Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 95 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ khoa học “Đánh giá sự tham gia của
người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng
thực hiện REDD+ ở Việt Nam” tại tỉnh Quảng Trị” là cơng trình nghiên cứu riêng
của tơi.
Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn
trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào từ trước đến nay.

Quảng Trị. Ngày 20 tháng 3 năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Yến

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii
LỜI CÁM ƠN

Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Trần Nam Thắng người
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này. Xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa Lâm nhiệp và khoa sau
đại học trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập


nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban quản lý dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn
sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề
tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Quảng Trị. Ngày 20 tháng 3 năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Yến

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii
TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận,
thực tiễn về sự tham gia và vai trò của người dân địa phương trong quá trình thực hiện
dự án REDD+; (2) Nghiên cứu sự tham gia của người dân, để đánh giá mức độ tham
gia, khó khăn cũng như mong muốn của họ khi tham gia vào dự án REDD+ tại địa
phương; (3) Đánh giá hiệu quả sự tham gia của người dân địa phương vào dự án
REDD+; (4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia vào dự án REDD+
và lợi ích kinh tế cho người dân để đảm bảo thực hiện được lợi ích chính sáng kiến
REDD+ tại địa phương.
Nghiên cứu được bắt đầu bằng việc thu thập số liệu thứ cấp thơng qua các hình
thức khá nhau và thu thập thông tin sơ cấp bằng cách sử dụng một số công cụ của
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có

sự tham gia (PRA). Các phương pháp này được áp dụng nhằm điều tra, nghiên cứu,
quan sát thực tế, phỏng vấn các hộ cá thể cộng đồng tại địa phương để thu thập những
thông tin liên quan đến sự tham gia của người dân vào dự án. Sau đó thơng tin được
kiểm chứng, kiểm tra chéo thông tin bằng các cuộc thảo luận nhóm. Những thơng tin
thu được từ đánh giá thực địa sẽ được tổng hợp, phân tích tổng thể bằng phương pháp
thống kê mô tả.
Phạm vi nghiên cứu là 2 huyện – 3 xã – 4 thôn nằm trong vùng dự án REDD+
tại tỉnh Quảng Trị. Bao gồm 1 huyện ở miền núi và 1 huyện ở đồng bằng.
Nghiên cứu tập trung đánh giá về mức độ tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của người dân địa phương vào dự án REDD+ tại tỉnh Quảng Trị. Để từ đó
đưa ra giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào thực thi sáng kiến
REDD+. Trong đó mức độ tham gia được đánh giá thơng qua các nội dung: (1) Pháp
luật: Khung chính sách, luật pháp, thể chế; (2) Tổ chức: Quá trình lập kế hoạch và ra
quyết định; (3)Thực hiện: Thực thi và tuân thủ. Dựa trên cơ sở các thang bậc đánh giá
sự tham gia, đề tài đã điều chỉnh, bổ sung và đưa ra một thang bậc để đánh giá sự tham
gia của người dân ở từng giai đoạn, từ hoạt động lập kế hoạch, xây dựng hoạt động,
triển khai, thực hiện và thảo luận, quản lý, giám sát, chia sẻ lợi ích... Đảm bảo cho phù
hợp với điều kiện thực tế, cũng như dễ dàng đánh giá được cấp độ của sự tham gia
trong tiến trình triển khai.
Tóm lại về mặt thực tiễn REDD+ là vấn đề khá mới, hiện nay dự án REDD+
đang được triển khai thí điểm ở một số tỉnh thành trên cả nước. Cũng như các dự án
lâm nghiệp khác. Sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương đóng một vai trị
quan trọng, quyết định đến mức độ thành công của dự án. Do vậy những nghiên cứu
trong đề tài này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu, triển khai thực hiện và sự thành công
của các hoạt động tiếp theo. Kết quả nghiên cứu là cơ sở, căn cứ để đề xuất một số giải
pháp thực tiễn nhằm xây dựng tiền đề thực thi sáng kiến REDD+ trong tương lai được
thành công và đạt hiệu quả cao tại Quảng Trị

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................................. ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu. .............................................................. 4
1.1.1. Sự tham gia ........................................................................................................ 4
1.1.2. Tổng quan về REDD+........................................................................................ 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu. ......................................................... 10
1.2.1. Người dân địa phương và việc tham gia vào chương trình REDD+ .................. 10
1.2.2. Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam ....................... 10
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 12
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................ 12
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 12
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 12
2.2.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương.................. 12
2.2.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân tại tỉnh Quảng Trị ............................ 13
2.2.3. Đánh giá mức độ tham gia ............................................................................... 13

2.2.4. Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực ......................... 13

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.3.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu ....................................................... 14
2.3.2. Phạm vi đánh giá.............................................................................................. 14
2.3.3. Các nội dung đánh giá mức độ tham gia ........................................................... 15
2.3.4. Thang bậc sử dụng đánh giá sự tham gia .......................................................... 15
2.3.5. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................. 15
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
PHÁP LUẬT THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM ..................... 20
3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................. 20
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 20
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 22
3.2. Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng .............................................................. 23
3.3. Khái quát thực trạng bảo vệ và phát triển rừng .................................................... 25
3.3.1. Bảo vệ rừng...................................................................................................... 26
3.3.2. Công tác phát triển rừng ................................................................................... 26
3.3.3. Khai thác và chế biên lâm sản .......................................................................... 27
3.3.4. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ....................................................................... 27
3.3.5. Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp ............................................ 27
3.3.6. Công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng ................................... 28
3.4. Xây dựng hạ tầng lâm sinh .................................................................................. 28
3.5. Xác định khu vực tiềm năng thực hiện REDD+ và các hoạt động ưu tiên ............ 28
3.5.1. Xác định các khu vực tiềm năng thực hiện REDD+ ......................................... 28
3.5.2. Xác định các hoạt động ưu tiên thực hiện REDD+ ........................................... 31
3.6. Cơ sở pháp luật thực hiện đồng quản lý rừng ở Việt Nam ................................... 33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 36
4.1. Thực trạng sự tham gia của người dân vào các hoạt động dự án .......................... 36
4.1.1. Tham gia của người dân trong xây dựng dự án ................................................. 36
4.1.2. Tham gia của người dân trong thực hiện dự án ................................................. 38
4.1.3. Tham gia của người dân trong giám sát, đánh giá và quản lý dự án .................. 49

