Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bước chân khởi đầu của vật liệu mới trong thiết kế phụ trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.84 KB, 5 trang )

NHỮNG BƯỚC CHÂN KHỞI ĐẦU CỦA VẬT LIỆU MỚI
TRONG THIẾT KẾ PHỤ TRANG
Lê Thị Hoài, Phan Thị Thảo Nguyên, Hồ Lê Như Thủy
Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Xuyến

TĨM TẮT
Trong thời đại cơng nghệ càng phát triển thì các loại vật liệu mới cũng khơng ngừng ra đời để đáp
ứng nhu cầu trong sản xuất, ta có thể nói, đây là kỷ nguyên của vật liệu mới. Vật liệu mới trong sản
xuất thời trang cũng ngày càng đa dạng hơn. Và ngành thời trang trước giờ luôn được biết đến là
một ngành công nghiệp ‚ô nhiễm‛, để giảm thiểu sự tội lỗi của mình, các nhà sản xuất đã trải qua
rất nhiều quá trình nghiên cứu và tìm ra được các loại vật liệu thân thiện với mơi trường, vậy những
loại vật liệu mới đó có những gì?
Từ khóa: Lụa, kỷ ngun, mơi trường, thời trang, vật liệu mới.

1 MỞ ĐẦU
Ngày nay, các nhà thiết kế thời trang, nhà khoa học, các nhãn hiệu và cả những nhà đầu tư đang
ngày càng quan tâm đến các loại vật liệu tiên tiến như một giải pháp thay thế, chấm dứt vấn nạn
mà các loại vải sợi tổng hợp đã gây ra. Chất liệu thay thế được tạo ra từ các nguồn nguyên liệu
hữu cơ, thân thiện và bền vững với môi trường.

2 NỘI DUNG
2.1 Recycled Plastic (Nhựa tái chế)
Chất liệu này có nguồn gốc từ các chất thải nhựa và được tái chế thành vật liệu sử dụng được trong
thời trang. Tổ chức phi lợi nhuận Parley for the Oceans đã hợp tác với các nhãn hàng như GStarRaw để chống ô nhiễm bằng cách biến đổi nhựa được tìm thấy trên đường thủy thành đồ thể
thao chất lượng cao.

546


Người sáng lập Parley for the Oceans, Cyrill Gutsch chia sẻ: ‚Ước tính khoảng 8 triệu tấn nhựa đi


vào đại dương từ các bờ biển hàng năm, từ các nơi khác chiếm khoảng 4 đến 12 triệu tấn. Chúng ta
cần phải hành động để tránh phá hủy môi trường của mình‛.
2.2 Lụa tơ sen
Những sợi tơ được lấy từ trong cuống của mỗi bông sen được kéo ra, se lại và dệt. Loại lụa này
nguồn từ Myanmar, mệnh danh là vải cho Đức Phật vì ban đầu dùng để dệt áo cà sa cho thầy tu.
Hương thơm nhẹ, mềm thanh khiết.
Ở Việt Nam, sen cũng là cây trồng quen thuộc ở các tỉnh đồng bằng từ Bắc đến Nam. Các bộ phận
như củ sen, gương sen, hạt sen, lá sen từ lâu đã được nông dân Việt đưa vào khai thác kinh tế.
Riêng cọng sen phần nhiều bị bỏ đi. Để làm ra chiếc khăn thủ công dài 1,7 m phải cần tới 4.800
cuống sen mất nhiều công sức, cho nên giá khá cao, thường gấp từ 7-10 lần so với sản phẩm
tương tự làm từ lụa tơ tằm. Nhu cầu thị trường lụa tơ sen ở kinh đô thời trang Ý, Pháp, Nhật đang rất
cao nhưng nguồn cung khá khan hiếm.

2.3 Vải sợi tre
Chất liệu thiên nhiên Bamboo với những đặc tính của sợi tre giúp làn da có cơ hội được hít thở tự
do. Bên cạnh đó, hàng may mặc bằng sợi tre có thể hấp thụ và bốc hơi mồ hôi của người mặc
trong giây lát, vải không bám vào da, tạo cảm giác vô cùng mát mẻ và thoải mái vào mùa hè nóng
bức. Đặc biệt, vải Bamboo có chức năng kháng khuẩn, diệt vi khuẩn và khử mùi, mang đến hương
thơm dễ chịu trong suốt ngày dài.

547


Kế đến, vải Poly có độ bền cao, tính năng chống nhăn cực ổn định, lại có thể chống mốc kháng bụi
bẩn, hứa hẹn sẽ giúp cánh mày râu tiết kiệm thời gian trong giặt là và bảo quản. Cuối cùng, không
thể không giới thiệu sợi vải Spandex với khả năng co giãn linh hoạt, hồi phục về hình dạng ban đầu
nhanh, giúp nam giới thoải mái trong cử động.
2.4 Cọ raffia
Đây là một giống cọ đến từ châu Phi. Có khoảng 20 giống cọ raffia khác nhau. Sợi raffia được làm
từ lá cây cọ này. Nó gần giống với lá dừa, sau khi phơi khô trở nên mảnh mai nhưng chắc chắn, có

thể nhuộm và đan thành nhiều sản phẩm thời trang.
Cọ raffia đã được sử dụng từ hàng ngàn năm để đan dệt. Vì độ bền và dai của sợi tự nhiên này nên
nó có thể dùng để bện giày, làm dây đeo trang sức, hay quấn vào dây nịt.

