Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1. Đầu tư xây dựng cơ bản:
1.1. Khái niệm:
Đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ta những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài
sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì
mục tiêu phát triển.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một nội dung cơ bản của đầu tư phát triển, là hoạt
động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các
hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp, đặc
biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần
xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các
máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong
hoạt động đầu tư phát triển của đơn vị.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực sử dụng cho đầu tư XDCB là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bào gồm
cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét dự
án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB cần tính đúng, tính đủ các
nguồn lực tham gia.
Đối tượng của đầu tư XDCB là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực
hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định, mà cụ thể ở đây là nhằm tái tạo TSCĐ của
doanh nghiệp.
Kết quả của đầu tư XDCB là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Các kết quả đạt
được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu
quả của đầu tư XDCB phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế thu được với chi
phí chi ra để đạt kết quả đó.
Mục đích của đầu tư XDCB là nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao
khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực.
1.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB:
- Đầu tư XDCB là dự án đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp, do đó nguồn vốn đầu tư
phụ thuộc rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ
trước thực hiện đầu tư.
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư XDCB thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vốn đầu tư lớn nằm khê
đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi các doanh
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghiệp phải có kế hoạch trích lập quỹ khấu hao và có kế hoạch sử dụng vốn đầu tư hợp
lý.
- Thời kỳ đầu tư thường kéo dài.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư XDCB mà là các công trình xây dựng thường
phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu
tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng của các nhân tố về tự
nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
- Đầu tư XDCB có độ rủi ro khá cao vì các căn cứ chủ yếu để thực hiện đầu tư là các
tín hiệu từ thị trường, mà thị trường thường thay đổi theo thời gian.
1.3. Vốn và nguồn vốn đầu tư XDCB:
Nguồn lực thực hiện đầu tư XDCB là vốn.
Vốn đầu tư XDCB là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây
dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc
dân.
Nguồn vốn đầu tư XDCB là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích luỹ, tập trung và
phân phối cho đầu tư. Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB chính là phần
tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất
xã hội. Nguồn vốn đầu tư XDCB, trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước bao gồm: vốn nhà nước, vốn
dân doanh và vốn trên thị trường vốn. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại
nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Trong mỗi thời kỳ khác nhau,
quy mô và tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể thay đổi nhưng để chủ động phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia theo các định hướng chiến lược và kế hoạch đặt ra, cần
nhất quán quan điểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là
quan trọng.
II. CÁC THẤT THOÁT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng thất thoát đầu tư trong XDCB của Việt Nam:
Những năm gần đây, cùng với môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế nước ta
phát triển khá mạnh (GDP) hàng năm tăng từ 7,5 - 8%. Để đạt được những thành tựu
đó là do quá trình cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh
vực thì tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức
xúc.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chúng ta ai cũng biết, trong cả chu trình tái sản xuất xã hội, bất kỳ ở khâu nào
cũng đòi hỏi phải rút ngắn thời gian, giảm tiêu hao vật lực, tài lực, tăng năng suất lao
động, tiết kiệm tối đa chi phí, tăng vòng quay đồng vốn bỏ ra để đạt mục tiêu cuối
cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực sản xuất các nhà sản
xuất phải luôn cải tiến quy trình công nghệ rút ngắn chu trình sản xuất, nghiên cứu mẫu
mã, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, hạ giá thành sản phẩm; trong lĩnh vực lưu
thông, các nhà kinh doanh cũng tính toán định mức dự trữ hàng hoá tối ưu nhất, giảm
chi phí cho hàng tồn kho; trong xây dựng cơ bản, các nhà thầu thi công cũng luôn
nghiên cứu các giải pháp công nghệ để rút ngắn thời gian thi công, giảm cho phí mà
vẫn đảm bảo chất lượng công trình; trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng, Nhà nước cũng
phải tính toán một lượng tiền mặt đưa vào lưu thông hợp lý nếu thừa sẽ xảy ra tình
trạng lạm phát, nếu thiếu sẽ xảy ra tình trạng thiểu phát, tất cả đều dẫn đến khủng
hoảng nền kinh tế; hoặc trong hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp đều
luôn tìm ra các biện pháp cải tiến công tác, giảm thiểu các khâu, bước công việc, nâng
cao chất lượng hiệu quả công tác của mình... Nói tóm lại, trên mọi lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh cho đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức đều cần thiết phải rút
ngắn chu kỳ hoạt động của cơ quan mình, giảm thiểu chi phí gắn với việc phải bảo
đảm các hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội.
