Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Động lực học tập của sinh viên ở các Trường Đại học tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.37 KB, 7 trang )

ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thụy Trúc Anh, Nguyễn Thị Kim Khuê, Chu Thị Thu Thủy
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Lê Thị Bích Diệp

TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
học tập. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát với kết quả thu về có 240 bảng câu hỏi
hợp lệ. Dữ liệu được phân tích qua phần mềm SPSS 20.0. Các thang đo lần lượt được đánh giá độ
tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mơ hình hồi quy. Kết quả có 2 yếu tố ảnh hưởng
đến động lực học tập là (1) Chất lượng giảng viên; (2) Ý chí bản thân. Từ đó, tìm ra những phương
pháp khắc phục và cải thiện bản thân cho sinh viên, hỗ trợ nhà trường có một số chính sách và
chương trình đào tạo phù hợp nâng cao chất lượng giảng dạy và động lực học tập cho sinh viên.
Từ khóa: Đại học, động lực, học tập, sinh viên, TP. Hồ Chí Minh.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Những vấn đề trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ln là những đề tài nóng
bỏng thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Đặc biệt là trong xu thế tồn cầu ngày nay thì giáo dục được
nhìn nhận là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Trước đây, giáo dục ở Việt Nam được xem như một hoạt
động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sự
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho
tính chất của hoạt động này khơng cịn thuần túy là một phúc lợi công mà dần thay đổi thành dịch
vụ giáo dục trong đó các trường học là đơn vị cung cấp dịch vụ còn phụ huynh và sinh viên chính là
những khách hàng chủ yếu.
Song song với việc chuyển từ hoạt động phúc lợi công sang dịch vụ cơng và tư, một thị trường giáo
dục dần dần hình thành và phát triển trong đó các hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh
cả về số lượng lẫn hình thức. Từ đó nảy sinh các vấn đề như chất lượng giáo dục kém, sinh viên ra
trường không đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao của nền kinh tế.
Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường và chất lượng học
tập của sinh viên đang trở nên hết sức cần thiết hiện nay.


Khi cung và cầu về đào tạo đại học tăng lên thì chất lượng học tập càng được đem ra phân tích
nhiều hơn. Bên cạnh đó, người học có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn nơi để học tập.
Ngược lại, mức độ cạnh tranh giữa các Trường Đại học ngày càng cao hơn. Với bối cảnh này, để
thu hút người học tốt hơn, các Trường Đại học, buộc phải quan tâm nhiều hơn về chất lượng giáo
dục và chất lượng học tập bởi vì sinh viên là kênh truyền thông hiệu quả cho trường. Chất lượng

1894


học tập của sinh viên sẽ tác động mạnh mẽ lên danh tiếng, doanh thu và việc thực hiện các mục
tiêu chiến lược của trường. Chính vì vậy, chất lượng học tập của sinh viên cũng có thể được coi là
thước đo đánh giá chất lượng giáo dục, là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của tổ
chức giáo dục.
Người học, hay là sinh viên đang phải đứng trước băn khoăn về những câu hỏi rằng bản thân có
thực sự cảm thấy thích thú khi đến trường, đồng thời cố gắng tìm ra phương hướng để cải thiện và
nâng cao chất lượng học tập. Từ đó có thể tìm được những yếu tố để phát huy và áp dụng chúng
vào con đường học vấn nhằm nâng cao chất lượng của ‚tầng lớp lao động có trình độ cao‛ trong
thời đại cơng nghệ số.
Bên cạnh đó, động lực học tập đã được nghiên cứu rất nhiều, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại Việt
Nam, vấn đề này cũng được nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong giáo dục, các
nghiên cứu phần lớn đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường
mà ít chú ý đến động lực học tập của sinh viên. Bởi vì, để có được động lực học tập là cả một quá
trình hình thành và phát triển lâu dài ở nhiều khía cạnh mới có được. Động lực học tập chính là yếu
tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu
chiếm lĩnh tri thức của người học. Nhờ có động lực học tập sẽ giúp người học luôn nỗ lực, khắc phục
trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng mà mình đã đặt ra. Nó giúp người học duy trì hứng thú
và ham muốn học hỏi, tìm kiếm, nghiên cứu, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những
mục tiêu về tri thức.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: ‚Động lực học tập của
sinh viên TP.HCM‛ để thấy rõ được mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng Trường Đại học

