Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nhận xét về thái ấp, điền trang thời Trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.35 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI:
NHẬN XÉT: CHƯƠNG II : THÁI ẤP - ĐIỀN TRANG THỜI TRẦN
(THẾ KỈ XIII – XIV)
Như chúng ta biết rằng, triều Trần là “một trong những triều đại rất
đẹp” của Nhà nước quân chủ Việt Nam. Triều Trần đã đi vào lịch sử dân
tộc với những đặc điểm riêng, đặc biệt so với các triều đại phong kiến
trước kia. Đồng thời, triều Trần để lại cho dân tộc Việt Nam những thành
tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội, là
niềm tự hào muôn đời của con dân Việt.
Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về vương triều này rất được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Và đã có rất nhiều tác giả với nhiều cơng trình
nghiên cứu với nhiều qui mô khác nhau, gắn với những cái tên của các
nhà sử học nổi tiếng như: GS. Hà Văn Tấn, GS. Trần Quốc Vượng, GS.
Trương Hữu Quýnh…và những nhà nghiên cứu địa phương. Tuy nhiên,
hiện nay một trong những người được coi là chuyên gia nghiên cứu về
vương triều Trần phải kể đến là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi. Với sự
tìm tịi nghiên cứu từ thơng sử đến điền dã, phác thảo sơ đồ, những cơng
trình nghiên cứu đó đã tái hiện lại phần nào đời sống kinh tế - xã hội của
vương triều Trần. Qua nhữn nghiên cứu đó, chúng ta thấy được nhà Trần
rất quan tâm tới việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhất là về
đời sống kinh tế, cơ sở cho tất cả mọi thời đại phát triển, nhà Trần cũng
rất quan tâm.
Về kinh tế, vấn đề ruộng đất đối với một nước nơng nghiệp mà nói
đó là vấn đề rất quan trọng, làm tốt vấn đề này khơng những kích thích
sản xuất phát triển mà còn đảm bảo được sự ổn định xã hội và an ninh
quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, đối với những vùng ven
biển, biên giới bị hoang hóa, hay những vùng trọng yếu được nhà Trần
quan tâm và giao cho các vương hầu, quí tộc làm thái ấp hay chiêu mộ
dân nghèo để khai hoang lập điền trang. Tuy cùng là ruộng phân phong
nhưng cũng có những điểm khác biệt.



Trong quyển “Thái ấp – điền trang thời Trần (thế kỉ XIII – XIV)”
mà PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi viết ra đã bố cục thành 3 chương:
- Chương I: Những điều kiện, tiền đề hình thành thái ấp – điền
trang thời Trần. Trong đó, tác giả có nói đến bối cảnh sinh thái và bối
cảnh lịch sử của Đại Việt thế kỉ XIII – XIV, để thấy được tại sao triều
Trần lại hình thành và phát triển hình thức ruộng đất này.
- Chương II: Diện mạo thái ấp – điền trang thời Trần. Trong đó, tác
giả nói đến khái niệm thái ấp – điền trang từ các sách Hán ngữ, Hán - Việt
từ điển đến các khái niệm được hiểu nôm na để thấy được sự khác nhau
giữa thái ấp – điền trang của Trung Hoa - Đại Việt và ngay giữa hai khái
niệm này, nhất là dưới thời Trần. Sau đó nêu lên diện mạo một số thái ấp
– điền trang dưới thời Trần và khái quát và so sánh về mơ hình này. Qua
đó, làm tái hiện lại một phần nào tình hình đất nước Đại Việt thời đó qua
các hình thức này, cho dù cứ liệu chưa hoàn toàn đầy đủ.
- Chương III: Nhận định chung về thái ấp – điền trang thời Trần.
Chương này, đưa ra những nhận định chung của tác giả về vấn đề ruộng
đất dưới thời Trần; về lực lượng sản xuất trong thái ấp - điền trang; về vị
trí và vai trị quân sự của thái ấp - điền trang; đồng thời nêu lên ảnh
hưởng, tác động của chế độ này đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Đại Việt.
Chương II là chương chính giải đáp những thắc mắc của đề tài,
với tiêu đề là “Diện mạo thái ấp – điền trang thời Trần”, PGS.TS Nguyễn
Thị Phương Chi đã đưa ra một cách đầy đủ những cơ sở lí luận và thực
trạng của diện mạo điền trang - thái ấp thời Trần, đồng thời khái qt lại
mơ hình thái ấp - điền trang để nêu ra những điểm giống và khác nhau
của chế độ này. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế không đáng kể.
Về bố cục, chương II được chia thành 3 phần hợp lí:
1. Thái ấp – điền trang thời Trần
a. Khái niệm về thái ấp

b. Khái niệm về điền trang
c. Tình hình thái ấp – điền trang thời Trần
- Tình hình thái ấp
- Tình hình điền trang


2. Diện mạo một số thái ấp - điền trang thời Trần: có khoảng 12 thái
ấp, 12 điền trang của các vương hầu, q tộc tơn thất nhà Trần, được biết
qua sử sách và qua sử liệu địa phương, và được tác giả hệ thống lại.
3. Khái qt mơ hình thái ấp – điền trang thời Trần: nêu lên điểm
giống và khác nhau giữa điền trang và thái ấp.
Về nội dung:
1. Thái ấp – điền trang thời Trần:
Đầu tiên, tác giả nêu lên khái niệm “thái ấp”, “điền trang”, giải
thích từ các triết tự Hán ngữ từ điển và Hán - Việt từ điển, từ các bộ sách
sử của Trung Quốc và Việt Nam để thấy được nguồn gốc và sự khác nhau
của thái ấp – điền trang hai nước, đồng thời giữa hai khái niệm.
Đối với thái ấp: là loại ruộng đất phân phong, là chế độ đặc biệt
của thời Trần, là cơ sở kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở kinh tế, xã
hội cho chính quyền nhà Trần. Đối tượng được phong cấp thái ấp là các
vương hầu, q tộc tơn thất, các tướng lĩnh được ban quốc tính có cơng
đánh giặc. Tất cả đất đai này đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước,
người được phân chỉ có quyền chiếm hữu mà khơng có quyền sở hữu.
Nhà nước có thể ra lệnh tịch thu thái ấp của người này để sung công của
người này để sung cơng nếu người đó mắc tội.
Do vậy, chúng ta thấy được nguồn gốc của thái ấp là ruộng được
phân phong, lấy từ ruộng đất công làng xã hay là đất hoang do Nhà nước
quản lí. Đối với loại ruộng này, người được phong chỉ có quyền thu tơ
thuế, bắt lao dịch và hoa lợi trên toàn bộ ruộng đất đó thuộc về quyền sở
hữu của chủ thái ấp. Tuy nhiên, ruộng đất không được truyền cho con

cháu và không có quyền mua bán, thậm chí mắc tội bị tịch thu sung công.
Đối với điền trang: qua sự so sánh tương tự, cùng với nội dung
của “Chiếu” ban hành 1266 mà vua Trần ban ra, chúng ta thấy được
nguồn gốc của điền trang là loại ruộng đất khẩn hoang, và cũng là loại đất
dành riêng cho quí tộc Trần. Đối tượng được sở hữu điền trang là các
vương hầu, quí tộc, cơng chúa, phị mã, cung tần.




×