- Gần đây, luận án của tác giả Nguyễn Kim Cúc (2009) với đề tài “Hoàn
thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập
và phát triển của Việt Nam” [40]. Cùng với khảo sát ý kiến từ phía doanh nghiệp,
nhà đầu tư và giảng viên về thực trạng hệ thống báo cáo tài chính hiện hành, tác giả
đã đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng nghiên
cứu của luận án cũng chỉ mới dừng lại ở báo cáo tài chính.
* Nghiên cứu đề cập đến BCKT quản trị
Công trình nghiên cứu thành công trước đây mà tác giả biết tới có nghiên
cứu tới khía cạnh về Báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp có thể kể đến:
Tác giả Phạm Quang (năm 2002) với luận án “Phương hướng xây dựng hệ thống
báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam”
[38]. Trong luận án nghiên cứu tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở
lý luận về bản chất của kế toán quản trị. Qua đó, tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ
thống báo cáo kế toán quản trị như báo cáo chi phí, báo cáo hàng tồn kho, xây dựng
quy trình thu nhập, xử lý dữ liệu để lập báo cáo thu nhập, báo cáo ngân sách và thể
hiện được vai trò của Nhà nước trong việc định hướng phát triển kế toán quản trị
11
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tác giả mới tập trung
vào xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và việc vận dụng vào các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung.
Các nghiên cứu của các tác giả trong nước ít nhiều liên quan đến báo cáo tài
chính là một bộ phận quan trong của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, phạm vi và đối
tượng nghiên cứu của các công trình đó chưa đề cập đến báo cáo kế toán của các
doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.2.3. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất VLXD
Từ khi ngành sản xuất VLXD phát triển ở Việt Nam, đã có một số công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu chủ yếu nêu lên việc
phát triển sản xuất VLXD không đề cập đến khía cạnh hoàn thiện báo cáo kế toán
trong nghiên cứu của mình. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu điển hình mà
các tác giả biết đến như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Văn Tý (1997) với đề tài: “ Chiến lược
phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp ở Nam Bộ đến năm 2005” [45].
Tác giả đã phân tích và nêu kiến nghị giải quyết các vấn đề thiếu VLXD cao cấp
trong xây dựng ở Nam Bộ, đặc biệt là cách sử dụng nguồn nguyên liệu có hiệu
quả, thể hiện qua công tác quản trị các mặt trên bình diện khu vực Nam Bộ, tiến
tới xuất khẩu VLXD cao cấp để có nguồn ngoại tệ tái tạo cho ngành xây dựng và
sản xuất VLXD.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mậu Sơn (2005) với đề tài “ Tín
dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam” [46].
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng
đối với ngành VLXD. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối
với ngành VLXD. Đưa ra các giải quyết chủ yếu về tín dụng ngân hàng cho
phát triển ngành VLXD.
2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về các vấn đề liên
quan đến luận án, ngoài những thành tựu đóng góp tác giả nhận thấy còn một số hạn
chế sau:
12
- Về nội dung nghiên cứu: Những nghiên cứu về hệ thống BCKT còn hạn chế
về số lượng. Nội dung nghiên cứu của mỗi đề tài chưa tập trung sâu vào việc giải
quyết nhu cầu thông tin hữu ích của các đối tượng (nhà đầu tư, chủ nợ và các cấp
quản trị trong DN) mà hệ thống BCKT phải phục vụ. Công trình nghiên cứu của tác
giả Bùi Thị Thu Hương thực hiện nghiên cứu hệ thống BCKT, đặc biệt là nghiên
cứu hệ thống BCKTQT dưới góc độ theo loại thông tin trình bày trên báo cáo chứ
chưa tiếp cận hệ thống BCKTQT theo nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong
DN mà hệ thống BCKTQT cần phải cung cấp và trong nghiên cứu của tác giả Bùi
Thị Thu Hương cũng chưa nêu rõ các loại BCKTQT được phân loại theo các tiêu
thức khác nhau.