cũng như phân tích sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập, dẫn đến mức độ
hứng thú của sinh viên đối với việc đến Trường Đại học tại khu vực TP.HCM. Từ những phân tích
đó nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một số chiến lược cũng như các phương pháp, phương hướng
phát triển cho các trường.

2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Động lực học tập của sinh viên là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Động lực học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất
trong việc học tập (Slavin, 2008). Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người
vào những hành vi có mục đích. Động lực học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, một nguồn năng
lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành động để đạt được kết quả. Động lực học tập
đóng vai trị rất quan trọng vì nó là kim chỉ nam cho hoạt động học tập. Là tất cả những tác động có
ảnh hưởng tích cực đến hình thành, phát triển động lực học tập của sinh viên.
Những bài nghiên cứu trước đây các tác giả hạn chế đề cập đến một số lý thuyết liên quan. Nhóm
nghiên cứu nhận thấy lý thuyết kỳ vọng hay lý thuyết tự quyết có sự ảnh hưởng trong việc nghiên
cứu. Nghiên cứu về động lực thúc đẩy con người thì khơng thể bỏ qua nghiên cứu sự kỳ vọng của
con người. Động lực khiến một người làm việc, kiên trì và cố gắng hồn thành vì hy vọng, vì có niềm
tin sẽ đạt được một kết quả mong muốn trong tương lai. Năm 1964, Victor Vroom đề xuất một lý
1895


thuyết để mô tả hành vi này của con người, gọi đó là Lý thuyết kỳ vọng. Lý thuyết này cho rằng hành
vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được
quyết định bởi nhận thức của con người. Sinh viên sẽ nỗ lực học tập nếu họ biết rằng việc làm đó sẽ
dẫn tới kết quả tốt hoặc những thăng tiến nhất định trong tương lai. Thuyết này gồm ba biến số hay
mối quan hệ:
– Kỳ vọng hay mối quan hệ nỗ lực ” thành tích là khả năng mà một sinh viên nhận thức rằng
việc bỏ ra mức nỗ lực nhất định sẽ dẫn đến một mức độ thành tích nhất định.
– Phương tiện hay quan hệ thành tích ” phần thưởng: Là mức độ sinh viên tin rằng thực hiện
công việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu được một kết quả mong muốn.

– Chất xúc tác hay mức độ hấp dẫn của phần thưởng: Là sự lôi cuốn của cả mục tiêu lẫn nhu
cầu thể hiện mức độ quan trọng mà sinh viên đặt vào kết quả hay phần thưởng tiềm năng
mà họ có thể đạt được trong học tập.
Lý thuyết về tính tự quyết là một lý thuyết về động lực của con người được xây dựng và phát triển bởi
các nhà tâm lý học người Mỹ E. Deci và R. Ryan. Lý thuyết tự quyết bao gồm 2 loại đó là động lực
bên trong và động lực bên ngoài. Chẳng hạn như việc một sinh viên phải đi học vì điểm danh có
ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ở đây động cơ đi học của sinh viên là động cơ bên ngồi vì hành
động của sinh viên này hướng đến mục tiêu không liên quan đến việc đi học là tránh bị phạt. Còn
động lực bên trong thì gắn với việc thực hiện hành vi bởi những hứng thú liên quan trực tiếp đến
hành động chứ khơng phải bởi một kết quả khơng có liên quan như việc sinh viên chủ động đến
thư viện tìm kiếm tài liệu cho môn học hỗ trợ cho việc học tập của bản thân và bởi vì sinh viên này
thích thú với môn học này nên chủ động hơn trong việc nâng cao kiến thức. Đây chính là sự phân
biệt cơ bản nhất giữa động cơ bên ngoài và động cơ bên trong của sự tự quyết. Do đó, những sinh
viên có động lực học tập mang tính tự quyết thường áp dụng các phương pháp học tập có hiệu
quả, có thái độ, t nh cảm tích cực đối với học đường và kết quả học tập tốt.
Dưới góc độ khảo sát thực tế cũng như thừa hưởng các bài nghiên cứu trước, nhiều tác giả nghiên
cứu trong nước cho rằng, các yếu tố như môi trường học tập, điều kiện học tập, chất lượng giảng
viên, chương trình đào tạo, ý chí bản thân có sự ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên. Một
lần nữa nhóm nghiên cứu đưa các giả thuyết này vào quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh
giá mức độ tác động của từng biến cụ thể.
– Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa môi trường học tập và động lực học tập của
sinh viên.
– Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa điều kiện học tập và động lực học tập của
sinh viên.
– Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng giảng viên và động lực học tập
của sinh viên.
– Giả thuyết H4: Mối quan hệ thuận chiều giữa chương trình đào tạo và động lực học tập của
sinh viên.
1896



