Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Tâm

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU
HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN SỰ GIẢM
KÍCH THƯỚC HẠT NHÃN TIÊU DA BỊ
(Dimocarpus longan Lour.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thanh Tâm

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU
HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN SỰ GIẢM
KÍCH THƯỚC HẠT NHÃN TIÊU DA BỊ
(Dimocarpus longan Lour.)
Chun ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MỸ HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Luận văn có sử dụng một số thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, các
thơng tin đã trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thanh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến:
TS. Bùi Thị Mỹ Hồng, người đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, tận tình
giúp đỡ hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
KS. Đoàn Thị Cẩm Hồng, cán bộ Viện Cây ăn quả miền Nam đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
TS. Lê Thị Trung đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi giải quyết những khó
khăn trong suốt thời gian làm đề tài.
Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học và làm luận văn.
Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, bộ môn Sinh học thực nghiệm - Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, bộ môn Sinh lý thực vật trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Gia đình chú Sáu, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài tại vườn nhãn.
Cô Lương Thị Lệ Thơ trưởng phịng thí nghiệm sinh lý thực vật trường Đại học

Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, cơ Trần Thanh Hương trưởng phịng thí nghiệm Sinh lý
thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, cơ
Nguyễn Thị Hằng trưởng phịng thí nghiệm di truyền - thực vật trường Đại học Sư
Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi được làm thí nghiệm tại phịng trong
suốt quá trình làm luận văn.
Chị Hiền, Chị Linh, bạn Quỳnh đã quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình
làm luận văn. Các bạn của lớp cao học K23 đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên trong
học tập và trong cơng việc.
Em Hưng, em Minh đã nhiệt tình hỗ trợ trong thời gian thực hiện đề tài tại Tiền
Giang.
Cuối cùng tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã hỗ
trợ về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.


i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. x
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NHÃN TIÊU DA BÒ DIMOCARPUS
LONGAN LOUR. ............................................................................................... 3
1.1.1. Phân loại và nguồn gốc ................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học, giá trị dinh dưỡng và kinh tế.................................. 4
1.1.3. Phương pháp tháp bo để nhân giống nhãn Tiêu da bò................................. 8

1.1.4. Đặc điểm tự nhiên của vùng trồng nhãn Tiêu da bò .................................... 9
1.1.5. Điều kiện canh tác và chăm sóc nhãn Tiêu da bị ........................................ 9
1.2. ĐỊNH NGHĨA HẠT VÀ TRÁI ........................................................................ 11
1.3. NGUỒN GỐC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRÁI VÀ HẠT 12
1.3.1. Sự hình thành trái và hạt ............................................................................ 12
1.3.2. Sự phát triển của các thành phần trái ......................................................... 13
1.4. CÁC ĐẶC TÍNH TỔNG QT CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HỊA SINH
TRƯỞNG THỰC VẬT .................................................................................... 15
1.4.1. Định nghĩa.................................................................................................. 15
1.4.2. Các đặc tính tổng qt ............................................................................... 15
1.5. VAI TRỊ CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT
TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG TRÁI VÀ HẠT ............................................. 18
1.5.1. Auxin.......................................................................................................... 19
1.5.2. Gibberellin ................................................................................................. 20
1.5.3. Cytokinin.................................................................................................... 21


ii

1.5.4. Abscisic acid .............................................................................................. 21
1.5.5. Ethylene ..................................................................................................... 22
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................................................. 22
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 25
2.1. VẬT LIỆU ........................................................................................................ 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP .............................................................................................. 26
2.2.1. Theo dõi sự tăng trưởng trái nhãn Tiêu da bị ngồi tự nhiên ................... 26
2.2.2. Quan sát hình thái giải phẫu của phơi trong trái nhãn Tiêu da bị ............. 26
2.2.3. Li trích và đo hoạt tính các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong các
giai đoạn phát triển trái .............................................................................. 27
2.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến phẩm

chất trái và năng suất cây nhãn Tiêu da bò ................................................ 30
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 34
2.2.6. Ghi nhận một số kỹ thuật canh tác của nhà vườn ...................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 35
3.1. KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRÁI NHÃN TIÊU DA BỊ NGỒI
TỰ NHIÊN ....................................................................................................... 35
3.2. QUAN SÁT HÌNH THÁI GIẢI PHẪU PHƠI CỦA TRÁI NHÃN TIÊU DA
BỊ NGỒI TỰ NHIÊN TRƯỚC KHI XỬ LÝ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH
TRƯỞNG THỰC VẬT .................................................................................... 44
3.3. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC
VẬT TRONG TRÁI NHÃN TIÊU DA BÒ TRƯỚC KHI XỬ LÝ CHẤT
ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT NGOẠI SINH ............................. 46
3.4. SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA LÁ, TRÁI KHI XỬ LÝ CHẤT
ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ..................................................... 47
3.4.1. Sự sinh trưởng, phát triển của lá và trái sau xử lý ..................................... 47
3.4.2. Quan sát hình thái giải phẫu của phôi trong trái khi thu hoạch ................. 50
3.4.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự phát triển và
phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò.................................................................. 54


iii
3.4.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng suất nhãn
Tiêu da bò .................................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 69
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

