Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân chi nhánh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.99 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

HUỲNH THANH TRÚC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC DÂN - CHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 05 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------

HUỲNH THANH TRÚC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC DÂN - CHI NHÁNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG

Long An, tháng 05 năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí khoa học
và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Huỳnh Thanh Trúc


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân
thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Cơng nghiệp
Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và các Anh/Chị đồng nghiệp
đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh Long An, các Anh/Chị công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh

Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong q trình
làm luận văn.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn Cơ TS. Đồn Thị Hồng, người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phịng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh
Tế Cơng Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình
hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến của
các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tác giả

Huỳnh Thanh Trúc


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Nghiên cứu này hướng đến đối tượng chủ yếu là khai thác một cách hiệu quả nhất
các sản phẩm Ngân hàng hiện đại, một lĩnh vực ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện
đại, đang trên đà phát triển và được các Ngân hàng Thương mại đầu tư rất lớn trong thời
gian gần đây. Nghiên cứu cung cấp cho Ngân hàng một bước tranh toàn cảnh về các sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng bằng biện pháp cải thiện tốt
vai trò khách hàng trung tâm, sản phẩm, vận hành công nghệ và tổ chức bán hàng của
Ngân hàng hiện đại.
Nghiên cứu cung cấp về mặt lý luận vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động
thông qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đối với việc phát triển thương mại
điện tử, một vấn đề của nền kinh tế hiện đại.

Nghiên cứu phân tích một cách tồn diện thực trạng tình hình hoạt động tại NCB
Long An. Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, nêu lên những giải pháp
chiến lược cùng những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ
gắn với tình hình thực tế tại NCB Long An. Nội dung nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa
thiết thực để NCB Long An vận dụng trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ khai thác hiệu quả về sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng tại NCB Long An.
Đưa ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm và đưa sản
phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất trên cơ sở giúp cho khách hàng tối ưu
hóa các giải pháp tài chính. Từ đó, Ngân hàng có những cải thiện thích hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nghiên cứu có ý nghĩa trong việc bổ sung vào hệ thống lý thuyết liên quan đến hiệu
quả hoạt động các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng .Đồng thời nghiên cứu này có thể được
sử dụng làm tài liệu giúp cho các nhà nghiên cứu, sinh viên kham khảo để thực hiện các
nghiên cứu có liên quan. Đưa ra nhóm giải pháp nhằm gợi ý để nâng cao hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Long An.


iv

ABSTRACT

The research object in this direction is the main modern bank one of the most
effective methods of mining products, the successful application of modern technology
in a field, and the growth of commercial banks is a great investment, provide in recent
research. A global bank step on products of modern banking services, some measures
and suggestions in recent years. And in order to improve the efficiency of commercial
banks through the center of the customer, improvement of products, technical operation
Modern banking and sales organization.
The research provides theoretical aspects of the role is to improve the work

efficiency, the products of modern banking services for the development of electronic
commerce, a modern economy.
Research and analysis of an actual case started in NCB - LongAn branch. On the
basis of finding these reasons, if in these solutions strategy and specific solutions to the
reality of the situation and improve the development of products and services in Longan,
NCB Study on the content of subject means that effectively allow NCB - Long An
branch using input current opportunities.
This study was conducted to effective use of bank service products in NCB -Long
An branch. The proposed solution, in order to improve the effective use of the product
and the team based in an effective way with the customer's products, help customers
optimize financial solutions.
Since then, the bank can improve, in order to improve the efficiency of commercial
banks.This means that in the work of research on the theory of additional system related
products, the efficiency of banking services. At the same time, the research can be used
as materials, researchers, students, Kan test related research.
The proposed solution is proposed to enhance the work efficiency of the team in the
NCB - LongAn branch.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU......................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... x

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................... 2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................ 3
1.1 Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại…………………………………………3
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại………………………………………………3
1.1.2 Bản chất của ngân hàng thương mại……………………………………………3
1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại…………………………………………4
1.1.4 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế………………………….4
1.1.5 Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại…………………………….5
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại…………………..9
1.2.1 Khái niệm về hoạt động của ngân hàng thương mại…………………………...9
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại………………….10
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng thương mại……………15
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại………………………………………………………………………..24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 26


vi
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN – CHI NHÁNH LONG AN ................... 27
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc dân và
Chi nhánh Long An…………………………………………………………………….27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………………………..28