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân vào các hoạt động dự án .... 51
4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự tham gia của cộng đồng ............ 51
4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự tham gia của người dân................. 53
4.3. Đánh giá mức độ tham gia .................................................................................. 55
4.3.1. Khả năng tiếp cận thông tin .............................................................................. 55
4.3.2. Khả năng biểu hiện ý kiến trong quá trình thực hiện dự án ............................... 58
4.4. Những khó khăn, thách thức và mong muốn của người dân khi tham gia dự án .. 59
4.4.1. Những khó khăn, thách thức............................................................................. 59
4.4.2. Mong muốn của người dân khi tham gia dự án ................................................. 60
4.5. Đề xuất giải pháp nhằm thu hút sự tham gia ........................................................ 61
4.5.1. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách cho sự tham gia của cộng đồng ........ 62
4.5.2. Xây dựng mơ hình cho sự tham gia phù với đặc thù của từng vùng/ địa phương
.................................................................................................................................. 62
4.5.3. Cụ thể hóa nội dung và hình thức tham gia của cộng đồng ............................... 62
4.5.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền vận động tham gia......... 63
4.5.5. Giải pháp tăng khả năng và cơ hội tham gia đảm bảo tính cơng bằng và hợp lý 64
4.5.6. Một số giải pháp khác ...................................................................................... 65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 67
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 67
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 69
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 71

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COP

: Hội nghị các bên

FCPF

: Quỹ đối tác các – bon trong lâm nghiệp

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QLRBV

: Quản lý rừng bền vững

PGA

: Đánh giá quản trị rừng có sự tham gia

PRA

: Điều tra nơng thơn có sự tham gia


RECOFTC : Trung tâm vì con người và rừng
REDD+

: Chương trình giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng

TNR

: Tài nguyên rừng

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNFCCC

: Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí

VSO

: Chương trình tự nguyện phục vụ ở các nước đang phát triển

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Khung đánh giá sự tham gia của người dân vào dự án REDD+ .................. 14
Bảng 2.2: Dung lượng mẫu đã khảo sát...................................................................... 17
Bảng 3.1: Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Quảng Trị .................................................. 23

Bảng 3.2: Biến động các loại đất, loại rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000 – 2015 .... 24
Bảng 3.3: Danh sách các xã ưu tiên thực hiện REDD+ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ... 29
Bảng 3.4: Các chính sách, quy phạm liên quan đến đồng quản lý rừng ở Việt Nam ... 34
Bảng 4.1: Kết quả tham gia của cộng đồng trong việc tham gia ý kiến xây dựng dự án
.................................................................................................................................. 36
Bảng 4.2: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Mới và thôn Cát trong hoạt động
truyền thôn nâng cao nhận thức ................................................................................. 39
Bảng 4.3: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Phương Lang và thôn Trường Phước
trong hoạt động truyền thôn nâng cao nhận thức ........................................................ 40
Bảng 4.4: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Mới và thôn Cát trong hoạt động hội
họp ............................................................................................................................ 42
Bảng 4.5: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Phương Lang và thôn Trường Phước
trong hoạt động hội họp ............................................................................................. 43
Bảng 4.6: Kết quả tham gia của cộng đồng thôn Mới và thơn Cát trong hoạt động xây
dựng mơ hình thí điểm giao đất giao rừng và quản lý rừng bền vững sau giao ........... 44
Bảng 4.7: Kết quả tham gia của cộng đồng 4 thôn trong hoạt động đánh giá dự án .... 50
Bảng 4.8: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường tự nhiên xã hội đến sự tham gia
của cộng đồng ............................................................................................................ 51
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến sự tham gia .................................... 52
Bảng 4.10: Mức độ tiếp nhận thơng tin của nhóm nữ và nhóm nam ........................... 56

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Bản đồ phân vùng ưu tiên thực hiện REDD+ tỉnh Quảng Trị...................... 31
Biểu đồ 4.1: Trình độ dân trí của 4 thôn tham gia dự án ............................................. 54
Sơ đồ 4.1: Mức độ tiếp cận thơng tin về chương trình dự án của người dân ............... 57

Sơ đồ 4.2: Quy trình lập kế hoạch trong chương trình dự án ...................................... 59

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
REDD+ là một sáng kiến nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang
phát triển để giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ hệ thống khí hậu tồn cầu thơng
qua giảm phát thải từ mất rừng, Giảm phát thải từ suy thoái rừng, Bảo tồn trữ lượng
các-bon rừng, Quản lý rừng bền vững và Tăng cường trữ lượng các-bon rừng (Tạp chí
khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1, 2015). Các nước công nghiệp phát triển sẽ bỏ
ra một khoản tài chính cho các nước đang phát triển để đền đáp cho cơng sức giảm
tình trạng tàn phá rừng và làm mất rừng. Sau một thời gian tham gia REDD+ từng
nước sẽ tính tốn lượng giảm phát thải và nhận được số lượng tín chỉ các-bon rừng
tương ứng.
Hiện nay, ngồi các ban quản lý rừng, người dân địa phương là nhóm quản lý
rừng lớn nhất ở Việt Nam. Một phần không nhỏ trong diện tích rừng trên cả nước là do
người dân địa phương quản lý, dưới hình thức hộ gia đình, cá nhân hoặc tập thể. Hơn
nữa, phần lớn diện tích rừng đã giao cho người dân có chất lượng khá kém, do đó phần
rừng này có tiềm năng lớn trong việc gia tăng nhanh chóng trữ lượng các-bon so với
các cánh rừng chất lượng cao hơn trong các khu rừng phịng hộ. Vì vậy người dân địa
phương có một vai trò sống còn trong quản lý rừng. Họ sẽ là một đối tác khơng thể
thiếu trong tiến trình thực hiện REDD+. Người dân địa phương sẽ có trách nhiệm trực
tiếp mang lại kết quả giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng trong lâm phận mà
họ quản lý.
Để bảo đảm sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện
REDD+ và bảo vệ quyền lợi của chính họ, góp phần tăng tính minh bạch trong quản lý