ABA

Abscisic acid

BA

Benzyl adenine

Cs

Cộng sự

Cv

Coefficient of vacation - Hệ số biến động: hệ số đánh giá mức độ biến
động tương đối (tính theo %) của một biến X nào đó.

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐC

Đối chứng


ĐHSTTV

Điều hòa sinh trưởng thực vật

EM

Chế phẩm EM (有用 微生物群, "Yūyō Biseibutsugun") hay EM là
công nghệ vi sinh do Teruo Higa người Nhật Bản phát minh.

et al.

et (“and”) and al. (“others”)

GA

Gibberellic acid

GlobalGAP

Global Good Agricultural Practice

IAA

Indol - 3 - acetic acid

NAA

Naphthalene acetic acid

Rf


“Retardation factor” hoặc “ratio to front” - Hệ số di chuyển: đặc trưng
cho mức độ di chuyển của chất phân tích được tính bằng tỷ lệ giữa
khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung
môi.

SĐT

Sau đậu trái

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr.

Trang

UV

Ultraviolet radiation

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices là Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nơng nghiệp và


v
Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm

thủy sản, trồng trọt, chăn ni hướng dẫn người sản xuất áp dụng
nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao
động.
v/p

Vịng/phút

v/v

Thể tích/thể tích


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cây nhãn Tiêu da bị 6 năm tuổi đang cho trái (tháng 12/2013) .................4
Hình 1.2.

Phát hoa nhãn Tiêu da bò mang hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính .........5

Hình 1.3. Các loại hoa nhãn Tiêu da bị.......................................................................6
Hình 1.4. Trái nhãn Tiêu da bị ....................................................................................7
Hình 1.5. Cấu tạo của hạt ...........................................................................................11
Hình 1.6. Nguồn gốc của trái và hột ..........................................................................12
Hình 1.7. Cấu trúc hóa học một số chất điều hịa sinh trưởng thực vật.....................16
Hình 1.8. Sự biến đổi hàm lượng hormone tương ứng với tốc độ gia tăng của các
phần trái (trường hợp trái mập có nhân trái)..............................................19
Hình 2.1. Cây nhãn Tiêu da bị 6 năm tuổi đang ra hoa ............................................25

Hình 2.2. Đo đường kính trái bằng thước kẹp điện tử ...............................................26
Hình 2.3. Li trích và phân đoạn chất điều hịa sinh trưởng thực vật .........................28
Hình 2.4. Vườn thí nghiệm tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
....................................................................................................................31
Hình 2.5. Phun dung dịch lên cây trong vườn thí nghiệm .........................................31
Hình 2.6. Trái ở thời điểm xử lý (3 tuần) ..................................................................32
Hình 2.7. Cân trọng lượng trái khi thu hoạch ............................................................33
Hình 2.8. Máy đo độ Brix hiệu ATAGO, Nhật .........................................................34
Hình 3.1. Cây nhãn Tiêu da bị mang trái non ...........................................................37
Hình 3.2. Sự tăng trưởng về trọng lượng các thành phần trong trái nhãn Tiêu da bò
tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, 2013...........................................38
Hình 3.3. Sự tăng trưởng về kích thước các thành phần trong trái nhãn Tiêu da bị tại
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, 2013................................................38
Hình 3.4. Trái nhãn Tiêu da bị 1 tuần tuổi kích thước trái cịn rất nhỏ ....................39
Hình 3.5. Trái nhãn Tiêu da bò 2 tuần tuổi và 3 tuần tuổi cắt dọc cho thấy hạt nhỏ
cịn phơi nhũ...............................................................................................40


