Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Khảo sát tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp và kháng thể tự miễn kháng thyroid peroxidase dương tính trên bệnh nhân viêm gan c mạn chưa điều trị interferon α

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 96 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT TỈ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
VÀ KHÁNG THỂ TỰ MIỄN KHÁNG THYROID PEROXIDASE
DƯƠNG TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN
CHƯA ĐIỀU TRỊ INTERFERON-α

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ : Khoa Y – Đại học Y Dược TPHCM
Chủ trì nhiệm vụ: Trần Quang Nam
Đồng chủ nhiệm: Trần Thị Thuỳ Dung

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019

.


.

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


KHẢO SÁT TỈ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
VÀ KHÁNG THỂ TỰ MIỄN KHÁNG THYROID PEROXIDASE
DƯƠNG TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN
CHƯA ĐIỀU TRỊ INTERFERON-α
(Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày 23/12/2020)

Cơ quan chủ quản

Chủ trì nhiệm vụ

Trần Quang Nam
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ

.


.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TPHCM, ngày 3 tháng 4 năm 2020.
BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: Khảo sát Tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp và kháng thể tự

miễn kháng thyroid peroxidase dương tính trên bệnh nhân viêm gan C mạn
chưa điều trị interferon-α.
Thuộc lĩnh vực (tên lĩnh vực): Nội tiết
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Trần Quang Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 04/11/1970

Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: Tiến sĩ Bác sĩ
Chức danh khoa học: ............................................Chức vụ.....................
Điện thoại: Tổ chức: ................. Nhà riêng: ................ Mobile: 0908386382
Fax: ....................................... E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Bộ môn Nội tiết, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM
Địa chỉ tổ chức: 217 Hồng Bàng, P11, Q5, TPHCM
Địa chỉ nhà riêng: 399/15 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, quận 3
3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ(1):
Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: .Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM
Điện thoại: .................................. Fax: ..................................................
E-mail: ....................................................................................................
Website: yds.edu.vn
Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, P11, Q5, TPHCM
4. Tên cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ 01 tháng 7 năm 2018 đến 30 tháng 6 năm 2019
- Thực tế thực hiện: từ 01 tháng 7 năm 2018 đến 30 tháng 6 năm 2019
- Được gia hạn (nếu có):
tiếp cá nhân làm chủ nhiệm đề tài.
.


.


Từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm….
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: : 0 (khơng) tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học của nhà trường: ………………….tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: ……………….tr.đ.
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học:
Số
TT

Theo kế hoạch
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)
(Tr.đ)

Thực tế đạt được
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)
(Tr.đ)

Ghi chú
(Số đề nghị
quyết tốn)

1
2

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Theo kế hoạch

Số
TT

Nội dung
các khoản chi

1

Trả công lao động
(khoa học, phổ
thông)
Nguyên, vật liệu,
năng lượng
Thiết bị, máy móc
Xây dựng, sửa chữa
nhỏ
Chi khác
Tổng cộng

2
3
4
5

Tổng

NSKH


Nguồn
khác

Thực tế đạt được
Tổng

NSKH

Nguồn
khác

- Lý do thay đổi (nếu có):
3. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ:
Số
TT

Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh

Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện

Nội dung
tham gia chủ
yếu

Sản phẩm
chủ yếu đạt

được

Ghi
chú*

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
4. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
Số

Tên cá nhân
.

Tên cá nhân

Nội dung

Sản phẩm

Ghi


.

TT
1


đăng ký theo
Thuyết minh
Trần Quang
Nam

2

đã tham gia
thực hiện
Trần Quang
Nam
Trần Thị Thùy
Dung

tham gia
chính
Chủ nhiệm đề
tài
Đồng chủ
nhiệm đề tài

chủ yếu đạt
được
kết quả
nghiên cứu
kết quả
nghiên cứu

chú*


...
- Lý do thay đổi ( nếu có):
5. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT

Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm, tên tổ chức hợp tác,
số đồn, số lượng người tham
gia...)

Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm, tên tổ chức hợp tác,
số đồn, số lượng người tham
gia...)

Ghi
chú*

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
6. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Theo kế hoạch
Thực tế đạt được
Số

(Nội dung, thời gian, kinh phí,
(Nội dung, thời gian,
TT
địa điểm )
kinh phí, địa điểm )
1
2
...