Khi dệt, cọ raffia tạo nên những kết cấu bề mặt hơi gồ ghề và mộc. Nó gợi nhớ những resort năm
sao cao cấp. Nó khiến ta mơ về biển xanh, nắng vàng và những cơn gió hè tươi mát. Vì độ nhẹ vốn
có nên cọ raffia vơ cùng phù hợp với thời trang hè. Chưa kể, nó cịn là chất liệu tự nhiên phù hợp với
đường lối phát triển bền vững của các nhà mốt. Chẳng vì vậy mà nó liên tục xuất hiện trên đường
catwalk mùa Xuân Hè 2020.
2.5 Sợi lá dứa
Da sinh thái của Hijosa Tây Ban Nha có nguồn gốc từ một loại trái cây, đặc biệt là từ lá của nó: Trên
thực tế, lá dứa cứng rất hoàn hảo để tạo ra một vật liệu mà khơng có kết cấu, cho phép nó trở
thành vật liệu thay thế hồn hảo cho da. Khơng có bất kỳ chất thải của trái cây ăn được, bắt đầu từ
chất thải để có được một chất xơ sinh thái và phân hủy sinh học, thậm chí có thể hoạt động như
một phân bón tại thời điểm xử lý.
Piđatex, đây là tên của bằng sáng chế, được sinh ra một cách cụ thể sau một chuyến đi của cùng
một nhà thiết kế đến Philippines, và chuyến thăm các xưởng thuộc da trong khu vực: trên thực tế,
việc dệt lá dứa, chắc chắn không thiếu, đã được sử dụng trong nghề thủ công địa phương, với mũ
và túi được sản xuất, nhưng mũi nhọn là barong Talong, một chiếc áo điển hình được dệt bằng lá
dứa. Trở lại trụ sở, Hijosa đã quyết định hợp tác với các nghệ nhân và nhà sản xuất địa phương,
bằng sáng chế sợi này là tác động mơi trường hồn tồn thấp. Đối với một mét vng Piđatex phải
548


mất khoảng 460 lá, đó là chất thải cho các cơng ty sản xuất và xuất khẩu dứa lớn, chính xác là
những sản phẩm đến với bàn của chúng tôi. Điều này làm cho nó tinh tế và cho phép thu hồi một
nguyên liệu thô không bị thiếu và bị vứt đi. Theo Hijosa, người đã nghiên cứu chi tiết tình hình, chất
thải từ 10 quốc gia sản xuất dứa hàng đầu có thể thay thế 50% lượng da sản xuất trên thế giới.

2.6 Vải sợi cam

Một loại vải giống tơ tằm được làm bằng cách tái sử dụng vỏ cam và hạt giống, lượng rác thải
chiếm khoảng 700.000 tấn mỗi năm ở Ý. Cellulose có trong vỏ cam sẽ được tách ra, tạo thành một
vật liệu kiểu polymer có thể dệt thành sợi và làm thành vải. Nhà sản xuất cam kết sợi vải 100% làm
từ vỏ cam ‚là chất liệu thuần khiết nhất, siêu nhẹ, tạo cảm giác mềm mại và mượt khi cầm trên tay‛.
Theo Orange Fiber, mặc dù các loại dầu, vải không cảm thấy nhờn. Các loại dầu được đảm bảo
kéo dài ít nhất 20 chu kỳ giặt, nhưng công ty đang thử nghiệm các phương pháp nạp lại bằng các
chất làm mềm vải đặc biệt. Các vỏ cam được xử lý bằng một phương pháp được cấp bằng sáng
chế để chiết xuất cellulose được tạo thành sợi cuối cùng. Vải nhìn và chạm vào cảm giác như lụa:
mềm mại khi chạm vào và vẻ ngồi sáng bóng. Sợi phân hủy sinh học có thể được kéo thành sợi
bất kỳ với loại sợi hiện có.

2.7 Lụa tơ nhện
Tơ nhện đã được thu hoạch ở thời cổ đại cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, người Hy Lạp Cổ đại
sử dụng tơ nhện để cầm máu ở các vết thương. Tơ nhện có tính chất đặc biệt bền chắc nhưng lại
rất nhẹ và đàn hồi. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ cơng sức tìm cách khai thác loại tơ này
bằng phương pháp khác. Một phương pháp trong số đó là "nhúng" gene nhện vào các tổ chức
sinh vật khác như vi khuẩn, sau đó thu hoạch tơ từ chúng. Và lồi nhện được Peers và Godley sử
549


dụng để sản xuất tấm vải là loài nhện chân đỏ (Nepgila inaurata) - sinh vật bản địa ở khu vực phía
Đơng, Nam Phi và một số hịn đảo phía Tây Ấn Độ Dương, bao gồm cả đảo Madagascar.

3 KẾT LUẬN
Có rất nhiều loại vật liệu mới đã và đang tiệm cận với ngành thời trang ngày một gần hơn. Có rất
nhiều loại vật liệu mới đã và đang tiếp cận với ngành thời trang ngày một gần hơn. Từ việc chế tạo,
khám phá ra những chất liệu mới giúp ta có nhiều lựa chọn hơn trong phương pháp xử lý chất liệu,
đồng thời cũng mang đến nhiều lợi ích hơn khi xét về lâu dài. Nhìn chung, vật liệu mới một phần
gián tiếp nói lên mức độ phát triển của xã hội ngày nay, cũng như tri thức loài người đã bước được
một bước xa hơn. Tuy hiện tại có thể chưa phổ biến, nhưng ở tương lai, những vật liệu mới chắc

chắn sẽ đồng hành cùng với chúng ta trong suốt nhiều thiên niên kỷ nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

/>
[2]

/>
[3]

/>
[4]

/>
550



×