– Giả thuyết H5: Mối quan hệ thuận chiều giữa ý chí bản thân và động lực học tập của sinh
viên.
Tóm lại, thơng qua các khái niệm đề xuất nghiên cứu ở trên nội dung của từng giả thuyết mang
đến những tính cấp thiết khơng thể thiếu trong q trình nghiên cứu. Yếu tố môi trường học tập,
điều kiện học tập, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, ý chí bản thân có ảnh hưởng như
thế nào sẽ được trình bày thơng qua khảo sát nghiên cứu thực tế từ các bạn sinh viên ở các Trường
Đại học.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, có sáu thang đo được xem xét: Môi trường học tập, điều kiện học tập, chất
lượng giảng viên, chương trình đào tạo, ý chí bản thân, động lực học tập. Nhóm nghiên cứu đã
tham khảo một số bài nghiên cứu trước cũng như được kế thừa từ các bài như Ngô Thị Thảo (2018),
Đỗ Hữu (2016), Nguyễn Thị Lan Hương (2012),....
Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi gồm 33 câu hỏi, thông qua khảo sát hợp lệ từ 240
bạn sinh viên đến từ các Trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Mẫu được chọn theo phương pháp
thuận tiện. Các thang đo trong mơ hình lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân
tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng trong việc phân
tích dữ liệu.

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy cả sáu thang đo (Môi trường học tập, Điều kiện học
tập, Chất lượng giảng viên, Chương trình đào tạo, Ý chí bản thân, Động lực học tập) đều đạt độ tin
cậy (lớn hơn 0,7). Kết quả xây dựng mô hình hồi quy cũng cho thấy, mơ hình lý thuyết phù hợp với
dữ liệu là 49,1% và 2 giả thuyết của mơ hình nghiên cứu cũng được chấp nhận (Chất lượng giảng
viên và Ý chí bản thân).
Bảng 1: Mơ hình hồi quy lần cuối
Model
1


R
0,7
04

R Square

Adjusted R
Square

Std. Error of
the Estimate

DurbinWatson

0,495

0,491

0,40801

1,763

a Predictors: (Constant), YCBT, CLGV
b Dependent Variable: DLHT

Thơng qua phân tích hồi quy, các biến quan sát như môi trường học tập, điều kiện học tập, chương
trình đào tạo khơng thỏa điều kiện. Qua đó cho thấy các giả thuyết này khơng được chấp nhận và
nó khơng ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên. Từ kết quả đó cũng có thể thấy rằng có 2
nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai trích là 58,186% đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt là
chất lượng giảng viên và ý chí bản thân. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định tiếp tục cho thấy dữ

liệu phù hợp, độ tin cậy và độ giá trị của các khái niệm nghiên cứu, biến quan sát.
1897


Hình 1: Mơ hình chính thức điều chỉnh

Qua kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến,
nhóm tác giả xây dựng được mơ hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:
Như vậy, giả thuyết H3CT và H5CT cho mơ hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.
Các giả thuyết có mối quan hệ của các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu.
– Giả thuyết H5: Ý chí bản thân ảnh hưởng cùng chiều và tương quan mạnh đến động lực học
tập của sinh viên.
– Giả thuyết H3: Chất lượng giảng viên ảnh hưởng cùng chiều và tương quan yếu đến động lực
học tập của sinh viên.

