Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xu hướng sử dụng vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.66 KB, 8 trang )

XU HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ
TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT HIỆN NAY
Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Bích Trâm, Nguyễn Ngọc Long Vương,
Nguyễn Tấn Thịnh, Quách Khánh Quỳnh, Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: CN. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết, TS. KTS. Trần Trung Hiếu

TÓM TẮT
Vật liệu tái chế - xu hướng được sử dụng rộng rãi hiện nay, không những đề cao tinh thần tiết kiệm,
mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường. Ngày nay, việc tái chế được khuyến khích sử dụng nhiều hơn
thay vì dùng hàng mới với mục đích tạo khơng gian nội thất sinh thái. Nó đang dần trở thành lựa
chọn hồn hảo đối với cả kiến trúc và nội thất, không chỉ bởi sự thân thiện với mơi trường mà cịn
bởi nét cá tính và thẩm mỹ độc đáo. Chính vì thế, mục tiêu là đưa ra những giải pháp tối ưu, khả thi
nhất nhằm cải thiện không gian nội thất sử dụng vật liệu tái chế, không những tạo sự thoải mái, mà
còn giúp nâng cao ý thức của con người mơi trường.
Từ khóa: Khơng gian nội thất, thân thiện, tiết kiệm nhiên liệu, thẩm mỹ, vật liệu tái chế.

1 MỞ ĐẦU
Các vật liệu tái sử dụng vốn ít được lựa chọn trong thiết kế. Nhưng hãy cân nhắc tới chúng như một
giải pháp thứ hai bởi hiệu quả chúng mang lại không thua kém các vật liệu mới, thậm chí chi phí
đầu tư cịn tiết kiệm hơn nhiều.
Tại các nước phát triển hiện nay, họ đã rất thành công trong việc sử dụng các loại vật liệu này để
tạo nên những thiết kế bền vững. Đó là nhựa, thủy tinh, cao su, nệm, ngói… tất cả những thứ có
tiềm năng sử dụng lại dưới dạng rác thải công nghiệp. Vì vậy việc sử dụng vật liệu tái chế đang là
xu hướng thiết kế hiện nay, đặc biệt là trong thiết kế nội thất.
Tuy nhiên vẫn chưa nhiều người biết nên sử dụng những vật liệu như thế nào là hợp lý, là tiết kiệm
và bảo vệ môi trường. Làm thế nào để vừa hiệu quả, vừa tối hưu hóa vật liệu tái chế trong không
gian nội thất. Qua bài viết, mong rằng mọi người có thể biết thêm về việc tái sử dụng và ứng dụng
chúng trong một số không gian nội thất.

2 NỘI DUNG


2.1 Tái chế và vật liệu tái chế là gì?
Khái niệm:
Tái chế là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới với khả năng
ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Đây là một giải pháp thay thế cho việc thải rác thơng
thường, nó có thể giúp tiết kiệm vật liệu cũng như giảm việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

