Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

truyen cho tre mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.15 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Truyện Chú Vịt xám. Vịt mẹ dẫn Vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn: - Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt đấy ! Đàn Vịt con vâng dạ rối rít. Vừa ra khỏi cổng làng, chú Vịt Xám đã quên ngay lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách. Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sơ, chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít... vít... vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy. Nó lẩm bẩm - Chà thịt vịt con ăn ngon lắm đấy ! Hôm nay mình sẽ được một bữa thịt vịt thật là ngon. Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Thế là Vịt Xám thoát chết. Từ đấy Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn. THU THUỶ sưu tầm. Bác Gấu đen và hai chú thỏ Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào... bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. Mai quá nhà của Thỏ Nâu đây rồi ! - Cốc. cốc. cốc. Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi. - Ai đấy ? Bác Gấu Đen đây ! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm. Thỏ Nâu không mở cửa, nó cào nhàu : - Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất ! Gấu đen van nài : - Bác không làm đổ nhà đâu. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi ! - Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ : Bác đi đi !Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu. Nước mưa chảy ròng ròng xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng Thỏ Trắng khe khẽ hát “Là lá la...”. Gấu Đen lại gần và rụt rè gõ cửa : - Cốc; cốc; cốc. - Ai đấy ? - Bác Gấu Đen đây ! Cho bác vào trú nhờ có được không ? Thỏ Trắng bước ra mở cửa. - Ồ ! Chào Bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi ! Thỏ Trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác ngồi trước bếp lò. Gấu Đen hơ người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mời bác Gấu Đen ăn. Gấu Đen cảm động nói : -Cảm ơn Thỏ Trắng. Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ. Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm cành cây kêu răng rắc. Có tiếng đập cửa thình thình : - Bạn Thỏ Trắng ơi ! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi ! Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen và Thỏ Trắng. - Hu, hu, hu,nhà bị đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ ! Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên đống lửa an ủi Thỏ Nâu: - Cháu sưởi cho ấm người đi ! Nhà bị đổ à ? Lo gì. Sáng mai bác sẽ làm lại nhà cho cháu. Thỏ Trắng cũng nói : - Bạn đừng lo. Sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà ! - Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là đã đuổi bác Gấu Đen. Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu. - Thỏ Nâu đừng buồn bác không giận cháu đâu. Thôi bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya quá rồi ! Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ ngon lành. DƯƠNG ĐÌNH HY sưu tầm. Đôi bạn tốt. Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. gà con nhanh nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau. Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. G à con không tài nào tìm giun được. Gà con tức quá nói với Vịt con : -Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy. Vịt con thấy Gà con cáo với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu : “Chiếp, chiếp, chiếp !”. Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà con thoát chết... Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn. Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn gà và Vịt rất quý mến nhau. THU THỦY sưu tầm. Cóc kiện trời. và. Thuở xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật cây cỏ có nước uống.. Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán. Vậy mà trời đâu có thấu. Một hôm các con vật họp bàn nhau lại. Chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp. Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cổng nhà trời. Ở cửa có đặt một cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi. Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàngđể kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng : -Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên gặp Ngọc Hoàng để kiện. Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bộ rậm xong ra vồ Gà. Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xong ra quật chết toán lính không còn sót người nào. Ngọc Hoàng không ngờ tuy Cóc bé nhỏ mà lại khó trị như vậy. Ngọc Hoàng đổi giận làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc : “Cậu” lên đây có việc gì ? Cóc thưa : -Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa ? Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra là thần Mưa mãi rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn : -Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa. Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thoả thê. Tất cả đều phục Cóc bé Tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> “Con Cóc là cậu ông trời Hễ ai đánh Cóc là trời đánh cho” Theo truyện thần thoại VIỆT NAM. Ba cô tiên. Ngày xưa, có một cậu bé đã lên sáu tuổi rồi mà vẫn bé tí ti, bé chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, cho nên ai cũng gọi là cậu bé Tí Hon. Nhà bé Tí Hon nghèo lắm. Bố mẹ phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ, phải làm vất vả mà vẫn không có cơm ăn cho đủ no, áo mặc cho đủ ấm. Tí Hon rất thương bố mẹ, chỉ muốn đi làm đỡ bố mẹ thôi. Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ để Tí Hon chăn trâu thay bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ thấy Tí Hon bé, còn đàn trâu thì to nên thương Tí Hon, không cho đi. Nhưng Tí Hon nằn nì mãi cuối cùng bố mẹ phải cho đi. Tí Hon chăn trâu cẩn thận lắm, không để trâu ăn lúa, ăn ngô, mà con nào con đấy cũng no căng cả bụng. Cả làng ai cũng khen. Bọn địa chủ cũng không chê Tí Hon câu nào cả. Một hôm đồng làng hết cỏ, Tí Hon phải đưa trâu lên núi. Bỗng nhiên Tí Hon thấy một bông hoa hồng to bằng cái nón nở trên cành cây. Đợi cho trâu đến gần cây ấy, Tí Hon chui ở tai trâu ra, khẽ chuyển sang cây và leo vào giữa bông hoa. Tí Hon thấy, ồ thích quá, ba cô Tiên cũng bé tẹo như Tí Hon, một cô áo xanh, một cô áo đỏ, một cô áo vàng. Các cô thấy Tí Hon thì vui mừng chào hỏi rồi đi lấy bánh kẹo cho Tí Hon ăn. Tí Hon không ăn mà lại bỏ bánh kẹo vào túi. Thấy vậy, ba cô tiên hỏi : -Sao Tí Hon không ăn ? -Tôi đem về cho bố mẹ tôi ăn, bố mẹ tôi nghèo lắm. Tôi thương bố mẹ tôi lắm. Ba cô Tiên cùng nói : -Tí Hon cứ ăn đi, ăn xong chúng tôi sẽ giúp. Lát sau, ba cô Tiên cùng Tí Hon bước ra khỏi nhà hoa hồng, dắt nhau leo lên ngồi cả trên sừng trâu đi về làng. Về đến nơi, thấy nhà Tí Hon nghèo lắm, vườn ruộng không có, gian nhà đổ nát, ba cô Tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ về. Vẽ một đám ruộng to có lúa chín vàng, cô Tiên áo xanh vẽ rất nhiều quần áo đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả hoá thành nhà thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi. -Ồ, nhà đẹp thế ? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ? Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói : -Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bỗng lên. Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng. NHƯỢC THỦY. Cô bé quàng khăn đỏ Ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng khăn đỏ, vì vậy mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi mẹ cô dặn : -Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà sói ăn thịt con đấy. Nhưng cô bé quàng khăn đỏ không chịu vâng lời mẹ. Cô đi đường vòng qua rừng, vì đường này.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> có nhiều hoa, nhiều bướm, cô thích hơn. Cô đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc : -Cô bé quàng khăn đỏ ơi ! Lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn : “Đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng” cơ mà. Sao cô lại đi đường này ? Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó Sói. Con chó sói rất to, đên đứng trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi : - Này, cô bé đi đâu đấy ? Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm nhưng cũng đành bạo dạng trả lời : - Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi. Nghe cô bé nói đi sang nhà bà ngoại, chó sói nghĩ bụng nó lại có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi : - Nhà bà ngoại cô ở đâu ? - Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói ấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay. Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi nó lên giường nằm đắp chân giả làm bà ngoại ốm. Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “Bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi : - Bà ơi ! Bà ốm đã lâu chưa ? Sói không đáp giả vờ rên hừ... hừ... - Bà ơi, mẹ cháu bảo cháu mang bánh sang biếu bà. - Thế à, thế thì “bà” cảm ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá, cháu lại đây với “bà” Cô bé quàng khăn đỏ chạy đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi : - Bà ơi ! sao hôm nay tai bà dài thế ? - Tai bà dài để bà nghe cho rõ. Sói đáp. - Thế còn mắt bà, sao hôm nay to thế ? - Mắt bà to để bà nhìn cháu cho rõ. Chưa tin cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi : - Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà cũng to thế ? - Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy. Nói xong, Sói nhỏm dậy định vồ lấy cô bé. May sao lúc đó có bác hàng xóm chạy sang thấy thế, sẵn cái búa trong tay, bác liền phan ngay vào đầu sói một cái. Con Sói gian ác vỡ sọ chết ngay. Bác hàng xóm vừa lấy dao mổ bụng chó sói và kịp thời cứu được bà. Thế là cả hai bà cháu đều không việc gì. Từ dạo ấy cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ làm sai lời mẹ dặn. THU THỦY kể. Chú Đỗ con Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài. -Ai đó ? -Cô đây. Thì ra cô Mưa Xuân, đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi : - Ai đó ? Tiếng thì thầm trả lời chú : “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình. Chú thấy mình lớn phổng lên làm nức cả chiếc áo ngoài. Chị Gió Xuân bay đi. Có những tia nắng ấm ấp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi : - Ai đó ? Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên : - Bác đây ! Bác là Mặt trời đây, cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi. Các cậu học trò cắp sách tới trường rồi đấy. Đỗ con rụt rè nói : - Nhưng mà trên đấy lạnh lắm. Bác Mặt trời khuyên : - Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sẽ sưởi ấm cho cháu, cựa mạnh vào..