BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: Luật Thương mại quốc tế
ĐỀ BÀI: 05
Chỉ ra các tiêu chí để phân biệt một biện pháp tác động
thương mại thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT
hay SPS của WTO. Lấy ví dụ về các tranh chấp cụ thể của
WTO để làm rõ sự khác biệt đó
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NHĨM
:
:
:
:
Hà Thị Hồi Linh
432201
N06 – TL3
01
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................................1
1. Khái quát về Hiệp định TBT và Hiệp định SPS của WTO.................................................1
2. Các tiêu chí để phân biệt một biện pháp tác động thương mại thuộc phạm vi áp dụng của
Hiệp định TBT hay Hiệp định SPS của WTO..............................................................................1
2.1. Về đối tượng áp dụng.......................................................................................................1
2.2. Về cách thức áp dụng.......................................................................................................2
2.2.1. Bằng chứng khoa học....................................................................................................2
2.2.2. Áp dụng nguyên tắc MFN.............................................................................................2
2.2.3. Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế..................................................................................2
2.2.4. Các biện pháp tạm thời..................................................................................................3
3. Phân tích các tranh chấp cụ thể của WTO để làm rõ sự khác biệt giữa biện pháp tác động
thương mại thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT với biện pháp tác động thuộc phạm vi
áp dụng của Hiệp định SPS...........................................................................................................3
3.1. Khái quát về các vụ tranh chấp........................................................................................3
3.2. Kết luận rút ra từ các vụ tranh chấp.................................................................................5
KẾT LUẬN.............................................................................................................................5
MỞ ĐẦU
Việc phân biệt khi nào một biện pháp là TBT hay SPS là rất quan trọng đối với doanh
nghiệp vì mỗi loại biện pháp sẽ chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc và quy định riêng của
WTO. Để phục vụ yêu cầu trên, em xin chọn đề tài số 05: “Chỉ ra các tiêu chí để phân biệt
một biện pháp tác động thương mại thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT hay SPS của
WTO. Lấy ví dụ về các tranh chấp cụ thể của WTO để làm rõ sự khác biệt đó.”
NỘI DUNG
1. Khái quát về Hiệp định TBT và Hiệp định SPS của WTO
Hiệp định TBT và Hiệp định SPS của WTO là hai hiệp định quy định về những quy tắc về
rào cản kỹ thuật trong WTO. Hiệp định TBT điều chỉnh về các rào cản kĩ thuật đối với thương
mại nói chung cịn Hiệp định SPS điều chỉnh về một loại rào cản riêng biệt, đó là các biện
pháp kiểm dịch động thực vật. Hai hiệp định này, bản thân nó khơng cấm việc áp dụng các rào
cản kĩ thuật đối với thương mại. Thay vào đó, chúng đặt ra các điều kiện cho việc áp dụng các
rào cản đó.1 Tuy nhiên vì cả 2 Hiệp định TBT và SPS đều nhằm mục đích ngăn chặn các rào
cản thương mại khơng cơng bằng nên đơi khi một sản phẩm nhập khẩu có thể áp dụng cả quy
định kỹ thuật theo điều Hiệp định TBT lẫn biện pháp vệ sinh dịch tễ theo Hiệp định SPS, để
phân biện được hai loại biện pháp tác động thương mại này, cần xem xét các tiêu chí riêng,
xuất phát từ mục đích và tính chất của biện pháp. Các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ
thể là bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, vật nuôi, động vật thông qua việc đảm bảo vệ
sinh thực phẩm và ngăn chặn dịch bệnh (Điều 1 – phụ lục A Hiệp định SPS). Trong khi các
biện pháp TBT hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau (các yêu cầu về an ninh quốc
gia; ngăn ngừa các hành vi lừa đảo; bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn cho con người, cuộc sống
và sức khoẻ cho động-thực vật; bảo vệ mơi trường).2
2. Các tiêu chí để phân biệt một biện pháp tác động thương mại thuộc phạm vi áp
dụng của Hiệp định TBT hay Hiệp định SPS của WTO
2.1. Về đối tượng áp dụng
Phạm vi áp dụng của các biện pháp TBT rộng hơn các biện pháp SPS. Hiệp định SPS áp
dụng trên cơ sở tất cả các biện pháp mà mỗi nước thành viên WTO sử dụng để bảo vệ đời
sống hay sức khỏe con người và động thực vật trong lãnh thổ của nước mình khỏi các rủi ro,
bao gồm: nguồn gốc các rủi ro tới đời sống hay sức khỏe động vật: sự xâm nhập, hình thành
hay lan truyền của sâu hại (gồm cả cỏ dại), bệnh hại, sinh vật truyền bệnh hoặc gây bệnh; cũng
như các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm (gồm dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y và chất ngoại
dư), các độc tố, hay sinh vật gây bệnh trong thức ăn chăn nuôi; nguồn gốc các rủi ro tới đời
sống hay sức khoẻ thực vật: sự xâm nhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại (gồm cả cỏ
dại), bệnh hại, sinh vật truyền bệnh hoặc gây bệnh; nguồn gốc của các rủi ro tới đời sống và
1
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế song ngữ, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
Để thực hiện được mục tiêu của mình, Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực
vật và cho phép các quốc gia tự thiết lập tiêu chuẩn riêng của mình. Hiệp định TBT quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng 03
loại biện pháp kỹ thuật gồm các quy định kỹ thuật (những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc), tiêu chuẩn kỹ thuật (các yêu cầu kỹ
thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng khơng có giá trị áp dụng bắt buộc) và quy trình đánh giá sự phù hợp.