755


Vật liệu tái chế (phế liệu) là các loại sản phẩm hay vật liệu bỏ đi, không sử dụng đến trong cuộc
sống hoặc trong sản xuất. Các vật liệu có thể tái chế bao gồm nhiều loại như thủy tinh, giấy, kim
loại, nhựa, lốp xe, sản phẩm dệt, đồ điện tử,…
Lịch sử:
Trong thời kỳ tiền Cách mạng Cơng nghiệp, có nhiều bằng chứng cho thấy đồng và các kim loại
phế liệu khác đã được thu thập lại để tái sử dụng. Công việc tái chế giấy được ghi nhận lần đầu tiên
vào năm 1031 ở Nhật. Tại Anh, tro và bụi từ các vụ cháy rừng hoặc gỗ được thu thập lại bởi những
người hốt rác và sử dụng như một loại vật liệu cơ bản để sản xuất gạch. Vào thời kỳ cơng nghiệp
hóa đã thúc đẩy nhu cầu về vật tư, làm vật tư khan hiếm, giá cả ngày càng đắt đỏ, khoảng thời
gian đó thì mọi thứ đều được tái sử dụng.
Đánh giá:
Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, khi cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đang ngày càng phát
triển, ơ nhiễm khơng khí,… và đặc biệt là hiện tượng nóng lên tồn cầu, khơng chỉ ảnh hưởng đến
cuộc sống, sức khỏe của con người mà cịn ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên tồn cầu. Vì vậy việc
tái chế là giải pháp thiết thực nhất. Theo nghiên cứu của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, tái chế
phế liệu sẽ giúp tiết kiệm 75% năng lượng và giảm thiểu khí thải của nhà kính, việc tái chế cũng đã
giúp tạo việc làm cho hơn một triệu công dân nước Mỹ và tạo ra 235 tỷ đơ la mỗi năm.
Do đó, việc ứng dụng vật liệu tái chế vào không gian nội thất vừa giúp chúng ta sử dụng nguồn vật
liệu hiệu quả và hạn chế gây tác động xấu đến môi trường. Thông qua việc sử dụng vật liệu tái chế
ta đặt ra vấn đề: Làm thế nào để nội thất vừa có tính thẩm mỹ mà vừa tạo cảm giác thư giãn, thỏa
mái cho con người?

Từ đó ghiên cứu về các đặc điểm chính của việc tái chế trong thiết kế nội thất và hình thành những
yếu tố giúp ứng dụng phong cách thiết này vào cơng trình cụ thể.

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU TÁI CHẾ TRONG NỘI THẤT
2.1 Vật liệu
Dưới đây là những loại vật phổ biến nhất để tái chế cũng như cách sử dụng của từng loại vật liệu.
Thép
Thép được sản xuất ra bằng cách nung nóng hỗn hợp gồm quặng sắt, than đá trong lò luyện kim.
Việc tái chế thép có hai cách:
1. Bằng cách tái chế phế liệu trong các lị nhiệt điện. Q trình tái chế thép góp phần làm giảm
lượng điện tiêu thụ tới 80%, loại bỏ hồn tồn nhu cầu khai thác ngun liệu thơ. Từ đó khơng
những sản xuất được vật liệu xây dựng mà còn là vật liệu cho thiết kế đồ nội thất.

756


Hình 1: Thép trước và sau khi tái chế

2. Bằng cách tái chế tại chỗ, sử dụng thép từ vật dụng đã cũ và sáng tạo thành một sản phẩm
khác nhưng phương pháp này chỉ ứng dụng cho đồ nội thất.

Hình 2: Cánh quạt thuyền

Cánh quạt thuyền trở thành bàn phịng khách, ánh kim từ nhơm/thép tự nhiên thật sự rất bắt mắt.
Bê tông
Tái chế bê tông cho phép tái sử dụng loại phế liệu xây dựng này và làm giảm giá thành cơng trình.
Khi tái chế bê tơng, người ta phải dùng tới loại máy nghiền đặc biệt để tạo ra hỗn hợp ‚cốt liệu tái
chế‛. Cho đến gần đây, bê tông tái chế mới chỉ được sử dụng như một lớp nền phụ. Nhưng các thử
nghiệm cho thấy cốt liệu bê tơng có thể tạo nên các thành phần cấu trúc với cường độ chịu nén từ
30 tới 40 Mpa khi ứng dụng công nghệ phù hợp. Quan trọng hơn, cốt liệu tái chế cũng nhẹ hơn từ

10-15% so với bê tông nguyên chất, làm giảm trọng lượng riêng của vật liệu, từ đó tiết kiệm chi phí
vật liệu, chi phí vận chuyển cũng như tổng chi phí cho toàn dự án xây dựng.