Ghi chú*

- Lý do thay đổi (nếu có):
7. Tóm tắt các nội dung, cơng việc chủ yếu:
(Nêu tại mục .....của đề cương, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài) 01 tháng 7 năm 2018 đến 30 tháng 6 năm 2019
Số
TT

Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)

1

Lấy số liệu

2

Phân tích số liệu


3

Viết báo cáo hồnh chỉnh và
trình

Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Theo kế
Thực tế đạt
hoạch
được
01/7/201801/7/201830/12/2018 30/12/2018
1/01/20191/01/201931/02/2019 31/02/2019
1/3/20191/3/201930/6/2019
30/6/2019

Người,
cơ quan
thực hiện
Trần Thị
Thùy Dung
Trần Thị
Thùy Dung
Trần Thị
Thùy Dung

- Lý do thay đổi (nếu có): quá trình tiến hành chậm hơn dự kiến do ước đốn sai về
khối lượng công việc
.



.

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT

Tên sản phẩm và
chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu

Đơn
vị đo

Theo kế
hoạch

Số lượng

Thực tế
đạt được

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
b) Sản phẩm Dạng II:

Số
TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học
cần đạt
Theo kế hoạch
Thực tế
đạt được

Ghi chú

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
c) Sản phẩm Dạng III:
Số
TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học
cần đạt
Theo
Thực tế
kế hoạch
đạt được


Số lượng, nơi
cơng bố
(Tạp chí, nhà
xuất bản)

Số lượng
Theo kế hoạch
Thực tế đạt
được

Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)

1
2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
d) Kết quả đào tạo:
Số
TT

Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo

1
2

Thạc sỹ
Tiến sỹ


- Lý do thay đổi (nếu có):
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:
Số
TT

Tên sản phẩm
đăng ký
.

Kết quả
Theo
kế hoạch

Thực tế
đạt được

Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)


.

2
...
- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT


Tên kết quả
đã được ứng dụng

Thời gian

Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng
dụng)

Kết quả
sơ bộ

1
2
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân viêm gan C mạn chưa điều trị INFα là 7,3%. Tỉ lệ kháng thể kháng thyroid peroxidase dương tính là 10,6% và tỉ lệ kháng
thể kháng thyroid peroxidase dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê ở giới nữ so với
giới nam (p = 0,01) và cao nhất ở nhóm tuổi từ 51 đến 65 tuổi (p = 0,016)
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
không có
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài:
Số
TT
I

II


Nội dung
Báo cáo tiến độ
Lần 1
Lần 2
Báo cáo giám định giữa kỳ
Lần 1
Lần 2
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

.

Thời gian
thực hiện

Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)

30/10/2018
30/12/2018

Hồn tất lấy số liệu
Hồn tất phân tích số liệu

30/12/2018
30/3/2019

Hồn tất lấy số liệu
Hồn tất phân tích số liệu


Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)


.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1 Tổng quan về viêm gan c mạn .................................................................... 4
1.2 Tổng quan bệnh lý tuyến giáp ..................................................................... 9
1.3 Tổng quan nghiên cứu khảo sát tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp,
tỉ lệ kháng thể Anti-TPO trên bệnh nhân viêm gan C mạn chưa điều trị
Interferon-α ..................................................................................................... 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24
2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu .................................. 25
2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................... 37
2.5 Vấn đề y đức ............................................................................................. 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 38
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 39
3.2 Tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân viêm gan C mạn chưa
từng điều trị Interferon-α................................................................................. 44
3.3 Tỉ lệ kháng thể kháng thyroid peroxidase dương tính trên bệnh nhân viêm
gan C mạn chưa điều trị Interferon-α .............................................................. 48
3.4 Yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân viêm

gan C mạn chưa điều trị Interferon-α .............................................................. 51

.


.

Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 54
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................................... 54
4.2 Tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân viêm gan C mạn chưa
điều trị Interferon-α ......................................................................................... 58
4.3 Tỉ lệ kháng thể kháng Thyroid Peroxidase dương tính trên bệnh nhân
viêm gan C mạn chưa điều trị Interferon-α ..................................................... 66
4.4 Các yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân
viêm gan C mạn chưa từng điều trị Interferon–α ............................................ 68
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
 Kháng thể Anti-TPO


: Kháng thể kháng thyroid peroxidase

 RLCNTG

: Rối loạn chức năng tuyến giáp

 Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

 UTBMTBG

: Ung thư biểu mô tế bào gan

 VG

: Viêm gan

Tiếng Anh
 FT3

: Free Tri-iodothyronin (T3 tự do)

 FT4

: Free Thyroxin (T4 tự do)

 HCV

: Hepatitis C virus (Virus viêm gan C)


 INF-α

: Interferon-α

 TSH

: Thyroid Stimulate Hormon

 WHO

: World Health Organization

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỉ lệ cường giáp trên bệnh nhân viêm gan C mạn chưa điều trị
interferon-α và bệnh nhân không nhiễm HCV trong các nghiên
cứu ................................................................................................... 20
Bảng 1.2: Tỉ lệ suy giáp trên bệnh nhân viêm gan C mạn chưa điều trị
interferon-α và bệnh nhân không nhiễm HCV trong các nghiên
cứu ................................................................................................... 20
Bảng 1.3: Tỉ lệ kháng thể Anti-TPO dương tính trên bệnh nhân viêm gan C
mạn chưa điều trị interferon-α và bệnh nhân không nhiễm HCV
trong các nghiên cứu ....................................................................... 21
Bảng 3.1: Tiền căn xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan và một số bệnh

khác đi kèm của dân số nghiên cứu ................................................ 43
Bảng 3.2: Tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ............................................... 44
Bảng 3.3: Phân bố rối loạn chức năng tuyến giáp theo đặc điểm dịch tễ ....... 46
Bảng 3.4: Phân bố rối loạn chức năng tuyến giáp theo các đặc điểm về
điều trị và bệnh đi kèm.................................................................... 47
Bảng 3.5: Tỉ lệ kháng thể Anti-TPO dương tính trong dân số nghiên cứu..... 48
Bảng 3.6: Tỉ lệ kháng thể Anti-TPO dương tính theo đặc điểm dịch tễ ......... 49
Bảng 3.7: Tỉ lệ kháng thể Anti-TPO dương tính theo các đặc điểm về
điều trị và bệnh đi kèm.................................................................... 50
Bảng 3.8: Phân tích đơn biến xác định yếu tố nguy cơ của rối loạn chức
năng tuyến giáp ............................................................................... 52

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Sự phân bố các genotype của virus viêm gan C ............................... 5
Hình 1.2: Chu trình tăng sinh của virus viêm gan C........................................ 5

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo các nhóm tuổi ...................................... 39
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................... 40
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo vùng địa lý cư ngụ .............................. 40
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo năm chẩn đoán viêm gan C mạn ......... 41
Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân theo genotype của virus viêm gan C........... 42
Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tiếp xúc điều trị viêm gan C
mạn .................................................................................................. 43
Biểu đồ 3.7: Phân bố các loại rối loạn chức năng tuyến giáp ......................... 45


Sơ đồ 1.1: Diễn tiến tự nhiên khi nhiễm virus viêm gan C............................... 6
Sơ đồ 1.2: Lưu đồ chẩn đoán, điều trị và theo dõi viêm gan virus C mạn ....... 9