5 KẾT LUẬN
Thơng qua nghiên cứu, có 2 nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên tại các Trường
Đại học trong khu vực TP.HCM, đó là ý chí bản thân và chất lượng giảng viên. Ý chí bản thân của
sinh viên là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến động lực học tập của sinh viên tại các trường đại học
khu vực TP.HCM trong nghiên cứu này. Vì vậy nâng cao ý chí bản thân của sinh viên là điều vô cùng
cần thiết để nhà trường nâng động lực học tập của sinh viên. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số
phương pháp có thể giúp các bạn sinh viên tạo cho mình một vài ý chí mà bản thân có được nhằm
phát huy động lực thúc đẩy học tập tốt hơn.
Theo như chúng ta đã biết thì việc đặt mục tiêu trước khi thực hiện một việc gì đó ln được nhắc tới
trong những câu chuyện truyền cảm hứng khác nhau trong cuộc sống nói chung hay trong cơng
việc cũng như việc học tập nói riêng, do đó việc đặt mục tiêu có thể thấy là có tác dụng khơng nhỏ
đến động lực học tập, nó cho phép sinh viên lên kế hoạch cho con đường mà sinh viên sẽ đi trong
lộ trình học tập của mình để đạt những kết quả mà bản thân đã đặt ra và mong đợi. Việc đặt mục
tiêu - theo nhóm nghiên cứu chúng tơi là việc vơ cùng cần thiết và quan trọng. Nếu muốn đạt được
những thành công nhất định, sinh viên cần phải đặt được những mục tiêu cụ thể cho từng giai

đoạn của cuộc đời để quản trị được cuộc đời của bản thân. Nếu khơng có mục tiêu, sinh viên sẽ bị
thiếu tập trung và sự định hướng. Áp dụng những mục tiêu của mình vào thực tế và kiên trì thực
hiện nó. Dù có khó khăn hay trở ngại, bạn đừng vội nản chí mà hãy cố gắng thực hiện bằng nhiều
cách khác nhau.
Việc thất bại trong mỗi người và gặp những sự cố trong học tập là điều không thể tránh khỏi
nhưng quan trọng nhất là sinh viên hãy nhìn nhận chúng một cách tích cực, nhìn nhận được
những sai lầm đang mắc phải, từ đó trang bị cho bản thân kỹ năng và kiến thức cần thiết để khắc
phục chúng. Mỗi vấn đề sẽ có cách giải quyết chỉ cần sinh viên đủ tự tin để giải quyết các vấn đề

1898


đang gặp phải, chọn cho mình những cách hiệu quả nhất thì sẽ vượt qua những trở ngại trong
thời gian ngắn.
Chất lượng giảng viên đây là yếu tố có mức ảnh hưởng cao thứ hai đến động lực học tập của sinh
viên chỉ sau yếu tố ý chí bản thân. Giảng viên là người trực tiếp giao tiếp với các bạn sinh viên trong
quá trình giảng dạy đại học, họ cũng là người trực tiếp sử dụng những phương pháp giảng dạy cụ
thể vì vậy kiến thức sư phạm của giảng viên là rất quan trọng, việc giảng viên đảm bảo về kiến thức
chun mơn giảng dạy, có thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên cùng khả năng kết nối kiến thức
thực tế vào bài giảng sẽ giúp sinh viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và ghi nhớ sâu hơn đối
với kiến thức sinh viên nhận được. Ngồi kiến thức bài vở thì giảng viên nên tạo điều kiện để sinh
viên tiếp cận với những kiến thức thực tế, áp dụng thực tiễn mà sách vở không đề cập đến cũng là
cách thu hút sinh viên theo dõi, thơng qua đó sinh viên cũng có cái nhìn thực tế hơn về thế giới
quan bên ngồi để có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.Trong buổi học, việc lắng nghe, chia sẻ và
trao đổi tương tác giữa sinh viên - giảng viên là điều cần thiết. Sinh viên có xu hướng hứng thú cao
với mơn học mà giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thực tế lồng ghép vào bài vở
trong quá trình giảng dạy. Giảng viên dành thời gian trao đổi đặt ra những câu hỏi, tình huống,...
cho sinh viên suy nghĩ trình bày trước lớp. Nó giúp khơng khí lớp học sôi nổi, không gây nhàm chán
cho sinh viên, khơi nguồn sáng tạo.
Nhìn chung, động lực học tập có vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả học tập của sinh

