Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lựa chọn chuyên ngành trong ngành kế toán của sinh viên năm 2 Khoa Tài chính  Thương mại tại Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.12 KB, 4 trang )

LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH TRONG NGÀNH KẾ TOÁN
CỦA SINH VIÊN NĂ 2 KHOA TÀI CHÍNH  THƯƠNG MẠI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
(HUTECH)
Phạm Thùy Linh, Võ Thị Hiếu Thảo, Đỗ Thị Tuyết Nga,
Nguyễn Thị Quế Trân
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Cơng nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng, Ngơ Ngọc Nguyên Thảo

TÓM TẮT
“Bản thân nên chọn chuyên ngành nào trong ngành Kế toán?” là câu hỏi được hầu hết sinh viên
năm 2 đặt ra khi tìm hiểu về các ngành học tiềm năng và triển vọng này. Cũng không mấy khó hiểu
cho những thắc mắc này, bởi bất cứ một ai trong mỗi chúng ta khi muốn học tốt và thành công
trong công việc, điều quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu rõ ngành đó là gì và cơ hội nghề nghiệp
ra sao. Bài viết này nhằm mục đích giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn từng chun
ngành trong ngành Kế tốn, để có được những sự lựa chọn đúng đắn và tốt nhất.
Từ khoá: Kế toán, ngành nghề, chuyên ngành, nhân tố chọn chuyên ngành.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, càng toàn diện, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ
hoạt động, xu hướng tồn cầu hóa về kinh tế - tài chính, về kế tốn kiểm tốn sẽ ngày càng mạnh
mẽ hơn; các nền kinh tế sẽ rộng mở hơn, giao lưu và giao thoa nhiều hơn. Thủ Tướng Chính Phủ
nhận định (2013) “ Ngành kế tốn là cơng cụ quản lý kinh tế quan trọng có chức năng tạo lập hệ
thống thơng tin về kế tốn - tài chính - ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế
của Nhà nước cũng như một đơn vị”. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh (2013): “Phát triển nguồn nhân
lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cả về chất lượng và số lượng”. Ngày nay khi nói đến các nhóm
ngành kế tốn chúng ta đều biết rằng nhu cầu việc làm ở top cao, nhu cầu nhân lực ổn định, khi
các doanh nghiệp càng mở cửa thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngày càng tăng lên. Kế toán được
đánh giá là ngành phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong bất
kì tổ chức, doanh nghiệp nào. Do đó thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này ngày
càng lớn.


Nhưng trong ngành kế toán ở bậc Đại học được chia ra nhiều chuyên ngành khác nhau như: Kế
tốn tài chính, Kế tốn kiểm tốn, Kế tốn hành chính sự nghiệp, Kế tốn Ngân hàng. Từ đó người
học ln băn khoăn khơng biết chọn chuyên ngành nào để có thể đáp ứng được như cầu xã hội
một cách tốt nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên
ngành kế toán là vấn đề cần thiết đối với các bạn sinh viên thơng qua đó giúp họ có cơ sở lựa chọn
và ra quyết định phù hợp để học tập hiệu quả.
1227


2 THỰC TRẠNG
Kế toán đang là một ngành nhận được sự yêu thích lựa chọn của nhiều sinh viên ngày nay bởi
nhiều nguyên nhân như: công việc làm ổn định, thu nhập cao, là người tạo niềm tin cho mọi
người,... Theo chương trình đào tạo ngành kế tốn năm 2017 của Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh (Hutech), được phân chia ra thành 3 chuyên ngành như: Kế tốn – Kiểm tốn, Kế tốn tài
chính, Kế tốn ngân hàng. Thế nhưng để thật sự hiểu rõ về chuyên ngành trong kế toán là một vấn
đề nan giải của nhiều sinh viên. Lựa chọn chuyên ngành khi học đại học có thể khiến nhiều sinh
viên bị hoang mang. Ngồi một số ít sinh viên có đam mê và có thể định hướng rõ mình đang thật
sự cần gì và u thích về gì, thì cũng có nhiều sinh viên chưa thật sự hiểu rõ về những chuyên
ngành cụ thể trong kế toán, chọn được chuyên ngành học như ý của sinh viên quả là một quyết
định khó khăn. Nhiều sinh viên đã rất đau đầu khi suy nghĩ về chuyên ngành học cũng như nghề
nghiệp mình sẽ làm trong tương lai. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên khơng u thích ngành học
của mình, hoặc ra trường làm những công việc không liên quan đến ngành học của mình. Đa số
các bạn sinh viên năm 2 Khoa Tài chính – Thương mại tại Trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh đều gặp phải những vấn đề trên do các bạn chưa biết cách định hướng hay xác định
chuyên ngành sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy như: rớt môn, chán nản hay điểm số không cao,...
Đối với sinh viên ngành kế tốn hiện nay có rất nhiều nguyên nhân chọn chuyên ngành khác nhau như:
– Ảnh hưởng từ gia đình và người thân: Ở Việt Nam, tác nhân này có vẻ nổi trội hơn cả do văn
hoá Việt Nam chú trọng đến nghề truyền thống của gia đình, đồng thời cha mẹ ln có sự ảnh
hưởng lớn đến những quyết định quan trong về nghề nghiệp của con cái. Hơn nữa, ý kiến của
người thân luôn đáng tin cậy. Do vậy người học có xu hướng nghe theo ý kiến từ gia đình.