vii
Hình 3.6. Trái nhãn Tiêu da bị 4 tuần tuổi cắt dọc cho thấy hạt bắt đầu phát triển,
phôi nhũ giảm ............................................................................................40
Hình 3.7. Trái nhãn Tiêu da bị 5 tuần tuổi cho thấy phần cơm rất mỏng tử diệp bao
kín hết hạt...................................................................................................40
Hình 3.8. Trái nhãn Tiêu da bị 6 tuần tuổi cắt dọc cho thấy hạt đang phát triển, cơm
bắt đầu phát triển........................................................................................41
Hình 3.9. Trái nhãn Tiêu da bị 7 tuần tuổi cắt dọc cho thấy hạt và cơm trái đang
phát triển ....................................................................................................41
Hình 3.10. Trái nhãn Tiêu da bị 8 tuần tuổi cắt dọc cho thấy hạt có kích thước lớn,
cơm trái bắt đầu phát triển nhanh ..............................................................41
Hình 3.11. Trái nhãn Tiêu da bò 9 tuần tuổi cho thấy hạt phát triển chậm, cơm trái tiếp

tục tăng nhanh ............................................................................................42
Hình 3.12. Trái nhãn Tiêu da bị 10 tuần tuổi ...............................................................42
Hình 3.13. Trái nhãn Tiêu da bò 11 tuần tuổi cắt dọc ..................................................42
Hình 3.14. Trái nhãn Tiêu da bị 12 tuần tuổi cắt dọc ..................................................43
Hình 3.15. Trái nhãn Tiêu da bị 13 tuần tuổi cắt dọc cho thấy phần cơm dày ............43
Hình 3.16. Trái nhãn Tiêu da bò 14 tuần tuổi cắt dọc ở giai đoạn thu hoạch...............43
Hình 3.17. Phơi ở giai đoạn 2 tuần tuổi được quan sát qua lát cắt dọc (X10) ..............45
Hình 3.18. Phơi ở giai đoạn 3 tuần tuổi có sự gia tăng về kích thước được quan sát qua
lát cắt dọc (X10) ........................................................................................45
Hình 3.19. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức A:
phun nước giai đoạn 8 tuần tuổi) ...............................................................48
Hình 3.20. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức B:
xử lý NAA 100 mg/l giai đoạn 8 tuần tuổi) ...............................................48
Hình 3.21. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức C:
xử lý NAA 200 mg/l giai đoạn 8 tuần tuổi) ...............................................48
Hình 3.22. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức D:
xử lý IAA 100 mg/l giai đoạn 8 tuần tuổi) ................................................49


viii
Hình 3.23. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức E:
xử lý IAA 200 mg/l giai đoạn 8 tuần tuổi) ................................................49
Hình 3.24. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức F:
xử lý GA3 100 mg/l giai đoạn 8 tuần tuổi) ................................................49
Hình 3.25. Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun (trái ở nghiệm thức G:
xử lý GA3 200 mg/l giai đoạn 8 tuần tuổi) ................................................50
Hình 3.26. Vị trí của phơi trong hạt ở gần rốn hạt sau khi bóc tách phần vỏ ...............51
Hình 3.27. Vị trí của phơi trong hạt cắt dọc .................................................................51
Hình 3.28. Phôi nhãn ở nghiệm thức A: phun nước khi thu hoạch được quan sát qua
lát cắt dọc (X10) ........................................................................................51

Hình 3.29. Phôi nhãn ở nghiệm thức B: phun NAA 100 mg/l khi thu hoạch được quan
sát qua lát cắt dọc (X10) ............................................................................52
Hình 3.30. Phơi nhãn ở nghiệm thức C: phun NAA 200 mg/l khi thu hoạch được quan
sát qua lát cắt dọc (X10) ............................................................................52
Hình 3.31. Phơi nhãn ở nghiệm thức D: phun IAA 100 mg/l khi thu hoạch được quan
sát qua lát cắt dọc (X10) ............................................................................52
Hình 3.32. Phơi nhãn ở nghiệm thức E: phun IAA 200 mg/l khi thu hoạch được quan
sát qua lát cắt dọc (X10) ............................................................................53
Hình 3.33. Phơi nhãn ở nghiệm thức F: phun GA3 100 mg/l khi thu hoạch được quan
sát qua lát cắt dọc (X10) ............................................................................53
Hình 3.34. Phôi nhãn ở nghiệm thức G: phun GA3 200 mg/l khi thu hoạch được quan
sát qua lát cắt dọc (X10) ............................................................................53
Hình 3.35. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức A: phun nước (ĐC) khi thu
hoạch ..........................................................................................................57
Hình 3.36. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức B: phun NAA 100 mg/l
khi thu hoạch ..............................................................................................58
Hình 3.37. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức C: phun NAA 200 mg/l
khi thu hoạch ..............................................................................................58