757


Hình 3: Băng ghế hình lăng trụ làm từ bê tông tái chế

Gỗ
Sử dụng gỗ tái chế ngày càng trở nên phổ biến. Chúng có thể được sử dụng trong các bộ phận kết
cấu lớn hay được xẻ mỏng để sản xuất các đồ dùng khác như thùng, pallet hay phục vụ cho nhiều
mục đích khác nhau. Tuy nhiên, thậm chí những loại gỗ mềm hơn, rẻ hơn cũng có thể sử dụng để
tái chế, đặc biệt là nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp bảng điều khiển. Ứng dụng phổ biến
nhất của gỗ tái chế là để sản xuất các tấm MDF làm nội thất. Ngoài ra chúng ta có thể tự tái chế gỗ
tại nhà bằng cách tấm pallet bỏ đi.

Hình 5: Tái sử dụng gỗ pallet nhưng với công dụng là một chiếc bàn

Thủy tinh
Chai lọ thủy tinh được tái chế rất nhiều, nhưng quá trình tái chế cửa kính lại khó khăn hơn do phải
đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ. Ngoài ra, các loại kính có thành phần hóa học và nhiệt độ
nóng cháy khác nhau nên rất khó để tái chế cùng một lúc. Kính cửa sổ có thể được nấu chảy và tái
chế thành sợi thủy tinh để trộn vào nhựa đường hoặc sơn tường tạo nên hiệu ứng óng ánh. Ngồi
ra, chúng ta có thể kết hợp các mảnh kính vỡ cùng bê tông để làm sàn nhà hay mặt bàn.

758


Hình 6: Sử dụng chai thủy tinh để làm chân bàn


Nhựa
Nhựa sau khi được phân loại và đưa vào nhà máy tái chế phải được sàng lọc loại bỏ những mảnh
vụn, cát,… Tiếp theo sẽ thực hiện quy trình phân loại quang học bằng tia chiếu để phân loại thành
HDPE, PET hay loại khác. Sau khi đã phân loại thì chúng sẽ được kiểm tra thủ công và từng loại sẽ
đem đi nghiền riêng,… Sau khi nghiền, chúng sẽ được rửa trong nước nóng 1 giờ và tiến hành khử
trùng. Sau khi tái chế hồn tất, chúng sẽ được đóng gói và mang đi phân phối. Hoặc là tự tay tạo
lên đồ nội theo ý tưởng của chính chúng ta.

Hình 7: Một ý tưởng tuyệt vời cho việc tái chế đồ nhựa

Giấy
Giấy là vật liệu được lựa chọn nhiều cho việc tái chế. Tái chế bắt đầu bằng cách thu thập giấy từ
nhiều nguồn. Sau đó nó được phân loại để sắp xếp giấy được phân loại tương tự với nhau. Giấy
được sắp xếp sau đó được chuyển thành bột giấy bằng nước, hydro peroxide và xút với xà
phòng. Bột giấy bây giờ là tất cả các sợi và sẽ được khử mực nhiều lần cho đến khi nó trở thành
màu trắng. Bột giấy trắng được đưa vào các con lăn, loại bỏ phần lớn nước sau đó được chuyển
vào máy sấy. Cuối cùng, bột giấy gần như khô được đẩy qua một loại máy ủi để cuộn nó vào lớp
giấy mong muốn.
759


Hình 8: Biến giấy thành đèn trần

2.2 Tiết kiệm
Giảm ơ nhiễm – Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, 42% lượng khí thải nhà kính (GHG) của Hoa Kỳ
phát sinh do vận chuyển, sản xuất, và xử lý rác thải.
Tái chế nhôm giúp tiết kiệm 94% năng lượng tiêu thụ để sản xuất nhơm mới.
Tái chế thủy tinh thì chỉ cần 10 – 15% năng lượng được sử dụng dùng để sản xuất thủy tinh mới.
Vật liệu tái chế làm giảm việc sử dụng tài nguyên. Điều này làm giảm nhu cầu đốt nhiên liệu hóa
thạch, dẫn đến giảm chất thải GHG. Bảo vệ môi trường.

Giảm sử dụng bãi rác là làm giảm việc tạo ra khí metan góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Tái chế nhựa tiết kiệm được 60% năng lượng dùng để sản xuất nhựa mới.