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp. VIẾT LINH. Gà cánh tiên Trời đã sáng, bác Gà Trống đã đánh thức cả xóm gà : “Hãy dậy đi thôi, hãy dậy đi thôi”. Chim rời tổ vừa bay vừa hót chào ông Mặt Trời. Gà mẹ “Cục cục” gọi các con đi kiếm mồi. Các chú Gà con líu ríu chạy ra khỏi chuồng đi theo mẹ. Gà Út lại gần mẹ thỏ thẻ : “Mẹ ơi, Chị Cánh Tiên vẫn chưa dậy đâu mẹ ạ”. Mẹ dẫn Út về rủ Cánh Tiên. Út gọi chị rõ to, nhưng Cánh Tiên vẫn nằm gan không nhúc nhích, ông Mặt Trời đỏ chói đã lên khỏi ngọn cây, nhìn vào chỗ Cánh Tiên nằm. Ôi chao Chói mắt qúa, Cánh Tiên vươn vai bò dậy. Bên ngoài, Trâu,Thỏ, Chó, Lợn cũng dậy từ bao giờ. Ngựa chạy trên đồng cỏ xanh, Cánh Tiên lững thững đi ra vườn. Chim trông thấy bay đến hỏi : - Chị Cánh Tiên ơi, chị đi bắt sâu đấy à ? Cánh Tiên xoè bộ lông cánh vênh mỏ trả lời : - Mình còn phải rỉa cánh cho đẹp chứ. Chẳng cần phải kiếm sâu, mẹ về sẽ có sâu. Chim nghe nói bay đi ngay, không chơi với Cánh Tiên nữa. Cánh Tiên chơi một mình buồn quá,bụng đói. Cánh Tiên mếu máo : “Mẹ ơi ! hu, hu, hu”. Mẹ ở đằng xa vội tha mồi về cho Cánh Tiên. Sáng nay mẹ ốm không dậy được. Mẹ dục Cánh Tiên đi theo chị em Gà để kiếm ăn. Cánh Tiên đứng ì ra không chịu đi. Đứng chán, Cánh Tiên lại ra vườn, ngắm vườn hoa, xuống rìa ao soi bóng, chờ mẹ mang mồi về như mọi hôm. Chờ mãi không thấy gì, đói bụng, Cánh Tiên đành đi kiếm ăn vậy. Đất rắn như đá lại có bao nhiêu gai và mảnh sành. Cánh Tiên vừa bới được vài cái đã vội rụt chân lại “hu, hu, gai đâm đau quá mẹ ơi”. Rắn nằm trong hang nghe tiếng Cánh Tiên liền bò ra dỗ ngon dỗ ngọt : Cánh Tiên ơi về nhà chị, chị cho ăn ngon mà chẳng cần làm gì cả”. Cánh Tiên thích quá đi theo Rắn về hang. Về đến hang Cánh Tiên hỏi Rắn : “Chị Rắn ơi, mồi của Cánh Tiên đâu ?” Rắn cười, lưỡi thè dài : “Mồi ấy à ? Mồi chính là cô mình đấy, ta cũng đang đói đây”. Cánh Tiên sợ quá đâm nhào ra ngoài, Rắn đuổi theo chỉ còn cách tẹo nữa là chộp được Cánh Tiên. Chim trông thấy liền bay về gọi các bạn đi cứu Cánh Tiên. Rắn trông thấy có Lợn, Ngựa, Trâu đến vội cút về hang. Cánh Tiên thoát nạn, về đến nhà rồi mà vẫn chưa hết sợ. Cánh Tiên sụt sịt nói với mẹ : “Từ giờ con sẽ vâng lời mẹ, con không lười nữa”. THÙY LINH. Giọt nước tí xíu Tí Xíu là một giọt nước. Quê ở biển cả, họ hàng anh em nhà chúng đông lắm và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ao hồ, ở trên trời, ở cả dưới đất... Một buổi sáng biển lặng, Tí Xíu cùng các bạn đuổi theo các lớp sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời thả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Bọn Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hoà. Chợt có tiếng ông Mặt Trời cất lên. -Tí Xíu ơi ! Cháu có đi với ông không ? Tí Xíu ngẩng nhìn. Chú đáp giọng rất khẽ, chỉ có ông Mặt Trời là nghe thấy. - Đi làm gì ạ ?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ông Mặt Trời cười bảo : “Trên mặt đất thiếu gì việc, chỗ nào chẳng cần”. Tí Xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt Trời được. Chú hỏi : -Cháu nặng lắm làm sao bay lên được. - Không lo, ông Mặt Trời nói ồm ồm, ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi. Nói xong ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều ánh sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả : - Chào mẹ, con đi ! Mẹ chờ con trở về. Tí Xíu từ từ bay lên... Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời toả những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức... Bỗng từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên : - Mát quá các bạn ơi ! Mát quá Tí Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn chú cũng thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một đông đặc toàn những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay cao lên được nữa, chúng xà xuống thấp, thấp dần. Một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Bọn Tí Xíu níu lấy nhau thành những giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào tuồn xuống đất... Cơn