2.1.2 Mạng lưới hoạt động:…………………………………………………………….28
2.1.3 Cơ cấu tổ chứcvà bộ máy:…………………………………………………….....27
2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ………………………………………………………………..29
2.2 Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi
nhánh Long An trong thời gian qua: ........................................................................30
2.2.1 Phân tích hoạt động huy động vốn ......................................................................30
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng ...............................................................................34
2.2.3Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ ..................................................................35
2.2.4 Kinh doanh ngoại hối ..........................................................................................36
2.2.5 Dịch vụ ngân quỹ ................................................................................................37
2.2.6 Dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................37
2.2.7 Dịch vụ thẻ .........................................................................................................38
2.2.8 Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Long An từ doanh
thu và chi phí. ..............................................................................................................38
2.2.9 Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Long An……..38
2.3 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quốc dân - Chi nhánh Long An.......................................................................39
2.3.1 Những thành công ...............................................................................................39
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................................40
2.3.3 Những cơ hội của thị trường ............................................................................... 42
2.3.4 Những thử thách .................................................................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................45
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN – CHI NHÁNH
LONG AN ..................................................................................................................46


vii
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần quốc
dân chi nhánh Long Antừ năm 2020 đến năm 2025.................................................46

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại
cổ phần quốc dân chi nhánh Long An ......................................................................47
3.2.1 Giải pháp về huy động vốn..................................................................................47
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động kinh doanh...................................................................................................47
3.2.3 Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu tại địa phương ..............................50
3.2.4 Giải pháp chăm sóc khách hàng, tiếp thị, bán chéo sản phẩm ..............................50
3.2.5 Giải pháp xây dựng môi trường giao dịch chuyên nghiệp, thân thiện ..................51
3.2.6 Tiết kiệm chi phí .................................................................................................52
3.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh Long An ..................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ ...55
KẾT LUẬN ............................................................................................................ ...56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... ...58
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN............................................................ ...I
PHỤ LỤC 2. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....... ...V


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

1

ATM


Chữ đầy đủ
Tiếng Anh: Automated Tell Machine
Tiếng Việt: Máy giao dịch tự động

2

DVNH

3

NCB

Dịch vụ Ngân hàng
Tiếng Anh: National Citizen Commercial Joint Stock
Bank.
Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc
Dân

4

NCB Long An

Tiếng Anh: National Citizen Commercial Joint Stock
Bank – Branch Long An
Tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân –
Chi nhánh Long An
Ngân hàng

5


NH

6

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng Thương mại

8

SPDVNH

9

TCTD

10

TP

Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
Tổ chức tín dụng
Thành phố



ix

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự
Bảng 2.1

Tên bảng
Tình hình huy động vốn của NCB Long An giai đoạn 2017 –

Trang
30

2019
Bảng 2.2

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạncủa NCB Long An giai đoạn
2017-2019

32

Bảng 2.3 Phân tích hoạt động tín dụng NCB Long An giai đoạn 2017-2019 34
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ của NCB Long An giai
đoạn 2017-2019
Bảng kinh doanh ngoại hối của NCB Long An giai đoạn 20172019

Bảng 2.6 Bảng dịch vụ của NCB Long An giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.7

Bảng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NCB Long An giai
đoạn 2017-2019

35
36
37
37


x

DANH MỤC HÌNH VẼ

Thứ tự

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức NCB Long An

28

Hình 2.2 Tình hình huy động vốn của giai đoạn2017-2019.