2
sức khỏe con người bắt nguồn từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hay sinh vật gây
bệnh trong thức ăn hay đồ uống; các bệnh lan truyền qua động vật, thực vật hoặc các sản phẩm
của chúng; hoặc sự xâm nhập, hình thành hay lan truyền của sâu hại.
Các biện pháp TBT có thể bao gồm bất kỳ nội dung nào, từ an toàn xe hơi đến các thiết bị
tiết kiệm năng lượng, đến hình dạng của hộp thực phẩm, áp dụng cho tất cả các sản phẩm 3,
nông nghiệp và công nghiệp.4 Liên quan đến sức khỏe con người, các biện pháp TBT có thể
bao gồm các hạn chế về dược phẩm hoặc ghi nhãn thuốc lá. Hầu hết các biện pháp liên quan
đến kiểm soát dịch bệnh ở người đều tuân theo Hiệp định TBT, trừ khi các biện pháp đó liên
quan đến các bệnh lây truyền từ thực vật hoặc động vật (chẳng hạn như bệnh dại). Về thực
phẩm, các yêu cầu về nhãn mác, công bố và các mối quan tâm về dinh dưỡng, các quy định về
chất lượng và đóng gói thường không được coi là các biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch động
thực vật và do đó thường phải tuân theo Hiệp định TBT. Mặt khác, các quy định về vi sinh vật
có hại trong thực phẩm, hoặc đặt mức dư lượng thuốc trừ sâu hoặc thuốc thú y cho phép, hoặc
xác định các chất phụ gia thực phẩm được phép, thuộc Hiệp định SPS. Một số yêu cầu về
đóng gói và ghi nhãn, nếu liên quan trực tiếp đến sự an toàn của thực phẩm, cũng phải tuân
theo Hiệp định SPS.5
2.2. Về cách thức áp dụng
2.2.1. Bằng chứng khoa học
Trong Hiệp định TBT, việc sử dụng bằng chứng khoa học sẽ phụ thuộc vào mục tiêu mà
các quy định kỹ thuật được thông qua, các biện pháp TBT có thể được áp dụng và duy trì
khơng dựa vào bằng chứng khoa học như các biện pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng chống
lại các hành vi lừa đảo hoặc trường hợp an ninh quốc gia. Trong khi theo Hiệp định SPS, các
biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật phải đáp ứng đủ các yêu cầu về bằng
chứng khoa học, không được phép tồn tại '‘khơng có đầy đủ các bằng chứng khoa học” (Điều
2.2 SPS), trừ trường hợp áp dụng biện pháp tạm thời.
2.2.2. Áp dụng nguyên tắc MFN
Hiệp định TBT quy định các quy định kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm phải được áp dụng
trên cơ sở MFN đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nguồn (Điều 2.1 TBT). Đối với Hiệp
định SPS, các biện pháp có mục đích ngăn ngừa việc xâm nhập của các loại dịch và sâu bệnh
gây ra bởi động thực vật vào các nước Thành viên sẽ được phép không áp dụng nguyên tắc
MFN. Các biện pháp SPS nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở
MFN.
