Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phân tích yếu tố văn hóa lối sống tác động đến thực hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.87 KB, 4 trang )

Phạm Thị Lan Hương

Lớp: 4508B

Phân tích yếu tố văn hóa lối sống tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật. Cho
ví dụ cụ thể.

MỞ ĐẦU
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và
đảm bảo thực hiện để quản lý các quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng của
nhà nước. Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội không chỉ 1 mà cịn
nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa…. Tuy nhiên,
việc thực hiện pháp luật khơng hẳn là dễ dàng mà nó có rất nhiều yếu tố. Để hiểu
sâu vào vấn đề này, cá nhân em xin đi sâu phân tích về vấn đề: “ yếu tố văn hóa, lối
sống tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật.”

NỘI DUNG
Các yếu tố văn hóa, lối sống bao giờ cũng thuộc về mơi trường văn hóa xã hội nhất
định gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và
cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo
dựng, thừa nhận, chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống phong tục tập quán, lễ nghi,…
. Lối sống là tổng thể các nét đặc trưng cho phương thức hoạt động sống, lối sống
được hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định, chịu ảnh
hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội mang tính lịch sử. Với
những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa lối sống có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện ở những đặc điểm
sau:
1. Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội ảnh hưởng đến hoạt động
thực hiện pháp luật
Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, phong tục tập quán ở nông thôn cũng đang
bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ chức hội hè, đình đám, ma chay,


giỗ chạp nhiều lúc, nhiều nơi cịn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí, những hủ tục lạc
hậu, lỗi thời cịn tồn tại; trình độ dân trí cịn thấp, thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
phát sinh tính tích cực chính trị xã hội của mỗi người dân còn hạn chế… Những
hiện tượng trên đây gấy khó khăn cho việc thực hiện pháp luật một cách đúng đắn,


đồng thời dễ dẫn tới các hành vi phạm tội, coi thường kỷ cương phép nước, cần
phải có biện pháp nghiêm minh, thích đáng.
2. Lối sống đơ thị và lối sống nông thôn ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện
pháp luật
Ở Việt Nam, lối sống đô thị và lối sống nơng thơn có ảnh hưởng rất khác nhau tới
hoạt động thực hiện pháp luật. Đặc trưng của lối sống nông thôn với hoạt động
sống chủ yếu là lao động nghề nơng, truyền thống mang tính cá thể, manh mún dựa
trên kinh nghiệm và thói quen. Quan hệ ứng xử mang tính cộng đồng làng xã, yếu
tố gia đình, làng xã hòa quyện với nhau trong mỗi cá nhân và cộng đồng. Sinh hoạt
cộng đồng xã hội đa dạng, phong phú với nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ
hội. Chuẩn mực chi phối trong cộng đồng xã hội là phong tục, tập quán, lệ làng,
hương ước, luật tục,… Điều đó tạo ra lối sống mang tính tự quản khép kín, tự cung
tự cấp, trọng tình, trọng đức, đề cao sự hịa hiếu, tính hướng nội. Tác động tích cực
của lối sống nông thôn đến hoạt động thực hiện pháp luật ở chỗ: nếu pháp luật phù
hợp với các giá trị của cộng đồng xã hội sẽ thúc đẩy các cá nhân thực hiện đúng
các quy định của pháp luật, hành vi không thực hiện được coi là sai lệch và bị cộng
đồng, gia đình lên án, phê phán. Dư luận xã hội của cộng đồng làng xã có tác động
mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luậ. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của
cộng đồng nên nó có tác động đến suy nghĩ, hành động của các cá nhân. Trong một
chừng mực nhất định người ta có thể khơng sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực
hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng lại sợ sự phê phán, lên án của dư
luận xã hội. Trong điều kiện xã hội ngày càng dân chủ hơn, dư luận xã hội được
coi là phương tiện kiểm soát xã hội hành vi pháp luật của mỗi cá nhân. Nhờ đó, ý
thức tơn trọng, tn thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên. Bằng ý

thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý dễ dàng hơn trong việc
phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước đến đông đảo người dân. Tuy nhiên, lối sống nơng thơn cịn có các
tác động tiêu cực đến thực hiện pháp luật như quan niệm “ phép vua, thua lệ làng”,
“ tư tưởng cục bộ địa phương dẫn đến hiện tượng thiếu dân chủ, gây bè phái trong
cơ quan chính quyền.
Xã hội đơ thị gắn với mơi trường nhân tạo là chủ yếu, mật độ dân cư cao, cuộc
sống sinh hoạt phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ cơng cộng và thị trường. Do đó,
lối sống đơ thị có những khác biệt so với lối sống nông thôn. Đặc trưng cơ bản của


lối sống đơ thị là tích cực chính trị xã hội ở đơ thị tương đối cao. Hiện nay q
trình đơ thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu vực đô thị vốn trước
đây là nông thôn, những chuẩn mực xã hội cũ chưa mất đi, chuận mực mới đang
hình thành.Về phương diện xã hội, đơ thị là nơi tập trung các phần tử xấu trong xã
hội nhiều nhất tại các vùng, đó là những người lang thang, kẻ bụi đời, thậm chí là
những người đang phạm tội trốn tránh pháp luật; chính vì thế, đây cũng là môi
trường phát sinh nhiều loại tệ nạn xã hôi và tệ nạn nhiều khi ở mức báo động, gây
khó khăn trong cơng tác quản lý xã hội và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật.

KẾT LUẬN
Trong xã hội lồi người, luật pháp ra đời sau văn hóa và đạo đức. Chính vì vậy,
việc xây dựng, hồn thiện và thực thi các chế định do pháp luật đưa ra có liên quan
mật thiết đến văn hóa và lối sống trong từng nhóm người cụ thể.Nhưng lối sống
suy cho cùng là những thói quen của cá nhân và cũng là thói quen của một cộng
đồng nào đó. Vì vậy, yếu tố văn hóa lối sống tác động rất mạnh mẽ đối với việc
thực hiện pháp luật ở nước ta. Bên cạnh những văn hóa tốt đẹp, những lối sống văn
minh thì có những nơi hay những cá nhân cụ thể nào đó lại đi hồn tồn ngược lại
và gây cản trở đến việc thực hiện pháp luật, có thể trở thành những tấm gương xấu
cho toàn xã hội và đáng bị lên án và loại bỏ dần.

VD cụ thể:
Ở một số địa phương trên đất nước chúng ta đặc biệt là dân tộc thiểu số vẫn còn
xuất hiện nhiều các phong tục tập quán, những mê tín dị đoan một trong số những
phong tục đó là tảo hơn. Tảo hơn khơng chỉ vi phạm pháp luật mà cịn gây ra hậu
quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Dù đã bị dư luận lên tiếng phản đối,
bị pháp luật nghiêm cấm nhưng ở một số ít các dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn lén
lút cho con em lấy vợ lấy chồng trong độ tuổi nhà nước chưa quy định: Theo điểm
a khoản 1 điều 8 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 “tảo hôn là việc lấy vợ, lấy
chồng khi một bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ 20 tuổi trở
lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Tảo hôn sẽ làm cho chất lượng dân số suy giảm, suy
thối nịi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những
lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền
vững của nước ta, đặc biệt hơn nữa nó tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp
luật của các vùng khác.




×