Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.39 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

LÊ ĐÌNH LIÊM

MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, tháng 11/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

LÊ ĐÌNH LIÊM

MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KỲ


Long An, tháng 11/2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Lê Đình Liêm


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy; giúp cho tác giả có được kiến thức nền tảng
vững chắc để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Kỳ, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những lời góp ý trong suốt q trình nghiên cứu
giúp tác giả có thể hồn thiện luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An cùng tất
cả bạn bè, gia đình - những người ln động viên và tạo điều kiện giúp tác giả vượt
qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống để hoàn thành tốt luận
văn của mình.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Đình Liêm


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Tác giả nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An”
nội dung luận văn được tóm tắt như sau:
ngh n ứ đề tài nhằm đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An.
Phương pháp ngh n ứ và dữ l ệ sử d ng: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu,
tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với dữ liệu thứ cấp thu thập từ
các nghiên cứu trước, giáo trình, văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kế q ả đã đạ đượ m

ngh n ứ đạ ra:

Về mặ lý l ận: Luận văn đã phản ánh các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay
khách hàng cá nhân với phạm vi nghiên cứu trong luận văn này là cá nhân kinh
doanh bao gồm: hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Phần lý luận tập
trung trình bày về cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; nội dung
mở rộng cho vay khác hàng cá nhân của ngân hàng thương mại bao gồm: mục tiêu,
công tác tổ chức thực hiện, các tiêu chí đánh giá cho vay khách hàng cá nhân, các
nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân.
Về mặ hự ễn: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long
An. Trong đó đã phân tích các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian
từ năm 2016 đến năm 2018; phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh tại Chi nhánh; trên cơ sở đó nêu ra những mặt đạt được, những
mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.
Đề x ấ g ả pháp và k ến nghị: Luận văn đã trình bày giải pháp nhằm mở rộng
cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An.
Luận văn cũng đã có một số kiến nghị góp phần mở rộng cho vay khách hàng cá
nhân tại đơn vị. Với nội dung trên, luận văn đi đến kết luận là mở rộng cho vay


iv

khách hàng cá nhân với mục đích kinh doanh có ý nghĩa quan trọng để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An.
Hạn hế ủa đề à : Tác giả chưa thu thập, phân tích và đánh giá kinh nghiệm
về phát triền cho vay khách hàng cá nhân của các Chi nhánh trong cùng hệ thống
Agribank cũng như những Chi nhánh của hệ thống ngân hàng thương mại khác trên
địa bàn hoặc khác địa bàn để rút ra bài học cho Agribank – Chi nhánh tỉnh Long An.
Những hạn chế trên đây là hướng nghiên cứu tiếp theo với tác giả hoặc các nhà
nghiên cứu khác.


v

ABSTRACT
The author of the study "Expanding loans to individual customers at the
Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam – Branch Long An
Province" is summarized as follows:
The objective of this research is to propose solutions to expand lending to

individual customers at the Bank for Agriculture and Rural Development of
Vietnam - Long An Branch.
Research methods and data used: In order to carry out the research objectives,
the author uses qualitative research methods, with secondary data collected from
previous studies, curriculum, and legal documents, laws and reports of bank's
business results.
The results achieved the research objectives to achieve:
Theoretical aspect: The thesis reflects the basic theoretical issues on
individual customer loans with the scope of research in this thesis as business
individuals including: business households and private enterprises. multiply. The
theoretical section focuses on lending to individual customers of commercial banks;
The content of expanding loans to individual customers of commercial banks
includes: objectives, organization of implementation, criteria for evaluating loans to
individual customers, factors affecting individual customers.
In practice: Analyzing the current situation of lending activities to individual
customers at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Long
An Province. Which analyzed the business activities of the Branch during the period
from 2016 to 2018; analyzing the status of lending activities to individual customers
doing business at the Branch; on that basis, points out the achievements, the
limitations and the causes of the limitations.
Proposed solutions and recommendations: The dissertation presented a
solution to expand lending to individual customers doing business at Agribank Long An Province Branch. The dissertation also has a number of recommendations
to expand lending to individual customers at the unit. With the above content, the
thesis came to the conclusion that expanding lending to individual customers with


vi

business purposes is important to improve business efficiency at Agribank – Branch
Long An Province.

Limitations of the topic: The author has not collected, analyzed and assessed
the experience in developing individual customer loans of branches in the same
Agribank system as well as those of other commercial banking systems in different
localities or areas to draw lessons for Agribank - Branch Long An Province. The
above limitations are the direction of further research with the author or other
researchers.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT.............................................................................................................. iii
ABSTRACT........................................................................................................................................ v
MỤC LỤC......................................................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 2
2.1.

ục tiêu chung........................................................................................................................... 2

2.2.