- Về phạm vi nghiên cứu: Hệ thống BCKT chịu tác động lớn bởi hệ thống
pháp lý về kế toán và đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, một số
công trình nghiên cứu mặc dù đã nghiên cứu về hệ thống BCKT nhưng tại các loại
hình DN Việt Nam, không phân biệt loại hình sở hữu vốn hay loại hình kinh doanh
là sản xuất hay thương mại. Việc không giới hạn không gian nghiên cứu sẽ ảnh
hưởng tới kết quả nghiên cứu vì khó chỉ ra ảnh hưởng của đặc điểm vùng miền, môi
trường sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
- Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu trong nước giai
đoạn từ năm 2010 trở về trước sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu qua tài
liệu thực tế tại các DN và dựa vào suy luận là chủ yếu, chưa có các điều tra, khảo
sát. Việc sử dụng phiếu điều tra khảo sát đối tượng nghiên cứu mới chỉ được thực
hiện ở một số các công trình từ những năm 2010 trở lại đây. Tuy nhiên, các phương
pháp nghiên cứu và xử lý số liệu mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính là chủ
yếu. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thu Hương đã có kết quả điều tra khảo sát
nhưng các câu hỏi khảo sát chưa tập trung vào việc khảo sát các đối tượng chủ chốt
như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản trị các cấp trong DN.
- Về lĩnh vực nghiên cứu: công trình nghiên cứu về hệ thống BCKT đến nay
mới chỉ có một công trình đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là nghành sản xuất
kinh doanh thức ăn chăn nuôi của tác giả Bùi Thị Thu Hương, chưa có công trình
nào nghiên cứu trực tiếp và cụ thể về hệ thống BCKT thực hiện trên lĩnh vực sản
13
xuất VLXD. Mặc dù hiện nay cũng có các nghiên cứu về hoạt động của nghành sản
xuất VLXD, nhưng chủ yếu là nghiên cứu tập trung đến chiến lược phát triển sản
xuất VLXD mà chưa có nghiên cứu nào đề cập đến hoàn thiện hệ thống BCKT
trong các DN sản xuất VLXD.
Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu là
hoàn thiện hệ thống BCKT trong các DN sản xuất VLXD trên địa bản tỉnh Nghệ An
là cần thiết và được thực hiện theo các nội dung như sau: Nghiên cứu và chỉ ra các
nhân tố tác động đến hệ thống BCKT trong DNSX; Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
BCKT trong các DN sản xuất VLXD theo hướng hoàn thiện các chỉ tiêu của hệ
thống BCTC đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng chủ chốt và hoàn thiện hệ
thống BCKTQT theo quy trình đáp ứng nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong
các DN sản xuất VLXD. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trước có liên quan sẽ
được tác giả kế thừa một cách có chọn lọc.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của luận án là hoàn thiện hệ thống BCKT trong các DN sản
xuất VLXD trên địa bản tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống
BCKT, đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu chung đó, các mục tiêu cụ thể được xác định là:
+ Nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố tác động đến hệ thống BCKT trong DNSX.
+ Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống BCKT
trong các DNSX.
+ Thông qua nghiên cứu thực trạng khung pháp lý hiện hành về hệ thống
BCKT và thực trạng hệ thống BCKT tại các DNSX VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ
An để đánh giá những ưu điểm và tồn tại cần hoàn thiện.
+ Tìm hiểu hệ thống BCKT theo quy định quốc tế và bài học kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCKT trong các doanh nghiệp
sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối
14
tượng trong điều kiện hội nhập quốc tế, đồng thời đưa ra các điều kiện cần thiết để
thực hiện các giải pháp.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận án cần nghiên cứu, phân
tích các vấn đề liên quan đến hệ thống BCKT trong các DN sản xuất VLXD trên địa
bàn tỉnh Nghệ An nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố tác động đến hệ thống báo cáo kế toán?
Câu hỏi 2: Hệ thống BCKT trong các DNSX hiện nay đã đáp ứng được nhu
cầu thông tin hữu ích của các đối tượng trong điều kiện hội nhập quốc tế?
Câu hỏi 3: Nội dung và kết cấu hệ thống BCKT của các DNSX như thế nào
để có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng và phù hợp với
thông lệ kế toán quốc tế?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu về hệ thống BCKT tại các DN sản xuất VLXD trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Với đối tượng này, để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
luận án đặt trọng tâm nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu lý luận về hệ thống BCKT trong các DNSX.
