Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn thiện kế toán doanh thu - chi phí - xác định kết quả kinh doanh dịch vụ Viễn thông tại Công ty Thông tin viễn thông Điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.86 KB, 79 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là một trong số ít Công ty nhà
nước hoạt động có hiệu quả. Trong hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã đạt được
nhiều thành tích, đặc biệt trong lĩnh vực Viễn thông, dù mới chân ướt chân ráo
tham gia thị trường này. Biết cách tận dụng và phát huy ưu thế của mình Công
ty đang trở thành đối thủ có sức cạnh tranh mạnh trên lĩnh vực Viễn thông.
Là Công ty kinh doanh đa lĩnh vực, trong những năm gần đây Công ty
chú trọng phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông. Đây cũng là lĩnh vực mang
lại doanh thu lớn nhất, tăng vượt bậc so với những năm trước đây khi chưa bắt
tay vào kinh doanh Viễn thông. Với chức năng cung cấp hàng hoá dịch vụ Viễn
thông, thì kế toán doanh thu - chi phí - xác định kết quả chiếm vai trò đặc biệt
quan trọng, khối lượng công việc nhiều và phức tạp. Qua đó thấy rõ được bản
chất các dịch vụ cung cấp, thị trường, và những nét đặc trưng của Công ty.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, em nhận thấy doanh nghiệp đã hạch
toán tương đối tốt công tác kế toán doanh thu - chi phí. Tuy nhiên do số lượng
dịch vụ nhiều, thị trường rộng lớn, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ thì
còn một số hạn chế là điều không trách khỏi.
Với nhận thức trên em chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu - chi
phí - xác định kết quả kinh doanh dịch vụ Viễn thông tại Công ty Thông tin
Viễn thông Điện lực” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu,
kết luận thì chuyên đề gồm:
Chương 1: Tổng quan về Công ty
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu - chi phí - xác định kết quả kinh
doanh dịch vụ Viễn thông tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu - chi phí -
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
1
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về kinh
nghiệm nên bài viết của em không thể trách khỏi những sai sót về nội dung cũng
như phạm vi yêu cầu nghiên cứu. Vì vậy em mong được sự đóng góp của thầy
cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS - TS Phạm Thị Gái cùng các anh
chị trong phòng Tài chính Kế toán đã giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập và
hoàn thành chuyên đề này.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là thành viên hạch toán độc lập
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, được thành lập theo quyết định số
380/NL/TCCBLĐ ngày 3-7-1995 của Bộ Năng lượng (Nay thuộc bộ Công
nghiệp).
Trụ sở: 30 Phạm Hồng Thái - Ba Đình - Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: EVN Telecom
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia làm 2 giai đoạn:
Trước năm 1995: Từ những năm 1985, theo luận chứng kinh tế - kĩ thuật
được Bộ Điện than (sau đổi tên thành Bộ Năng lượng và nay là Bộ Công
nghiệp) phê duyệt cho phép khởi công xây dựng công trình Trung tâm điều độ
hệ thống điện miền Bắc, trọng tâm là xây dựng các tuyến thông tin liên lạc từ
Công ty đến tận các trạm biến áp 110Kv, 220Kv và các sở Điện lực. Trong thời
gian này, Ban quản lý các công trình điện miền Bắc được Bộ Điện than giao cho
làm đại diện chủ đầu tư của công trình đồng thời Ban quản lý công trình điện
cũng tổ chức một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thi công xây lắp các hạng mục
công trình Trung tâm điều độ điện miền Bắc gọi là phân xưởng T.Đ.H. Theo
nhiệm vụ của Công ty Điện lực 1 giao thì phòng thông tin có trách nhiệm tiếp
nhận, vận hành các hạng mục công trình khi được đưa vào sử dụng.
Đầu năm 1990, các hạng mục công trình T.Đ.H đã hoàn thành cơ bản. Để
phù hợp cho công tác quản lý điều hành lưới điện, tháng 1 năm 1990 được sự
đồng ý của Bộ Năng lượng, Trung tâm Thông tin của Điện lực 1 đã ra quyết
định hợp nhất hai đơn vị là Phòng thông tin và Phân xưởng lắp ráp thông tin của
ban quản lý các công trình điện thành Trung tâm thông tin - đơn vị tiền thân của
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực ngày nay. Trung tâm là đơn vị kế toán

phụ thuộc Công ty Điện lực 1 với nhiệm vụ vận hành, sửa chữa hệ thống thông
tin từ Công ty đến các Nhà máy điện và các Sở Điện lực.
3
Bước đầu Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong khâu quản lý
và vận hành mạng Viễn thông, thiết bị thông tin vô tuyến điện KENWOOD và
một số thiết bị tải ba có từ những năm đầu thập kỉ 80, các thiết bị chủ yếu của
Liên Xô cũ đến thời kỳ này đã lạc hậu. Năm 1992 Trung tâm Thông tin cùng các
Công ty xây lắp điện thi công trên 1500km đường trục cáp quang và 22 trạm lặp
quang trên dọc tuyến đường dây, tham gia xây dựng đường cáp quang trên
đường dây siêu cao áp 500Kv Bắc- Nam. Với sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán
bộ công nhân viên đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được
giao theo đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.
Tháng 7/1995 Trung tâm thông tin chính thức được đổi tên thành Công ty
Thông tin Viễn thông Điện lực theo quyết định số 380/NL/TCCBLĐ của Bộ
Năng lượng. Khi mới thành lập Công ty có số vốn là 16.371.500.000 đồng,
trong đó: Vốn cố định: 15.571.500.000 đồng.
Vốn lưu động: 800.000.000 đồng
Từ năm 1995- nay: Qua nhiều năm phát triển, Công ty đã được mở rộng,
đạt được nhiều bước tiến vững chắc.
Tháng 12/2005, trước có tên giao dịch quốc tế là VP Telecom đổi thành
EVN Telecom, chính thức tham gia thị trường Viễn thông quốc qia với một số
dịch vụ Viễn thông cơ bản như: điện thoại cố định không dây, điện thoại di
động, dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế, lắp đặt mạng…
Hiện nay EVN Telecom đang sở hữu hai hệ thống đường trục Bắc - Nam
chạy song song đồng thời trên đường dây tải điện 500KV mạch 1 và mạch 2.
Trong thời gian tới, EVN Telecom sẽ đưa hệ thống đường trục Bắc - Nam thứ 3
vào hoạt động.
Năm 2003 EVNTelecom đã xây dựng thành công và đưa vào vận hành cổng
Quốc tế đầu tiên đặt tại Ba La (Hà Đông - Hà Tây). Năm 2004 EVN Telecom
đưa vào vận hành cổng quốc tế thứ hai tại Móng Cái thông qua hệ thống cáp