2.2.3. Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế
Trong Hiệp định SPS, việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế là bắt buộc, chỉ trừ trường hợp
lựa chọn một biện pháp khác có mức độ bảo vệ cao hơn được chứng minh một cách khoa học
và dựa trên đánh giá rủi ro có thể xảy ra, lý do duy nhất cho việc không sử dụng các tiêu chuẩn
3
Michael Blakeney, “SPS and TBT Agreements”.
Tuy nhiên, các quy định của Hiệp định TBT không áp dụng cho các biện pháp kiểm dịch động-thực vật.
5
WTO, "The WTO Agreements Series: Sanitary and Phytosanitary Measures",
(Tham khảo ngày 1/4/2021)
4
như vậy về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe động vật/thực vật là các luận cứ khoa học
xuất phát từ việc đánh giá các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn (Điều 3.3 SPS). Điều này khác biệt với
biện pháp TBT khi các thành viên có thể đặt ra các biện pháp TBT sai lệch so với các tiêu
chuẩn quốc tế vì các lý do như cách thức tiêu chuẩn quốc tế không hiệu quả hoặc không phù
hợp cho việc thực hiện các mục tiêu hợp pháp của mình (Điều 2.4 TBT).
2.2.4. Các biện pháp tạm thời
Hiệp định SPS cho phép các nước áp dụng các biện pháp SPS trên cơ sở tạm thời như một
biện pháp đề phịng khi có lan truyền dịch bệnh nhưng khơng có đủ bằng chứng khoa học
(Điều 5.7 SPS). Hiệp định TBT khơng có bất kỳ điều khoản nào về biện pháp tạm thời.
3. Phân tích các tranh chấp cụ thể của WTO để làm rõ sự khác biệt giữa biện pháp
tác động thương mại thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT với biện pháp tác động
thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định SPS
3.1. Khái quát về các vụ tranh chấp
* Vụ tranh chấp “Cá ngừ - Cá heo” giữa Mexico và Hoa Kỳ6
Đây là vụ tranh chấp liên quan đến biện pháp dãn nhãn của Hoa Kỳ đối với sản phẩm cá
ngừ nhập khẩu của Mexico. Cơ quan GQTC của WTO đã giải quyết vụ kiện như sau 7:
- Về việc xác định biện pháp dán nhãn “An tồn cho cá heo” lên sản phẩm cá ngừ có phải
là “quy định kỹ thuật”: ban hội thẩm cho rằng biện pháp của Hoa Kỳ là các quy định kỹ thuật
theo Hiệp định TBT vì các quy định này chỉ định và áp đặt các điều kiện mà một sản phẩm có
thể được dãn nhãn an tồn với cá heo và các quy định này cấm việc ghi nhãn có thông tin về
cá heo nếu các điều kiện được quy định không được đáp ứng;
- Về việc xác định sự phân biệt đối xử trong biện pháp dán nhãn: cơ quan phúc phẩm cho
rằng Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp trên một cách không công bằng khi chỉ áp dụng các quy
định dán nhãn “An toàn cho cá heo” khắt khe với sản phẩm cá ngừ đánh bắt tại vùng ETP,
nhưng rất lỏng lẻo với quy định dán nhãn sản phẩm cá ngừ được đánh bắt ngoài khu vực này,
cho thấy rằng quy định dán nhãn đã tạo ra sự phân biệt đối xử đối với sản phẩm cá ngừ
Mexico và trái với quy định tại Điều 2.1 Hiệp định TBT;
- Về việc xác định biện pháp dán nhãn của Hoa Kỳ có tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: Ban hội
thẩm cho rằng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại AIDCP là tiêu chuẩn quốc tế, Hoa Kỳ đã khơng
sử dụng tiêu chuẩn quốc tế có liên quan làm cơ sở cho quy định dãn nhãn của mình. Tuy
nhiên, tiêu chuẩn của Hoa Kỳ bảo vệ cá heo trong vùng biển ETP tốt hơn tiêu chuẩn của
6
Tóm tắt vụ tranh chấp: Năm 1999, Mexico và Hoa Kỳ đã ký hiệp định về chương trình Bảo tồn Cá heo Quốc tế (AIDCP) nhằm mục đích
cung cấp một chương trình bảo vệ cá heo trong vùng biển Đơng Thái Bình Dương và hướng dẫn được dán nhãn đối với các sản phẩm cá ngừ
được đánh bắt ở vùng biển này. Tiêu chuẩn kỹ thuật của Hiệp định AIDCP không chặt chẽ bằng tiêu chuẩn của DPCIA – cụ thể, hiệp định
AIDCP chỉ u cầu việc chứng minh yếu tố “khơng có tác động tiêu cực đáng kể”. Về vấn đề này, năm 2002 Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã khuyến
nghị tiêu chuẩn “khơng có tác động tiêu cực đáng kể” là đủ để đáp ứng các mục tiêu của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ môi trường sống của cá heo.