30

Hình 2.3

Hình 2.4

Cơ cấu huy động theo loại tiền giai đoạn 2017-2019:
Phân tích hoạt động tín dụng của NCB Long An 2017-2019

32
34


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong xu hướng phát triển kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì
ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đang đứng trước những cơ hội
và thách thức rất to lớn. Việc các ngân hàng đứng vững trên thị trường đã khó, để có thể
tăng trưởng và phát triển lại khó khăn hơn, nhất là đối với các ngân hàng thương mại cổ
phần nhỏ và chưa có nhiều uy tín với khách hàng. u cầu đặt ra đối với các ngân hàng
thương mại cổ phần là phải cải tiến, tiếp tục đổi mới để nâng cao hoạt động kinh doanh
của mình, từ đó gia tăng tính cạnh tranh và dần nâng cao vị thế cũng như uy tín với
khách hàng.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nước khó khăn, sự xuất hiện các
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, sự cạnh tranh trong việc kinh doanh của
các Ngân hàng thương mại với nhau làm hoạt động kinh doanh toàn bộ Ngân hàng ở
Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân nói riêng đang đang
có xu hướng đi xuống .Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân
cũng đặt nhiệm vụ tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh lên hàng đầu để nâng cao vị thế
Ngân hàng vừa đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cán bộ nhân viên. Để đạt kết
quả tích cực, Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh ngân hàng.

Xuất phát từ thực tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân là một ngân
hàng đang trong quá trình tái cơ cấu nên việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc
Dân chi nhánh Long An ” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân
hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quốc dân - Chi nhánh Long An và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể


2
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Long An.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân thương mại và thực tiễn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Long An.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc
dân - Chi nhánh Long An
4.2 Phạm vi về thời gian: Phản ánh số liệu thông tin trong luận văn từ 2017 2019
5. Câu hỏi nghiên cứu
Trong giai đoạn 2017 - 2019, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi
nhánh Long Anđạt hiệu quả kinh doanh như thế nào ?
Cần có giải pháp gì để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Long An?
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
Phương pháp diễn dịch, quy nạp sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu
quả và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở số liệu báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Long An., tác giả tiến
hành lập bảng thống kê, tính tốn các chỉ tiêu tài chính và phân tích, đánh giá những mặt
tích cực, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.


3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.

Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, tại Điều 4 có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao
gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng
nhân dân”. “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm
mục tiêu lợinhuận”.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ,
thực hiện tất cả các hoạt động của Ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh

vực tiền tệ nhằm mục tiêu lợi nhuận
Ngân hàng thương mại là loại Ngân hàng giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp, tổ
chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Đồng thời sử dụng số vốn huy
động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng
dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế.
Các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ của Ngân hàng bao gồm: Huy động vốn,
cho vay, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh tốn, cho th tài chính, thấu chi.
1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại.
Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
cấp dịch vụ thanh toán.
Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nề kinh tế thị trường.Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền
vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát
triển kinh tế.


4
Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm
sau:
-

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế.

-

Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và dịch
vụ ngân hàng.


1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại.
1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng.
Chức năng quan trọng và cơ bản của Ngân hàng là trung gian tín dụng. NHTM
đóng vai trị tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế, dân cư
để cung ứng nó cho nền kinh tế như để cấp tín dụng cho nhu cầu sử dụng của các ngành
kinh tế, nhu cầu sử dụng cho mục đích cá nhân. Hay hiểu cách khác NHTM là đơn vị
trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu.
1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán.
Đây là chức năng quan trọng giúp tiền tệ luân chuyển liên tục trong nền kinh tế.
NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch giữa người mua và
người bán một cách an tồn và chính xác. Các loại cung ứng dịch vụ phổ biến NHTM là
(giấy chuyển tiền, giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, Séc, thẻ tín dụng, thanh toán
các dịch vụ….)
1.1.3.3 Chức năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường. NHTM còn cung ứng các dịch vụ Ngân
hàng phục vụ nhu cầu người dùng như dịch vụ thu hộ, chi hộ, kiều hối, thanh toán quốc
tế, bán vé máy bay, InternetBanking,
1.1.4. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.
NHTM là trung gian tài chính, thực hiện vai trị điều chuyển các khoản tiết kiệm,
chủ yếu từ hộ gia đình thành vốn tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần
kinh tế khác để đầu tư vào nhà cửa thiết bị và các tài sản khác.
NHTM giữ vai trò là trung gian thanh toán, thay mặt khách hàng thực hiện thanh
toán các giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ của họ.
NHTM giữ vai trò là người bảo lãnh, cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách
hàng mất khả năng thanh toán.