quang trên đường dây điện lực dung lượng lớn hơn 5Gbps. Đầu năm 2005, EVN
4
Telecom tiếp tục đưa cổng quốc tế thứ ba sử dụng cáp quang trên đường dây
điện lực tại Lạng Sơn vào hoạt động. Hiện nay EVN Telecom đã có 03 cổng
quốc tế đang hoạt động với độ an toàn cao, đảm bảo được chất lượng và đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo thế chủ động cung cấp dịch vụ cho khách
hàng và hạn chế mức tối đa các thiệt hại.
Cuối năm 2005, EVN Telecom hoàn tất việc lắp đặt POP ở tất cả các tỉnh
còn lại để đưa dịch vụ ra kinh doanh rộng rãi trên phạm vi cả nước.
Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng, năm 2005 EVN Telecom cung cấp dịch vụ
truy nhập Internet băng rộng thông qua mạng cáp truyền hình dựa trên sự hợp
tác chặt chẽ với Đài truyền hình Việt nam. Đặc biệt, EVN Telecom đang phối
hợp với các đối tác nước ngoài triển khai thử nghiệm công nghệ truyền Internet
qua mạng PLC (Truyền thông tin trên đường dây điện lực-Power line
Communication). Đây là công nghệ truyền dẫn thông tin băng rộng thông qua
đường dây dẫn điện, PLC hứa hẹn một tiềm năng rất lớn, cho phép kết hợp kinh
doanh nhiều loại truyền dữ liệu, truy cập Internet băng rộng...
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2007, một tin vui đến với EVN khi
Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cấp phép cho EVN Telecom triển khai hệ
thống thông tin di động 3G. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với quyết
tâm chinh phục thị trường Viễn thông Việt Nam bằng năng lực cạnh tranh về giá
cả, công nghệ tiên tiến EVN Telecom xứng đáng là một đối thủ “nặng ký” trong
cuộc đua giành thị phần Viễn thông công cộng tại Việt Nam.
Trong hơn 10 năm hoạt động, với sự nỗ lực mạnh của lãnh đạo cùng tập thể
công nhân viên, Công ty đã đạt được những bước tiến đáng kể, thị trường ngày
càng mở rộng, các loại hình dịch vụ cũng tăng lên. Tên tuổi EVNTelecom được
nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Trong những năm tiếp theo với những
gì đã đạt được tạo nền móng vững chắc thì tiềm năng cho Công ty phát triển là
rất lớn.
5

Chức năng nhiệm vụ
Quản lý vận hành và khai thác mạng Thông tin Viễn thông Điện lực.
Kinh doanh các dịch vụ Viễn thông trong nước và Quốc tế
Tư vấn, thiết kế lập dự án các công trình thông tin Viễn thông
Lắp đặt các công trình thông tin Viễn thông, các công trình điện 35KV trở
xuống.
Sản xuất, lắp ráp và cung ứng các thiết bị thông tin Viễn thông, tủ bảng điện
điều khiển và các thiết bị điện - điện tử chuyên dùng
Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Dịch vụ thuê kênh riêng trong nước và quốc tế (E-Line): EVNTelecom tự
hào là nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng cho các khách hàng lớn trong và
ngoài nước sử dụng dịch vụ thuê kênh riêng như: các Công ty kinh doanh dịch
vụ Viễn thông, ngân hàng và các Bộ, ngành …
Dịch vụ VoIP 179: Dịch vụ 179 đã mở thêm tại các tỉnh Sóc Trăng,Tiền
giang, Quảng nam. Tính đến thời điểm này EVN Telecom đã có 64/64 tỉnh
thành phố trên cả nước sử dụng được dịch vụ 179.
Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống (E-Tel)
Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com): Dịch vụ điện thoại cố định
không dây E-Com là dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 -
1X, tần số 450 Mhz với khả năng cung cấp dịch vụ 3G và hỗ trợ EV-DO.
Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh (E-Phone): Dịch vụ này rất thích hợp với
những khách hàng là học sinh, sinh viên, các công chức nhà nước, công nhân lao
động do giá cước rẻ và khả năng truy cập internet mọi lúc, mọi nơi.
Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile)
Dịch vụ Internet (E-NET): EVNTelecom cung cấp một dải rộng các dịch vụ
kết nối, truy nhập và ứng dụng Internet .
6
Với kết quả đạt được “chú lính mới” EVN Telecom đã có những bước đi
vững chắc tiến vào năm 2008 và những năm tiếp theo. Sau đây là một số chỉ tiêu
kinh tế chủ yếu Công ty đạt được trong 3 năm gần đây:

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
Đơn vị: Nghìn đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng doanh thu 423 987 509 2 100 008 934 2 864 625 948
2 Doanh thu viễn thông 399 500 953 2 048 135 478 2 768 946 846
3 Doanh thu khác 24 486 557 51 873 456 95 679 102
4 Lãi trước thuế 36 542 505 125 928 626 256 373 262
5 Thuế TNDN 10 412 434 35 260 015 71 784 513
6 Lãi sau thuế 26 130 071 90 668 611 184 588 749
7 NVCSH 903 627 373 888 172 400 1 369 773 777
8 Lãi/ VCSH 0.029 0.102 0.134
9 Lãi/ DThu 0.06 0.07 0.83
10 TNBQ đầu người 2500 2600 3250
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Từ bảng chỉ tiêu nhận thấy tốc độ tăng về mọi mặt của Công ty trong năm 2008
là rất lớn. Đây là dự báo đầy triển vọng cho Công ty trong tương lai. Doanh thu
năm 2007 tăng 36.4% so với năm 2006. Điều này là đương nhiên khi mà trong
năm 2007 Công ty đã chú trọng phát triển mạnh mạng lưới Viễn thông- ngành
nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất. Phần lớn các chỉ tiêu trong bảng
đều tăng lớn, lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc Công ty đầu tư nhiều hơn vào
tài sản, mở rộng quy mô kinh doanh.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là doanh nghiệp nhà nước hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Bộ máy quản lý sản xuất được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu.
Đứng đầu là giám đốc và các phó giám đốc
7
Giám đốc

Phó GĐ
Kĩ thuật
Phó GĐ
Kinh doanh
Phòng kế
hoạch
Phó GĐ
NCPTCN
VTT
Phó GĐ
XDCB
Phòng
Kĩ thuật
VT1
VT2
VT3
VT4
VTDĐ
Phòng
Kinhdoanh
Phòng điện
thoại di
động
Phòng dvụ
VT công
Phòng
QLDA
P. Tổ
chức nhân
sụ

P.TCKT
Tổ kiểm
toán
Văn
phòng
P.quản lý
xây dựng
P. công
nghệ
P. quan hệ
quốc tế
TT giao
dịch
thương
P. thiết kế
P.SX&XL
VT1
P.SX&XL
VT2
P.SX&XL
VT3
P.thiết bị
P.hệ thống
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
VT1: Trung tâm Viễn thông Miền Bắc
VT2: Trung tâm Viễn thông Miền Nam
VT3: Trung tâm Viễn thông Miền Trung
Phòng NCPTCNVT: Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng SX&XLVT: Phòng sữa chữa và xây lắp Viễn thông
Giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Bằng. Là người quyết định mọi vấn đề trong

Công ty. Phụ trách các phòng nghiệp vụ:
8
Văn phòng Công ty: Là đơn vị tổng hợp hành chính quản trị giúp Giám đốc chỉ
đạo quản lý công tác pháp chế, thi đua, tuyên truyền và lưu trữ.
Phòng kế hoạch: Giúp giám đốc Công ty chỉ đạo trong công tác kế hoạch, thông
kê, và các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác cung ứng vật tư thiết bị, quản
lý sử dụng có hiệu quả vật tư thiết bị trong toàn Công ty.
Phòng tổ chức nhân sự: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý về
tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Phòng Tài chính kế toán: Giúp Giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức công
tác kế toán. Lập kế hoạch trung và dài hạn cho Công ty. Nghiên cứu đề xuất và
thực hiện các giải pháp huy động vốn đảm bảo hoạt động của Công ty. Nghiên
cứu đề xuất các chính sách giá phương án giá của các loại hình dịch vụ. Quản lý
thu chi theo các chế độ quy định của nhà nước.
Phòng hợp tác quốc tế và xuất nhập khẩu: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc
chỉ đạo công việc trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của Công ty, tìm hiểu tiếp cận
thị trường quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Công ty và làm công
tác tiếp thị quảng cáo, tham gia nghiên cứu giá cả vật tư, thiết bị nhập khẩu,tham
mưu cho lãnh đạo chọn bạn hàng, đối tác nước ngoài, công nghệ thích hợp với
sản xuất của Công ty, quản lý phần kinh tế đối ngoại về Viễn thông Điện lực.
Phó giám đốc kinh doanh: ông Hoàng Minh Thái. Có chức năng giúp
giám đốc chỉ đạo công tác kinh doanh thông tin Viễn thông và phụ trách phòng
kinh doanh.
Phó giám đốc kĩ thuật: Ông Hoàng Minh Thuần. Phụ Trách các chi nhánh
VT1, VT2, VT3, VT4 và giúp giám đốc chỉ đạo mặt kĩ thuật, lập phương án xây
dựng mới…Đồng thời phụ trách các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh như:
Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Bắc, Trung tâm Viễn thông Điện lực Miền
Trung, Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Nam, Trung tâm Viễn thông Điện
lực Tây Nguyên.
9

