Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cam thu van hocTan man hoa co mua xuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.59 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Xôn xao mùa Cỏ thứ</b>



<b>Cỏ ơi! Hãy yêu thương để xanh mãi với </b>


<b>đất trời…</b>



Sau mỗi tiết Lập Xuân cây cối lại bật những chồi non, đâu đó
khắp nơi đều trải một màu xanh thật đẹp. Những mầm cây như chỉ đợi
đến lúc này là bắt đầu cựa mình tách vỏ. Mùa xuân đã về. Mùa Xuân là
mùa cho ta ươm sự sống. Mùa Xuân đánh thức những chồi non vươn
vai thức dậy sau giấc ngủ vùi của những ngày rét đậm rét hại đi về
phía Đơng khơng nhìn thấy được mặt trời. Đặc trưng của mùa Xuân
chính là cái màu xanh non ngút ngàn tầm mắt ấy. Chỉ cần đứng từ phía
xa trơng lại, ai cũng nhận ra rằng đây chính là cái màu xanh rất đặc
thù của tháng ăn chơi.


Mỗi khi kể chuyện về mùa Xuân là mẹ lại kể cho ta nghe những
câu chuyện của Cỏ. Chưa có mùa nào Cỏ lại mọc nhiều và xanh như
mùa Xuân. Cũng chẳng biết từ khi nào ba tiếng "Cỏ mùa Xuân" in sâu
trong kí ức và gợi cho ta nhiều suy tư đến thế. Dưới bàn chân ta, cỏ vẫn
lặng lẽ hát lên những khúc ca muôn thưở của một kiếp sinh tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cỏ ơi! Ta đi trong mùa xuân để thấy Cỏ cựa mình. Đưa tay ra
hứng từng giọt mưa đêm để lắng nghe xôn xao miền cỏ thức. Cỏ bật
chồi non khi những giọt mưa xuân giăng nhạt nhòa mà chẳng đủ làm
ướt áo. Đi giữa vùng cỏ non để yêu nhiều hơn những nồng nàn từ lời ru
quê Mẹ. Lắng trong màu cỏ non để hiểu kỹ hơn về nhân quả, được mất,
sống còn. Đừng ngạc nhiên khi đi trong những vườn cây thuốc và biết
rằng sinh tử luôn cận kề bên nhau. Hiểu được vì sao những lồi cây cực
độc lại phải sống ở ngay bên cạnh những cây có thể hóa giải độ độc
của nó. Khơng phải ngẫu nhiên mà kinh nghiệm dân gian cho rằng,
cách nơi Rắn ở 7 bước sẽ có một lồi cỏ chữa được Rắn cắn. Ai đã từng


đọc tác phẩm của nhà văn Kim Dung mà lại không hỏi rằng từ khi nào
mà người Trung Quốc đã tin rằng có một lồi cỏ mọc ở đáy Tuyệt Tình
Cốc có khả năng chữa lành vết thương tình u và làm hóa giải mọi
hận thù.


Sức sống của cỏ mạnh mẽ là thế, từng lớp cỏ mọc chen chúc
nhau làm cho "chuỗi thức ăn" càng thêm chât chội. Nếu có một ngày
được lang thang cùng cỏ, cỏ sẽ kể cho ta nhiều chuyện lắm biết


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

không sợ bị trượt chân. Cỏ kể cho ta về mối quan hệ của kí chủ và kí
sinh để nhắc ta phải tự mình nỗ lực vươn lên mà khơng được dựa dẫm
ỷ lại vào người khác.


Khi thời tiết đổi thay, từng giọt dịch nhựa trong cây như chảy
chậm hơn trong từng mạch li be, bó dẫn. Cỏ lắng nghe và nghe thấu
những biến động từ phía ngồi để tự điều tiết phía bên trong. Cỏ cịn
kể ta nghe nhiều chuyện lắm. Chuyện một tốp trẻ con nô đùa giẫm nát
từng vạt cỏ, chuyện ai đó qua đường tiện tay ngắt vài ngọn cỏ để chơi.
Kỳ lạ thay, chỉ vài ngày sau ở bên cạnh những vết ngắt ấy, sẽ bật lên
các chồi non và cỏ sẽ kể ta nghe những câu chuyện về "ưu thế ngọn"
và "tính tồn năng của tế bào thực vật". Cỏ cịn kể câu chuyện về một
chú Chó con lon ton chạy vui đùa bên vườn cỏ, nghe tiếng khóc xụt xùi
từ một gốc cây, Chó con chạy đến hỏi: "Cỏ ơi! Vì sao cỏ khóc". Cỏ thổn
thức rằng: "tại sao người này gọi ta là Rau cịn người kia lại gọi ta là
Cỏ". Chó con an ủi: "Khóc làm gì chị Cỏ ơi, chuyện của chị cũng giống
chuyện của em. Người phương Tây coi Chó là bạn cịn người phương
Đơng lại coi Chó là Chó đấy thơi...".


Câu chuyện ấy đã làm cho ta một lần nữa phải hoài nghi về quan
niệm: "thế nào là rau, thế nào là Cỏ". Rồi cứ thế, Cỏ kể ta nghe những


câu chuyện về tình yêu đồng loại và những cuộc đấu tranh không cân
sức. Câu chuyện về những lần phải ngụy trang mỗi khi nguy hiểm rình
rập, để nhắc ta rằng: "đi với bụt mặc áo Cà sa, đi với Ma mặc áo giấy".
Cỏ kể ta nghe nhiều lắm về những câu chuyện tương thân tương ái và
những ước mơ bé nhỏ nơi vùng cao lớn rộng về một "bữa cơm có thịt".
Những cái mang máng, na ná, nơm na thường dễ được chấp nhận hơn
những kiến thức cơ bản nhưng lạ lẫm. Những khả năng chống chịu, chu
trình chuyển hóa tích lũy dinh dưỡng và những ngày Cỏ nhặt mưa giấu
vào trong ngực ấm để đợi mùa xuân...


Cỏ ơi! Ta biết từ nay sẽ phải nhẹ nhàng bàn chân hơn mỗi khi vào
vườn cỏ. Có lẽ ai đã từng trải qua những mất mát được thua và sóng
gió cuộc đời mới biết lắng nghe tiếng Cỏ. Ta biết rằng những khu vườn
hoang sẽ chỉ làm cằn khô, nứt nẻ những tâm hồn. Ta chẳng thể nào
quên được cách mà những thảm thực vật đã làm nên những cơn mưa
lá. Đó là sự sinh sơi và lớn lên trong trật tự, đó là cách xếp hàng đợi
đến lượt thanh toán trong siêu thị, đó là cách biết hài hịa nhẫn nhịn
trong từng tầng cao thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×