Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tình trạng thất nghiệp trong mùa dịch Covid-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.4 KB, 6 trang )

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TRONG MÙA DỊCH COVID-19
Bùi Nguyên Triệu Ng c, Nguyễn Thị Ng c Thi, Lê Bá Khải Hồn
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Ngơ Ngọc Cươ

TĨM TẮT
Thất nghiệp luôn là mối nhọt của nhiều quốc gia trên thế giới và tồn tại qua nhiều thời đại mà
chưa có một biện pháp nào giải quyết hoàn toàn vấn đề này. Trong thời đại ngày hôm nay, đặc
biệt là ở thời điểm hiện tại đã xuất hiện thêm một đề tài nổi bật trên toàn cầu là đại dịch Covid-19.
Mầm bệnh đang hủy hoại hàng trăm ngàn người và cùng với đó là hàng triệu người đang phải
lao đao vì thất nghiệp ” hai vấn đề nan giải lại tồn tại song song cùng lúc. Vậy Covid-19 là gì,
nguồn gốc, ảnh hưởng thế nào đến việc làm của người lao động trên thế giới, trong đó bao gồm
cả Việt Nam và hậu quả của thất nghiệp? Đứng trước những thách thức đó, Chính phủ đã có
những hành động gì để khắc phục. Chúng ta sẽ cùng tham luận về đề tài ‚T nh trạng thất nghiệp
trong mùa dịch Covid-19‛.
Từ khóa: Ảnh hưởng, Covid-19, doanh nghiệp, người lao động, thất nghiệp, việc làm.

1 KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm về thất nghiệp
Thất nghiệp trong kinh tế học là tình trạng người trong độ tuổi lao động có khả năng làm
việc, muốn có việc làm mà khơng tìm được việc làm hoặc khơng được tổ chức, công ty và cộng
đồng nhận vào làm.
Thất nghiệp có thể phân loại theo lý do như: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp khơng tự nguyện,
thất nghiệp trá hình. Hoặc theo nguồn gốc: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp có tính cơ cấu, thất
nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường.
1.2 Giới thiệu về đại dịch Covid-19
Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành
phố Vũ Hán (Trung Quốc), bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi khơng rõ nguyên
nhân. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng
loại coronavirus mới, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây (2003).
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho


chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 ” một trong nhiều chủng loại thuộc họ lớn của virus
corona, được phát hiện từ thập niên 1950. Các triệu chứng của bệnh nhân mắc từ nhẹ đến nặng
như: đau nhức đầu, khó chịu; sốt cao (trên 38 độ); ho hoặc đau họng; chảy nước mũi; khó thở; đau
mỏi cơ. Triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Trong thời

2129


gian khởi phát sẽ gây sốt, tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh
nhân tử vong.
Vào đêm ngày 11/3/2020 theo giờ Việt Nam, lần đầu tiên WHO tuyên bố Covid-19 do virus SARSCoV-2 là ‚Đại dịch toàn cầu‛ trước bối cảnh dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) xác nhận 2 bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus
SARS-CoV-2 vào ngày 23/1/2020. Tính đến ngày 10/4/2020 theo thống kê của Bộ Y tế đã xác nhận
có 257 ca nhiễm bệnh, 0 ca tử vong và 144 ca bình phục.