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn chức năng tuyến giáp (RLCNTG) bao gồm tình trạng nhiễm
độc giáp do tăng hocmon giáp lưu hành trong máu hay tình trạng suy giáp do
giảm sản xuất hocmon giáp là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhóm bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa
tuổi và có thể biểu hiện ở các thể lâm sàng khác nhau; đặc biệt khó chẩn đốn
sớm ở các thể dưới lâm sàng ít triệu chứng hay ở người cao tuổi. Cường giáp
có thể ảnh hưởng xấu trên hệ tim mạch dẫn đến xuất hiện các rối loạn nhịp tim
như rung nhĩ, ngoại tâm thu, suy tim hay loãng xương, sụt cân, rối loạn giấc
ngủ kéo dài. Suy giáp có liên quan đến chức năng nhận thức, vận động và tăng
nguy cơ tim mạch ở người cao tuổi.
Nhiều báo cáo trước đây đã ghi nhận tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp
và bệnh tự miễn tuyến giáp cao hơn khi điều trị viêm gan C mạn với phác đồ
interferon-α (INF-α) phối hợp với ribavirin. Cơ chế có thể do interferon-α có
khả năng khởi phát hay thúc đẩy đáp ứng miễn dịch tại tuyến giáp dẫn đến xuất
hiện mới hay làm nặng thêm các bệnh tuyến giáp có sẵn gây biểu hiện cường
giáp, suy giáp hay viêm giáp do phá hủy[24],[29],[35],[45],[52],[59]. Các yếu tố nguy cơ
của rối loạn chức năng tuyến giáp do điều trị interferon-α gồm: tuổi, giới nữ,
hiện diện kháng thể kháng giáp trước điều trị[21],[32]. Do đó, các hướng dẫn điều
trị viêm gan C mạn trước đây[2],[6] đã khuyến cáo xét nghiệm chức năng tuyến
giáp và kháng thể kháng giáp trước khi điều trị với interferon-α để tầm sốt

bệnh lý tuyến giáp có sẵn, đồng thời theo dõi chức năng tuyến giáp mỗi 3 tháng
trong quá trình điều trị với interferon-α để phát hiện các rối loạn chức năng
tuyến giáp do interferon-α gây ra.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng ghi nhận tỉ lệ rối loạn chức năng
tuyến giáp và kháng thể kháng giáp dương tính ở bệnh nhân viêm gan C mạn

.


.

chưa điều trị interferon-α cao hơn so với nhóm chứng không nhiễm virus viêm
gan C [30],[34],[43],[52],[68]. Các rối loạn này có thể do nhiều cơ chế phức tạp [36],[63],
được kích hoạt bởi sự tương tác giữa yếu tố gen di truyền, yếu tố virus và yếu
tố môi trường tác động[8],[13],[49]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng thực
hiện tương tự nhưng không thấy được sự khác biệt này[12],[17],[50]. Do vấn đề trên
chưa rõ ràng, kết luận của các nghiên cứu trái ngược nhau nên với phác đồ điều
trị viêm gan C mạn gần đây bằng các thuốc kháng virus trực tiếp (direct acting
agents - DAAs) khơng có interferon-α thì vấn đề tầm soát và theo dõi định kỳ
chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân viêm gan C mạn chưa được khuyến cáo.
Ở Việt Nam, hiện tại chúng ta cũng điều trị bệnh nhân viêm gan C mạn
chủ yếu bằng các thuốc kháng virus trực tiếp nên câu hỏi đặt ra là: tỉ lệ rối loạn
chức năng tuyến giáp trên dân số bệnh nhân này như thế nào và đối tượng nào
có nguy cơ rối loạn chức năng tuyến giáp cần chú ý tầm sốt phát hiện sớm
trong q trình điều trị. Cho đến nay chưa có nghiên cứu ghi nhận vấn đề này
tại Việt Nam. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu cung
cấp thêm số liệu thực tế của dân số Việt Nam về tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến
giáp và tỉ lệ kháng thể kháng thyroid peroxidase dương tính; đồng thời xác định
các yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân viêm gan
C mạn chưa điều trị interferon-α.


.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh nhân viêm gan C
mạn chưa điều trị interferon-α.
2. Xác định tỉ lệ kháng thể kháng thyroid peroxidase dương tính trên bệnh
nhân viêm gan C mạn chưa điều trị interferon-α.
3. Xác định các yếu tố nguy cơ của rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh
nhân viêm gan C mạn chưa điều trị interferon-α.

.