ục tiêu cụ thể........................................................................................................................... 2

3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................. 2

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 2
5. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................................ 3
6.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................................... 3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 3
8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước............................................................ 4
9. Kết cấu luận văn......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................................................................. 6
1.1. Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại............6
1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân.......................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân............................................................................ 7


viii

1.1.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân............................................................................ 8
1.2. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại...............11
1.2.1. Quan điểm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
11
1.2.2. Sự cần thiết mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng
thương mại............................................................................................................................................ 12
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
ngân hàng thương mại...................................................................................................................... 14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân
hàng thương mại................................................................................................................................. 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................................... 24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN........................................................................ 25
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.......................................................................................... 25
2.1.1. Sự hình thành và phát triển........................................................................................... 25
2.1.2. Các hoạt động chính............................................................................................................. 26
2.1.3.

ơ hình tổ chức...................................................................................................................... 27

2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh........................................ 28
2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.....30
2.2.1. Tổ chức nguồn nhân lực thực hiện hoạt động cho vay............................................ 30
2.2.2. Cơ sở pháp lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An............................................... 31
2.2.3.

ở rộng về quy mô cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An......................................... 35
2.2.4. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.......................... 39


ix

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.................45
2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................................................... 45
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................................... 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN......................................... 50
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................................ 50
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.................................................................... 50
3.1.2.

ục tiêu hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.................................................................... 53
3.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long
An............................................................................................................................................................. 54
3.2.1. Thực hiện đúng quy định về quy trình tín dụng và chính sách tín dụng...........54
3.2.2. Nâng cao uy tín của Chi nhánh trên cơ sở thực hiện đúng cam kết với khách
hàng......................................................................................................................................................... 55
3.2.3. Triển khai các dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân đáp ứng nhu cầu khách
hàng địa phương................................................................................................................................. 59
3.2.4. Phân loại và có chính sách chăm sóc khách hàng thích hợp................................. 62
3.2.5. Áp dụng các hình thức marketing phù hợp với địa bàn hoạt động.....................63
3.2.6. Tăng tính hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với cho vay khách
hàng cá nhân......................................................................................................................................... 65
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................................................... 66
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.................66

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam...............67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................69


x

KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... I
PHỤ LỤC 1. PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA............................................................... IV
PHỤ LỤC 3. BẢN KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH LONG AN...V


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1

2
3
4
5
6
7


xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT
2.1.

2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

2.6.

2.7.

Sơ đồ bộ máy tổ

Nguồn vốn huy

giai đoạn 2016 –

Dư nợ cho vay t

đoạn 2016 – 201

Kết quả tài chín


đoạn 2016 – 201

Tỷ lệ dư nợ cho

nhánh tỉnh Long
Thị phần dư nợ

trên địa bàn tỉnh

Dư nợ cho vay C
Agribank – Chi
Cơ cấu cho vay

tỉnh Long An gi

Tỷ lệ nợ xấu, cơ
2.8.

cho vay CNKD

đoạn 2016 – 201
2.9.

2.10.

Thu nhập từ cho

nhánh tỉnh Long

Doanh số Bảo a


Chi nhánh tỉnh L


2.11.

Kết quả bán ché


– Chi nhánh tỉnh
2.12.

Đánh giá chất lư

Chi nhánh tỉnh L


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài

Ngày nay, các NHT muốn tồn tại và phát triển cần phải mở rộng quy mô, đồng
thời đảm bảo hoạt động chất lượng và hiệu quả, trong đó hoạt động cho vay ln
được chú trọng hàng đầu. Việc các NHT đẩy mạnh hoạt động cho vay giúp khơi
thơng dịng vốn cho thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, là công cụ quan trọng
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đối với các NHT , cho vay là hoạt
động chính mang lại thu nhập cho ngân hàng; bên cạnh đó để đạt được mục tiêu lợi

nhuận đòi hỏi NHT phát triển các dịch vụ kèm theo.
Khách hàng vay vốn tại các ngân hàng thương mại là pháp nhân và cá nhân.
Ngân hàng cho vay khách hàng cá nhân để phục vụ nhu cầu vốn kinh doanh mà cá
nhân đó là chủ cơ sở kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân. Phần nhiều các NHT
Việt Nam đều định hướng chiến lược kinh doanh bán lẻ, nên cá nhân luôn là đối
tượng khách hàng cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng. Hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân thường là hoạt động khởi tạo; giúp ngân hàng giới thiệu, quảng bá và
bán nhiều dịch vụ khác cho đối tượng khách hàng này; qua đó vừa đạt được mục
tiêu kinh doanh vừa phát triển quan hệ với khách hàng cá nhân.
Hiện nay kinh tế của các khách hàng cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp tư
nhân với nhiều ngành nghề khác nhau, cung cấp đa dạng các loại sản phẩm cho xã
hội, thu hút nhiều lao động cả nông thôn lẫn thành thị, tạo nguồn thu không nhỏ cho
ngân sách, gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống các hộ gia đình, đảm bảo an sinh xã
hội.
Khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh ở nước ta nói chung, tỉnh Long An
nói riêng đều đang rất thiếu vốn. Nguồn vốn tín dụng cần thiết để bổ sung vốn đáp
ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân,
đồng thời, tăng thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An thời gian qua đã đạt được thành
công đáng kể về cho vay khách hàng cá nhân góp phần gia tăng thu nhập cho Chi
nhánh, nhưng cũng còn một số hạn chế, do nhiều nguyên nhân cần tìm giải pháp
khắc phục. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Mở rộng cho


2

vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Long An” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài Chính
Ngân Hàng.
2.