giông bắt đầu. NGUYỄN LINH. Chim Gáy Có một đôi chim Gáy sống trong rừng. Chúng ăn ở rất hiền lành. Đôi chim rất xinh xắn. Mỗi con có một bộ lông mầu nâu và những hạt cườm lấp lánh ở cổ. Đầu chúng tròn và mượt, mắt nâu, cái mỏ thì nhỏ nhắn và đen láy. Đôi chim Gáy chọn một lùm cây rậm rạp tha những ngọn cỏ, lá thông, cành khô về làm một chiếc tổ nhỏ. Ổ lởm chởm và khô nhưng đôi chim rất vừa lòng. Chim mái đẻ vào tổ 2 cái trứng xinh xinh. Rồi đôi chim thay nhau ấp. Mươi năm bữa sau, chúng nở. Bọn chim non rất khoẻ và lớn như thổi. Suốt ngày chúng há rộng cái mỏ còn mềm đòi ăn. Cứ thấy động là chúng lại vỗ đôi cánh cụt lủn, vươn cổ lên kêu chim chíp... Một buổi, chim bố và chim mẹ đi kiếm mồi, một con Diều Hâu nhìn thấy lũ chim nhỏ, nó sà xuống đỗ ngay bên cái tổ của lũ chim Gáy. Lũ chim non sợ quá, gục đầu vào lưng nhau và rung bần bật. Từ lúc thấy đôi cánh Diều Hâu trùm xuống rừng, vợ chồng chim Gáy đã bỏ mồi quay lại. Về mau, về mau, chim bố giục. Chúng cùng vun vút bay về như hai mũi tên. Diều Hâu đang bám vào thân cây cho chắc, sắp sửa quắp đôi chim non bay đi. Giữa lúc đó, chim bố và chim mẹ về đến tổ. Chim mẹ và chim bố cùng xoè cánh, bay chập chờn trước mặt kẻ thù. Trông thấy chúng vật vờ như đôi chim ốm, Diều Hâu chỉ cần giơ vuốt ra là quắp được. Diều Hâu dang cánh bay lên. Đôi chim Gáy trở nên nhanh nhẹn. Chim mẹ vội lao xuống, bay quặt về tổ trong lúc chim bố bay đi, lấy thân mình làm mồi cho kẻ thù bay theo. Cuộc săn đuổi rất ác liệt. Nhiều lúc chim bố tưởng nguy. Nhưng chiếc vuốt nhọn của Diều Hâu đã mấy lần quờ trên lưng nó làm những sợi lông màu nâu rơi xuống lã tã. Nhưng cuối cùng chim bố vẫn nhử được kẻ thù bay đi rất xa, rất xa. Đến lúc đã làm cho kẻ thù lạc đường và mỏi cánh, nó mới bổ xuống một bụi rậm, quay ngoắt về. Về đến tổ, chim bố đã thấy lũ con được mớm ăn no. Chúng đang bình yên nằm nghếch đầu lên lưng nhau mà ngủ dưới chân mẹ. Thấy chim bố về, chim mẹ vui mừng chớp chớp đôi mắt nâu mở rất to. «Cúc cu; Cúc cu» Nhìn đàng con nguyên vẹn, chim bố cất tiếng gáy dồn vui vẻ. VŨ HÙNG. Câu chuyện trong rừng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ở một khu rừng nọ, có một chú Sóc rất thích đi du lịch. Hàng năm, cứ vào mùa thu. Sóc tạm thời bỏ ngôi nhà của mình để đi thăm những danh lam thắng cảnh mà Sóc yêu thích. Vốn tính cẩn thận của họ nhà Sóc nên trước khi đi xa. Sóc phải chuẩn bị được một kho quả thông dự trữ để khi về nhà đói có cái ăn ngay. Nhưng vì tính hay quên và những kì thú của chuyến du lịch cuối thu quá hấp dẫn, say mê nên khi trở về Sóc tìm mãi không thấy ngôi nhà của mình. Ôi thôi, Kho qua thông cũng đã biến mất rồi. Sóc vừa lo vừa sợ đói nên đứng khóc hu hu. Cả khu rừng vắng lặng. Nghe xa xa có tiếng khóc của Sóc, các bạn Gấu, Hươu Sao, Thỏ Trắng, Lợn rừng tất tươi chạy đến. Rồi cả nhà Sẻ, Quạ Đen, Cú Mèo cũng từ bốn phiá ùa đến. Sóc thấy xóm giềng đến thăm hỏi, trong lòng thấy yên tâm hơn và kể hết sự tình cho các bạn cùng nghe. Nghe xong cả bầy thú rừng cùng đồng thanh: «Chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm kho quả thông». Trong khi các bạn đang mải miết tìm kho quả thông, bỗng từ xa có tiếng reo của Cú Mèo: «Các bạn ơi! Kho quả thông đây rồi». Tiếng reo của Cú Mèo đã vang lên cả góc rừng. Sóc và bầy thú nghe thấy liền chạy nhanh về phía Cú Mèo. Các bạn reo hò mừng vui cùng Sóc. Sóc ngậm ngùi thầm cảm ơn Cú Mèo và các bạn láng giềng đã giúp đỡ mình. Sau đó Sóc mời các bạn đến nhà mình cùng nhảy múa và ca hát. THU HÀ. Cái áo của thỏ con Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ mắt hồng trong rất xinh. Thỏ mẹ may cho Thỏ con một cái áo bông trắng giống như áo của tất cả các chú Thỏ khác. Thỏ con không