Tuy nhiên tòa liên bang khu vực 9 của Hoa đã bác các khuyến nghị của bộ thương mại Hoa Kỳ. Vì vậy, kể từ năm 2009 Hoa Kỳ đã khơng áp
dụng các tiêu chuẩn dán nhãn theo quy định tại AIDCP. Thay vào đó, nước này áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể hơn của DPCIA. Các doanh
nghiệp làm đồ hộp và các nhà phân phối Hoa Kỳ đã chuyển sang mua các sản phẩm có dán nhãn “An tồn cho cá heo”, qua đó hồn tồn ngăn
cản khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ của sản phẩm cá ngữ Mexico. Mexico sau đó đã khiếu nại các biện pháp của Hoa Kỳ bao gồm: (i) nội
dung của DPCIA, (ii) việc áp dung các quy định của DPCIA trong quy trình dán nhãn; (iii) quyết định của Tịa liên bang Hoa Kỳ về hủy bỏ
quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
7
Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Lan Hương , “Vấn đề bảo vệ môt trường và hiệp định TBT trong khuôn khổ WTO qua vụ tranh chấp Hoa
Kỳ - cá ngừ II” , tạp chí Khoa học pháp lý (3/2013), tr. 63 - 72.
AIDCP do đó nó được xem là hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu mà Hoa Kỳ theo đuổi. Lập
luận của Ban hội thẩm đã bị bác bỏ bởi Cơ quan phúc thẩm vì Cơ quan phúc thẩm cho rằng
AIDCP khơng phải là tiêu chuẩn quốc tế vì khơng đáp ứng các điề kiện tại Mục 4 Phụ lục 1,
Hiệp định TBT và Quyết định của Ủy ban TBT.
* Vụ tranh chấp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ về xuất khẩu táo8
Đây là vụ tranh chấp liên quan đến việc cấm nhập khẩu táo từ các vườn có xuất hiện hiện
tượng bạc cháy lá dưới hình thức áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực phẩm, yêu cầu các
vườn xuất khẩu phải được kiểm tra 3 lần 1 năm để phát hiện bệnh và các vườn không đáp ứng
yêu cầu phải được phát hiện trong vòng 500 mét khu vực xung quanh vườn của Nhật Bản,
CQGQTC đã đưa ra những kết luận sau9:
- Nhật Bản bằng cách duy trì các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với táo nhập khẩu từ
Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 2.2 của Hiệp định SPS là khơng duy trì các biện pháp kiểm dịch thực
vật "mà khơng có đủ bằng chứng khoa học". Nhật Bản đã khơng có bằng chứng cho thấy táo
xuất khẩu từ Hoa Kỳ có triệu chứng truyền bệnh bạc lá cháy đến Nhật Bản. Ngược lại, các
bằng chứng khoa học của Hoa Kỳ cho thấy một khi đã trưởng thành, táo khơng có triệu chứng
lây truyền bệnh. Do đó, khơng có bằng chứng để Nhật Bản duy trì việc kiểm dịch.