rừng; người dân địa phương nên được khuyến khích tham gia vào q trình theo dõi và
giám sát phát thải các-bon do mất rừng và suy thoái rừng; cơng tác giao đất, giao rừng
cho hộ gia đình, cộng đồng nên được đẩy mạnh (Chương trình REDD+, 2013)
Quảng Trị là một trong 3 tỉnh được lựa chọn thí điểm dự án “Hỗ trợ chuẩn bị
sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các – bon trong lâm nghiệp
(FCPF)/ Ngân hàng thế giới tài trợ (Chương trình REDD+, 2013). Tham gia vào tiến
trình REDD+ sẽ là cơ hội để Quảng Trị huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác
quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững và phát triển nguồn tài nguyên rừng hiện có. Tuy
nhiên để làm được điều đó tỉnh cần giải quyết một số vấn đề lớn. Trong đó sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương và người dân bản địa là yếu tố quan trọng.
Để góp phần đánh giá mức độ tham gia của người dân địa phương, cũng như
những nguyên nhân cản trở, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động “chuẩn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2
bị sẵn sàng thực hiện REDD+”. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút sự
tham gia và nâng cao năng lực của cộng đồng vào thực hiện các hoạt động “chuẩn bị sẵn
sàng thực hiện REDD+” tại Quảng Trị trong thời gian tới, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án
“Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” tại tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án
“Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” tại tỉnh Quảng Trị (Sau đây
gọi tắt là dự án REDD+). Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự
tham gia đó, đặc biệt là đối với lĩnh vực REDD+ còn nhiều mới mẻ này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia và vai trị của

người dân địa phương trong q trình thực hiện dự án REDD+
- Nghiên cứu sự tham gia của người dân, để đánh giá mức độ tham gia, khó
khăn cũng như mong muốn của họ khi tham gia vào dự án REDD+ tại địa phương.
- Đánh giá hiệu quả sự tham gia của người dân địa phương vào dự án REDD+
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia vào dự án REDD+ và lợi
ích kinh tế cho người dân để đảm bảo thực hiện được lợi ích chính sáng kiến REDD+
tại địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- REDD+ là vấn đề khá mới, hiện nay dự án REDD+ đang được triển khai thí
điểm ở một số tỉnh thành trên cả nước. Cũng như các dự án lâm nghiệp khác. Sự tham
gia của cộng đồng người dân địa phương đóng một vai trị quan trọng, quyết định đến
mức độ thành công của dự án. Do vậy những nghiên cứu trong đề tài này sẽ là cơ sở
cho các nghiên cứu, triển khai thực hiện và sự thành công của các hoạt động tiếp theo.
- Trong quản trị rừng, sự tham gia đóng vai trị quyết định đến thành cơng của
hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Do đó, việc xác định rõ
các nhân tố cản trở sự tham gia của người dân địa phương là việc làm cần thiết.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu được mức độ tham gia của người dân địa phương vào quá trình thực
hiện dự án REDD+ tại Quảng Trị, sẽ cung cấp thông tin gốc từ thực địa cho quá trình thực
hiện dự án giai đoạn 2. Để dự án sát với thực tiễn và nhu cầu của người dân hơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở, căn cứ để đề xuất một số giải pháp thực tiễn
nhằm xây dựng tiền đề thực thi sáng kiến REDD+ trong tương lai được thành công và
đạt hiệu quả cao tại Quảng Trị
- Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chi tiết và đánh giá sự tham gia của người

dân địa phương trong quá trình thực hiện dự án REDD+ tại Quảng Trị. Kết quả của đề
tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các phương án
nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp đặc
biệt là dự án REDD+ tại Quảng Trị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Sự tham gia
Từ những năm 1960, sự tham gia đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu xã hội học, khoa học chính trị và cơng tác xã hội (Olson, 1965; Arnstein,
1969; Florin và Wandersman, 1990; Rowe và Frewer, 2000). Các tác giả đã cố gắng
tạo ra khung nghiên cứu chung về sự tham gia, bao gồm: khái niệm, đo lường mức độ,
đánh giá sự tham gia… Có thể thấy, nghiên cứu của Arnstein (1969) đã đặt nền móng
cho phát triển lý thuyết của sự tham gia. Tác giả xem sự tham gia như một cái thang có
tám nấc đại diện cho tám mức độ khác nhau của sự tham gia. Từ đó, các tác giả đã đưa
ra những khái niệm khác nhau về sự tham gia tùy theo lĩnh vực hoặc mục đích nghiên
cứu của họ. Gần đây, Roberts (2004) có thực hiện một tổng quan về những nghiên cứu
trước đó để đưa ra khái niệm một cách khái quát và được nhiều học giả đón nhận.
1.1.1.1. Định nghĩa
Tham gia là những sự việc khác nhau đối với những người khác nhau. Một vài
định nghĩa về tham gia như sau:
Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong
thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như
trong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977)

Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính trị
trong diện rộng xã hội; nó khơng chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà
hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nơng thơn có khả năng tự tổ chức, thông qua
tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực
hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (FAO, 1982)
Sự tham gia của CĐ là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng hay
nhóm thân chủ chịu ảnh hưởng định hướng và thực hiện một dự án phát triển với quan
điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc
những giá trị khác mà họ mong ước (Paul, 1987)
Như vậy, sự tham gia theo các định nghĩa, hoặc khái niệm trên, cần được hiểu
là tiến trình tham gia, bao gồm: ra quyết định - thực hiện - chia sẻ thành quả, quyền lợi
- đánh giá và giám sát.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5
1.1.1.2. Sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương
Sự tham gia của cộng đồng
Từ tiếng Anh “Participation” có thể dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Theo
Tơ Duy Hợp (2003) thì “tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở
mức cao”.
Setty (1991) cho rằng, “tham gia là việc người dân cùng với các cơ quan phát
triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các
dự án bằng cách đóng góp ý tưởng, vật liệu, tiền bạc, lao động và chia sẻ quyền lợi ...”.
Theo Oakley and David (1991) thì “Tham gia là việc các bên liên quan của dự
án cùng nhau thoả hiệp về việc quản lý và bảo vệ các nguồn lợi”. Từ đó, ta cần phải
xem người dân địa phương là người làm chủ hơn là người hưởng lợi.
Quan điểm của Jonathan (1986), thì “Tham gia của người dân vào các dự án cần
phải được hiểu là một phương tiện trong việc trao quyền cho cộng đồng quản lý và điều

hành các hoạt động phát triển”. Đối tượng tham gia có thể chỉ là nhóm tham gia đóng
góp, nhóm hưởng lợi hoặc cả hai. Nhóm vừa tham gia vừa hưởng lợi là khi người tham
gia và hưởng lợi cùng sinh sống, hoạt động, đóng góp trên cùng địa bàn. Bên hưởng lợi
có thể khơng phải là bên tham gia trong trường hợp cá thể/ tổ chức tham gia không cùng
trên địa bàn và chỉ tham gia đóng góp mà khơng hưởng lợi từ thành quả tham gia (Các
tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các kiều bào sống xa quê,…).
Clanrence (1961) giải thích sự tham gia của cộng đồng là “q trình trong đó
các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý
sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động…”. Như vậy:
(i) Các hoạt động cá nhân khơng có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng
đồng. (ii) Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng
cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch
vụ cho tất cả cộng đồng. (iii) Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người
chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án. (iv) Sự tham gia
của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích
cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội cho
đất nước.
Clayton et al. (1997) cho rằng: “sự tham gia của người dân vào các dự án cần
phải được hiểu là một phương tiện trong việc trao quyền cho cộng đồng quản lý và
điều hành các hoạt động phát triển,…”.
Jody and John (1993) thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách của Trường đại học
Northwestern, bang Illinois đã xây dựng phương pháp “Phát triển cộng đồng dựa vào
tài sản” - Assets-Based Community Development (ABCD) với đặc điểm cơ bản là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6
“Gây dựng cộng đồng theo hướng từ bên trong ra: Một hướng đi để tìm kiếm và huy
động các tài sản của cộng đồng”. Phương pháp của hai tác giả đã kế thừa, phát triển từ

bài học thực tiễn và một số lý thuyết phát triển cộng đồng. Phương pháp ABCD có 06
nội dung, gồm: i) Phát triển cộng động mang tính tích cực, bắt đầu từ việc khơi dậy và
phát huy những điểm mạnh, năng lực vốn có và thành công của cộng đồng làm điểm
bắt đầu của sự thay đổi. Từ đó, xây dựng tầm nhìn dài hạn, với các kế hoạch phát triển
cộng đồng cụ thể, phù hợp với các nguồn lực sẵn có; ii) Xây dựng chiến lược cho sự
phát triển bền vững: iii) Phát triển vận động từ bên trong ra, dựa vào nội lực trước khi
tìm kiếm các hỗ trợ từ bên ngồi, liên kết nguồn lực bên trong với mơi trường bên
ngồi; iv) Nội lực của cộng đồng gồm: con người, tài chính, cơ sở vật chất-hạ tầng, tài
nguyên thiên nhiên và vốn xã hội. Tài sản xã hội được đưa vào trọng tâm của huy
động nội lực, tập trung vào các mối liên kết và năng lực hợp tác của các nhóm, tổ chức
trong cộng đồng; v) Cơ sở chủ yếu của phương pháp là sự tham gia tích cực. Các tổ
chức bên ngồi cộng đồng (tổ chức phi chính phủ, cơ quan phát triển của chính phủ…)
chỉ đóng vai trị hỗ trợ, thúc đẩy, hoặc là cầu nối để giúp cộng đồng có thể liên kết và
huy động các hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt động. Cộng đồng địa phương được trao
quyền ở cấp độ cao nhất, từ việc lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện các hoạt
động, họ “cầm lái” quá trình phát triển của mình; vi) Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật để
phân tích, huy động và liên kết các nguồn lực vì phát triển cộng đồng (Nguyễn Đức
Vinh và Đinh Thị Vinh, 2012).
Tóm lại, sự tham gia của cộng đồng được hiểu là hoạt động của một nhóm, các
cá nhân hay tổ chức trong cộng đồng mà các bên liên quan tự nguyện, đồng thuận
cùng xây dựng, thực thi các quy tắc, công việc của tổ chức hoạt động có mục đích,
mục tiêu chung và cùng nhau xây dựng, phát triển để hướng đến việc hồn thành mục
đích, mục tiêu chung ấy.
Những ngun tắc của cách tiếp cận tham gia tăng quyền lực
- Học hỏi lẫn nhau giữa những người phát triển với người dân địa phương, và
giữa những lĩnh vực và thành phần khác nhau
- Tôn trọng những ý kiến và quan điểm khác nhau của tham dự viên
- Linh hoạt cho mỗi điều kiện và người tham dự khác nhau
- Tạo thuận lợi cho lịch trình và những ưu tiên của người dân tại địa phương
- Phân tích những thay đổi để đưa đến hành động đồng thuận và bền vững