3 ỨNG DỤNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ TRONG MỘT SỐ PHONG CÁCH THIẾT KẾ
NỘI THẤT?
Phong cách nội thất thô mộc – Brutalism
Những món đồ tái chế khơng nhất thiết sẽ được sử dụng đúng như mục đích ban đầu của nó. Bạn
hồn tồn có thể dùng một chiếc ghế tái chế lại làm giá sách giản dị hay dùng một chiếc xơ để
thay thế cho bồn rửa tay.

Hình 9: Khơng gian trong phong cách Brutalism trở lên thô mộc hơn khi sử dụng vật liệu tái chế

760


Phong cách Eco
Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất, một trong những đặc tính của phong cách Eco là sử dụng vật liệu
có nguồn gốc thiên nhiên hay những loại vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng thiết kế có tính bền
vững, có khả năng tái sử dụng. Phong cách Eco ưa chuộng những loại vật liệu tái chế, thân thiện với
mơi trường như mây, tre, cói, gạch đỏ, đá, đất sét, thủy tinh, giấy, các sản phẩm dệt may,… đồ tái
chế và phổ biến nhất là gỗ.

Hình 10: Sử dụng vật liệu tasdi chế là đặc trưng nổi bật của phong cách Eco

Phong cách công nghiệp
Nội thất cơng nghiệp khơng có nghĩa là tối giản và vơ nghĩa. Sự kết hợp các món đồ mới với những
sản phẩm tái chế, chúng có thể được tìm thấy trong các cửa hàng tiết kiệm, chợ trời hay chợ thanh
lý, thậm chí những bãi rác lề đường. Tái chế là linh hồn của phong cách này: Thùng gỗ hô biến
thành bàn, tủ cũ được sử dụng như hộp lưu trữ, thang biến thành kệ.


Hình 11: Đường nét của phong cách Công nghiệp được thể hiện rõ bằng vật liệu tái sử dụng

4 KẾT LUẬN
Giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường, tạo nên một cuộc sống xanh. Dựa trên sự tìm
hiểu về tính chất của vật liệu tái chế và đưa ra những giải pháp hiệu quả để đưa chúng vào không
gian nội thất.

761


Việc tái chế khơng những đem lại lợi ích về môi trường mà giúp chúng ta tiết kiệm khá nhiều về chi
phí để chi trả cho đồ nội thất.
Và việc sử dụng vật liệu tái chế vào trong không gian nội thất không những tạo sự độc đáo cho
căn nhà của bạn, mà tạo cho bạn cảm giác thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Và phương
pháp này là sự lựa chọn hàng đầu của những ai yêu quý thiên nhiên, muốn bảo vệ môi trường và
hệ sinh thái.
Khơng những thế, việc tái chế giúp chúng ta có nhiều ý tưởng hơn để áp dụng cho căn nhà của
mình.
Cuối cùng qua bài phân tích trên có thể thấy việc sử dụng vật liệu tái chế hiện nay được rất nhiều
người ưa chuộng, phương pháp tính bền vững. Góp phần làm cho cuộc sống bình dị hơn, tươi mát
hơn mà không kém phần thẩm mỹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Study Moose. (2016). The benefits of recycling. < Truy cập ngày: 03/06/2020.

[2]

Wikipedia. (2020). Tái chế là gì? < Truy cập ngày:

03/06/2020.

[3]

Tồn Phát (2020). Lợi ích của tái chế là gì? < >. Truy cập ngày: 03/06/2020.

[4]

Bảo Phong. (2020). Tái chế phế liệu. < >. Truy
cập ngày: 03/06/2020.

[5]

Colmenar viejolimpio (2020). Quy trình tái chế nhựa.
< Truy cập ngày:
04/06/2020.

[6]

Khải Linh (2020). Quy trình tái chế giấy. < Truy cập ngày: 04/06/2020.

[7]

Phế liệu miền nam (2019). Tái chế vật liệu vải. < Truy cập ngày: 04/06/2020.

[8]

Minh Châu (2019). 6 vật liệu tái chế phổ biến và cách ứng dụng.
< Tuy cập ngày: 03/06/2020.


762



×