.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ VIÊM GAN C MẠN
1.1.1 Đặc điểm của virus viêm gan C (HCV)
1.1.1.1 Các đặc tính quan trọng của virus viêm gan C:
- Lây truyền chủ yếu qua đường máu
- Thường diễn tiến mạn tính, khơng có triệu chứng
- Liên tục bị đột biến nên khơng chế tạo được vaccine phịng ngừa
- Có 6 kiểu genotype với tiên lượng đáp ứng điều trị khác nhau
- Có thể chữa khỏi với tiến bộ hiện nay (> 90%)
- Không tạo miễn dịch sau nhiễm nên bệnh nhân vẫn có thể tái nhiễm

sau khi điều trị
1.1.1.2 Genotype của virus viêm gan C:
Hiện tại HCV được chia làm 11 genotype khác nhau (đánh số từ 1 đến
11), mỗi genotype có 30-50% chuỗi nucleotide khác nhau, vì vậy chúng ta có
6 genotype chính (1 đến 6). Trong mỗi genotype có nhiều loại subtype khác
nhau (đánh dấu bằng a, b, c, .) có khác biệt ở chuỗi nucleotide khoảng 15-30%.
Tỉ lệ hiện mắc genotype và subtype HCV khác nhau theo từng vùng địa dư.
Trên toàn thế giới, genotype 1 chiếm ưu thế (khoảng 46%), kế đến là genotype
3, 2 và 4. Nhiều loại genotype khác nhau nên tính gây nhiễm và gây bệnh cũng
khác nhau, đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ diễn tiến sang xơ gan và ung thư biểu
mơ tế bào gan. Tính khơng đồng bộ của HCV cũng gây hậu quả khác nhau:
đáp ứng với điều trị kháng virus cũng khác nhau (genotype 1 và 4 có tính kháng
interferon mạnh hơn genotype 2 và 3)[41].

.


.

Hình 1.1: Sự phân bố các genotype của virus viêm gan C
(Nguồn: Li HC. và cộng sự, World Jounal of Hepatology , 2015[41])
1.1.1.3 Vòng đời của virus viêm gan C
1: Sự hấp phụ bề mặt tế
bào gan nhờ đồng tiếp
nhận
2: Xâm nhập nội tế bào
3:Sự dung hợp với màng
lipid tế bào gan
4: Phá bỏ lớp vỏ ngồi
giải phóng ARN (+)

5: Dịch mã và sao chép
ARN nhờ Web màng.
6: Tập hợp và đóng gói
7: Tạo virut hồn chỉnh
8: Sự phóng thích ra khỏi
tế bào gan

Hình 1.2: Chu trình tăng sinh của virus viêm gan C
(Nguồn: Li HC. và cộng sự, World Jounal of Hepatology , 2015[41])

.


.

1.1.1.4 Diễn tiến tự nhiên khi nhiễm virus viêm gan C:

Sơ đồ 1.1: Diễn tiến tự nhiên khi nhiễm virus viêm gan C
(Nguồn: Li HC.và cộng sự, World Jounal of Hepatology , 2015[41])
1.1.2 Dịch tể của bệnh viêm gan C mạn:
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cập nhật vào tháng 4/2017,
ước tính có khoảng 71 triệu người nhiễm HCV trong dân số toàn thế giới và
399.000 người tử vong/năm do nhiễm HCV mạn [66],[64]. Tỉ lệ nhiễm HCV thay
đổi từ 0,5% - 2,3% dân số theo từng vùng địa lý trên toàn cầu[56]. Khoảng 55 85% bệnh nhân nhiễm HCV sẽ diễn tiến thành viêm gan C mạn và 15 - 30%
bệnh nhân viêm gan C mạn diễn tiến đến xơ gan trong 20 năm[66]. Tại Việt
Nam, một số nghiên cứu thống kê ghi nhận tỉ lệ nhiễm HCV khoảng 1% - 2%
dân số chung theo vùng địa lý[11],[47]. Tỉ lệ nhiễm HCV ở An Giang là 4,1%
(Châu Hữu Hầu, 1994), ở TPHCM là 2,55% (Trương Xuân Liên, 1995), ở Thừa
Thiên Huế là 0,5% (Phạm Văn Lình, 2005).
1.1.3 Chẩn đốn viêm gan C mạn: theo hướng dẫn điều trị viêm gan C mạn

của Bộ Y Tế Việt Nam năm 2016 [1]:
1.1.3.1 Triệu chứng:
- Lâm sàng:
+ Phần lớn khơng có triệu chứng lâm sàng cho đến khi có biểu hiện xơ gan,
đơi khi có mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn
tiêu hóa, đau cơ

.


.