5
NHTM giữ vai trò đại lý, thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ,
phát hành hoặc mua lại chứng khoán

NHTM là người thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ góp phần điều
tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội
NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
1.1.5. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại.
1.1.5.1 Nghiệp vụ huy động vốn.
Hoạt động huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản vì hoạt động này tạo ra nguồn
vốn chủ yến của các NHTM .Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn
vốn kinh doanh của ngân hàng.Vốn huy động là tài sản bằng tiền của tổ chức và cá nhân
mà NHTM tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. NHTM được huy động
vốn với các hình thức sau đây:
a. Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn hay cịn gọi là tiền gửi định kỳ có thể rút ra khi đến hạn. Hiện
nay, nhiều NHTM cho phép loại tiền gửi nảy rút trước hạn nhưng chỉ được hường lãi
suất của tiền gửi khơng kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định cao. Khách hàng gửi tiền với mục đích hưởng lãi
theo kỳ hạn mình gửi. Vì vậy, lãi suất cao là công cụ để thu hút nguồn vốn này. Các
NHTM thường sử dụng nguồn huy động này để cân đối để sử dụng cho mục đích trung
và dài hạn
Tiền gửi có kỳ hạn có nhiều loại hình gửi như kỳ hạn 1, 3, 6, 9, 12, 13, 15, 24, 36
tháng.Nhiều hình thức lãnh lãi khác nhau như hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay lãnh
lãi cuối kỳ. Tùy theo đặc thù của mỗi NHTM mà áp dụng lãi suất có kỳ hạn khác nhau
nhưng nhìn chung kỳ hạn gửi, kỳ hạn lãnh lãi càng lâu thì lãi suất càng cao
b Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi hoạt kỳ là loại tiền gửi mà người chủ
tài khoản sử dụng một cách chủ động và tài khoản này không quy định kỳ hạn rút .Người
gửi tiền chủ yếu chọn loại hình khơng vì mục đích lãi suất mà vì mục đích thanh tốn,
giao dịch, chuyển tiền hoặc do có giá trị nhỏ quá nên được giữ trong tài khoản.
c. Phát hành giấy tờ có giá



6
Đây là phương pháp hữu hiệu để ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân
cư.Loại tiền gửi này rất ổn định.Điểm khác biệt loại tiền gửi này so với tiền gửi định kỳ
là loại tiền gửi này không cho phép rút trước hạn và kỳ hạn thì khơng có nhiều kỳ hạn
như tiền gửi định kỳ.Vì vậy, lãi suất loại hình này thường cao hơn tiền gửi định kỳ. Các
loại hình phát hành giấy tờ có giá là phát hành kỳ phiếu,trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có
kỳ hạn.
1.1.5.2. Nghiệp vụ tín dụng.
Hoạt động tín dụng được hiểu là việc các Ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn
huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư để cấp Tín dụng. Việc cấp tín dụng là công
việc chủ yếu của các Ngân hàng Thương Mại với mục đích là huy động với lãi suất thấp
và cấp tín dụng với mức lãi suất cao hơn theo biên độ phù hợp quy định, quy chế của
Ngân hàng thương mại hay của Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Thương Mại sẽ thoã thuận để các khách hàng sử dụng một khoản tiền với
ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo
lãnh và các dịch vụ khác… Hầu hết các thoã thuận giữa Ngân hàng và các chủ thể khác
trong nền kinh tế được thể hiện thơng qua các hợp đồng Tín dụng.
a. Cho vay
Cho vay là hoạt động tín dụng chủ yếu và mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho
Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại sẽ cung ứng nguồn vốn vay cho nền kinh
tế để các cá nhân, tổ chức kinh tế sử dụng nguồn vốn này để sử dụng, bổ sung vốn lưu
động đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. Cho vay có nhiều hình thức, loại hình
để đáp ứng nhu cầu của thị trường như cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn.Cho vay
phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ tiêu dùng. Cho vay theo từng lần, cho vay
theo hạn mức tín dụng
Đây là hoạt động khơng thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Vì nó góp phần ln
chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
b. Chiết khấu:
Chiết khấu giấy tờ có giá là việc Ngân hàng thương mại mua lại giấy tờ có giá đối
với tổ chức, cá nhân trong nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài đang hoạt động và cư

trú hợp pháp tại Việt Nam.