– Xã hội: Một số nghiên cứu đã chứng minh những nhân tố như thị trường lao động, nhu cầu
nguồn nhân lực, đại diện cho tác nhân văn hoá là những nhân tố ảnh hưởng đến chọn của
người học. Ở Việt Nam, việc lựa chọn ngành học nhằm hướng đến mục tiêu cơ hội việc làm
cao, dễ tìm được việc làm và tìm được công việc tốt. Do vậy, những thông tin về nghề nghiệp
và nhu cầu lao động ln có tác động đến việc lựa chọn chuyên ngành.
– Do điểm số: Các bạn có thể dựa vào điểm số của những mơn học cơ bản để chọn chuyên
ngành nâng cao hơn. Ví dụ: nếu học tốt các mơn như kế tốn tài chính hay phân tích báo cáo
tài chính thì chọn chun ngành kế tốn tài chính.
– Theo số đơng: Có những bạn sinh viên khơng tìm hiểu rõ về các chun ngành trong kế toán
nên thường đưa ra quyết định theo số đơng.
– Do thu nhập cao: Trung bình mức lương trả cho nhân viên kế tốn mới ra trường 2019 có thể
sử dụng ngoại ngữ rơi vào khoảng 8.000.000 đồng/tháng, còn với những kế tốn trưởng
mức lương có thể cao hơn lên đến 1000 USD và với kế toán tổng hợp dao động trên
10.000.000 đồng.

1228


Lập phiếu khảo sát trên 300 sinh viên năm 2 tại ĐH Công nghệ TP.HCM.
Nguyên nhân

Số phiếu

Tỷ ệ %

Ảnh hưởng từ gia đình và người thân

78

26


Yếu tố xã hội

57

19

Theo số đông

59

19.67

Do thu nhập

100

33,33

Khác

06

2

Sau khi lập bảng khảo sát, kết quả cho thấy nguyên nhân chọn chuyên ngành kế toán theo nguyên
nhân do thu nhập cao nhất với 100 số phiếu tương đương 33,33% và nguyên nhân khác với 06 số
phiếu tương đương 2% với kết quả thấp nhất. Bảng khảo sát cho thấy yếu tố thu nhập được sinh
viên quan tâm nhất vì cuộc sống ngày nay nhu cầu mỗi người ngày càng tăng, ai cũng phải chăm
lo cho gia đình bên cạnh đó thu nhập cịn giúp một phần trang trải bản thân. Để làm được điều đó,

bản thân mỗi sinh viên phải cố gắng nỗ lực từng ngày, chọn đúng chuyên ngành và trau dồi thêm
nhiều kỹ năng cho bản thân.