ix
Hình 3.38. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức D: phun IAA 100 mg/l khi
thu hoạch ....................................................................................................58
Hình 3.39. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức E: phun IAA 200 mg/l khi
thu hoạch ....................................................................................................59
Hình 3.40. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức F: phun GA3 100 mg/l khi
thu hoạch ....................................................................................................59
Hình 3.41. Đường kính hạt nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức G: phun GA3 200 mg/l khi
thu hoạch ....................................................................................................59



x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. Các nghiệm thức trong thí nghiệm và liều lượng xử lý IAA, NAA, GA3 trên
cây nhãn Tiêu da bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tháng 9 năm
2013 ..............................................................................................................30
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu đường cong tăng trưởng trái nhãn Tiêu da bò ..........................35
Bảng 3.2. Hoạt tính các chất điều hịa sinh trưởng thực vật nội sinh trong trái non
(mg/l) ............................................................................................................46
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường kính và
chiều cao trái ................................................................................................54
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng thực vật đến đường kính hạt
của trái nhãn Tiêu da bò ...............................................................................56
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến độ dày cơm và tỉ
lệ cơm/trái ....................................................................................................60
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến hàm lượng các
chất hòa tan trong trái (độ Brix) ...................................................................61
Bảng 3.7. Hoạt tính các chất điều hịa sinh trưởng thực vật nội sinh trong cơm trái khi
thu hoạch ......................................................................................................63
Bảng 3.8. Hoạt tính các chất điều hịa sinh trưởng thực vật nội sinh trong hạt khi thu
hoạch ............................................................................................................63
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến các yếu tố cấu
thành năng suất.............................................................................................65
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng suất thực
tế ...................................................................................................................66


1


MỞ ĐẦU
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhãn là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến ở nước ta. Có

rất nhiều giống nhãn như nhãn Long, nhãn Tiêu da bò, nhãn Lồng Hưng Yên, nhãn
Xuồng cơm vàng, ... (Trần Văn Hâu và cs, 2011).
Nhãn Tiêu da bò có nguồn gốc từ Huế được trồng tại đồng bằng sơng Cửu Long
hơn 20 năm qua với diện tích tăng nhanh từ năm 1992. Được trồng nhiều ở Tiền
Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Ðồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, ....
Nhãn Tiêu da bị có tên khác là Tiêu Huế, Tiêu da vàng, Tiêu đường, … là những
giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển
nhanh, năng suất cao (15 - 30 tấn/ha), trái (nặng 8 - 12 g) có cơm khá dày (chiếm 60 65%), hơi dai, ít nước, hạt hơi nhỏ, ngọt vừa, ít mùi thơm. Trái chín có vỏ màu vàng
nâu (da bị), trái đóng khít trên chùm và rất sai. Nhược điểm của giống là phải xử lý
(khoanh vỏ cành) để cây ra hoa (3 vụ/2 năm), cây chịu úng kém, dễ bị bọ rầy ăn lá non
và dễ bị sâu đục trái phá hoại (Viện cây ăn quả Miền Nam, 2009).
Việc chuyển đổi nhanh từ các giống nhãn có phẩm chất kém như giống nhãn
Long sang giống nhãn có phẩm chất cao như nhãn Tiêu da bị đã được các nhà vườn
tiến hành từ nhiều năm qua. Phương pháp sử dụng mắt ghép là giống nhãn Tiêu da bò
lên gốc ghép là gốc nhãn Long (giống cũ hạt to, cơm mỏng). Sau đó, các mắt ghép hay
nhánh chiết nhãn Tiêu da bò từ những vườn này lại tiếp tục được nhân nhánh ra những
vườn khác. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng trái
như phần cơm (thịt) trái mỏng hơn, hạt trong trái lớn hơn. Khuyết điểm này đã có ảnh
hưởng đến phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò hiện nay, đặc biệt là những vườn nhãn Tiêu
da bò được trồng ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long do đó việc tiến hành nghiên cứu
để khắc phục hiện tượng này là rất cần thiết (Bùi Thị Mỹ Hồng và cs, 2009).
Theo Mai Trần Ngọc Tiếng (1999), khi xử lý tạo trái nhãn hạt tiêu đã ghi nhận
trong quá trình thực hiện chương trình tạo phơi, có thụ tinh kép, có sự phát triển phôi