7
Các loại giấy tờ được chiết khấu là Hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ
chức tín dụng hành.
Ngày nay, đi cùng sự nền kinh tế thị trường. Nhiều tổ chức tín dụng phát hành giấy
tờ có giá, hay các doanh nghiệp, cá nhân thanh tốn với nhau bằng giấy tờ có giá nên
hoạt động chiết khấu cũng phổ biến
c. Bảo lãnh
Bảo lãnh là cam kết của ngân hàng cấp bảo lãnh đưuọc lập trên văn bản để cam kết
với bên nhận bảo lãnh nếu đến hạn bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng các cam kết trong hợp đồng dân sự, thì với tư cách là ngân hàng bảo lãnh sẽ
đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.
Đây là hoạt động để ngăn ngừa hạn, hạn chế rủi ro phát sinh trong quan hệ kinh tế
giữa các chủ thể trong nền kinh tế như cam kết thanh toán, cam kết dự thầu, cam kết
thực hiện hợp đồng, cam kết bảo hành, cam kết hoàn tiền ứng trước
Ngày nay, hoạt động bảo lãnh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế vì
hoạt động này đảm bảo cho các bên tham gia phát trong quá trình kinh doanh. Ngày nay,
đây là hoạt động được ngân hàng chú trọng vì nguồn lợi nhuận từ khoản phí và thường
rất ít khi xảy ra rủi ro trong nghĩa vụ đảm bảo mà ngân hàng đảm bảo
d. Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho thuê
máy móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho
thuê tài chính giữa Bên cho th là các cơng ty Cho thuê tài chính và Bên thuê là khách
hàng. Cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu các dự án trung và dài hạn. Khi hết thời hạn
cho thuê tài chính, bên th có quyền mua lại tài sản đó hoạt tiếp tục thuê.
Đây là hoạt động thiết yếu trong nền kinh tế hiện nay nhất là khi các dự án trung và
dài dạn xuất hiện ngày càng nhiều.

1.1.5.2 Nghiệp vụ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
a. Nghiệp vụ thanh toán:
Khi cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng đóng vai trị là một tổ
chức trung gian tổ chức thực hiện thanh toán thay cho khách hàng của mình. Căn cứ


8
vào phạm vi thực hiện, dịch vụ thanh toán bao gồm: Dịch vụ thanh toán trong nước và
dịch vụ thanh toán quốc tế.
b. Thanhtoántrongnước
Bao gồm thanh toán giữa các cá nhân, doanh nghiệp thanh toán với nhau qua ngân
hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của bên phải trả sang tài khoản của bên thụ
hưởng thông qua nghiệp vụ thanh tốn của các ngân hàng. Có rất nhiều phương thức
thanh toán qua hệ thống ngân hàng như: Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,
chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ… Thanh toán giữa các ngân hàng xảy ra khi
bên chi trả và bên thụ hưởng không có tài khoản ở cùng ngân hàng nên phải thơng qua
việc thanh toán giữa các ngân hàng với nhau. Cách thức thực hiện việc thanh toán giữa
các NHTM bao gồm: Thanh toán qua NHNN, thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.
Thanh toán thu/chi hộ giữa các ngân hàng. Nhờ có dịch vụ này mà NHTM tập trung
ngày càng nhiều các khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng thêm nguồn vốn tín
dụng để đầu tư vào quá trình tái sản xuất mở rộng.
c. Thanh tốn quốctế
Với mạng lưới đại lý rộng khắp, với nền tảng công nghệ hiện đại, các ngân hàng là
một tổ chức trung gian thanh tốn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện
chuyển tiền nhanh từ quốc gia này đến quốc gia khác. Các giao dịch thanh toán quốc tế
thường được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu như tín dụng chứng từ
(L/C), nhờ thu, chuyển tiền.
d. Nghiệp vụ ngân quỹ:
• Thu chi tạiquầy
Ngân hàng nhận tiền mặt từ khách hàng có nhu cầu nộp tiền vào ngân hàng để gửi

tiết kiệm, gửi vào tài khoản thanh toán, trả nợ vay, chuyển trả tiền hàng, thu đổi ngoại
tệ… đồng thời ngân hàng chi tiền mặt cho các khách hàng có nhu cầu rút từ tài khoản
thanh tốn, tài khoản tiền vay… tại quầy giao dịch của ngânhàng.
• Thu chihộ