Phòng kỹ thuật và điều hành: Là đơn vị giúp Giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật,
lập dự án xây dựng công trình mới, điều hành thống nhất sự hoạt động của toàn
bộ hệ thống thông tin trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Phó giám đốc xây dựng cơ bản: phụ trách các phòng tư vấn thiết kế, quản
lý xây dựng…giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý và sửa chữa lớn các công
trình, quản lý các dự án đầu tư…
Phòng tư vấn thiêt kế : giúp Giám đốc lập tổng sơ đồ mạng Viễn thông điện lực
và mạng Viễn thông công cộng, lựa chọn thiết bị công nghệ cho hệ thống Viễn
thông, đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến việc lập dự án phát triển,
xây dựng cải tạo nâng cấp các công trình thông tin.
Phòng quản lý xây dựng: Giúp giám đốc quản lý sữa chữa các công trình lớn,
quản lý dự án đầu tư…
Trung tâm Viễn thông Điện lực Miền Bắc: Trụ sở 20 Trần Nguyên Hãn-
Hoàn Kiếm - Hà Nội. Đây là đơn vị trực thuộc Công ty hoạt động trên địa bàn
Miền Bắc. Có chức năng: Quản lý vận hành mạng Viễn thông điện lực miền Bắc
đảm bảo thông tin thông suốt, đạt chất lượng và độ tin cậy cao đáp ứng yêu cầu
thông tin của ngành điện và các tỉnh khu vực phía Bắc. Sửa chữa các trang thiết
bị thông tin, không ngừng nâng cao chất lượng tham gia quá trình đổi mới công
nghệ, trang thiết bị do Công ty giao thuộc bộ phận quản lý của Trung tâm. Tổ
chức kiểm tra sửa chữa, vận hành thông tin và tổ chức chỉ đạo phối hợp xử lý
các chướng ngại trong mạng Viễn thông 500KV. Đảm bảo thông tin thông suốt
phục vụ hoạt động của cơ quan Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công
nghiệp, cơ quan Công ty Điện lực 1, Công ty Điện lực Hà Nôi, các điện lực
nhanh chóng khắc phục sự cố thông tin trong khu vực này. Quản lý vận hành,
sửa chữa mạng cung cấp điện chính và dự phòng cho thiết bị Thông tin - Viễn
thông, hệ thống điện quốc gia và khu vực quan trọng của Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam. Lắp ráp các thiết bị tủ bảng điện, lắp đắt mới các công trình thông tin,
xây lắp đường dây và trạm.
10
Trung tâm Viễn thông Điện lực Miền Trung: Trụ sở 310 Phan Chu Trinh

- Đà Nẵng. Chức năng nhiệm vụ giống như Trung tâm Viễn thông Điện lực
Miền Bắc nhưng phạm vi hoạt động nằm trên địa bàn miền Trung.
Trung tâm Viễn thông Điện lực Miền Nam: Trụ sở 102 Lê Lai - Quận 1-
TP Hồ Chí Minh. Chức năng nhiệm vụ giống như Trung tâm Viễn thông Điện
lực Miền Bắc nhưng phạm vi hoạt động nằm trên địa bàn miền Nam.
Trung tâm Viễn thông Điện lực Tây Nguyên: Trụ sở Thị trấn Phú Hoà -
Huyện ChuPah - Tỉnh Gia lai. Chức năng nhiệm vụ giống như Trung tâm Viễn
thông Điện lực Miền Bắc nhưng phạm vi hoạt động nằm trên địa bàn Tây
Nguyên.
Trung tâm Viễn thông di động Điện lực Trụ sở: 53 Lương Văn Can -
Hoàn Kiếm - Hà Nội. Có chức năng: Cung cấp bảo hành, bảo trì thiết bị vật tư.
Triển khai dịch vụ và hợp tác, tổ chức mạng lưới đại lý…
Trung tâm Internet Điện lực Trụ sở: 53 Lương Văn Can - Hoàn Kiếm -
Hà Nội. Kết nối internet trực tiếp qua kênh thuê riêng leasedline vơi mọi tốc độ.
Truy cập Internet băng rộng qua cáp đồng trục của mạng trưyền hình cáp Việt
Nam. Truy cập Internet băng rộng sử dụng công nghệ ADSL. Truy cập Internet
qua mạng điện thoại không dây CDMA 20001X…
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Viễn thông Điện lực là đơn vị hạch toán độc lập. Là đơn vị có quy
mô rộng lớn cả về lĩnh vực kinh doanh lẫn thị trường hoạt động. Vì vậy phòng
tài chính kế toán là một trong những phòng quan trọng đối với Công ty.
Phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm bộ máy tổ chức
quản lý mà Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực tổ chức bộ máy kế toán vừa
tập trung vừa phân tán. Công việc hạch toán lãi lỗ sẽ được thực hiện tại Công ty,
ở các Trung tâm sẽ hạch toán doanh thu và chi phí. Hiện nay Công ty có 5 Trung
tâm hạch toán phụ thuộc, các Trung tâm có tổ chức bộ máy kế toán riêng, tự lập
11
các báo cáo tài chính theo quy định sau đó nộp cho phòng tài chính kế toán của
Công ty.

Phòng Kế toán gồm 18 nhân viên, đứng đầu là kế toán trưởng. Các nhân viên kế
toán đều có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Định kỳ các nhân viên kế toán
sẽ được phân công lại nhiệm vụ của mình.
Dưới đây là bộ máy kế toán được phân công thực hiện nhiệm vụ từ ngày 1 tháng
12 năm 2007.(Sẽ được điều chỉnh hoặc giao bổ sung nếu trong quá trình thực
hiện có phát sinh các công việc mới.)
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nhiệm vụ các nhóm:
Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán, lập báo cáo kế
toán chung toàn Công ty. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong công tác kế toán.
Bộ phận kế toán Đầu tư XDCB: Thực hiện công tác tài chính trong đầu tư
xây dựng từ khâu tham gia phê duyệt dự án đến quyết toán công trình hoàn
thành... Theo dõi ban quản lý dự án. Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi Trung
tâm Viễn thông Miền Bắc, Trung tâm Viễn thông Miền Trung, Trung tâm tư vấn
thiết kế.
Bộ phận Kế toán Tài chính: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính của
Công ty. Duyệt kế hoạch tài chính các đơn vị. Thực hiện các biện pháp huy
động vốn. Đổi mới Doanh nghiệp. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phân tích
hoạt động kinh tế, thực hiện các báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho công tác
12
Kế toán trưởng
( phụ trách chung)
Kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán
SXKD và Tổng hợp
toán Công ty
Phó phòng
Kế hoạch tài chính,huy
động vốn, chính sách
kinh doanh