- Những biện pháp kiểm dịch thực vật của Nhật Bản cũng không phải là những biện pháp
tạm thời hợp lý vì các biện pháp này kèm theo nhiều hơn điều kiện cần thiết để duy trì mức độ
an toàn của Nhật Bản.10 (theo Điều 5.7 của Hiệp định SPS)
- Các biện pháp kiểm dịch thực vật không phải là dựa trên đánh giá rủi ro trong ý nghĩa
của Điều 5.1 của Hiệp định SPS. Phân tích nguy cơ dịch hại cây trồng năm 1999 của Nhật Bản
không đưa ra bất kỳ bằng chứng hay phân tích nào về khả năng dịch bạc lá cháy có thể truyền
qua táo. Theo đó, phân tích này chỉ kết luận “Khơng thể phủ nhận rằng bệnh bạc lá có thể
truyền qua táo tươi”. Vì vậy khơng có nền tảng khoa học cho thấy táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ có
nguy cơ rủi ro. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu nguy cơ do côn trùng gây ra của Nhật Bản
không xác định được hiệu quả của các biện pháp SPS áp dụng trong việc giảm thiểu mối nguy
dịch bệnh.11
3.2. Kết luận rút ra từ các vụ tranh chấp
Qua từng vụ tranh chấp riêng biệt về việc áp dụng biện pháp SPS và TBT, có thể thấy hai
loại biện pháp này có những khác biệt như sau:
8
Tóm tắt vụ tranh chấp: Kể từ năm 1994, Nhật Bản đã áp dụng các hạn chế về kiểm dịch táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Nhật Bản để ngăn
ngừa bệnh bạc lá cháy. Bất chấp các cuộc đàm phán song phương với các nhà khoa học của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào tháng 10
năm 2001, Nhật Bản đã từ chối thay đổi hạn chế nhập khẩu táo từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng tìm một giải pháp mang tính khoa học để giải
quyết vấn đề này. Không may, Nhật Bản từ chối thay đổi sự hạn chế nhập khẩu, bất chấp các bằng chứng khoa học về sự an toàn của táo nhập
khẩu từ Hoa Kỳ. Việc Nhật Bản áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu táo từ Hoa Kỳ làm cho doanh thu từ táo xuất khẩu sang Nhật Bản suy
giảm. Ngày 01/03/2002, Hoa Kỳ gửi đơn yêu cầu tham vấn với Nhật Bản về việc Nhật Bản áp dụng các biện pháp hạn chế táo nhập khẩu từ Hoa
Kỳ. Trong đó, Hoa Kỳ cáo buộc các biện pháp của Nhật Bản là không phù hợp với Điều 2.2, 2.3, 5.1, 5.2, 5.3, 5.6, 6.1, 6.2 và 7 và Phụ lục B của
Hiệp định SPS.
9
Ngô Thị Minh Phương (2015), “Nghiên cứu việc áp dụng Hiệp định SPS vào giải quyết tranh chấp liên quan đến vụ SD245 giữa Nhật
Bản và Hoa Kỳ và bài học rúi ra cho Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành: Thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương.
10
Các biện pháp thay thế của Nhật Bản bao gồm: chỉ nhập khẩu những trái táo chín khơng có dấu hiệu bệnh từ Washington hoặc Oregon,
quả khơng có triệu chứng phải được thu hoạch cách một cây bị bệnh 10 mét và phải được xử lý bằng chlorine.
11
Theo Cơ quan phúc thẩm, một đợt đánh giá rủi ro mà chỉ ra “các biện pháp mà không đánh giá hay lường trước đầy đủ hiệu quả của họ
trong việc giảm thiểu nguy cơ dịch hại” thì khơng “đạt đượt u cầu thứ ba” cho một đợt đánh giá rủi ro.
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng, từ hai vụ tranh chấp trên đã cho thấy phạm vi áp dụng của
biện pháp TBT và SPS có sự khác biệt, nếu trong vụ tranh chấp “Cá ngừ - cá heo”, biện pháp
dán nhãn của Hoa Kỳ nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của cá heo và rộng hơn là
bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Trong khi các biện pháp của Nhật Bản trong vụ tranh chấp
xuất khẩu táo hướng tới việc ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe con người từ những nguy
cơ qua đường thực phẩm.