M

ục tiêu
nghiên
cứu h ng
Phân tích đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An.
h
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân (gồm
cá nhân, cá nhân là chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân) tại
các ngân hàng thương mại.
(2)

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh
Long An trong thời gian 2016 - 2018.
(3)

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại và thực tiễn
cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Long An.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nộ d ng: Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh, bao gồm: chủ các cơ sở sàn xuất kinh doanh và doanh
nghiệp tư nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi

nhánh tỉnh Long An.
Về không g an: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh tỉnh Long An.


Về hờ g an: Các dữ liệu phân tích, đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
tỉnh Long An trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.


3

5. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả phải trả lời các câu hỏi sau đây:
(1)

Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn từ 2016 – 2018
diễn biến như thế nào? Đạt được thành tựu gì?, còn hạn chế nào?, nguyên nhân do
đâu?.
(2) Giải pháp nào có thể áp dụng để mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Long
An trong thời gian tới?.
6.
6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa họ


Hệ thống hóa lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân
hàng thương mại là cơ sở phân tích thực trạng trong chương 2 và tạo khung lý
thuyết để các nhà nghiên cứu nội dung liên quan có thể kế thừa.
Luận văn cung cấp bằng chứng thực tế về mở rộng cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An, các ngân hàng khác trên cùng địa bàn có thể nghiên cứu
rút ra bài học cho đơn vị.
6

Ý nghĩa hự

ễn

Các giải pháp và kiến nghị tác giả đề xuất được áp dụng sẽ góp phần mở
rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An trong thời gian tới. Luận văn là
tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai
quan tâm đến đề tài mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank
7. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể:
Phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích và tổng hợp để hình thành khung
lý thuyết về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại các ngân hàng
thương mại.
Các phương pháp thống kê và phân tích để phân tích và đánh giá thực trạng


4

về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại, tổng hợp
các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Kết hợp các phương pháp trên để đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Long An.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Để tránh sự trùng lắp, tác giả đã thu thập được một số cơng trình khoa học đã
cơng bố có liên quan trong nước để chỉ ra điểm khác biệt, sự cần thiết của đề tài
nghiên cứu và những nội dung kế thừa.
(1) Luận án tiến sĩ của tác giả Đào

inh Đức, (2014), “G ả pháp phá

r n

ín d ng á nhân ạ ngân hàng hương mạ ổ phần Ngoạ Thương V ệ Nam”, Đại học
kinh tế TP. HC . Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển tín dụng khách hàng
cá nhân. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại
Vietcombank trong bối cảnh hiện tại. Từ kết quả phân tích thực trạng, các bài học
rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng khác và định hướng, mục tiêu phát triển
kinh doanh của Vietcombank, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để phát triển tín
dụng KHCN tại Vietcombank trong thời gian tới
(2) Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả: Nguyễn Quang Vinh (2015),
“Phá
r n và ho vay khá h hàng á nhân ạ Ngân hàng Thương mạ Cổ phần Bảo V ệ – Ch
nhánh Thành phố Hồ Chí nh”, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí inh. Luận văn đã phân
tích và đánh giá thực trạng về Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí inh giai đoạn 20122014, chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế,
Đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân về quy
mô và về chất lượng. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn không gian nghiên cứu trong
phạm vi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
inh, giới hạn thời gian nghiên cứu giai đoạn năm 2012-2014 và nội dung là cho vay

khách hàng cá nhân.
Những cơng trình khoa học đã cơng bố tác giả thu thập được liên quan đến đề
tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy khơng có sự trùng lắp vì khác nhau về khơng gian


5

và thời gian. ặt khác, tác giả có thể kế thừa khung lý thuyết từ các cơng trình nghiên
cứu đã công bố cũng như những bài học rút ra từ kinh nghiệm mở rộng hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân từ các Ngân hàng thương mại khác.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương Cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương
mại.
Chương Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.
Chương 3 Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An.