- Xây dựng năng lực cho những thành phần liên quan để họ có khả năng tự huy
động trong các hoạt động.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7
Các kiểu tham gia của người dân vào dự án
Trong cuốn “Phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển lâm nghiệp
xã hội” của Đặng Kim Vui và cs. (2007) đã cho thấy có nhiều kiểu tham gia của cộng
đồng trong phát triển lâm nghiệp xã hội bao gồm:
- Tham gia thụ động, không xem trọng sự tham gia và cho rằng việc tham gia
đó khơng quan trọng.
- Tham gia có điều kiện, có địi hỏi từ người được tham gia dưới hình thức vật
chất như: có trả công, thù lao,… mới tham gia.
- Tham vấn, tham gia một chiều dưới dạng cộng đồng chỉ cung cấp thông tin
cho đối tượng tham vấn.
- Tham gia bắt buộc, tham gia theo chức năng, nhiệm vụ và tính chất cơng việc
của các bên liên quan trong hoạt động, như: Đại diện tổ dân phố giám sát quá trình làm
đường cống thoát nước, địa phương làm chủ đầu tư,… theo dự án địa phương và nhân
dân cùng làm,...
- Tham gia theo yêu cầu, là sự tham gia được yêu cầu bởi chính quyền địa
phương/ nhà nước trong các hoạt động quy hoạch, lập dự tốn và chính sách, đóng góp
nguồn lực vật chất,… Người dân có thể tham gia vào tất cả các công đoạn hoặc không,
theo khả năng của cộng đồng.
Tự nguyện tham gia, là tham gia có chủ động từ cộng đồng hay chủ thể tham
gia. Kiểu tham gia này ít nhất đảm bảo sự nhiệt tình tối đa của đối tượng tự vận động
tham gia. Người tham gia có thể tự khởi xướng mọi hành động tham gia và tự tham gia
vào mọi quá trình (Đặng Kim Vui và cs., 2007).
Tóm lại, kiểu tham gia của cộng đồng vào các dự án lâm nghiệp phụ thuộc vào

khả năng tham gia và công tác tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng. Công
tác tập huấn cộng đồng là hoạt động nhằm nâng cao khả năng tham gia cho cộng đồng,
đồng thời nâng cao khả năng tuyên truyền, tổ chức, quản lý sự tham gia của cộng
đồng.
Do tính đa dạng của các hình thức, kiểu tham gia là khó định lượng. Nhằm đánh
giá mức độ tham gia thì cần dựa vào mối quan hệ giữa mức độ can thiệp của chính
quyền nhà nước và mức độ tự nguyện tham gia của cộng đồng để phân chia sự tham
gia của cộng đồng theo mức độ.
- Mức độ 1- Tham gia thụ động, bao gồm kiểu tham gia thụ động và bắt buộc.
Khi đó, chính quyền quyết định tất cả còn người dân chỉ biết làm theo nên thường kết
quả và hiệu quả tham gia thấp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8
- Mức độ 2- Tham gia theo yêu cầu và tham vấn, là mức cộng đồng được yêu
cầu tham gia hoặc tham khảo ý kiến nhưng chính quyền vẫn là bên quyết định hoặc có
cân nhắc ý kiến của cộng đồng và hoặc cộng đồng chỉ được quyết định một phần, khía
cạnh, nội dung nhỏ nên kết quả tham gia ở mức trung bình.
- Mức độ 3- Tham gia bình đẳng, hay kiểu tham gia có điều kiện, là việc chính
quyền và cộng đồng cùng đưa ý kiến, với điều kiện việc lựa chọn ý kiến định dựa trên
cơ sở bình đẳng hay cộng đồng đưa ra ý kiến với sự chuẩn y của chính quyền. Do
chính quyền dựa vào ý kiến của cộng đồng để ra quyết định nên kết quả tham gia
thường mang tính khách quan, tuân theo nhu cầu của cộng đồng, nên kết quả và hiệu
quả tham gia thường khá hơn.
- Mức độ 4- Tham gia tự nguyện (chủ động tham gia), là chính quyền và cộng
đồng cùng đưa ra ý kiến và lựa chọn trên cơ sở bình đẳng với sự tơn trọng lẫn nhau
hay cùng nêu ý kiến và đưa ra quyết định thống nhất chung hoặc cộng đồng tự nêu ý
kiến và quyết định, với chuẩn y của chính quyền chỉ mang tính thủ tục pháp lý. Khi đó,

chính quyền chỉ tham gia khi cộng đồng yêu cầu nên kết quả tham gia là tốt nhất, đúng
theo nhu cầu và nguyện vọng của chính bản thân cộng đồng.
1.1.1.3. Đánh giá mức độ tham gia
Các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá mức độ tham gia
+ Ai là người tham gia
+ Thời gian tham gia
+ Quy mô của sự tham gia
+ Mức độ kiểm soát việc ra quyết định liên quan đến hoạt động cộng đồng
1.1.1.4. Thực tiễn các nghiên cứu về sự tham gia
Về sự tham gia cũng chưa thực sự có các nghiên cứu đánh giá sâu theo phương
diện các mức độ tham gia. Các nghiên cứu mới chỉ phân tích sự tham gia của người
dân nói chung trong các dự án cấp nước, quy hoạch đô thị, quản lý nhà nước, hay dự
án khác như Phùng & Đào (1999), WB (1999), Đỗ (2000), Leaf (2001), Nguyễn
(2003), hay phân tích chi tiết hơn đến sự tham gia trong quan hệ với quy chế dân chủ
cơ sở ở đồng bằng sông Hồng (Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) &
WB, 2003, 2005), ở Ninh Thuận (WB, 2003), ở miền núi phía Bắc (Bộ phát triển Quốc
tế (DFID) & UNDP, 2003), ở đồng bằng sông Cửu Long (UNDP & Cơ quan Phát triển
Quốc tế Australia (AusAID), 2004). Một báo cáo gần đây của các nhà tài trợ ở Việt
Nam trong Anderson (ed. 2010: 33), cũng xác nhận rằng người dân ‘chỉ tập trung vào
việc thực hiện những vấn đề được quyết định’. Đã có một số nghiên cứu gắn kết chủ
đề tham gia và nhóm yếu thế nhưng thường chỉ tiếp cận theo quan điểm giới hay nữ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9
quyền ví dụ như nghiên cứu đề cập đến sự tham gia của nữ giới trong hoạt động kinh
tế và quá trình ra quyết định (Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), 2002); hay trong
việc lập kế hoạch phát triển thơn bản (Lê, 2004), trong hệ thống chính trị (Võ, 2006).
1.1.2. Tổng quan về REDD+