9
Ngân hàng thay mặt khách hàng để thực hiện nghiệp vụ thu hộ tiền từ người mua
hàng hóa, dịch vụ… hoặc chi trả hộ lương, chi trả tiền cho đối tác của khách hàng.
Dịch vụ thu chi hộ có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc bằng phương thức chuyển khoản
(qua tài khoản cá nhân hoặc qua thẻATM).
1.1.5.4 Nghiệp vụ hoạt động kinh doanh khác.
Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu của thị trường.Ngân hàng thương mại còn cung
ứng các dịch vụ khác như bảo hiểm, ủy thác và nhận ủy thác, kiều hối, bán vé máy bay.
1.2.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về hoạt động của ngân hàng thương mại
Kinh doanh có hiệu quả và đạt hiệu quả cao là yêu cầu, là thách thức đối với ngân
hàng thương mại để tồn tại và phát triển trong mọi thời điểm.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là việc kiểm tra, phân
tích, đánh giá tình hình kinh doanh, các chỉ tiêu kinh doanh của Ngân hàng từ đó đưa ra
các giải pháp tối ưu nhất để tìm ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng
thu nhập và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh để thực hiện các mục tiêu
mà ngân hàng đề ra.
Thực tế cho thấy, quá trình kinh doanh của ngân hàng bao gồm các hoạt động cung
cấp sản phẩm dịch vụ, như: Thanh toán, nhận tiền gửi, cho vay, bảo hiểm, mua bán
ngoại tệ... nhưng chủ yếu là huy động vốn với lãi suất thấp và cho vay vay với lãi suất
cao ở mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng và

đứng trên góc độ vĩ mơ thì nó còn phải làm tăng thu ngân sách cho nhà nước, tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của ng ời lao động và tái
phân phối lợi tức xã hội trong phạm vi toàn xã hội. Biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh
doanh chính là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh mang lại và được đo bằng
lượng lợi nhuận.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát
triển.Từ đó, có vị thế trên địa bàn và khu vực. Ngồi ra, Ngân hàng kinh doanh có hiệu
quả còn làm tăng thu ngân sách cho nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho ng ời lao
động, nâng cao mức sống của ngừời lao động và tái phân phối lợi tức xã hội trong phạm
vi toàn xã hội


10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại:
Các hệ số tài chính là cơng cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân
tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các NHTM. Có nhiều loại hệ số tài chính được
sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các hệ số tài
chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt
động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng.
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng
a. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay, huy động vốn, dịch vụ của NCB chi nhánh
Long An
Qua chỉ số này ta đánh giá được các nguồn thu nhập chính của Ngân hàng với các
Ngân hàng khác. Từ đó, có các chính sách, đường lối nhằm cạnh tranh, thúc đẩy hoạt
động kinh doanh Ngân hàng.
Từ những số liệu trên ta đánh giá chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua
các chỉ số như doanh số.
b. Thị phần cung ứng sản phẩm dịch vụ
Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động
kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trường thì “khách hàng là thượng đế” vì chính

khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành cơng cho doanh nghiệp, hay nói cách khác
hơn thì chính khách hàng trả lương cho người lao động.
Lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ một ngân hàng càng hoạt động tốt bao
nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng bấy nhiêu, sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay thì mỗi
ngân hàng đều khơng ngừng nâng cao vị thế của mình tạo ra một hình ảnh tốt để mở
rộng thị phần.
c. Số lượng sản phẩm dịch vụ
Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng, phong phú của dịch vụ mà một NHTM mang đến
cho khách hàng.Tính đa dạng là một đặc điểm quan trọng của SPDVNH. Hầu hết khách
hàng doanh nghiệp đều có nhu cầu không chỉ riêng một sản phẩm đơn lẻ mà có nhu cầu
sử dụng từ vài sản phẩm trở lên. Chẳng hạn, khách hàng vay vốn sẽ có thêm nhu cầu bảo
lãnh, thanh toán L/C, thanh toán lương cho nhân viên, … Nên một NHTM chỉ cung cấp