3 KẾT LUẬN
Việc lựa chọn chuyên ngành không ai khác do mỗi chúng ta quyết định, định hướng rõ ràng con
đường nghề nghiệp cho bản thân từ trước sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian trong việc phân
vân lựa chọn nghề nghiệp.
Nếu mục tiêu của các bạn là kiểm toán, các bạn cần phải trau dồi thêm ngoại ngữ đặc biết là tiếng
Anh, theo học ACCA hay các lớp kế tốn tài chính được dạy bằng tiếng Anh, học tốt các lớp kiến thức về
thuế, kế toán và tham gia các cuộc thi Kiểm toán do trường tổ chức để tập làm quen với môi trường.
Nếu mục tiêu của các bạn là kế toán, các bạn sinh viên nên tham khảo các chương trình đào tạo
chuyên mơn quốc tế như:
– ACCA – Kế tốn cơng chứng Anh Quốc,
– CFA – Phân tích đầu tư tài chính,
– CIMA – Kế tốn quản trị cơng chứng Anh,
– ....
– Bên cạnh đó, các bạn cần trau dồi các kỹ năng cần có như: Exel, Office, Phần mềm kế tốn,
Phân tích dữ liệu,....
Sau khi tìm hiểu về các ngun nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành trong ngành kế
tốn, nhóm đã quyết định tìm hiểu và đưa ra 7 giải pháp sau đây:
1. Quan sát các anh chị khóa trên: Khi bạn đang lựa chọn chuyên ngành học của mình, bạn có
thể quan sát các anh chị khóa trên và hỏi han các sinh viên đang học ở ngành học đó. Họ sẽ
cho bạn những lời khuyên hữu ích và truyền cảm hứng cho bạn.
1229


2. Tìm hiểu chương trình đào tạo: Rất nhiều học sinh đang chọn trường và ngành mà chẳng biết
mình sẽ học gì tại trường đại học. Hãy lên trang web của trường đó và tìm hiểu về các
chương trình đào tạo. Có thể chương trình đào tạo đó khơng phù hợp với sức học hoặc khả
năng tài chính của gia đình bạn.

3. Niềm đam mê: Khi lựa chọn chuyên ngành học và học chuyên ngành đó, bạn sẽ mất rất
nhiều thời gian để học và làm bài tập. Nếu bạn thực sự đam mê chuyên ngành/nghề nghiệp
đó, bạn sẽ học tốt hơn và đạt được nhiều thành cơng hơn. Ngồi ra, bạn sẽ có thêm động lực
để tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc các cơng việc liên quan đến nghề nghiệp của
mình.
4. Kỹ năng: Đam mê là chưa đủ, bạn cần phải có kỹ năng. Hãy xem xét về kỹ năng của bản
thân trước khi lựa chọn một trường đại học nào đó. Hãy đánh giá một cách trung thực về ưu
nhược điểm của mình. Mọi người đều có những tài năng và tài lẻ nhất định. Hãy liệt kê
những ưu nhược điểm của mình và cân nhắc xem bạn có thể thành cơng với chun ngành/
nghề nghiệp đó hay khơng.
5. Nhờ tư vấn: Nhìn xa hơn, chun ngành học sẽ hướng tới nghề nghiệp sau này của bạn. Nếu
bạn không chắc chắn về khả năng của bản thân, hãy nhờ thầy, cô giáo hoặc bố mẹ tư vấn.
Bạn cũng có thể đến các trung tâm hướng nghiệp và xin lời khuyên từ họ. Tư vấn nghề
nghiệp có thể rất hữu ích. Họ có thể gợi ý cho bạn một nghề nghiệp thích hợp dựa trên bài
kiểm tra năng khiếu.
6. Đọc về các công việc triển vọng: Hãy đọc trên các báo về dự đoán các nghề nghiệp triển
vọng và từ đó đưa ra quyết định cho riêng mình. Đừng chạy theo số đơng và theo học các
ngành “hot”, nhưng ngành nghề đó có thể sẽ thừa nhân lực khi bạn ra trường đấy.
7. Tham gia khảo sát thực tế cơng việc: Trong khi bạn có đọc về các công việc trong một quyển
cẩm nang. Nghề nghiệp trong thế giới thực có thể khơng giống như thế. Hãy hỏi những người
anh/chị hoặc người lớn tuổi đã từng làm cơng việc đó để nhận được những lời khun. Bạn
sẽ có được những lời khun hữu ích và có sự lựa chọn đúng đắn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Thủ tướng Chinh phủ (2013), Quyết định 480/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược kế tốn – kiểm
tốn đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2013.

[2]


Thanh Tâm (2017), “Ngành Kế toán – Kiểm toán báo động đỏ vì thừa số lượng, thiếu chất
lượng”, Người đồng hành, truy cập ngày 27 tháng 05 năm 2020, từ < />
[3]

Quỳnh Trang (2015), “7 lời khuyên cho bạn khi lựa chọn chuyên ngành học”, Tri thức trẻ, truy
cập ngày 27 tháng 05 năm 2020, từ < />
1230



×