REDD+ là một bộ những đề xuất về chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu mà
hiện đang được đàm phán trong UNFCCC. REDD là chữ viết tắt tiếng Anh của
“Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation”, tạm dịch là “Giảm
phát thải (khí nhà kính) từ mất rừng và suy thoái rừng”. Dấu cộng thể hiện: Quản lý bề
vững nguồn tài nguyên rừng; Bảo tồn và nâng cao trữ lượng các – bon rừng.
Sáng kiến REDD+ đã được đưa vào chương trình nghị sự Cơng ước khung của
Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong Hội nghị các bên (COP) lần thứ
11 năm 2005. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng sáng kiến này vẫn đạt được sự
đồng thuận lớn của các thành viên công ước và REDD được coi là một công cụ quan
trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu. REDD đã được COP-13 của UNFCCC đưa vào
lộ trình Bali và đã chính thức được mở rộng thành REDD+. Đây là cơ chế nhằm cung
cấp những sự đền đáp về tài chính để tránh mất rừng và suy thoái rừng đồng thời tạo ra
sự kích thích quản lý rừng bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì dịch vụ môi
trường; cải thiện sinh kế cho người dân và cộng đồng người địa phương sống phụ
thuộc vào rừng ở các nước đang phát triển. Năm 2009, REDD+ được đưa vào Hiệp
ước Copenhagen tại COP-15 và được nhiều nước thành viên, trong đó có Việt Nam
hồn tồn ủng hộ. Trong khi UNFCCC vẫn đang tiếp tục đàm phán hình thức cuối
cùng của REDD+, một loạt các dự án thí điểm về REDD+ đã bắt đầu được tiến hành
tại vài nước với mức độ khác nhau. Tại Châu Á, đó là Việt Nam, Inđônêxia và Nêpal.
Bộ máy tài trợ và hợp tác đã được thiết lập để giúp các nước đang phát triển triển khai
những dự án thí điểm và các sáng kiến về REDD+ trong tương lai.
Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu (Chương trình UN- REDD, 2009). Kể từ khi Hội nghị về Biến đổi
khí hậu ở Bali năm 2007, xác định tầm quan trọng của rừng đối với việc giảm thiểu
biến đổi khí hậu và chính thức đồng ý lồng ghép sáng kiến REDD+ vào các đàm phán
cho thời kỳ sau năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng và triển khai
Khung chương trình REDD+. Nếu được thực hiện ở Việt Nam REDD+ có thể tạo ra
khoảng 80-100 triệu USD/năm, gấp 3-4 lần hỗ trợ ODA hiện có đối với ngành lâm
nghiệp (Chương trình UN- REDD, 2009). Cơ hội và triển vọng cho REDD+ ở Việt
Nam là rất lớn, tuy nhiên, tiềm năng có biến thành hiện thực hay khơng phụ thuộc rất

nhiều vào năng lực thực thi của quốc gia, nắm bắt cơ hội và vượt qua được các khó
khăn và thách thức.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu.
1.2.1. Người dân địa phương và việc tham gia vào chương trình REDD+
Cùng với việc người dân địa phương đã và đang đóng vai trị đáng kể trong
quản lý rừng ở Việt Nam, thành công trong tương lai của chương trình REDD+ sẽ phụ
thuộc rất lớn vào sự tham gia tích cực của họ. Rừng nghèo kiệt được giao/khốn cho
cộng đồng quản lý, có tiềm năng lớn trong việc tăng lượng carbon cần thiết để giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Cùng với việc người dân địa phương đã và đang đóng góp vai trị đáng kể trong
quản lý rừng ở Việt Nam, thành cơng của chương trình REDD+ ở Việt Nam trong
tương lai sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia của người dân địa phương. Lý giải sự
cần thiết tham gia của người dân địa phương trong REDD+ tại Việt Nam, theo Trung
tâm vì con người và rừng (RECOFTC), ngoài các ban quản lý rừng, người dân địa
phương là nhóm quản lý rừng lớn nhất tại Việt Nam. Rừng dưới sự quản lý của địa
phương bao gồm rừng giao cho cộng đồng và hộ gia đình, với tổng diện tích lên tới 3,3
triệu ha (hơn 1/4 diện tích rừng của cả nước).
Bên cạnh đó, người dân địa phương sẽ có trách nhiệm trực tiếp mang lại kết quả
giảm mất rừng và suy thoái rừng trong lâm phận mà họ quản lý. Sự quản lý của người
dân địa phương là cần thiết để thực hiện các khả năng duy trì và gia tăng lượng dự trữ
cacbon cũng như cung cấp một hình thức rẻ nhưng hiệu quả để theo dõi và kiểm định
các thay đổi.
Sự tham gia của người dân địa phương trong chương trình REDD+ cũng hứa
hẹn đem lại tiềm năng lớn cho việc đóng góp tích cực để đẩy nhanh tiến trình, bảo đmả
cho người dân địa phương có thể đóng vai trị chủ động và tồn diện trong chương