2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Có thể nói đại dịch Covid-19 như một bài tốn khó nhằn khơng chỉ với ngành y tế mà cịn liên quan
đến nhiều ngành nghề khác, tác động đến nhiều vấn đề của xã hội và kinh tế đặc biệt là suy thối
kinh tế. Trong q trình giải bài tốn ấy, người đau đầu khơng chỉ có chính phủ các cấp, các chủ
doanh nghiệp mà ở cả những người lao động đang lo lắng đứng trước những nguy cơ mất việc,
giãn việc...
Nhiều nhà kinh tế dự báo đại dịch Covid-19 có thể kích hoạt một đợt suy thối. Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm trong năm nay, và thế giới đang đối mặt với "một trận
suy thoái tương đương, hoặc tệ hơn khủng hoảng tài chính 2008".
Các chuyên gia nhận định dịch Covid-19 đang tạo ra thách thức lớn: Tác động tiêu cực từ các
biện pháp ngăn chặn đại dịch. Yếu tố này tác động một phần rất lớn đến kinh tế tồn cầu, từ
tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, đến việc giảm nhu cầu, thay đổi thói
quen chi tiêu, đi lại của người tiêu dùng, dẫn đến sản xuất đ nh trệ, thất nghiệp gia tăng, kéo
theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp và tâm lý lo ngại rủi ro, thậm chí hoảng sợ của các
nhà đầu tư tài chính.

Cụ thể, các ngành sử dụng lao động lớn nhất như: dệt may, hàng không, dịch vụ, du lịch… bị tác
động mạnh bởi Covid-19. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động thực
hiện cắt giảm lương, nghỉ luân phiên, nghỉ không lương hoặc tự động xin nghỉ, chấm dứt hợp đồng
lao động để kiếm việc làm khác vì khơng đủ nguồn thu. Do đó, số lượng người đăng kí xin nhận
Bảo hiểm thất nghiệp tăng mạnh trong khoảng đầu năm nay.
Bên cạnh đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho thị trường hàng hóa
ngưng trệ, khơng bán được hàng, khơng có doanh thu, khơng trả nợ được ngân hàng đã làm cho
nhiều doanh nghiệp không trụ vững phải đóng cửa, giải thể. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp phải
dừng kinh doanh có thời hạn theo yêu cầu của chính phủ phải đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ
không thiết yếu (quán café, cửa hàng quần áo thời trang, phòng tập, hàng quán dịch vụ ăn
uống,...) để cam kết phòng chống Covid-19. Chẳng hạn, theo Cục Thuế Hà Nội cho biết 2 tháng đầu
năm đã có trên 9.000 hộ kinh doanh trên địa bàn phải giải thể, đóng cửa và tạm nghỉ kinh doanh.
Trong đó có hơn 3.000 hộ kinh doanh phản ảnh buộc phải tạm ngưng, bỏ kinh doanh do Covid-19.
Cùng với việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động thì song song với nhiều
lao động phải đứng trước nguy cơ mất việc, khơng có việc làm.
2130


Trong thời điểm khó khăn ví dụ như suy thối kinh tế hay điển hình như trong cuộc khủng hoảng
kinh tế do đại dịch Covid-19 này thì chi phí lao động con người sẽ đắt hơn so với robot. Ông Mark
Muro, thành viên cấp cao và là giám đốc chính sách tại Chương trình Chính sách Đơ thị tại Viện
Brookings cho rằng bất kỳ cuộc suy thoái nào liên quan tới virus Corona có thể khiến robot ngày
càng thay thế người lao động nhiều hơn. Vì thế, một cơng ty có thể tính tới tự động hóa, tái cơ cấu
doanh nghiệp bằng công nghệ mới để tăng năng suất. Do đó, họ sẽ thay người lao động ít kỹ năng
bằng lao động nhiều kỹ năng hơn hoặc tăng cường sử dụng cơng nghệ tự động hóa.
Chính những nhân tố nêu trên đã tác động rất lớn đến việc làm của hàng triệu người lao động
không chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới, gây ra khơng ít khó khăn trong cuộc sống mưu sinh
của người dân đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp khơng đủ chi trả cho cuộc sống.