2
nhưng khơng phân hóa hồn chỉnh thành phơi ngun vẹn ở ngày 30. Vì phơi được cơ
lập trong hạt, bao bởi 2 lớp vỏ cứng khơng chịu sự kiểm sốt của ngoại yếu tố nên chỉ
có chất điều hịa sinh trưởng mới điều khiển chương trình tạo phơi một cách nhịp điệu
và cân xứng giữa các cơ quan.
Từ những lí do trên, đề tài “Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh truởng
thực vật đến sự giảm kích thước hạt nhãn Tiêu da bị” được chúng tơi thực hiện.
Qua đó tìm ra những chất điều hịa sinh trưởng thực vật có hiệu quả trong việc làm
giảm kích thước hạt và tăng phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò.
B.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng thực vật đến kích thước

hạt nhãn Tiêu da bị. Từ đó, xác định được chất điều hịa sinh trưởng thực vật và nồng
độ thích hợp làm giảm kích thước của hạt, tăng tỷ lệ phần ăn được trong trái.
C.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các tư liệu sách báo, những đề tài đã thực thi trước đó nhằm áp dụng

các kiến thức cần thiết vào đề tài.
- Theo dõi sự phát triển của trái nhãn Tiêu da bị ngồi tự nhiên.
- Giải phẫu quan sát phôi trong trái non và trái thu hoạch để tìm hiểu ảnh hưởng
của các chất điều hịa sinh trưởng thực vật lên phơi.
- Khảo nghiệm một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật làm giảm kích thước hạt
trên cây nhãn Tiêu da bị 6 năm tuổi tại Tiền Giang.
- Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến kích thước

hạt nhãn Tiêu da bị ngồi tự nhiên.
- Đo hoạt tính các chất điều hịa sinh trưởng thực vật nội sinh trong trái non và trái
khi thu hoạch.
- Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng suất trái
cây nhãn Tiêu da bò.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NHÃN TIÊU DA BÒ DIMOCARPUS
LONGAN LOUR.
1.1.1.

Phân loại và nguồn gốc

1.1.1.1. Phân loại thực vật
Hệ thống phân loại cây nhãn theo Hồng Thị Sản (2009):
Giới:

Thực vật (Plantae).

Ngành:

Hạt kín (Angiospermae).

Lớp:

Hai lá mầm (Dicotyledones).


Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae).
Bộ:

Bồ hòn (Sapindales).

Họ:

Bồ hòn (Sapindaceae).

Chi:

Nhãn (Dimocarpus).

Loài:

Dimocarpus longan Lour.

1.1.1.2. Nguồn gốc và các giống nhãn tại Tiền Giang
Nhãn cùng họ với cây vải, chôm chôm. Nhãn là cây á nhiệt đới và nhiệt đới.
Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Âm Hán Việt "long nhãn"
nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009).
Tiền Giang có các giống nhãn như:
- Nhãn Tiêu da bị: có nguồn gốc từ Huế. Nhãn Tiêu da bị có các giống như Tiêu
huế, Tiêu lá bầu, Tiêu đường, ... là giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có
nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 3 vụ/2
năm. Trái chín có màu da bị, cơm khá dày hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít thơm (hình
1.1).
- Nhãn Long: giống nhãn này dễ trồng, năng suất cao, 2 vụ/năm; nhưng phẩm chất
không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước, ...
- Nhãn Giồng da bò: trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có

phẩm chất tốt như cơm ráo, dày cơm, 1 vụ/năm, năng suất không cao.


4

Hình 1.1. Cây nhãn Tiêu da bị 6 năm tuổi đang cho trái (tháng 12/2013)
Ngồi ra cịn có các giống nhãn khác như nhãn Super, nhãn Hồng, nhãn Dona,
nhãn Hưng Yên, ... có phẩm chất tốt như dày cơm, hạt nhỏ nhưng diện tích trồng
khơng lớn (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009).
1.1.2.

Đặc điểm thực vật học, giá trị dinh dưỡng và kinh tế

1.1.2.1. Đặc điểm thực vật học của nhãn
Nhãn là cây thân gỗ, cao trung bình 6 - 7 m, tán trịn đều. Khi trồng bằng hạt, cây
có thân mọc thẳng hơn, vỏ thân sần sùi, ít khi trơn láng như cây vải. Cành non màu da
bò, láng (Đường Hồng Dật, 2000).
Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá mọc đối xứng hay so le, có cuống, có từ 4
- 9 cặp lá chét, xếp đối diện trên trục của lá, lá thon dài và hẹp, đuôi lá nhọn, phiến lá
phẳng, lá có màu xanh đậm (Trần Văn Hâu, 2008).
Trong một phát hoa nhãn có mang hoa lưỡng tính có chức năng đực, hoa lưỡng
tính có chức năng cái hoặc hoa lưỡng tính (hình 1.2).
- Hoa đực có đường kính 4 - 5 mm, năm cánh màu vàng nhạt, nhụy thối hóa, có 7

- 8 chỉ nhị và túi phấn (hình 1.3). Hoa nở 1 - 3 ngày thì tàn.