trình REDD+ ở Việt Nam.
1.2.2. Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam
Nhằm bảo đảm việc chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ một cách hiệu quả,
Dự án cũng đã tôn trọng các nguyên tắc của Ngân hàng thế giới, mà cụ thể ở đây là
FCPF đối với người dân địa phương. Dự án đã và đang triển khai các hoạt động bao
gồm xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại và phản hồi thông tin, đánh giá môi trường
và xã hội chiến lược, xây dựng các phương pháp tiếp cận về REDD+ và thực hiện các
hoạt động tham vấn, trong đó người dân, các bên liên quan tự nguyện tham gia, được
thông báo trước và được cung cấp thông tin đầy đủ...
Trong khuôn khổ Dự án này, người dân được khuyến khích có những hoạt động
tích cực sau: Nghe và tìm hiểu thơng tin để hiểu đúng về REDD+; thường xuyên tham
gia các buổi họp bản có lồng ghép chương trình tuyên truyền về REDD+; tham gia các

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11
lớp tập huấn do Dự án FCPF- REDD+ Việt Nam tổ chức nâng cao hiểu biết để sẵn
sàng tham gia REDD+; tham gia các hoạt động về REDD+ trong thời gian tới như: Đo
đếm diện tích, xác định loại rừng, trữ lượng rừng... theo khả năng của mình; Vận động
những người trong gia đình, trong dịng tộc và trong bản cùng tham gia bảo vệ và phát
triển rừng. Không chặt phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; đóng góp các sáng
kiến về bảo vệ và phát triển rừng và chia sẻ lợi ích từ REDD+ mang lại…

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12
CHƯƠNG 2.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: 2 huyện – 3 xã – 4 thôn nằm trong vùng dự án REDD+
tại tỉnh Quảng Trị bao gồm:
+ Thôn Mới - xã Hướng Sơn - huyện Hướng Hóa;
+ Thơn Cát - xã Hướng Sơn - huyện Hướng Hóa;
+ Thơn Phương Lang - xã Hải Ba - huyện Hải Lăng
+ Thôn Trường Phước – xã Hải Lâm – huyện Hải Lăng
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá về mức độ tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của người dân địa phương vào dự án REDD+ tại tỉnh Quảng Trị. Để từ
đó đưa ra giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân vào thực thi sáng kiến
REDD+.
* Tiêu chí lựa chọn các huyện/xã/thơn cho hoạt động nghiên cứu
+ Huyện/xã/thôn nằm trong vùng hoạt động của dự án tại Quảng Trị.
+ Các huyện được lựa chọn phải đảm bảo có huyện ở miền núi và huyện ở đồng
bằng.
+ Các xã lựa chọn nghiên cứu phải đảm bảo dân số vừa có cả dân tộc kinh và
dân tộc thiểu số.
+ Thôn lựa chọn nghiên cứu là thôn có nhiều hoạt động của dự án
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương
- Sáng kiến REDD+
- Cộng đồng người dân địa phương
- Công tác triển khai dự án REDD+ tại các địa phương
- Sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương vào dự án REDD+

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



13
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương
vào dự án REDD+
2.2.2. Thực trạng về sự tham gia của người dân tại tỉnh Quảng Trị
- Tiềm năng tham gia REDD+ của tỉnh Quảng Trị
- Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương trong quá
trình thực hiện dự án REDD+ tại Quảng Trị.
- Lợi ích của người dân, cộng đồng trong việc tham gia vào dự án REDD+ tại
Quảng Trị
- Những nguyên nhân cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các
hoạt động dự án REDD+ tại Quảng Trị
2.2.3. Đánh giá mức độ tham gia
2.2.3.1. Tầm quan trọng của người dân khi tham gia
2.2.3.2. Người dân tham gia vào dự án REDD+ ở các giai đoạn
- Xây dựng dự án
- Thực hiện dự án
- Giám sát dự án
- Đánh giá thực hiện dự án
- Quản lý dự án
2.2.3.3. Đánh giá mức độ tham gia của người dân vào dự án REDD+
- Pháp luật: Khung chính sách, luật pháp, thể chế
- Tổ chức: Q trình lập kế hoạch và ra quyết định
- Thực hiện: Thực thi và tuân thủ
2.2.4. Các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực
- Định hướng về sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương vào dự án
REDD+
- Giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của người dân địa phương vào
các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án REDD+

+ Giải pháp về thể chế, chính sách
+ Giải pháp về kinh tế
+ Giải pháp về xã hội

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu
Có nhiều khái niệm khác nhau về sự tham gia. Trong phạm vi đề tài này, nghiên
cứu sử dụng khái niệm về sự tham gia theo ngân hàng thế giới: Sự tham gia được định
nghĩa như một quá trình, thơng qua đó các chủ thể hay các bên liên quan cùng tác
động và chia sẻ những sáng kiến và cùng ra quyết định. Sự tham gia của người dân
trong các hoạt động lâm nghiệp như là một nền tảng ban đầu mang bản chất của mọi
loại hình lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc. Việc đánh giá sự tham gia của người
dân vào các hoạt động của chương trình REDD+ cần căn cứ vào thang bậc của sự
tham gia, và đánh giá ở các cấp độ khác nhau, nhưng có vận dụng vào điều kiện thực
tế. Nghiên cứu này tập trung đánh giá 3 nội dung: Pháp luật – tổ chức – thực hiện.
Bảng 2.1: Khung đánh giá sự tham gia của người dân vào dự án REDD+