11
dịch vụ truyền thống hoặc chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng một vài dịch vụ sẽ bị lỡ cơ
hội tăng thêm doanh thu so với các NHTM khác.
Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên ngân hàng không ngừng phải cung cấp
cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất đặc biệt là xu hướng liên kết những sản phẩm
thành những “gói hàng” đa dạng và tiện lợi. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày
nay không chỉ gói gọn ở việc cho vay và nhận tiền gửi mà phát triển ngày càng phong
phú, tận dụng tối đa hiệu suất của các kênh phân phối. Các ngân hàng đa năng còn chủ
động cạnh tranh bằng cách lấn sang các hoạt động phi ngân hàng khác như cung cấp
dịch vụ bảo hiểm, môi giới tư vấn đầu tư… Như thế ngân hàng vừa thu được nhiều lợi
nhuận vừa tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.
d. Tỷ trọng sử dụng dịch vụ ngân hàng
Nếu số lượng khách hàng cho thấy sự phát triển dịch vụ NH theo chiều rộng thì tỷ
trọng sử dụng SPDVNH là con số hết sức ý nghĩa khi xem xét chất lượng sản phẩm dịch
vụ. Nó thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới các dịch vụ qua số lượng dịch vụ

trung bình mà các khách hàng sử dụng trên tổng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
e. Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối
Hệ thống chi nhánh thể hiện qua số lượng các chi nhánh đang hoạt động.Đây là
phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp tại quầy giao dịch.Hiện nay các NHTM đã và
đang mở rộng mạnh hệ thống chi nhánh tới mọi địa phương, không phân biệt nông thôn
hay thành thị.Hệ thống chi nhánh rộng lớn thể hiện tiềm lực của các ngân hàng và là một
trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM.
Hiện nay, kênh phân phối truyền thống đang dần bộc lộ những hạn chế về mặt thời
gian và không gian khi nhu cầu sử dụng dịch vụ của các khách hàng đòi hỏi đáp ứng mọi
lúc mọi nơi. Do đó, xu hướng mở rộng thêm các kênh phân phối và mạng lưới với các
thiết bị trên nền tảng công nghệ cao đang rất cần thiết trong cuộc cạnh tranh “giành
giật

khách hàng giữa các NHTM. Có thể kể đến một số kênh phân phối hiện nay như:

Internet Banking, Phone Banking, Home Banking…
f. Đánh giá thu nhập, chi phí, lợi nhuận
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là sử dụng tổng thể các biện pháp để nâng
cao thu nhập và giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh để đạt đ ợc kết quả tốt nhất.


12
Mức lợi nhuận mà ngân hàng đạt được tính tốn dựa trên tổng chi phí và thu nhập theo

g. Chỉ số ROA - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là chỉ tiêu quan trọng.Tỷ số càng cao càng tốt.Thể
hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng.Tỷ số
này phản ánh năng lực quản trị cuả ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn
thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.


e. Chênh lệch lãi suất bình quân
Là mức chênh lệch lãi suất khi ngân hàng huy động vốn và lãi suất cho vay.Trong
thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.Là phần lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng.

f. Tỷ lệ sử dụng vốn
Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng
thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng

- Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho
vay tốt, một mặt đánh già khả năng huy động vốn chưa tốt


13
- Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt phản
ánh tình hình huy động vốn tốt
g. Chỉ tiêu chi phí hoạt động /tổng thu nhập từ hoạt động
Tổng chi phí hoạt động/ tổng thu từ hoạt động:là thước đo phản ánh mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong
hoạt động của ngân hàng
h. Năng suất lao động

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của chi nhánh
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính
a. Thương hiệu Ngân hàng
Thương hiệu Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản
phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành
tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế.
Ngân hàng có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thơng qua các
chương trình tiếp thị. Một ví dụ là khi có một chương trình khuyến mãi nhằm khuyến
khích mọi người sử dụng thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ đông hơn khi họ thấy đây

là một thương hiệu quen thuộc. Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào uy tín và
chất lượng của sảnphẩm.
Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp ngân hàng duy trì được những khách hàng cũ
trong thời gian dài. Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản thương
hiệu là: Sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu cộng
thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản
phẩm, cũng như những thành tố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia
tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trị rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi
mà các đối thủ cạnh tranh ln sáng tạo và có những sản phẩm vượttrội.


×