3 TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TRONG MÙA DỊCH COVID-19

3.1 Tình trạng thất nghiệp trên thế giới trong mùa dịch Covid-19
Một đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình lao động trên tồn cầu cho thấy tác
động của dịch bệnh sẽ còn tiếp tục mở rộng, khiến hàng triệu người lao động sẽ phải rơi vào tình
trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và xuống dưới chuẩn nghèo. Tình trạng thiếu việc làm (khơng sử
dụng được đầy đủ khả năng làm việc của người lao động có việc làm) cũng được dự báo sẽ tăng
theo diện rộng, khi những tác động về kinh tế của Covid-19 sẽ khiến cả giờ làm và tiền lương giảm.
Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển ” vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ
xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại ” thì lần này sẽ khơng cịn tác dụng
vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa. Ước tính của ILO cho thấy số người thất
nghiệp toàn cầu sẽ tăng từ 5,3 triệu người đến 24,7 triệu người. Đây là số tăng thêm so với nền số
lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019.
Covid-19 đẩy thế giới vào cuộc ‚khủng hoảng chưa từng thấy‛ từ sau Thế chiến Thứ hai và tác động
‚sâu rộng đến thị trường lao động toàn cầu‛. Virus corona ảnh hưởng đến 80% người trong tuổi lao
động trên thế giới. Nghiêm trọng hơn nữa, 1,25 tỷ người làm cơng ăn lương trên tồn cầu bị đe dọa
mất việc hoặc giảm lương. Theo tờ Vox, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 không tốt cho thị
trường lao động. Những tuần gần đây đã chứng kiến đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng vọt lên
mức kỷ lục khi các doanh nghiệp và nhiều ngành nghề đóng cửa hồn tồn để ngăn chặn Covid19 lây lan.
3.2 Tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19
Nước ta có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng lao động có việc
làm phi chính thức phi hộ nơng nghiệp lại khá cao. Tình hình thất nghiệp vẫn chưa được giải quyết
ổn thoả, chưa giảm bớt đi được phần nào tỷ lệ người thiếu việc làm ở nước Việt Nam. Năm 2020
đến cùng với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã làm tăng bùng phát một cách mạnh mẽ
hơn vấn nạn thất nghiệp, làm trì trệ nặng và suy thoái nền kinh tế quốc gia Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Lao động ” Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ
để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tháng 2/2020 là 47.164 nghìn người, tăng 59,2% so với tháng
2131


1/2020 (29.839 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp tháng 2/2019 là 27.755 người). Tại TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 2 có 9.872

người lao động thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 4.408 người (80,67%) so
với tháng 1.2020 (5.464 người) và tăng 3.607 người (57,57%) so với tháng 2.2019 (6.265 người). Theo
thống kê tại Bình Dương, trong tháng 2 có 3.835 người lao động thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp, tăng 696 người (22,2%) so với tháng 1/2020 (3.139 người) và tăng 1.590 người
(70,8%) so với tháng 2/2019 (2.245 người).
Qua đó, ta nhận thấy được rằng do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp
phải tạm dừng hoạt động, cắt giảm nhân sự nên số lượng người lao động thất nghiệp tăng cao,
được thể hiện rõ thông qua các chỉ số về bảo hiểm thất nghiệp.

4 HẬU QUẢ VIỆC THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
Thất nghiệp xưa nay vẫn là câu hỏi khó cho mỗi quốc gia, gây ra nhiều tác động xấu cho nền kinh
tế và xã hội.
Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế: Thất nghiệp xảy ra đồng nghĩa rằng lực lượng lao động
đang bị lãng phí, họ khơng được sử dụng đúng cách. Sức lao động bị lãng phí thì nền kinh tế khó
phát triển, đồng thời thất nghiệp tăng cao cũng là dấu hiệu cho sự suy thối kinh tế, ngun nhân
chính gây ra tình trạng lạm phát.
Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động: Đối tượng chịu ảnh hưởng trực
tiếp và nặng nề nhất của tình trạng thất nghiệp chính là người lao động. Họ khơng có việc làm
đồng nghĩa với khơng có thu nhập, khơng có tiền sẽ dẫn đến sự đói kém, sức khỏe giảm sút. Một
người trong gia đ nh khơng có thu nhập sẽ tạo ra gánh nặng cho những người còn lại.
Gây nguy hại đến trật tự xã hội: Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến xã hội bất
ổn. Người lao động khơng có việc sẽ sinh ra tâm lý bất mãn, họ tiến hành biểu tình khiến sự n
bình thường ngày khơng cịn. Nhiều người thất nghiệp bỗng nhiên trở thành trộm cắp hoặc đi vào
con đường mại dâm cũng vì ‚đói ăn vụng, túng làm liều‛.