5

Hình 1.2. Phát hoa nhãn Tiêu da bị mang hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính

- Hoa cái có hình dáng và độ lớn giống hoa đực, 7 - 8 chỉ nhị (nhưng đã thối hóa),
hai bầu nhụy kết hợp làm một, ở giữa có một vịi nhụy khi thành thục đầu nhụy chẻ
làm đơi, cong lại (hình 1.3). Sau khi hoa cái nở, nhụy hoa tiết ra một loại dịch nước.
Sau thụ phấn thụ tinh 2 - 3 ngày cánh hoa héo, bầu hoa phát triển và có màu xanh.
- Hoa lưỡng tính, hình thái hoa giống hoa đực và hoa cái, nhị đực và nhụy cái của
hoa phát triển bình thường, bầu thượng có khả năng thụ phấn thụ tinh để phát triển
thành trái (hình 1.3).
Ngồi ra, cịn có hoa dị hình (một bộ phận nào đó của hoa phát triển khơng bình
thường) có đặc điểm như nhụy không tách, chỉ nhị không phát triển, túi phấn khơng
mở và khơng có khả năng thụ phấn. Trong sản xuất, hoa này khơng có ý nghĩa.
Hoa có hiện tượng chín khơng đồng nhất giữa nhị đực và nhụy cái. Hoa nhãn thụ
phấn chéo chủ yếu nhờ côn trùng như: ruồi, kiến, ong. Sự thụ phấn có hiệu quả tốt
nhất từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Sự đậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với
thời kỳ nở của hoa đực. Nhiệt độ thích hợp cho hoa nhãn nở là 20 - 27oC (Trần Văn
Hâu, 2008; Trần Thế Tục và cs, 1998).


6

Hình 1.3. Các loại hoa nhãn Tiêu da bị
Kích thước hạt thay đổi tùy theo giống, hạt tròn đen. Phần tể (nơi tiếp giáp của
hạt với cuống trái) nứt ra có màu trắng nên gọi là long nhãn. Tuy vậy, một số giống
khơng có đặc điểm này (Đường Hồng Dật, 2000). Tử diệp trong hạt màu trắng, có
nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn hạt cũng rất khác nhau giữa các giống, thường
từ 1,6 - 2,6 g, chiếm 17,3 - 42,9% trọng lượng trái. Có giống nhãn hạt rất bé, hầu như
khơng có hạt, do kết quả thụ tinh kém (Trần Thế Tục và cs, 1998).
Trái thuộc loại phì quả, đường kính 1 - 3 cm. Trái nhãn có màu xanh khi cịn non,
khi chín có màu vàng da bị. Trái có trọng lượng trung bình 10 g, vỏ mỏng, láng hay
dai. Trái có hình cầu, trịn dẹp, cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái hơi lõm.
Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống hơi xù xì màu vàng xám hay nâu nhạt.

Cơm khá dày (khoảng 60% trọng lượng trái), hơi dai, ngọt vừa, ráo nước (Trần Thế
Tục và cs, 1998). Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay đổi từ 15 - 25% khi
chín (Đường Hồng Dật, 2000) (hình 1.4).


7

Hình 1.4. Trái nhãn Tiêu da bị
1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
Giá trị dinh dưỡng
Theo tài liệu công bố của Prosea (1992), trong 100 g cơm nhãn có chứa 72,4 g
nước; 1 g protein; 0,5 g chất béo; 25,2 g carbohydrate; 0,4 g chất sợi; 0,5 g chất
khoáng; 2 mg Calci; 6 mg lân; 0,3 mg sắt; 28 IU vitamin A; 0,04 mg vitamin B1; 0,07
mg vitamin B2; 0,6 mg niacin (vitamin B3); 8 mg vitamin C và năng lượng trung bình
458 kJ/100 g.
Cơm nhãn được sử dụng để ăn tươi, đóng hộp, sấy khơ cả trái hoặc cơm để làm
long nhãn (nhãn nhục), sử dụng làm thuốc bổ, thuốc an thần điều trị chứng suy nhược
thần kinh, suy giảm trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt. Hạt nhãn có thể sử dụng như chất
gội đầu vì có chứa saponins, hạt và vỏ trái đều dùng làm thuốc trong đơng y (Hồng
Thị Sản, 2009).


