Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi thu tot nghiep THPT mon Sinh hoc so 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.03 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ THI THỬ SỐ 06 (Đề thi có 03 trang). KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn thi: SINH HỌC ─ Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 60 phút.. Câu 1: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là A. prôtêin B. ARN C. axit nuclêic D. ADN Câu 2: Cấu trúc 1 đơn phân của ADN gồm: A. đường đêôxiribô, axit photphoric, axit amin B. axit photphoric, đường ribô, 1 bazơ nitric C. axit photphoric, đường ribô, ađênin D. axit photphoric, đường đêôxiribô, 1 bazơ nitric Câu 3: Bazơ nitric gắn với đường đêôxiribô (C5H10O4) ở vị trí cacbon số: A. 2’ B. 3’ C. 5’ D. 1’ Câu 4: Sự khác biệt cơ bản trong cấu truíc đơn phân của ADN và ARN là thành phần A. bazơ nitric B. đường C. H3PO4 D. A và B đúng Câu 5: Bốn loại nuclêôtit phân biệt nhau ở thành phần nào dưới đây? A. Bazơ nitric B. Axit photphoric C. Đường đêôxiribôzơ D. Đường glucôzơ Câu 6: Những mô tả nào dưới đây về NST là đúng? A. Ở đa số động vật, NST giới tính gồm có 1 cặp, khác nhau ở hai giới. B. NST giới tính chỉ gồm 1 cặp NST đồng dạng, khác nhau ở hai giới. C. Ở động vật, con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang cặp NST giới tính XY. D. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục. Câu 7: Điểm chung trong quan niệm của Lamac và Đacuyn là A. chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền. B. ngoại cảnh ảnh hưởng lên mọi loài sinh vật. C. chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị. D. CLTN tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghi. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin. B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X. C. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 9: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai: A. Aa x Aa B. Aa x aa C. AA x Aa D. B và C đúng Câu 10: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập quy định n tính trạng thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là: A. 2n B. 3n C. 4n D. Cả A và B Câu 11: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. B. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. C. hoán vị gen. D. đột biến gen. Câu 12: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản. B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Câu 13: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Số loại kiểu hình ở thế hệ Fn là A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 2n C. 3n D. (3 : 1)n Câu 14: HIện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng A. gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các NST. B. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính. C. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y. D. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X. Câu 15: Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp là gì? A. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu. B. Quá trình tích luỹ biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN. C. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. D. Quá trình tiến hoá ở cấp độ phân tử. Câu 16: Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là: A. Nuclêôtit. B. Ribônuclêôtit. C. Axit amin. D. Nuclêôxôm. Câu 17: Ở một loài sinh vật có 2n = 14 số crômatit có ở kì đầu của nguyên phân là: A. 14 B. 28 C. 56 D. 7 Câu 18: Ở một loài sinh vật có 2n = 14 số crômatit có ở kì giữa của nguyên phân là: A. 28 B. 14 C. 0 D. 7 Câu 19: Ở một loài sinh vật có 2n = 14 số crômatit có ở kì sau của nguyên phân là: A. 14 B. 0 C. 28 D. 42 Câu 20: Ở một loài sinh vật có 2n = 14 số NST ở kì giữa của giảm phân I là: A. 14 kép B. 28 đơn C. 7 kép D. 56 đơn Câu 21: Ở một loài sinh vật có 2n = 14 số crômatit ở kì cuối I ở mỗi tế bào con là: A. 14 B. 7 C. 42 D. 0 Câu 22: Loại đột biến gen không di truyền qua sinh sản hữu tính là A. đột biến lặp đoạn trên NST thường B. đột biến giao tử C. đột biến xôma D. đột biến tiền phôi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 23: Đột biến thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác là do A. sự trao đổi đoạn giữa các cặp NST tương đồng B. sự sao mã không bình thường C. sự sao chép nhầm trong quá trình tự nhân đôi của ADN D. sự giải mã không bình thường Câu 24: Phương pháp gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen? A. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. B. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit dọc theo gen. C. Chuyển 1 cặp nuclêôtit từ NST này sang NST khác. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit vào gen. Câu 25: Đột biến gen là gì? A. Là những biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit trong gen. C. Là loại đột biến xảy ra trên phân tử ADN. D. Là loại đột biến làm thay đổi số lượng NST. Câu 26: Thế nào là thể đột biến? A. Là trạng thái cơ thể của cá thể bị đột biến. B. Là những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến. C. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. D. Là chỉ các cá thể mang đột biến, giúp phân biệt với các cá thể không mang đột biến. Câu 27: Trường hợp đột biến gen nào dưới đây gây hậu quả lớn nhất? A. Mất cặp nuclêôtit đầu tiên. B. Thêm 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa. D. Mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. Câu 28: Đột biến xảy ra phụ thuộc vào A. loại tác nhân đột biến và thời điểm xảy ra đột biến. B. cường độ, liều lượng của tác nhân đột biến. C. bản chất của gen hay NST bị tác động. D. tất cả đều đúng. Câu 29: Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng? A. Tự thụ phấn chặt chẽ. B. Có nhiều cặp tính trạng tương phản. C. thời gian sinh trưởng khá dài. D. Cho số lượng cá thể ở thế hệ sau lớn. Câu 30: Ở 1 loài, có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là: A. 2n – 1 = 19 B. 2n + 1 = 21 C. n = 10 D. 2n + 2 = 22 Câu 31: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là A. thể hội chứng Đao. B. thể hội chứng Tocnơ. C. thể hội chứng Claiphentơ. D. thể dị bội. Câu 32: “Người bị mù màu, thân hình cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần và vô sinh” là biểu hiện của A. người nam, thuộc thể 3 NST giới tính. B. người nữ, thuộc thể 3 NST giới tính. C. người nam, thuộc thể 3 NST số 21. D. người nữ, thuộc thể 3 NST số 21. Câu 33: Phát biểu không đúng về đột biến gen là: A. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST. B. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. C. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể. D. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen. Câu 34: Cơ thể sinh vật có bộ NST tăng thêm một chiếc ở cặp nào đó được gọi là A. thể tam nhiễm. B. thể một nhiễm. C. thể đa bội. D. thể tam bội. Câu 35: Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến A. lặp đoạn B. đảo đoạn NST C. mất đoạn nhỏ D. chuyển đoạn NST Câu 36: Sự khác nhau cơ bản giữa tính trạng tương ứng và tính trạng tương phản là: A. Tính trạng tương ứng thuộc cùng một loại tính trạng, tính trạng tương phản liên quan đến nhiều loại tính trạng khác nhau. B. Tính trạng tương ứng là những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng, tính trạng tương phản là hai tính tính trạng tương ứng đối lập nhau. C. Tính trạng tương ứng liên quan đến nhiều loại tính trạng khác nhau, tính trạng tương phản thuộc cùng một loại tính trạng. D. Tính trạng tương ứng là những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng, tính trạng tương phản là các loại tính trạng đối lập nhau. Câu 37: Một người đàn ông có nhóm máu O kết hôn, người vợ có nhóm máu A sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O. Câu nào sau đây là sai? A. Bố có kiểu gen IOIO B. Mẹ có kiểu gen IAIA C. Đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen IAIO O O D. Đứa trẻ thứ hai có kiểu gen I I Câu 38: Thể đột biến từ mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm là do A. lặp đoạn trên NST số 21. B. chuyển đoạn trên NST số 24. C. lặp đoạn trên NST giới tính Y. D. lặp đoạn trên NST giới tính X. Câu 39: Đột biến mất đoạn ở NST số 21 ở người gây ra bệnh gì? A. Ung thư máu. B. Tiếng khóc như mèo. C. Mù màu. D. Bạch tạng. Câu 40: Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để A. xác định các cá thể thuần chủng. B. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. C. kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử. D. xác định tần số hoán vị gen. Câu 41: Dạng đột biến phát sinh do không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào là A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến chuyển đoạn NST D. Đột biến lặp đoạn NST Câu 42: Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả A. gây chết hoặc giảm sức sống. B. cơ thể chết khi còn hợp tử. C. không ảnh hưởng gì đến đời sống sinh vật. D. cơ thể chỉ mất đi một số tính trạng nào đó. Câu 43: Cơ chế di truyền của hiện tượng lặp đoạn là A. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn. B. do sự đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đơn về các tế bào con..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. do sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I. D. do tác nhân đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên. Câu 44: Hiện tượng “di truyền chéo” liên quan đến A. gen trên NST thường. B. gen trên NST X. C. gen trên NST Y. D. gen trong tế bào chất. Câu 45: Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AAa giảm phân bình thường là A. AA, Aa, aa, aaa. B. AA, A, Aa, a. C. AAa, Aaa, aaa. D. AA, aa, Aa. Câu 46: Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi A. lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản xuất hiện F1 đồng loạt có kiểu hình khác bố mẹ. B. phép lai giữa hai cá thể mang kiểu gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1: 2: 1. C. lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1 : 1. D. tất cả đều đúng. Câu 47: Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng? A. AB/ab B. Ab/aB C. Aa/bb D. Ab/ab Câu 48: Ở ruồi giấm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra A. ở cơ thể đực. B. ở cả hai giới. C. ở cơ thể cái. D. phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố ngoại cảnh. Câu 49: Dạng đột biến nào dưới đây ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt? A. đột biến gen. B. đột biến. C. đột biến dị bội. D. đột biến đa bội thể. Câu 50: Câu có nội dung sai trong các câu dưới đây là A. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN. B. Đột biến gen là biến đổi xảy ra trên phân tử ADN. C. Tất cả đột biến gen khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình của cơ thể. D. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau.. 01 – 10 11 – 20 21 – 30 31 – 40 40 – 50. 1 C B A D A. 2 D C B A A. 3 D B C A C. 4 D B C A B. 5 A C B C B. 6 A D C B D. 7 C B A B C. 8 A A D D B. 9 D B C A D. 10 A A A C C.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×