+ Nghiên cứu thực trạng hệ thống BCKT trong các DNSX VLXD trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCKT tại các
DNSX VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống BCKT trong các DN sản xuất
VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu xoay quanh các nội
dung liên quan đến hệ thống BCKT (chỉ nghiên cứu BCTC của từng DN và
BCKTQT, không đề cập đến báo cáo tài chính hợp nhất) của các DNSX VLXD,
đánh giá thực trạng hệ thống BCKT trong các DN sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh
Nghệ An nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện hệ thống BCKT của các DN này. Do các
15
DNSX lĩnh vực VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay chủ yếu là các công ty
cổ phần, công ty TNHH, DNTN chưa có các Tập đoàn lớn hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con, vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung
vào nghiên cứu hệ thống BCTC của từng DN và BCKTQT.
+ Về không gian nghiên cứu: Luận án tiến hành hoàn thiện hệ thống BCKT
cho các doanh nghiệp sản xuất VLXD có quy mô lớn với mô hình tổ chức quản lý
giản đơn và trực tuyến chức năng và là các DN chuyên sản xuất vật liệu vô cơ bao
gồm DNSX xi măng, gạch ngói, đá xây dựng các loại.
Xuất phát từ đặc thù của hệ thống báo cáo kế toán quản trị thường sử dụng
nhiều ở các DN có quy mô lớn, mặt khác, trong lĩnh vực sản xuất VLXD đòi hỏi
quy vốn và số lượng lao động phải đủ lớn mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất do đó
các DN sản xuất VLXD thường tập trung ở các DN có quy mô lớn. Bên cạnh đó,
Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trữ lượng lớn như:
Đá vôi xi măng, sét xi măng, đá badan, đá ốp lát, đá xây dựng …, chính vì vậy, đặc
thù các DNSX VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu sản xuất vật liệu vô cơ
(Theo cách phân loại VLXD của Hiệp hội sản xuất VLXD Việt Nam, căn cứ vào
bản chất VLXD được phân ra làm 3 loại chính: (1) Vật liệu vô cơ bao gồm các loại
vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu nung, các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa
và các loại vật liệu đá nhân tạo không nung khác; (2) Vật liệu hữu cơ: bao gồm các
loại vật liệu gỗ, tre, các loại nhựa bitum và guđrông, các loại chất dẻo, sơn, vecni
v.v..; (3) Vật liệu kim loại: bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép,
kim loại màu và hợp kim).
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát lịch sử
hình thành nghành sản xuất VLXD ở Việt Nam, dựa vào quy hoạch phát triển
VLXD tỉnh Nghệ An đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đưa ra các giải
pháp khả thi và phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Số liệu khảo sát về hệ
thống BCKT của các DN sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện
trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016.
6. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tác giả tiến hành theo 3 giai đoạn:
16
Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết dựa trên cơ sở khoa học của hệ thống
báo cáo kế toán trong doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng lập và trình bày báo cáo kế toán tại các
doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Giai đoạn 3: Phân tích, xử lý số liệu từ đó rút ra những kết luận về những nội
dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng, do đó để
giải quyết được câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả
đã vận dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên
cứu định lượng trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả
luận án sử dụng nhằm mô tả và phân tích đặc điểm về hoạt động sản xuất và tổ chức
quản lý của các DNSX vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng
đến việc lập và trình bày hệ thống báo cáo kế toán trên quan điểm của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng thông qua phương pháp thống
kê mô tả nhằm tóm tắt dữ liệu, mô tả mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay đồ họa
(biểu đồ, đồ thị) để cung cấp một bức tranh rõ nhất về thực trạng hệ thống báo cáo
kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển. Cụ thể các phương pháp
nghiên cứu được thể hiện trong từng nội dung nghiên cứu như sau:
* Phương pháp tra cứu tài liệu
Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn
đề liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chuyên môn,
chuyên khảo được biên dịch, tạp chí chuyên nghành trong và ngoài nước, các công
trình nghiên cứu khoa học khác như: Luận án, đề tài khoa học… để có thể khẳng
định và khái quát lại những mặt đạt được của các công trình từ đó tìm ra điểm
trống nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra và trả lời được các câu hỏi nghiên
cứu, luận án tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: đó là những dữ liệu do tác giả tự thu thập, chưa qua
xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị thuộc tổng thể