8
Giá trị kinh tế
Cây nhãn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu của tổng cục
thống kê (2011), diện tích trồng nhãn 85.900ha với sản lượng 595.400 tấn, trong đó
các tỉnh Nam bộ diện tích trồng nhãn 44.600ha (chiếm 51,92%) với sản lượng 375.100
tấn (chiếm 63% sản lượng cả nước). Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cây
nhãn bị sụt giảm do đa số diện tích giống trồng chất lượng chưa cao, khó khăn trong
tiêu thụ, nhất là thị trường nhãn lớn nhất và dễ tính của nước ta là Trung Quốc đưa ra

những kiểm sốt nhập khẩu khó hơn. Đặc biệt, dịch bệnh chổi rồng gây hại nặng trên
cây nhãn Tiêu da bò làm sụt giảm nghiêm trọng về năng suất và sản lượng.
Kim ngạch xuất khẩu trái cây chính ngạch của Việt Nam ước đạt 260 triệu USD,
trong đó nhãn chiếm 15%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Châu Âu,
Mỹ, Thái Lan, Nhật và Hàn Quốc.
Để xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu nước ta đã thành
lập các tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
1.1.3.

Phương pháp tháp bo để nhân giống nhãn Tiêu da bò

Tháp bo là phương pháp đang được nông dân sử dụng để cải tạo những vườn
nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn Tiêu da bò hoặc nhãn Xuồng lên gốc nhãn Long, sau
khi xác định việc tháp bo đã thành cơng thì tiến hành cắt bỏ tồn bộ tán cây nhãn Long
phía trên chỗ tháp. Cây nhãn Long 1 - 2 năm tuổi thì có thể tháp trực tiếp lên gốc, cây
lớn hơn thì tháp lên cành, nhưng khơng nên tháp ở vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét,
gãy nhánh sau này. Đối với gốc nhãn già thì cưa gốc để cây mọc tược non, khi các
tược này già thì tháp bo lên được. Cành phát triển từ bo được tháp sẽ tăng trưởng
nhanh gấp 2 - 3 lần so với trồng bằng cây con (Phan Kim Hồng Phúc, 2000). Phương
pháp này đã được người trồng nhãn sử dụng nhiều nhất trong việc thay nhanh giống
nhãn Tiêu da bò năng suất cao lên giống nhãn Long đã được trồng lâu đời với năng
suất rất thấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giảm
phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò. Do ảnh hưởng của gốc ghép là gốc nhãn Long cho hạt
to nhiều nước lên mắt ghép là giống nhãn Tiêu da bò đã làm cho trái nhãn Tiêu do bò
đã trở nên hạt to và có nhiều nước.


9

1.1.4.


Đặc điểm tự nhiên của vùng trồng nhãn Tiêu da bị

Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đơng Bắc ĐBSCL cách thành phố Hồ Chí Minh 70
km, diện tích tự nhiên 2.481,77 km2 (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2008).
1.1.4.1. Đặc điểm thời tiết - khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và nhiệt đới gió
mùa nên nhiệt độ bình qn cao và nóng quanh năm. Khí hậu Tiền Giang chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5 (thường có hạn Bà
chằng vào tháng 7, tháng 8). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28oC. Tiền Giang
nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.437 mm/năm ở Mỹ Tho, Gị Cơng
1.191 mm/năm, phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đơng. Độ ẩm trung
bình 78,4%.
Với đặc điểm thời tiết và khí hậu như trên thì tỉnh Tiền Giang thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng (Cục Thống
kê tỉnh Tiền Giang, 2008).
1.1.4.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh 248.177 ha, có các loại đất: đất phù sa, đất mặn,
đất phèn, đất cát giồng. Trong đó, nhóm đất phù sa chiếm ưu thế (54,9% tổng diện tích
tự nhiên) gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho
và một phần huyện Gị Cơng Tây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nơng nghiệp. Nhãn có
tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm ở
Cái Bè đến vùng nhiễm mặn ở Gị Cơng. Tuy nhiên, đất trồng nhãn thích hợp nhất là
đất cát, cát pha, đất cồn và phù sa ven sông (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2008).
1.1.5.