+ Có thể gặp vàng da nhẹ, kín đáo
+ Có thể có các biểu hiện ngồi gan như: đau khớp, viêm khớp, tóc dễ gãy
rụng, cryoglobulinemia (globulin lạnh trong máu), đau cơ, bệnh cơ tim,
viêm cầu thận tăng sinh màng, ...
- Cận lâm sàng:
+ Anti-HCV: là xét nghiệm dùng để sàng lọc nhiễm HCV, nhất là ở những
người có nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, tiền sử truyền máu, quan hệ
tình dục khơng an tồn, quan hệ đồng tính nam, lọc máu chu kỳ, xăm trổ,
ghép tạng, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HCV)
+ HCV RNA: là xét nghiệm để xác định người bệnh đang nhiễm HCV. Tất
cả người có anti-HCV dương tính cần được làm xét nghiệm HCV RNA.
+ Xác định kiểu gen (genotype) của HCV: giúp lựa chọn phác đồ phù hợp
và tiên lượng đáp ứng điều trị.
+ Đánh giá xơ hóa gan đối với viêm gan virus C mạn giúp xác định giai
đoạn xơ hóa gan. Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan bao gồm: sinh
thiết gan và các phương pháp đánh giá không xâm nhập như: chỉ số
APRI, FIB-4, Fibroscan, ARFI, Fibro test, ...
+ Đánh giá xơ gan còn bù, mất bù dựa vào lâm sàng và xét nghiệm (phân

loại xơ gan theo Child-Pugh)
+ Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa và chức năng gan, sàng lọc ung thư
gan bao gồm: công thức máu/số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin,
INR, AST, ALT, albumin, bilirubin, AFP, siêu âm đàn hồi gan, ...
1.1.3.2

Chẩn đoán xác định viêm gan C mạn

- Thời gian nhiễm HCV > 6 tháng.
- Có hoặc khơng có biểu hiện lâm sàng.
- Anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính hoặc HCV core-Ag
dương tính.

.


.

- Khơng có/hoặc có xơ hóa gan, xơ gan
1.1.4 Điều trị viêm gan C mạn: theo hướng dẫn điều trị viêm gan C mạn của
Bộ Y Tế Việt Nam năm 2016[1]:
1.1.4.1 Mục tiêu điều trị
- Loại trừ HCV ra khỏi cơ thể người bệnh (đạt được đáp ứng virus bền
vững: tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện (< 15 IU/ml) ở tuần thứ 12
sau khi kết thúc điều trị, gọi là SVR 12. Tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng
phát hiện ở tuần thứ 24 sau khi kết thúc điều trị: SVR 24 được dùng khi người
bệnh sử dụng phác đồ điều trị có Peg-interferon).
- Phịng ngừa các biến chứng về gan và các bệnh ngoài gan liên quan đến
HCV bao gồm: viêm gan tiến triển, xơ hóa gan, xơ gan, ung thư biểu mơ tế bào
gan, biểu hiện ngồi gan nặng và tử vong.

- Dự phòng lây nhiễm HCV trong cộng đồng.
1.1.4.2 Chỉ định điều trị:
- Khi người bệnh có đủ các điều kiện: HCV RNA dương tính và antiHCV dương tính
- Dựa vào xét nghiệm kiểu gen, các chống chỉ định, tương tác thuốc và
bệnh đi kèm để lựa chọn các phác đồ cho người bệnh không xơ gan và cho
người bệnh xơ gan còn bù và cho người bệnh xơ gan mất bù.
- Lựa chọn ban đầu là các phác đồ sử dụng các thuốc kháng virus trực
tiếp (DAAs). Các phác đồ có Peg-IFN nên là lựa chọn thay thế.
- Trường hợp không xác định được kiểu gen thì sử dụng phác đồ điều trị
được cho kiểu gen 6.
1.1.5 Tóm tắt cập nhật hướng dẫn chăm sóc và điều trị viêm gan virus C
của Tổ chức Y tế Thế Giới – WHO năm 2018

.


.

Sơ đồ 1.2: Lưu đồ chẩn đoán, điều trị và theo dõi viêm gan virus C mạn[65]
(Nguồn: WHO, Guidelines for the care and treatment of persons diagnosed with chronic hepatitis C virus infection, 2018)

1.2 TỔNG QUAN BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP:
1.2.1 Cường giáp:

.