6

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân chia ra gồm hai nhóm đối tượng chính là: khách hàng cá
nhân vay cho mục đích kinh doanh và khách hàng cá nhân vay cho mục đích tiêu
dùng. Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là cá nhân kinh

doanh.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và theo quy định tại Thông tư số
39/2016-TT/NHNN ngày 30/12/2016 do NHNN Việt Nam ban hành, khách hàng cá
nhân bao gồm cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngồi.
Theo đó, các đối tượng khơng có tư cách pháp nhân khơng đủ tư cách chủ thể vay
vốn. Như vậy chủ thể bên vay sẽ khơng cịn là hộ kinh doanh nữa mà phải là một
hay nhiều cá nhân đại diện cho hộ kinh doanh.
Ngoài ra, theo điều 4 và 5 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì cho vay cá
nhân gồm có: Cho vay phục vụ đời sống và cho vay phục vụ kinh doanh, được quy
định cụ thể như sau:
- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với
khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
- Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt
động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân,
cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm
nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh
nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Do đó, Cho vay cá nhân kinh doanh: “Là việc các tổ chức tín d ng cho vay vốn
đối với khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân, của hộ kinh
doanh và doanh nghiệp ư nhân mà á nhân vay vốn đó là hủ hộ kinh doanh, chủ
doanh nghiệp ư nhân”


7

Mục đích vay vốn cụ thể là để những đối tượng này thực hiện một hoặc một số
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc kinh doanh
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trong thời gian quy định.
1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Khác với cho vay khách hàng là pháp nhân, cho vay cá nhân kinh doanh có
những đặc điểm cơ bản sau sau:
Về đối tượng: Với đặc điểm đối tượng vay vốn là cá nhân kinh doanh có nhu
cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
của cá nhân. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân
thường có số lượng lớn, nhu cầu vốn rất đa dạng song không thường xuyên và chịu
sự ảnh hưởng nhiều của mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi
khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng khác nhau.
Thời gian vay vốn: Thời gian vay vốn của cá nhân kinh doanh đa dạng, đối
với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh thì thời hạn chủ
yếu là vay ngắn hạn.
Quy mô vốn và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô mỗi khoản
cho vay CNKD thường nhỏ hơn cho vay KHDN. Nguyên nhân chủ yếu do khách
hàng kinh doanh với do quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp. Ngoài ra, đa số các cá nhân
kinh doanh đã có sự tích lũy vốn từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ
tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ để tăng thêm nguồn vốn kinh doanh. Đối với
các NHT hoạt động theo định hướng ngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay
khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn.
Chi phí cho vay: Chi phí mà NHT bỏ ra đối với các khoản vay cá nhân kinh
doanh thường lớn cả về chi phí thủ tục và quản lý. Bởi đối tượng cho vay cá nhân
kinh doanh có số lượng các khoản cho vay là lớn nhưng quy mô mỗi khoản vay
tương đối nhỏ
Mức lãi suất cho vay: Thường ít linh hoạt, khác với hầu hết các khoản cho
vay pháp nhân lãi suất được điều chỉnh theo thị trường, lãi suất cho vay cá nhân
kinh doanh thường được ấn định tại một mức nhất định. Đối với các khoản cho vay
ngắn hạn, lãi suất thường được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết


8


thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường
được điều chỉnh dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định
tuỳ theo từng ngân hàng.
Về rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay cá nhân kinh doanh bao giờ cũng tiềm
ẩn rủi ro tín dụng cao. Tình hình tài chính của cá nhân kinh doanh thường dễ thay
đổi tùy theo kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của họ, do ngun nhân chủ
quan có thể hoặc là trình độ quản lý của khách hàng kém, hoặc thiếu kinh nghiệm,
khả năng cạnh tranh trên thị trường kém, phương án kinh doanh khơng hiệu quả.
Bên cạnh đó, có thể do nguyên nhân khách quan như thiên tai hạn hán, mất mùa, sự
suy thoái của nền kinh tế … cũng là những nguy cơ ảnh hưởng kết quả kinh doanh
của khách hàng.
ặt khác, việc thẩm định và quyết định cho vay cá nhân kinh doanh thường
không đầy đủ về thơng tin, độ tín cậy của thơng tin thấp, ví dụ: Báo cáo tài chính
phổ biến khơng được kiểm tốn.
Ngồi ra, cá nhân kinh doanh phân tán về mặt địa lý, ngân hàng khó khăn
trong việc kiểm tra giám sát khách hàng sau khi cho vay, là một trong những
nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng
Tuy nhiên, tính trên tổng thể, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân lại có độ
rủi ro thấp do quy mơ món vay nhỏ, số lượng món vay lớn, nhờ đó phân tán được
rủi ro.
1.1.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
Để phục vụ cho phân tích và đánh giá sâu sắc hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh, các tiêu chí phân loại thường được sử dụng như sau:
1.1.3.1 Phân heo phương hứ
-

ho vay

Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện


thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
- Cho vay hợp vốn: Là việc từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện
cho
vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
- Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách
hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có tính chất mùa vụ theo chu


×