Điều kiện canh tác và chăm sóc nhãn Tiêu da bị

1.1.5.1. Chuẩn bị đất trồng
Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây.

Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong
mùa mưa lũ. Do đất ở ĐBSCL thấp nên trồng cây ăn trái phải đào mương, lên liếp.
Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, liếp rộng hay hẹp. Thường liếp


10
rộng 8 m, mương rộng 3 - 4 m, sâu 1 - 2 m (Phan Kim Hồng Phúc, 2000; Trần Văn
Hâu, 2008).
1.1.5.2. Khoảng cách
Nhãn Tiêu da bò thường được trồng hàng cách hàng 8 - 10 m, cây cách cây 5 m.
Mười năm sau, tỉa thưa bỏ bớt một cây trên hàng (Phan Kim Hồng Phúc, 2000; Trần
Văn Hâu, 2008).
1.1.5.3. Chăm sóc
Các biện pháp chăm sóc như đắp mơ, bồi liếp, bón phân, tỉa cành, tưới tiêu,
phịng trừ sâu bệnh hại được thực hiện theo kinh nghiệm của nhà vườn. Cụ thể sau mỗi
vụ thu hoạch trái nhà vườn thường tiến hành các biện pháp:
Tỉa cành: Sau thu hoạch, cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che
khuất trong tán cây, cành vượt, ... đồng thời bấm tỉa những cành vừa được thu trái để
giúp cây ra tược non đồng loạt.
Tưới tiêu: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra
hoa, kết quả tốt. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống bờ bao vững
chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.
Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón
phân khác nhau. Ngồi ra, để cây mau hồi phục sau thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng
loạt, tăng độ lớn của trái cần phun thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix,
AC, Agrostim, ... cách nhau 15 - 20 ngày/lần.
Xử lý ra hoa: Trước khi xử lý ra hoa, tiến hành cắt bớt đọt của cành cũ đồng thời
nên xới xáo đất, bón phân cho cây (tăng đạm, lân và Kali). Khi cơi đọt có màu xanh lá
lụa thì tiến hành khoanh vỏ các cành định cho ra hoa (trước khi khoanh vỏ khơng nên
bón thêm phân, nhất là phân đạm vì như vậy sẽ làm cho cây ra lá nhiều hơn ra hoa).

Sau khi khoanh vỏ 10 ngày phun thêm KNO3 với liều lượng 100 g/10 l nước giúp hoa
ra đồng loạt, 20 - 25 ngày sau phun thêm thuốc tăng đậu trái giúp chùm bơng dài hơn,
số hoa lưỡng tính nhiều hơn.
Phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây: Phòng trừ sâu bệnh hại cây bằng cách phun
thuốc Dipterex 0,3%, Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc Trebon 0,15 – 0,2% (đối với bọ xít),


11
Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% (đối với sâu tiện vỏ), Sherpa 0,1 – 0,2%, sunpracide
0,2% (đối với rệp hại hoa, quả non), Ridomil Mz 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,05%
hoặc hỗn hợp hai loại thuốc Ridomil và Anvil với nồng độ 0,03% (đối với bệnh sương
mai), Zineb 0,4%, Viben 0,3%, Score 0,05% hoặc Daconil 0,3% (đối với bệnh xém
mép lá), ... (Trần Thế Tục, 1998).
1.2. ĐỊNH NGHĨA HẠT VÀ TRÁI
1.2.1.

Định nghĩa hạt

Hạt được phát triển từ nỗn, vì vậy có thể xem hạt là nỗn đã chín. Trong hạt
trưởng thành, phơi được bảo vệ bởi vỏ hạt bao quanh và được cung cấp bởi chất dinh
dưỡng dự trữ (Nguyễn Bá, 2007; Hoàng Thị Sản, 2001; Mai Trần Ngọc Tiếng, 1999).
Theo Hoàng Thị Sản (2009) hạt nhãn thuộc loại hạt khơng có nội nhũ (phơi nhũ),
hạt chỉ có vỏ và phơi (hình 1.5).

Hình 1.5. Cấu tạo của hạt
Hình dạng ngồi của hạt đậu (1: Vết tích của lỗ nỗn; 2: Rốn hạt; 3: Sống

A.

noãn; 4: Lá mầm; 5: Rễ mầm; 6: Thân mầm; 7: Chồi mầm với lá đầu tiên)

Sơ đồ hạt cắt dọc (1a và 2a: Hạt có nội nhũ; 3b và 4b: Hạt không nội nhũ; 1a

B.

và 3b: Hạt của cây Hai lá mầm; 2a và 4b: Hạt của cây Một lá mầm (v: Vỏ hạt; n: Nội
nhũ; l: Lá mầm; ch: Chồi mầm; t: Trụ dưới lá mầm; r: rễ mầm) (Hồng Thị Sản,
2001)
1.2.2.

Định nghĩa trái

Có nhiều định nghĩa khác nhau về trái (quả):
- Trái là phần ăn được, là phần bao quanh hạt hoặc là chính hạt (trái khơ).
- Trái là kết quả biến đổi của bầu noãn. Trái bao gồm cả hạt và vỏ trái. Đây là định
nghĩa được dùng trong luận văn.


×