viên. Hơn thế nữa, động lực học tập cịn có những ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc hình
thành phẩm chất năng lực và nhân cách sinh viên trong quá trình học tập. Vì thế, nhà trường, gia
đ nh, xã hội và nhất là giảng viên trong giảng dạy, giáo dục cần có những tác động tích cực, trách
nhiệm để giúp cho sinh viên có thể tự hình thành và phát triển động lực học tập của mình sao cho
phù hợp với năng lực của bản thân. Bên cạnh đó nhóm tác giả cịn nhận thấy một vài hạn chế
nghiên cứu này. Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là tất cả sinh viên ở các Trường Đại học tại TP.
Hồ Chí Minh, tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại là các bạn sinh viên đại diện cho các Trường Đại
học trong khu vực TP. Hồ Chí Minh như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế-Luật, đại học Luật,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Tôn Đức Thắng,... Trong nghiên cứu này, tác giả sử
dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, để thu được 252 bảng khảo sát, tác giả đã khảo sát từ
nhiều trường khác nhau. Tuy nhiên kích thước mẫu tương đối nhỏ và phân bố không đồng đều, vì
vậy các nghiên cứu khác có thể chọn phương pháp phân tầng để chọn mẫu, và tăng kích thước
mẫu trong nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu trong nghiên cứu trên chỉ quan tâm đến 5 yếu tố gồm
môi trường học tập, điều kiện học tập, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, ý chí bản thân.
Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu mang tính bao quát và đưa ra kết quả chính xác, tồn diện hơn
thì trong các nghiên cứu tới, các tác giả cần quan tâm và tìm hiểu đến nhiều yếu tố khác bên cạnh
5 yếu tố nêu trên. Đồng thời, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chính vì
vậy để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với mơ hình nghiên cứu thì cần kết hợp thêm nghiên cứu
định tính.

1899


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Nguyễn Thanh Dân & Đoàn Văn Điều, ‚Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh‛. Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP, Hồ Chí Minh, số 48, tr, 178184, 2013.

[2]


Dương Thị Kim Oanh, ‚Một số nhân tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội‛. Tạp chí Tâm lý học, số 7 (112), tr, 51-57, 2008.

[3]

Trần Thị Phương Thảo & Nguyễn Thành Đức, ‚Phân tích động cơ và chiến thuật tạo động cơ
học tập của học viên bậc sau đại học trong lớp Anh văn khơng chun‛. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, số 25, tr, 37 ” 42, 2013.

[4]

Nguyễn Trọng Nhân & Trương Thị Kim Thủy, ‚Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập
của sinh viên ngành Việt Nam học‛, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, số 33,tr, 106-113, 2014.

[5]

Hoàng Thị Mỹ Nga & Nguyễn Tuấn Kiệt, ‚Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học
tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ‛. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
số 46, tr, 107- 115, 2016.

[6]

Đỗ Hữu Tài, 2016, ‚ Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên ” ví dụ thực tiễn
Trường Đại học Lạc Hồng‛.

[7]

Nguyễn Thị Lan Hương, 2012, ‚Nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến động

cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà
Nẵng‛.

[8]

Ngô Thị Thảo, 2018 ‚Thực trạng động cơ học tập của học sinh tại trung tâm giáo dục thường
xuyên tỉnh Hòa B nh‛.

1900



×