0.

1.2.1.1


Định nghĩa:

- Nhiễm độc giáp (thyrotoxicosis): là tình trạng tăng hormon giáp lưu hành
trong máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân nhiễm độc
giáp có thể do:
+ Tuyến giáp tăng sản xuất hormon (cường giáp – hyperthyroidism)
+ Phá hủy tế bào tuyến giáp gây phóng thích lượng lớn hormon giáp vào
máu (viêm giáp bán cấp, viêm giáp sau sinh, viêm giáp do thuốc,..)
+ Sử dụng hormon giáp ngoại sinh
- Cường giáp (hyperthyroidism): là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất và
tiết hormon giáp, thường gặp trong bệnh Basedow, bướu giáp đa nhân
hóa độc, nhân độc tuyến giáp. Ngồi ra cịn do một số ngun nhân ít
gặp khác như: thai trứng, carcinoma đệm nuôi, u quái giáp buồng trứng,
ung thư tuyến giáp, u tuyến yên tiết TSH. Cường giáp được phân loại
thành:
+ Cường giáp dưới lâm sàng: khi TSH máu giảm và FT4, FT3 máu trong
giới hạn bình thường
+ Cường giáp lâm sàng: khi TSH máu giảm và FT4, FT3 máu tăng
1.2.1.2

Dịch tễ:

Tỉ lệ cường giáp trong dân số chung ghi nhận trong y văn khoảng 0,3%
tại Châu Âu và 1,3% tại Mỹ, cao hơn ở độ tuổi lớn hơn và ở nữ giới[18]. Nghiên
cứu dịch tễ tại Mỹ[28],[53] cho thấy tỉ lệ cường giáp khoảng 1,2% dân số (gồm
0,5 % là cường giáp lâm sàng và 0,7% là cường giáp dưới lâm sàng với ngưỡng
TSH < 0,1 mUI/L), trong đó đa số là bệnh Basedow, bướu giáp đa nhân hóa độ
hay nhân độc tuyến giáp. Theo báo cáo của tác giả Vanderpump[62] tại Mỹ, tỉ lệ
cường giáp ở nữ từ 0,5 - 2% dân số, tỉ lệ cường giáp ở nữ cao hơn nam gấp 10

lần và cao hơn ở vùng đủ Iodine.
1.2.1.3

Lâm sàng: hội chứng cường giáp gồm:

.


1.

- Rối loạn điều hịa nhiệt:
+ Cảm giác sợ nóng, thích tắm nước lạnh, đổ mồ hơi nhiều
+ Da thường nóng, mịn, ẩm ướt, nhất là ở bàn tay
+ Thay đổi cân nặng: thường sụt cân nhanh, dù ăn nhiều, đặc biệt là người
già
- Biểu hiện tim mạch:
+ Hồi hộp, có thể khó thở gắng sức.
+ Nhịp tim nhanh thường xuyên > 100 lần/phút, tăng lên khi xúc động hoặc
gắng sức. Tiếng tim mạnh. Mạch rộng và nẩy mạnh, nhanh.
+ Huyết áp tâm thu cao, hiệu áp rộng.
+ Nặng hơn: thường gặp ngoại tâm thu, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh, tim
lớn và suy tim cung lượng cao
- Hệ thần kinh:
+ Bồn chồn, tính khí thất thường, dễ cáu gắt hoặc vui vẻ, nhiệt tình q
mức
+ Khó ngủ, khó tập trung khi học hay làm việc.
+ Rối loạn vận mạch: đỏ mặt từng lúc, tốt mồ hơi.
+ Run ở đầu ngón tay với đặc điểm: tần số cao, biên độ thấp, đều.
- Hệ tiêu hoá:
+ Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân.

+ Tăng số lần đại tiện và lượng phân.
+ Có thể gặp trường hợp tiêu chảy không kèm đau bụng 5 -15 lần/ngày.
- Hệ sinh sản:
+ Ở nữ: giảm khả năng sinh sản, kinh nguyệt ít.
+ Ở nam: giảm số lượng tinh trùng, rối loạn cương, nhũ hoá tuyến vú.
- Hệ cơ - xương và da:
+ Yếu cơ: đặc biệt là các cơ gốc chi (dấu ghế đẩu dương tính).