Phó phòng kế toán đầu
tư xây dựng
điều hành của Công ty... Ngoài ra còn theo dõi Trung tâm di động, Trung tâm
Viễn thông Tây Nguyên.
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật kí chung, do đó sổ tổng hợp được sử
dụng gồm các loại sổ: Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ cái, và đối với từng
phần hành sẽ có hệ thống sổ chi tiết riêng. Nhật ký đặc biệt gồm có Nhật ký đặc
biệt tài khoản 111, nhật ký đặc biệt tài khoản 112, nhật ký đặc biệt tài khoản
152, nhật ký đặc biệt tài khoản 154.
Khi có hóa đơn như Phiếu thu, Phiếu chi, Hoá đơn giá trị gia tăng… kế
toán sẽ tiến hành nhập vào phần mềm kế toán FMISApplications (số liệu sẽ tự
động chuyển sang chứng từ ghi sổ, đây là một ưu điểm trong Công ty thông tin
Viễn thông Điện lực trong việc sử dụng linh hoạt các hình thức ghi sổ, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác kế toán, kiểm tra, xác minh), sau đó số liệu sẽ tự
động cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái… Hàng tháng
kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp một lần. Sau khi lên tổng hợp tháng, có thể
lên sổ sách kế toán như sổ cái, bảng cân đối thử, các sổ chi tiết, báo cáo quyết
toán… Cuối kỳ thực hiện các bút toán phân bổ tự động và kết chuyển tự động.
Sau khi khoá sổ cuối năm thực hiện chuyển số dư sang năm sau. Tự động đối
chiếu giữa số liệu ở sổ tổng hợp với số liệu ở sổ chi tiết, tiến hành in sổ sách và
các báo cáo.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
13
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ kế toán chi tiết

Nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối số
Phát sinh
Báo cáo tài chính
Nhập dữ liệu vào
Máy tính
Chứng từ kế toán
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty
1.3.3 Một số đặc điểm kinh tế tài chính kế toán khác
• Những thông tin chung về công tác kế toán
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là doanh nghiệp có hình thức sở hữu
vốn là sở hữu nhà nước. Chuyên kinh doanh thuộc các lĩnh vực: thông tin Viễn
thông, tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp, lắp ráp thiết bị; ngành nghề kinh doanh
là kinh doanh dịch vụ.
Niên độ kế toán được doanh nghiệp áp dụng là năm dương lịch bắt đầu từ
ngày 01/01 – 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng là: Việt Nam đồng.
Công ty áp dụng chính sách kế toán doanh nghiệp theo quyết định
15/2006QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp. Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng trong
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và được BTC chấp nhận tại công văn số 7444/
BTC-CĐKT ngày 19/06/2006.
14
Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: các khoản tiền và tương
đương tiền của Công ty gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và tiền đang chuyển.
Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế
toán: dùng tỷ giá thực tế - chính là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do
ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố.

Với hàng tồn kho, doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên. Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho sẽ
được hạch toán ngay khi có đầy đủ các bằng chứng chứng minh sự tồn tại của
nghiệp vụ. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
là nhập trước xuất trước.
Đối với tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình: ghi nhận theo
nguyên giá. Cả tài sản cố định của doanh nghiêp lẫn tài sản cố định thuê tài
chính đều tiến hành khấu hao theo đường thẳng. Khung thời gian sử dụng hữu
ích cũng như tỷ lệ khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo công văn số 246/
CV-EVN-TCKT.
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực không có bất động sản đầu tư cũng
không tiến hành đầu tư tài chính.
Việc vốn hoá các khoản chi phí đi vay được thực hiện theo nguyên tắc: Đối
với công trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành lãi vay được hạch toán vào chi
phí của công trình đó. Việc vốn hoá được tuân thủ theo chuẩn mực chi phí đi
vay. Đối với các công trình đã hoàn thành chi phí chi phí đi vay được hạch toán
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác: chi phí trả trước đối với
công cụ dụng cụ được phân bổ hai lần; chi phí hợp chuẩn, chi phí thuê nhà, lệ
phí kho số…được phân bổ theo thời gian quy định trong hợp đồng.
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực sử dụng phần mềm kế toán
FMISAppications, đây là chương trình được xây dựng theo dự án nâng cấp hệ
thống thông tin tài chính kế toán của Công ty điện lực Việt Nam. Mục tiêu dự án
15
này là xây dựng các chương trình kế toán, quản lý vật tư, quản lý tài sản cố định
thống nhất và sử dụng chung cho toàn Công ty điện lực Việt Nam. Chương trình
kế toán được áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên trong tổng Công ty.
Chương trình kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các
phần hành như: Thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ, doanh
thu, chi phí. Chương trình vật tư có chức năng theo dõi sự biến động tăng giảm