Thực tế những năm vừa qua ở Việt Nam đã cho thấy, nhiều nơi, nhiều lúc tình
trạng thất thoát, đặc biệt tệ lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đã xảy ra tương đối
trầm trọng mà nhiều kỳ họp của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp đã đề cập,
giải trình. Các cơ quan pháp luật, Chính phủ cũng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, xử
lý, nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử nghiêm minh, nhưng vẫn còn có nhiều vụ việc,
nhiều công trình lãng phí tiền bạc của ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng chưa được
giải quyết một cách kịp thời, đúng pháp luật. Dư luận cảm thấy rất đau lòng khi xảy ra
những công trình thiết kế không bảo đảm, thi công chưa xong thì phải sửa đổi thiết kế
đến khi hoàn thành thì cũng chẳng có sử dụng; thời gian thi công công trình từ khi khởi
công hoành tráng đến khi bàn giao phải mất gần chục năm trong khi nếu thực hiện
đúng quy định của Nhà nước thì chỉ mất khoảng vài năm; công trình dự toán ban đầu
chưa đầy chục tỷ đồng nhưng đến khi nghiệm thu hoàn thành đã vượt trên hai lần. Một
điều đáng phải lên án đó là công trình mới hoàn thành tốn hàng chục tỷ đồng không sử
dụng được và nếu lại phải phá đi để xây dựng ở một địa điểm khác thì cũng phải tốn
mất một khoản kinh phí gần bằng khi xây. Đó chỉ là một trong vô số công trình ra đời
của tệ lãng phí - bất chấp cả luật pháp và dư luận, làm cho thất thoát một lượng tiền
của ngân sách rất lớn, trong khi hàng năm chúng ta phải đi vay của các tổ chức quốc tế,
của các ngân hàng nước ngoài hàng tỷ USD để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội,
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cho xoá đói giảm nghèo... Chính những công trình, dự án có số phận như: chậm hoàn
thành, đầu tư không đúng, dàn trải, không kịp thời đưa vào khai thác sử dụng... một
mặt làm thất thoát tiền bạc; nhưng mặt khác còn trầm trọng hơn nữa là lực cản của sự
phát triển của nền kinh tế đất nước, làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Một câu hỏi đặt ra là hiện nay, mức thất thoát thật trong đầu tư XDCB ở Việt
Nam là bao nhiêu? Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chỉ số ICOR (tỷ lệ % vốn đầu
tư bỏ ra để tạo ra một đơn vị % gia tăng GDP) của Việt Nam cao hơn nhiều so với các
nước trong khu vực. Giai đoạn 2001 - 2005, chỉ số này ở Việt Nam là 5, trong khi các
nước khác chỉ là 2,4.
Còn nhớ Giáo sư David Dapice (đại học Harvard) đã từng tính toán, với tốc độ
đầu tư cao như Chính phủ đã báo cáo thì tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam phải đạt mức
9 - 10%. Cũng theo vị giáo sư này, nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư tài chính
công của Việt Nam thấp như vậy là do việc quản lý chi tiêu ngân sách có vấn đề. "Tỷ
lệ thất thoát, lãng phí vốn đầu tư hàng năm của Việt Nam phải lên tới hàng tỷ USD",
Giáo sư Dapice ước tính.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh cũng
khẳng định, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn diễn ra hầu như trong tất cả các giai
đoạn của quá trình đầu tư.
Nếu chỉ lấy con số thất thoát, lãng phí là 15% với dao động 3% như đề tài đánh
giá tỷ lệ lãng phí, thất thoát do Tổng hội xây dựng Việt Nam báo cáo, thì con số tuyệt
đối đã lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Song, nhiều ý kiến khác vẫn cho rằng con số
thực tế còn cao hơn nữa.
Chính phủ thừa nhận, hiện tại vì chưa thể kiểm toán, thanh tra đánh giá toàn bộ
các dự án đầu tư xây dựng nên chưa thể khẳng định chính xác con số thất thoát mà dư
luận lâu nay đề cập.