thích cái áo bông trắng, Thỏ con đòi mẹ phải may cho mình thật nhiều áo sặc sỡ khác. Thỏ mẹ nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng đành may cho Thỏ con một cái áo vàng, có viền mầu nâu giống như áo của Hổ. Thỏ con sung sướng mặc áo mới vào rồi xin phép mẹ ra đường chơi. Vừa lúc đó có mấy chú mèo con tung tăng chạy tới, Thỏ con liền gọi: - Các bạn ơi, cho tôi cùng chơi với nào! Mèo con hỏi: - Thế tên bạn là gì? Thỏ con trả lời: - Tên tôi là Thỏ con. Mấy chú Mèo con ngạc nhiên nhìn Thỏ con rồi nói: - Thỏ gì mà mặc áo giống Hổ thế kia? Thôi đúng là Hổ rồi! Thế là mấy chú Mèo hoảng sợ nấp vào sau bụi rậm. Thỏ con còn trơ lại một mình, chẳng biết chơi đùa ai cả. Thỏ con lủi thủi đi về nhà và nói với mẹ: - Mẹ ơi, con không thích mặc áo giống Hổ đâu. Mẹ may cho con một cái áo khác cơ. Thỏ mẹ lại nghỉ và cuối cùng đành may cho Thỏ con một cái áo màu đỏ chót giống như áo của Cáo. Thỏ con thích quá, mặc luôn áo mới rồi chạy ra đường chơi. Lúc ấy có hai chú Bê con đang đùa húc nhau bằng những cái sừng mới nhú, Thỏ con lại gần và nói : - Các bạn ơi, cho tôi cùng chơi với nào ! Hai chú Bê con hỏi : - Thế tên bạn là gì? Thỏ con trả lời: - Tôi là Thỏ con. Bê con nói: - Sao Thỏ lại mặc giống con Cáo thế kia? Thôi đúng là Cáo rồi! Hai chú Bê dương sừng lên quát to: - Không ai thèm chơi với Cáo. Đồ gian ác, hãy cút đi! Thỏ con sợ hãi chạy về nhà. Thỏ con vừa khóc thút thít, vừa mách mẹ:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Mẹ ơi, con không thích mặc áo đỏ giống con Cáo đâu. Mẹ may cho con một cái áo khác cơ. Thỏ mẹ lại nghĩ, nghĩ mãi, cuối cùng Thỏ mẹ đành bảo con: - Thôi con cứ mặc áo bông trắng của con vậy! Thỏ con phụng phịu mặc áo trắng rồi ra đường chơi. Ngoài đường có rất nhiều con vật đang chơi đùa vui vẻ. Thỏ con rụt rè nói: - Các bạn ơi cho tôi cùng chơi với nào! Các con vật xúm lại hỏi: - Thế tên bạn là gì? Thỏ con trả lời: -Tôi tên là Thỏ con. - Ôi, tên bạn hay quá. Cái áo trắng của bạn vừa đẹp, vừa sạch. Bạn lại đây chơi với chúng tôi đi! Thế là Thỏ con, Mèo convà cả Bê con nữa cùng chơi với nhau rất vui vẻ. Từ đấy trở đi Thỏ con rất thích cái áo bông trắng của mình và không đòi mẹ may cho áo khác nữa. Các cháu thử đón xem vì sao Thỏ con lại thích mặc áo bông trắng? THANH HIỀN kể phỏng theo truyện của Nga. Nhổ củ cải Ngày xửa, ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh manh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con Chó, một con Mèo và một chú Chuột nhắt. Vào mùa thu, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm chút cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu, nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy. Một buổi sáng, ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà già và cháu gái. Ông nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già: «Bà già ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!» Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái: «Cháu gái ơi! Mau lại đây! Mau giúp bà nhổ củ cải!» Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi Chó con: «Chó con ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!». Chó con chạy lại ngậm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu kéo áo bà ba, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi nhổ mãi cây cải vẫn nằm ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt: «Chuột nhắt ơi! Mau lại đây!Mau giúp tôi nhổ củ cải!» Chuột nhắt chạy lại, bám đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm biếm tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một, hai, ba... Cây cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt đất. Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh vây cải: «Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Lên được rồi!» Phỏng theo truyện của Nga. Chú thỏ tinh khôn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Có một lần Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá Sấu ở gần đó, nằm im giả như không nhìn thấy. Thỏ yên trí ăn rau. Cá Sấu liền giả bộ hiền lành từ từ bò đến bên Thỏ, rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm. Cá Sấu kêu lên : “Hu ! Hu” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn trong hàm cá Sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân. Thỏ nói : - Bác Cá Sấu ơi, bác kêu “hu ! hu” tôi chẳng sợ đâu. Bác mà kêu “Ha ! Ha !” thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất. Nghe Thỏ nói thế, Cá Sấu liền há to mồm kêu lên “Ha ! Ha !” Thỏ nhảy phốc khỏi miệng Cá Sấu rồi quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng. VŨ TÚ NAM. Giọng hót chim Sơn Ca Ngày xửa, ngày xưa, ở một khu rừng nọ có rất nhiều loài chim. Mỗi loài có một giọng hát khác nhau. Duy chỉ có Sơn Ca có giọng hót hay hơn cả. Mỗi khi Sơn Ca hót, cỏ, cây, hoa lá rì rào hoà theo. Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại để thưởng thức giọng hót mê li ấy. Một hôm chim Sẻ được các bạn cử đến gặp Sơn Ca. Chim Sẻ hỏi Sơn Ca : - Bạn Sơn Ca ơi, có phải bác Mặt Trời cho bạn giọng hát mê li ấy không ? - Không phải đâu. Bác Mặt Trời tốt bụng chỉ cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ, ấm áp thôi. - Thế có phải cô Mây Hồng đã cho bạn giọng hót hay không ? - Cũng không phải đâu bạn Sẻ ạ. Cô Mây Hồng xinh đẹp chỉ cho tôi những tảng bông êm dịu thôi. - Ôi Sơn Ca đáng yêu : Thế ai đã cho bạn giọng hót hay ? Chim Sẻ và cả bầy chim không hiểu tại sao mà Sơn Ca có giọng hót tuyệt vời đến thế. Các bạn quyết định đến trường hỏi cô giáo Hoạ Mi. Nghe các học trò của mình hỏi, cô giáo Hoạ Mi cười rất vui. Cô nói : - Cô và các cháu cùng nhau tìm hiểu điều đó. Sáng mai cô sẽ đợi các cháu, ta cùng đến nhà bạn Sơn Ca. Nhưng các cháu phải nhớ dậy sớm đấy. Sáng hôm sau, khi đến nhà Sơn Ca, các bạn thấy Sơn Ca vừa chuyền cành vừa hót say sưa. Thỉnh thoảng Sơn Ca vừa nghiêng đầu lắng nghe tiếng cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách. Nghe rất kĩ, rất lâu những âm thanh ấy rồi Sơn Ca mới bắt chước theo. Các bạn chim lúc ấy mới chợt hiểu vì sao Sơn Ca có giọng hót hay đến thế. Cả đàng chim ríu rít cất tiếng hoà với giọng hót của Sơn Ca. Rừng cây rộn ràng tiếng hót của bầy chim non chào mừng ngày mới. THU THỦY st. Hoa mào gà Ngày xưa chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy chiếc mào rực rỡ xoè trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”. Mọi vật quay ra nhìn Gà Mơ và cùng suýt xoa : “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao; Trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe thấy có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra có một cây mầu đỏ tía đang tấm tứt khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi : -Bạn sao thế ? Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo : -Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ có mỗi mình tôi không có hoa. Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định : -Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé. Cây sung sướng vẫy lá rối rít :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn ! Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc áo mào đẹp đẽ của Gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ. Cây hoa sung sướng đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây hoa đó là cây hoa mào gà. Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy. THÙY DƯƠNG st.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×