2.3.2. Phạm vi đánh giá
Đánh giá tồn bộ q trình tham gia của người dân vào dự án REDD+ tại
Quảng Trị. Từ lúc bắt đầu triển khai dự án cho đến kết thúc dự án giai đoạn 1 (20132016). Bao gồm tất cả các hoạt động như: Tham gia tập huấn “Nâng cao nhận thức về
REDD+ và biến đổi khí hậu”; Hội thảo các chủ đề liên quan đến công tác quản lý bảo
vệ rừng; Tuyên truyền lưu động tại thôn bản, tuyên truyền trước tham vấn theo chủ đề,
tuyên truyền giáo dục môi trường; Tham gia vào lập kế hoạch và triển khai mơ hình thí
điểm REDD+: Giao rừng và quản lý rừng bền vững sau giao...Thông qua các nội dung
và tiêu chí đánh giá.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15
2.3.3. Các nội dung đánh giá mức độ tham gia
- Trong chính sách, khung pháp luật có cho phép sự tham gia hay khơng?
- Trong q trình lập kế hoạch, ra quyết định họ có được tham gia hay khơng?
- Trong q trình triển khai, thực thi họ có được tham gia hay không?
2.3.4. Thang bậc sử dụng đánh giá sự tham gia
Trên cơ sở các thang bậc đánh giá sự tham gia, đề tài điều chỉnh, bổ sung và
đưa ra một thang bậc để đánh giá sự tham gia của người dân địa phương cho phù hợp
với điều kiện thực tế, cũng như dễ dàng đánh giá được cấp độ của sự tham gia trong
tiến trình triển khai, bao gồm các cấp độ:
1. Không biết/ không được cung cấp thông tin
2. Được cung cấp thông tin nhưng không tham gia
3. Được cung cấp thông tin, được tham gia
4. Được cung cấp thơng tin, được tham gia và đóng góp ý kiến
5. Được tham gia, đóng góp ý kiến, giám sát/đánh giá việc thực hiện và điều
chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện.
Với mỗi giai đoạn, từ hoạt động lập kế hoạch, xây dựng hoạt động, triển khai,
thực hiện và thảo luận phân về phương án quản lý, giám sát, chia sẻ lợi ích, thang bậc
này sẽ được sử dụng để đánh giá.
2.3.5. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thông tin thứ cấp gồm các thơng tin về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu,
các kết quả KT-XH, mặt bằng dân trí, thu nhập bình qn hộ, phong tục tập quán,
nguồn lực nội tại... liên quan đến sự tham gia của cộng đồng và huy động sự tham gia
của cộng đồng vào dự án đã được cơng bố chính thức. Thu thập thông tin thứ cấp được
thực hiện thông qua 2 hình thức chính:
+ Gián tiếp thơng qua nghiên cứu sách, báo, internet, hội thảo khoa học, các báo

cáo nghiên cứu trong và ngồi địa phương và trực tiếp thơng qua các báo cáo tổng kết
hàng năm của các bộ, ngành, sở, các niên giám thống kê, kết quả khảo sát...
+ Thu thập các số liệu về tình hình cơ bản tại UBND huyện, xã, ban quản lý
thôn, các báo cáo kết quả thực hiện hoạt động hàng năm của ban quản lý dự REDD+
tại địa phương.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16
2.3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là thông tin mới cần được điều tra, thu thập tuần tự theo khung
phân tích của đề tài. Thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng một số công cụ
của phương pháp đánh giá nhanh nông thơn (RRA) và phương pháp đánh giá nơng
thơn có sự tham gia (PRA). Các phương pháp này được áp dụng nhằm điều tra, nghiên
cứu, quan sát thực tế, phỏng vấn các hộ cá thể cộng đồng tại địa phương để thu thập
những thông tin liên quan đến sự tham gia của người dân vào dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Phương pháp RRA (Rural Rapid Appraisal) được sử dụng cho đề tài là việc
thông qua các bảng câu hỏi, phỏng vấn có định hướng, sau đó tổng hợp và phân tích
các thơng tin, số liệu nhằm đánh giá tổng thể hệ thống thông tin về địa bàn nghiên cứu.
Kết quả của RRA sẽ cung cấp các thông tin sơ cấp làm cơ sở cho việc phân tích và
đánh giá sơ bộ hiện trạng sự tham gia của người dân vào dự án.
Cách thức thực hiện và công cụ của RRA được sử dụng trong đề tài là: Thu
thập thông tin và số liệu sơ cấp liên quan đến vấn đề quan tâm; Phỏng vấn định hướng
(dựa vào kết quả thông tin và số liệu sơ cấp tiến hành phỏng vấn sơ bộ); Phân tích sơ
bộ hiện trạng sự tham gia của người dân vào dự án; So sánh sơ bộ hiện trạng với thông
tin và số liệu giữa các địa phương…
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Đề tài sử dụng các cơng cụ của PRA như sau:

Bảng hỏi (questionnaires), người phỏng vấn gặp trực tiếp cá thể cộng đồng để
hỏi những câu hỏi đã được chuẩn hố. Cơng cụ này được sử dụng để thu thập thơng tin
định lượng và định tính phục vụ cho nghiên cứu nội dung của đề tài với số lượng mẫu
điều tra là 160. Bảng hỏi được thiết kế theo dạng mẫu điều tra khảo sát với các chỉ tiêu
và nội dung chi tiết như Phiếu khảo sát cho loại đối tượng cộng đồng tham gia (Phụ
lục 1 và 2).
Thảo luận nhóm (focus group discussion), người khảo sát hướng dẫn chia cộng
đồng thành các nhóm để thảo luận. Quy mơ nhóm tùy vấn đề và tùy cộng đồng, nhưng
tốt nhất là 1 nhóm trưởng với 5-10 người/1 nhóm. Câu hỏi thảo luận đã được nhóm
trưởng chuẩn bị trước và chủ động trình bày trong buổi thảo luận, mọi cá thể nói
chuyện thoải mái, cởi mở, được tự do bày tỏ quan điểm về chủ đề được đưa ra. Nội
dung câu hỏi thiết kế chi tiết theo chủ đề nghiên cứu, nhưng mang tính gợi mở sự thảo
luận. Từ những câu trả lời trên, ghi chép lại để phục vụ cho cơng việc tổng hợp và
phân tích số liệu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×