của vật tư thiết bị, quản lý tồn kho đến chất lượng vật tư… Chương trình tài sản
cố định theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như mua bán, sữa
chữa, xây dựng mới tài sản cố định…
• Hệ thống chứng từ sử dụng
Công ty thông tin Viễn thông Điện lực đang áp dụng hệ thống chứng từ kế
toán do bộ tài chính ban hành theo quyết định 15/2006QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số chứng từ mang tính hướng dẫn riêng khác
phù hợp đặc thù ngành nghề kinh doanh như: phiếu khuyến mãi…
• Hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006QĐ-BTC
ngày 20/3/2006. Hệ thống tài khoản kế toán này đã được tổng Công ty Điện lực
Việt Nam và Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực sửa đổi bổ sung, cụ thể hoá
cho phù hợp với đặc thù ngành điện cũng như đặc thù kinh doanh của Công ty
và đã được Bộ Tài Chính chấp nhận.
• Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán
Vào cuối mỗi quý, căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
biến động về tài chính…mà kế toán sẽ tổng hợp và lập nên các Báo cáo tài
chính. (Hệ thống báo cáo tài chính được lập dựa trên báo cáo của các đơn vị trực
thuộc và sổ tổng hợp của Công ty).
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU - CHI PHÍ - XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI EVNTELECOM
16
2.1 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ Viễn thông
2.1.1 Đặc điểm chung ảnh hưởng đến kế toán doanh thu - chi phí - xác định
kết quả kinh doanh dịch vụ Viễn thông
Với ngành nghề kinh doanh dịch vụ Viễn thông thì kế toán doanh thu - chi
phí - xác định kết quả kinh doanh có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Đây là loại hình kinh doanh không có sản phẩm dở dang, quá
trình sản xuất gắn liền quá trình tiêu thụ do đó TK 1542 - Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang chi tiết hoạt động Viễn thông và Công nghệ thông tin không có
số dư cuối kỳ.
Thứ hai: Báo cáo của Công ty là báo cáo hợp nhất của các Trung tâm và
văn phòng Công ty. Dựa vào Báo cáo bán hàng từ các đại lý, Trung tâm sẽ theo
dõi doanh thu dịch vụ Viễn thông qua các chỉ tiêu:
 Doanh thu bán hàng nội bộ
 Doanh thu cho thuê kênh luồng
 Doanh thu dịch vụ VoIP
 Doanh thu dịch vụ CDMA
 Doanh thu dịch vụ Internet
 Doanh thu khác
Các Trung tâm Viễn thông Miền Bắc, Trung tâm Viễn thông Miền Nam,
Trung tâm Viễn thông Miền Trung, Trung tâm Viễn thông Tây Nguyên sẽ theo
dõi tất cả các loại dịch vụ Viễn thông mà hiện nay Công ty đang cung cấp. Đối
với Trung tâm di động chỉ theo dõi dịch vụ CDMA, Trung tâm Internet theo dõi
dịch vụ Internet, Trung tâm Truyền dẫn theo dõi cho thuê kênh luồng và dịch vụ
VoIP.
Sau đó, từ báo cáo doanh thu của các Trung tâm định kỳ gửi lên vào cuối
mỗi quý, Công ty sẽ tổng hợp thành doanh thu dịch vụ Viễn thông cho từng loại
hình dịch vụ phát sinh trong quý.
17
Thứ ba: Với các dịch vụ như E-mobile, E-Com có hai hình thức cung cấp
dịch vụ đó là hình thức trả trước và hình thức trả sau. Vì vậy kế toán tại Công ty
và Trung tâm xuất hiện cả doanh thu dịch vụ Viễn thông và doanh thu chưa thực
hiện.
Thứ tư: Không giống như một số Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Viễn
thông khác. Đối với loại dịch vụ điện thoại di động khi có khách hàng mới hoà
mạng thì Công ty cung cấp đồng thời cả máy và sim. Vì vậy trong doanh thu có
cả doanh thu bán máy.
2.1.2 Đặc điểm doanh thu

2.1.2.1 Khái niệm - phân loại doanh thu dịch vụ Viễn thông
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt động kinh
doanh của Công ty. Đây là chỉ tiêu cho thấy sự trưởng thành và tốc độ phát triển
của Công ty. Ngày nay dịch vụ Viễn thông đang ngày càng lớn mạnh, sự cạnh
tranh của các Công ty hoạt động trong lĩnh vực này trở nên khốc liệt hơn. Với
Công ty nào có khả năng đưa ra nhiều dịch vụ và chất lượng dịch vụ tốt sẽ
chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường Viễn thông. Công ty Thông tin Viễn thông
Điện lực không phải là một trong những đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh
vực này, tuy nhiên kinh doanh rất nhiều loại hình dịch vụ tạo nên doanh thu lớn.
Hiện nay, Công ty đang triển khai một số dịch vụ Viễn thông sau:
 Dịch vụ cho thuê kênh luồng
♦ Thuê kênh nội hạt
♦ Thuê kênh liên tỉnh
♦ Thuê kênh quốc tế
 Dịch vụ điện thoại VoIP
♦ VoIP trong nước
♦ VoIP quốc tế
 Dịch vụ điện thoại cố định có dây
♦ Cước dịch vụ
18
♦ Cước kết nối
 Dịch vụ CDMA
♦ Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-com)
♦ Dịch vụ điện thoại di động nội vùng (E-Phone)
♦ Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc (E-Mobile)
 Dịch vụ Internet
♦ Cung cấp dịch vụ kết nối
♦ Cung cấp dịch vụ truy cập
♦ Cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet
 Dịch vụ giải trí bình chọn

 Dịch vụ giá trị gia tăng
Các loại hình dịch vụ trên đã được Công ty triển khai trên khắp 64 tỉnh
thành trên cả nước. Riêng dịch vụ thuê kênh thì khách hàng chủ yếu là các
doanh nghiệp như: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng quốc
tế, Ngân hàng cổ phần nhà Hà nội, Công ty Net nam, Công ty VTRAC, các Sở
điện lực…Đối với các loại hình dịch vụ khác thì khách hàng có thể là tổ chức
cũng có thể là các cá nhân.
Dịch vụ CDMA, VoIP là dịch vụ đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho
Công ty.
Nhìn chung, là một trong những Công ty ra đời muộn trong lĩnh vực Viễn
thông nên các loại hình dịch vụ cũng chỉ mới phổ biến trong thời gian gần đây.
Trong tương lai Công ty sẽ tiến hành triển khai các dịch vụ mới để đáp ứng nhu
cầu sử dụng trong và ngoài nước.
2.1.2.2 Cách tính doanh thu
Thông thường, đối với các dịch vụ Viễn thông, chủ yếu là các dịch vụ
điện thoại, doanh thu được xác định như sau:
DT dịch vụ = DT cước + DT cước
19
Viễn Thông hoà mạng phát sinh
Trong đó:
Doanh thu cước thuê bao tháng được sử dụng cho các loại hình dịch vụ : VoIP,
dịch vụ E-Com trả sau, Dịch vụ E-Mobile trả sau, Dịch vụ E-Phone, Dịch vụ E-
Tel…
Tính đến thời điểm đầu năm 2008 thì:
Cước thuê bao tháng của E-com trả sau là: 27 000 đồng/tháng
Cước thuê bao tháng của E- Mobile trả sau là: 50 000 đồng/tháng
Cuớc thuê bao tháng của E- Phone là : 36 364 đồng/ tháng- máy
Doanh thu cước liên lạc được tính theo phương thức blocks 6s + 1s
Cụ thể:
Giá cước 6s đầu tiên và đơn giá cước 1s tiếp theo khác nhau đối với các