5 GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG MÙA DỊCH
5.1 Hỗ trợ từ Chính phủ
Hỗ trợ chính sách tài chính đối với Người sử dụng lao động
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn
đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm

quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa
thuận nghỉ khơng hưởng lương thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng
đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho
người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng
6/2020 thì được vay khơng có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng
2132


người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn
vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp
hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Đối với người lao động mất việc:
Ngày 25.3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 1064 quy định lao động
tạm nghỉ việc, ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 vẫn được nhận lương. Mức lương do người lao
động và doanh nghiệp thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính
phủ quy định.

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện
hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động khơng có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc
làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn
biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
5.2 Hỗ trợ việc làm từ các doanh nghiệp
Trong tháng 4 này, trang tuyển dụng Canavi phối hợp với hàng trăm doanh nghiệp cung cấp
khoảng 10.000 việc làm cho người lao động, góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp trong giai
đoạn dịch bệnh Covid-19.
Chiến dịch ‚10.000 việc làm vì cộng đồng ” Chống thất nghiệp mùa dịch‛ là một dự án phi lợi
nhuận do trang tuyển dụng Canavi phối hợp triển khai cùng với mạng lưới hàng trăm doanh
nghiệp nhằm tạo việc làm cho người lao động bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
5.3 Hỗ trợ bữa ăn cho người lao động nghèo mất việc

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người nghèo, thu nhập thấp, người bán vé số… bị thất nghiệp do
không đi bán được cũng được hỗ trợ những phần ăn miễn phí từ những tấm lòng hảo tâm của các
doanh nghiệp, quán ăn từ thiện, các cá nhân như Minh Hưng Group (Q.11, TP.HCM), chuỗi quán ăn
Nụ Cười, quán chay Bình An,…

6 KẾT LUẬN
Trước hai vấn đề nóng vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính tồn cầu hiện tại, Chính phủ các
nước đã nhanh chóng đưa ra kịp thời những giải pháp và giảm thiểu tối đa tổn thất mà nó mang
lại. Điều chúng ta cần làm bây giờ là phải phối hợp với những chính sách của Nhà nước, của chính
quyền để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu tổn thất kinh tế và tình trạng thất nghiệp đầy
nhức nhối này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[1] Báo điện tử Chinhphu.vn, ‚Cửa hàng, qn ăn đồng loạt đóng cửa phịng dịch chống
Covid-19‛, baochinhphu.vn

[2]

Bích Trâm, ‚Hàng trăm doanh nghiệp tham gia cung cấp 10.000 việc làm trong mùa dịch
Covid-19‛, forbesvietnam.com.vn
2133


[3]

Bùi Dương, ‚Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid19‛, tapchitaichinh.vn

[4]


ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), thơng cáo báo chí ‚Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm
vì Covid-19‛, www.ilo.org

[5]

Phúc Long, ‚Đại dịch Covid-19 gây suy thoái hay khủng hoảng kinh tế thế giới?‛, báo Tuổi trẻ,

tuoitre.vn
[6]

Thông tấn xã Việt Nam, ‚Suy thoái kinh tế do Covid-19: Người thất nghiệp, robot lên ngôi‛,

tuoitre.vn
[7]

Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm q I năm 2019,

www.gso.gov.vn
[8]

2134

Voer, ‚Một số vấn đề về thất nghiệp‛, voer.edu.vn.



×