Thứ hai, về việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, trong vụ tranh chấp “Cá ngừ - cá heo”,
mặc dù Hoa Kỳ đã không tuân theo tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho quy định dán nhãn của
mình theo lập luận của Ban hội thẩm 12 nhưng quy định dãn nhãn của Hoa Kỳ vẫn không bị cho
là vi phạm Hiệp định TBT vì tiêu chuẩn của Hoa Kỳ bảo vệ cá heo trong vùng biển ETP tốt
hơn tiêu chuẩn của AIDCP do đó nó được xem là hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu mà Hoa
Kỳ theo đuổi. Điều này có sự khác biệt rõ ràng với việc áp dụng biện pháp SPS trong vụ tranh
chấp về xuất khẩu táo giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, việc không tuân theo tiêu chuẩn quốc tế của
Nhật Bản bị coi là vi phạm Hiệp định SPS vì Nhật Bản không đưa ra được cơ sở khoa học xác
đáng về việc tiêu chuẩn của Nhật Bản cao hơn tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, về việc áp dụng dựa trên bằng chứng khoa học, một biện pháp SPS chỉ được áp
dụng nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về bằng chứng khoa học hợp lý và khách quan, trong vụ
tranh chấp về xuất khẩu táo giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, các biện pháp hạn chế đối với táo nhập
khẩu từ Hoa Kỳ của Nhật Bản đều bị coi là vi phạm Hiệp định SPS vì khơng có đủ bằng
chứng khoa học cho thấy táo xuất khẩu từ Hoa Kỳ có triệu chứng truyền bệnh bạc lá cháy đến
Nhật Bản. Vấn đề về bằng chứng khoa học liên quan đến Hiệp định SPS luôn luôn là vấn đề
phức tạp, đòi hỏi quốc gia muốn áp dụng biện pháp SPS phải chứng minh rõ ràng và cụ thể.
Tương tự, trong vụ tranh chấp “Cá ngừ - cá heo”, vì mục tiêu bảo vệ môi trường nên các biện
pháp của Hiệp định AIDCP và DPCIA đều phải dựa trên bằng chứng khoa học để cho thấy nó
bảo vệ được cá heo. Mục đích của yêu cầu “phải dựa trên bằng chứng khoa học” nhằm tránh
những rào cản thương mại không cần thiết đối với các biện pháp bảo vệ cuộc sống, sức khỏe
động – thực vật. Tuy nhiên, vì phạm vi áp dụng rộng hơn nên một số biện pháp TBT khơng
cần căn cứ khoa học vì có thể khơng liên quan đến mục tiêu của quy định nhằm chống lại các
hành vi man trá hay do nguyên nhân quốc gia.
Thứ tư, về biện pháp tạm thời, nếu khơng có đủ bằng chứng, SPS cho phép các nước áp
dụng các biện pháp SPS trên cơ sở tạm thời như một biện pháp phòng ngừa, trong vụ tranh
chấp về xuất khẩu táo, Nhật Bản đã cho rằng những biện pháp kiểm dịch của mình là biện
pháp tạm thời khi khơng có đủ bằng chứng khoa học, tuy nhiên CQGQTC cho rằng những
biện pháp này kèm theo nhiều hơn điều kiện cần thiết để duy trì mức độ an tồn của Nhật Bản.
Hiệp định TBT khơng quy định gì về biện pháp tạm thời.
KẾT LUẬN
Bài viết đã chỉ ra các tiêu chí cơ bản để phân biệt một biện pháp tác động thương mại
thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT hay Hiệp định SPS của WTO thông qua các tranh
12
Lập luận của Cơ quan phúc thẩm cho thấy tiêu chuẩn của AIDCP không được coi là tiêu chuẩn quốc tế.
chấp cụ thể. Từ việc hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai loại biện pháp, các doanh nghiệp sẽ bảo
vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn bản pháp luật:
1. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT);
2. Hiệp định áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
- Tài liệu tham khảo:
1. Bibek Debroy (2005), “The SPS and TBT Agreements – Implications for Indian Policy”,
ICRIER.
2. Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Lan Hương , Vấn đề bảo vệ môt trường và hiệp định TBT
trong khuôn khổ WTO qua vụ tranh chấp Hoa Kỳ - cá ngừ II, tạp chí Khoa học pháp lý
(3/2013), tr. 63 – 72;
3. Michael Blakeney, “SPS and TBT Agreements”.
4. Ngô Thị Minh Phương (2015), “Nghiên cứu việc áp dụng Hiệp định SPS vào giải quyết
tranh chấp liên quan đến vụ SD245 giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ và bài học rúi ra cho Việt
Nam”, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành: Thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại
Thương;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế song ngữ”,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội;
6.
The
WTO
Agreements
Series:
Sanitary
and
Phytosanitary
/>
(Tham
Measures:
khảo
ngày
01/04/2021);
7. IIC, Technical Barriers to Trade - Part 2: Basic principles of the Agreement on Technical
Barriers to Trade (Contd): />%20protect%20human%2Fanimal%20health (Tham khảo ngày 01/04/2021).
8. Understanding the WTO Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures:
(Tham khảo ngày 1/04/2021).