cuộc gọi nội tỉnh, liên tỉnh, nội mạng di động, ngoại mạng di động, gọi quốc tế.
Đồng thời giá cước này cũng khác nhau đối với dịch vụ trả trước và dịch vụ trả
sau.
Cước dịch vụ khác gồm có cước tin nhắn, cước truy cập internet, cước gọi
vào VSAT, cước dịch vụ giải trí bình chọn, dịch vụ giá trị gia tăng…
DT cước
liên lạc =
Giá cước
6s đầu
tiên
+
(Tổng thời
gian liên
lạc – 6s)
x
Giá cước
1s tiếp
theo
+
Cước dịch
vụ khác
20
DT cước hoà
mạng
Số lượng
thuê bao HM
mới
Đơn giá HM
một thuê bao
= x

Số lượng
thuê bao HM
mới
DT cước hoà
mạng
DT cước phát
sinh
DT cước thuê
bao 1 tháng
DT cước liên
lạc
+= -
Tiền khuyến
mãi
Đối với dịch vụ nhắn tin, dịch vụ giải trí bình chọn, dịch vụ giá trị gia tăng
thì bằng giá cước 1 tin nhắn nhân với tổng số tin nhắn.
Trong đó hiện nay dịch vụ giải trí bình chọn có 15 loại dịch vụ với giá cước
khác nhau. Dịch vụ giá trị gia tăng có 9 loại dịch vụ với giá cước khác nhau. Với
giá cước cao nhất là 5 000đồng, thấp nhất là 2 000đồng.
Riêng đối với cước dịch vụ internet và dịch vụ thuê kênh thì được tính như sau:
2.1.3 Đặc điểm chi phí
Đối với chi phí kinh doanh dịch vụ Viễn thông thì việc tập hợp chi phí được
tính cho tổng doanh số bán, mà không tính cho một đơn vị sản phẩm.
Các khoản mục chi phí bao gồm:
 Chi phí nhân công
 Chi phí đồ dùng văn phòng
 Chi phí khấu hao tài sản cố định
 Chi phí thu cước
 Chi phí làm thẻ sim
 Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Chi phí bằng tiền khác ……….
Trong đó chi phí được tính vào tài khoản 154 chủ yếu là chi phí khấu hao
máy móc thiết bị phục vụ cho dịch vụ Viễn thông. Cụ thể như:
 Chi phí khấu hao cáp quang, đường trục
 Chi phân bổ máy hàn, máy tính trực tổng đài, bộ treo néo quang…
21
Cước DV
Internet
Số lượng
thuê bao HM
mới
Phí DV hàng
tháng
= +
Phí khởi tạo
dịch vụ
Cước thuê
kênh
Số lượng
thuê bao HM
mới
Cước thuê
kênh phát sinh
= +
Cước đầu nối
Việc kế toán chi phí tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực được
thực hiện chủ yếu với 2 TK 627, TK 632. Công ty không sử dụng TK 621, TK
622 trong việc kế toán chi phí Viễn thông.
Chi phí kinh doanh phát sinh tại cả Trung tâm và văn phòng Công ty
nhưng chủ yếu được phát sinh tại các Trung tâm. Cuối kỳ kế toán các Trung tâm

gửi báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh về văn phòng Công ty. Trên cơ sở các
báo cáo đó kết hợp các chứng từ khác, kế toán tại Công ty sẽ tiến hành ghi sổ và
nhập số liệu vào phần mềm kế toán.
Không giống như các loại hình kinh doanh dịch vụ khác, ngay tại thời
điểm bán hàng, Công ty không biết được số phát sinh tại TK 632 là bao nhiêu.
Đến thời điểm cuối kỳ khi hoàn tất báo cáo chi phí từ Trung tâm gửi lên và tập
hợp chi phí phát sinh tại văn phòng Công ty thì mới tính được tổng giá vốn xuất
bán trong kỳ.
2.1.4 Một số đặc điểm đặc trưng khác
Trong bối cảnh EVNTelecom là một doanh nghiệp gia nhập làng Viễn
thông Việt Nam muộn (Chỉ sớm hơn HT một thời gian ngắn). Sử dụng công
nghệ tiên tiến CDMA 200-1X, tần số 450Mhz, hỗ trợ EV-DO. Đây là mạng di
động và cố định sử dụng công nghệ tiên tiến có vùng phủ sóng rộng. Thích hợp
với những vùng có không gian rộng lớn ít bị che chắn như: vùng ngoại thành và
nông thôn. Tuy nhiên đối với vùng dân cư đông đúc có nhiều nhà cao tầng thì
khả năng bắt sóng của thiết bị đầu cuối sẽ bị hạn chế làm ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ. Ở Việt Nam công nghệ CDMA chỉ được sử dụng bởi 2 nhà cung
cấp dịch vụ Viễn thông.
Tận dụng ưu thế công nghệ CDMA mang lại, có vùng phủ sóng gấp 3 lần
so với công nghệ GSM, Công ty mở rộng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng
ở nông thôn, vùng sâu. Đặc biệt cho loại hình dịch vụ cố định không dây.
Với đặc điểm kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ Viễn thông, lại có thị
trường với quy mô rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam, nên Công ty không tiến
22
hành bán lẻ mà cung cấp dịch vụ qua hệ thống lớn các đại lý. Mỗi Trung tâm
trực thuộc sẽ theo dõi đại lý trong phạm vi địa lý mà Trung tâm quản lý. Số
lượng đại lý tập trung nhiều nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có hai
hình thức đại lý chính là đại lý hoa hồng và đại lý bán lại. Đại lý bán lại chủ yếu
dùng cho kinh doanh dịch vụ điện thoại có dây, còn các dịch vụ còn lại chủ yếu
sử dụng hình thức đại lý hoa hồng. Tại đại lý hoa hồng sẽ tiến hành bán đúng giá