Sau đây là một số kết quả kiểm toán, thanh tra các dự án đầu tư XDCB ở Việt
Nam trong thời kỳ 2001-2005:
- Kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án với tổng vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng,
đã phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng, bằng
khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng 17 công trình do
Thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm tra phát hiện sai phạm tài chính lên tới 13%. Đó là
chưa kể đến các lãng phí lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sót trong
chủ trương đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất.
Năm 2003, Thanh tra nhà nước đã thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư
8.193 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn thanh tra là 6.450 tỷ đồng. Tổng sai phạm về kinh tế
và lãng phí vốn đầu tư được phát hiện là 1.235 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% số vốn
được thanh tra.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Năm 2004, kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 249 - 255 ngàn tỷ
đồng (vốn nhà nước trong đó khoảng 138,5 ngàn tỷ đồng), tăng 15 - 16% so với năm
2003 và bằng 36% GDP. Trong đó, tổng vốn đầu tư được phân về các địa phương quản
lý là trên 31.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% vốn đầu tư từ ngân sách. Vốn đầu tư cho các
Bộ, ngành Trung ương là 18.750 tỷ đồng, chủ yếu cũng vẫn là vốn trong nước.
Điều đáng nói là nhiều dự án của các Bộ, ngành phân bổ vẫn kéo dài thời gian
quy định. Bộ Giao thông Vận tải có 4 dự án nhóm B kéo dài trên 4 năm, con số này của
Bộ Giáo dục và Đào tạo là 8, Bộ Tài nguyên và Môi trường là 2...
Nhiều địa phương vẫn tồn tại ''trống đánh xuôi kèn thổi ngược'' với các chỉ thị
của Trung ương. Tỉnh Lào Cai, mục tiêu kè biên giới được giao 27 tỷ đồng thì tỉnh mới
bố trí 20 tỷ đồng. Tỉnh Thái Bình được giao 15 tỷ đồng cho dự án đường 217 thì mới
bố trí được 5 tỷ đồng. Có tỉnh như Long An, dự án cầu Cái Môn được giao 10 tỷ đồng
chưa thấy tỉnh bố trí vốn.
Trong 6 tháng đầu năm 2004, thanh tra thuộc các bộ, ngành cũng đã phát hiện
sai phạm về kinh tế trị giá 539 tỷ đồng.
Tuy tỷ lệ sai phạm ở những dự án được kiểm toán, thanh tra trong thời gian qua
là rất lớn, nhưng theo ông Tạ Hữu Thanh - Phó ban Kinh tế Trung ương thì số vụ tiêu
cực trong xây dựng cơ bản bị phanh phui thời gian qua là quá ít, thất thoát đầu tư bị
phát hiện kém xa thực tế
Ngoài những thất thoát xảy ra trước và trong quá trình thực hiện dự án đầu tư,
còn có những thất thoát xảy ra từ nội tại nguồn vốn trước khi trở thành nguồn vốn của
các dự án đầu tư XDCB cụ thể, đó là:
- Nợ đọng vượt khả năng cân đối của Ngân sách
Đây là vấn nạn đã được đặt ra từ rất lâu nhưng vẫn tiếp diễn và ngày càng có xu
hướng tăng. Sau khi rà soát lại, số nợ đọng trong đầu tư và xây dựng cơ bản vẫn còn
trên 5.000 tỷ đồng; trong đó, Trung ương khoảng 2.000 tỷ và 3.000 tỷ còn lại là các địa
phương.
Vấn đề được đặt ra là hiện khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách
Nhà nước rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được 40 - 50% nhu cầu. Nguyên nhân có nhiều,
nhưng điều đáng nói là các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố còn buông lỏng quản lý đầu tư
và xây dựng, cơ chế quản lý thiếu chế tài ''kiểm soát và hạn chế việc phê duyệt dự án
đầu tư tràn lan'' .
Theo ước tính hiện có khoảng 18% dự án chậm tiến độ, mà chủ yếu là ở các địa
phương. Có tỉnh như Lạng Sơn có trên 31% dự án phải điều chỉnh, thậm chí như Cà
Mau có trên 69% dự án vi phạm thủ tục đầu tư. Nhiều Bộ, ngành, địa phương còn tư
tưởng ''nể nang'', dễ dàng với các chủ đầu tư trong việc vay mượn vốn.
- Giải ngân ODA giảm dần
5