.


2.

+ Teo cơ, thường là ở vòng quanh vai.
1.2.1.4

Cận lâm sàng:

- Định lượng hormon: TSH máu giảm, FT4 và/hoặc FT3 máu tăng hay
trong giới hạn bình thường
- Các cận lâm sàng khác hổ trợ chẩn đoán nguyên nhân cường giáp:
+ Xét nghiệm kháng thể kích thích thụ thể TSH (TRAb dương tính) gặp
trong 80-90% trường hợp bệnh Basedow
+ Siêu âm tuyến giáp
+ Xạ hình tuyến giáp với I123 hoặc Tc 99m giúp xác định hình thái và chức
năng tuyến giáp: giúp phân biệt các nguyên nhân cường giáp khác
1.2.1.5

Điều trị:


Lựa chọn điều trị (điều trị triệu chứng, điều trị nội khoa với thuốc kháng
giáp tổng hợp, xạ trị, phẫu thuật) phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng của
bệnh, tuổi, giới, kích thước tuyến giáp, tình trạng cơ thể, bệnh lý đi kèm,...
1.2.2 Suy giáp:
1.2.2.1

Định nghĩa:

- Suy giáp (hypothyroidism): là tình trạng tuyến giáp giảm sản xuất
hormon giáp so với nhu cầu của cơ thể dẫn đến tổn thương ở các mơ, cơ
quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm. Suy giáp
được phân loại gồm:
+ Suy giáp dưới lâm sàng: TSH máu tăng và FT4 trong giới hạn bình
thường. Ngưỡng giới hạn trên của TSH để chẩn đoán suy giáp dao động
tùy theo phương pháp xét nghiệm và khác nhau trong các nghiên cứu,
thường sử dụng nhất là ngưỡng TSH > 4,5 mIU/L hay > 5 mIU/L.
+ Suy giáp lâm sàng: TSH máu tăng (thường > 10 mIU/L) và FT4 giảm
dưới mức bình thường.
1.2.3.2

Dịch tễ:

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

13

Tỉ lệ suy giáp trong dân số chung rất dao động trong các nghiên cứu.

Nghiên cứu dịch tễ NHANES III ở Mỹ với ngưỡng giới hạn trên của TSH là
4,5 mIU/L thì tỉ lệ suy giáp dưới lâm sàng là 4,3% và suy giáp lâm sàng 0,3%.
Ngoài ra, nồng độ TSH và sự hiện diện của kháng thể kháng giáp (TPOAb,
TgAb) đều gia tăng ở nữ giới, người cao tuổi, và thường gặp ở người da trắng
hơn là da đen

[28]

. Trong nghiên cứu Colorado với ngưỡng giới hạn trên của

TSH là 5 mIU/L thì tỉ lệ suy giáp dưới lâm sàng là 8,5% và suy giáp lâm sàng
là 0,4%. Trong nghiên cứu Framingham, ở dân số > 60 tuổi có 5,9% nữ giới và
2,3% nam giới có TSH > 10 mUI/L. Tần suất suy giáp ở phụ nữ là 3,5/1000
người/năm và ở nam giới là 0,6/1000 người/năm. Tần suất suy giáp ở nữ cao
hơn nam [26]
1.2.3.3 Nguyên nhân
- Suy giáp nguyên phát:
+ Viêm giáp Hashimoto
+ Sau điều trị iod phóng xạ hay chiếu xạ ngồi vùng cổ
+ Sau phẫu thuật tuyến giáp
+ Thoáng qua (giai phục hồi của viêm giáp bán cấp hay viêm giáp không
đau)
+ Do thuốc kháng giáp
+ Thiếu Iod nặng/ thừa Iod
+ Thiếu men tổng hợp hormone giáp bẩm sinh
+ Chất kháng giáp trong thức ăn
+ Lithium: điều trị bệnh tâm thần
- Suy giáp thứ phát: suy tuyến yên do u tuyến yên, phẫu thuật tuyến yên,
hội chứng Sheehan
- Suy giáp đệ tam cấp: do rối loạn chức năng vùng dưới đồi


.


×