theo giá mà phòng kinh doanh của Công ty đưa ra, và hàng tháng sẽ nhận số tiền
hoa hồng từ số lượng dịch vụ hàng hóa bán ra.
Do thị trường mua và bán của Công ty tương đối rộng nên số lượng khách
hàng và nhà cung cấp nhiều, gồm cả trong và ngoài nước, doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế hay cá nhân.
Đối với dịch vụ CDMA từ các cá nhân chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt,
còn các dịch vụ khác thanh toán chủ yếu qua ngân hàng.
Trong quá trình thanh toán chủ yếu là thanh toán ngay, ngoài ra Công ty còn
sử dụng hình thức bán hàng trả góp trong thời gian 3 tháng. Đối với các hợp đồng
kinh tế lớn, khách hàng thường xuyên thì thời gian trả chậm được kéo dài hơn.
2.2 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.1 Kế toán doanh thu
2.2.1.1 Tài khoản sử dụng
Quan hệ giữa Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực và các Trung tâm là
quan hệ hạch toán phụ thuộc, quan hệ giữa các trung tâm và đại lý là quan hệ
giao đại lý và nhận đại lý. Tại Trung tâm và Công ty đều có bộ máy kế toán hoạt
động tuân theo đúng chế độ chuẩn mực của Bộ Tài Chính và quy định riêng của
Tổng công ty Điện lực.Do đó để kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ Viễn thông,
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực sử dụng các loại tài khoản sau:
* Tài khoản 5112: Doanh thu về Viễn thông và công nghệ thông tin
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Viễn
thông của Công ty được thực hiện trong một kỳ sản xuất kinh doanh.
23
TK 5112 được chi tiết thành các tài khoản cấp 3. Cụ thể như sau:
TK 51122: Doanh thu Viễn thông công cộng
TK 51123: Doanh thu công nghệ thông tin
Trong đó doanh thu Viễn thông công cộng gồm có:
TK 511221: Cho thuê kênh luồng
TK 511222: E-tel
TK 511223: CDMA

TK 5112231: Dịch vụ điện thoại E-com
TK 5112232: Dịch vụ điện thoại E-phone
TK 5112233: Dịch vụ điện thoại E-mobile
TK 511224: Điện thoại Voice IP trong nước, quốc tế
TK 511225: Truy cập và kết nối internet
TK 511228: Các dịch vụ Viễn thông khác
Các tài khoản này được mở tại cả Công ty và các Trung tâm hạch toán
phụ thuộc. Tại các Trung tâm tài khoản doanh thu dịch vụ Viễn thông phản ánh
doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Viễn thông đã cung cấp cho khách hàng
tại Trung tâm và các đơn vị đại lý. Tại văn phòng Công ty thì tài khoản doanh
thu dịch vụ Viễn thông phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát
sinh tại văn phòng Công ty và các báo cáo định kỳ từ Trung tâm gửi lên. Riêng
đối với công tác kế toán tại văn phòng Công ty thì mở thêm các tiểu khoản để
theo dõi chi tiết cho từng Trung tâm.
Có một điều khác biệt trong nội dung của TK 51122 được dùng ở Trung
tâm và Công ty. Ở Trung tâm thì định kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản
33631 để thanh toán với Công ty. Còn tại Công ty thì cuối quý TK 51122 sẽ kết
chuyển hết sang TK 9112 để xác định kết quả kinh doanh dịch vụ Viễn thông.
*TK 5122: Doanh thu nội bộ - Doanh thu Viễn thông và Công nghệ
Thông tin
24
Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các Trung tâm và
Công ty. Tài khoản này được chi tiết cụ thể như sau:
TK 51221: Doanh thu thông tin Viễn thông nội bộ
TK 51222: Doanh thu Viễn thông công cộng
TK 51223: Doanh thu công nghệ thông tin
TK 512221: Cho thuê kênh luồng
TK 512222: E-tel
TK 512223: CDMA
TK 5122231: Dịch vụ điện thoại E-com

TK 5122232: Dịch vụ điện thoại E-phone
TK 5122233: Dịch vụ điện thoại E-mobile
TK 512224: Điện thoại Voice IP trong nước, quốc tế
TK 512225: Truy cập và kết nối internet
TK 512228: Các dịch vụ Viễn thông khác
* TK 13631: Phải thu nội bộ giữa Công ty và các đơn vị phụ thuộc -
Doanh thu. Tài khoản này được dùng ở cả Công ty và các Trung tâm để kế toán
các khoản doanh thu dịch vụ bán hàng phát sinh trong quý mà các Trung tâm
phải gửi lên Công ty. Tại Công ty TK 13631 được chi tiết cho từng Trung tâm.
Tại Trung tâm TK 13631 được sử dụng khi cung cấp dịch vụ Viễn thông nội bộ.
Ở Công ty thì TK này dùng để phản ánh số doanh thu cung cấp dịch vụ Viễn
thông mà Trung tâm phải nộp.
* TK 33631 : Phải trả nội bộ giữa Công ty và các đơn vị phụ thuộc
-Doanh thu. Tài khoản này được áp dụng ở các Trung tâm trực thuộc của Công ty.
Để phản ánh số doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh tại Trung tâm
và các đại lý thuộc Trung tâm mà Trung tâm phải nộp lên Công ty cuối mỗi quý.
*TK 13636 : Phải thu về thuế GTGT được khấu trừ
*TK 33636: Phải trả về thuế GTGT được khấu trừ
*TK 33311: Thuế GTGT được khấu trừ đầu ra
25

×