Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN THÚY DIỄM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
BẾN LỨC, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN THÚY DIỄM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
BẾN LỨC, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG QUANG VINH


Long An, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thúy Diễm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với quý Thầy,
Cô của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương
trình Cao học Tài chính – Ngân hàng, những người đã truyền đạt cho tác giả kiến
thức hữu ích trong ngành Tài chính - Ngân hàng, làm cơ sở cho tác giả hoàn thành
tốt luận văn thạc sĩ này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Quý Thầy, Cô; đặc biệt là GS.TS Trương Quang Vinh
- người thầy đã tận tâm hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh
Long An đã hỗ trợ, giúp đỡ cho tác giả trong việc thu thập các số liệu về tình hình

hoạt động kinh doanh và dịch vụ thẻ thanh tốn tại Chi nhánh để tác giả có thể hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất. Ngoài ra, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình
đã luôn hỗ trợ và động viên tinh thần cho tác giả.
Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q
Thầy, Cơ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Diễm


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Theo Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam thì thẻ là một phương tiện thanh tốn
khơng dùng tiền mặt, có ứng dụng cơng nghệ cao với nhiều ưu thế vượt trội về thời gian
thanh tốn, tính an tồn, hiệu quả sử dụng và phạm vi thanh tốn rộng. Từ lợi ích mà
việc phát hành thẻ mang lại, cùng với mục tiêu trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt
của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh Long An có khơng ít ngân hàng tham gia vào
thị trường dịch vụ thẻ, trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An là một trong những ngân hàng hàng đầu về
loại hình kinh doanh này.
Đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ thanh tốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Cơng Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An” đã làm rõ những
vấn đề lý luận về dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại; phân tích đánh giá thực trạng
phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An thông qua nghiên cứu dựa trên việc thu thập, xử lý
số liệu thứ cấp từ Chi nhánh ngân hàng, và phỏng vấn khách hàng qua 98 phiếu điều
tra tại địa bàn Tỉnh Long An.
Sau khi tiến hành nghiên cứu tác giả nhận thấy sản phẩm thẻ của Ngân hàng có

những tính năng riêng biệt có khả năng cạnh tranh cao so với các Ngân hàng khác trên
địa bàn. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới để có thể phát triển loại hình thanh tốn này
hơn nữa cũng như có thể cạnh tranh tốt với các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực kinh
doanh thẻ, thì ngân hàng nên chủ động đổi mới phương thức hoạt động, bắt kịp các xu
thế phát triển trên thế giới, cũng như tăng cường các biện pháp, nâng cao hoạt động phát
hành và thanh toán qua thẻ, để dịch vụ thẻ của Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều
khách hàng hơn; đòi hỏi Ngân hàng phải cố gắng hơn nữa trong việc đa dạng hóa tiện
ích, sản phẩm thẻ, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp về nghiệp vụ,khai thác các
thị trường tiềm năng, thường xuyên thực hiện nhiều chương trình khuyếch trương và
khuyến mại lớn, cũng như các yếu tố quan trọng khác. Trên cơ sở phân tích, đánh giá
dịch vụ thẻ thanh tốn tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An; tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
góp phần vào chiến lược phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Chi nhánh trong thời
gian tới.


iv

ABSTRACT
According to The Vietnam Bank Card Association, The payment card is a
non-cash payment instrument with high technology applications with many
outstanding advantages in payment time, safety, efficiency and wide payment range.
From the benefits that card issuance brings, along with the goal of non-cash payment
of the whole country. Currently, in Long An Province, there are many banks
participating in the card service market, in which Vietnam Joint Stock Commercial
Bank for Industry and Trade - Ben Luc Branch, Long An Province is one of the
commercial banks leading on this type of business transaction.
The thesis with topic: “Developing the payment card services at Vietnam
Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Ben Luc Branch, Long An
Province” has clarified the theoretical issues about card services at commercial

banks; analyzse and assesses the status of card service development at Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Ben Luc Branch, Long An Province
through the research based on collecting and processing secondary data from the bank
and customers interview through 98 questionnaires in Ben Luc District.
After conducting the research, the author found that the the Bank's card
products have separate features that are highly competitive compared to other banks
in the area. However, in the coming time to be able to develope this type of payment
further as well as being able to compete well with other banks in the same field of
card business, the bank should actively innovate the method, catching up with the
development trends in the world, as well as strengthening measures, enhancing the
issuance and payment activities via cards, so that the Bank's card services attract more
and more customers. It requires the bank to try harder in diversifying utilities, card
products, training professional human resources in operations, exploiting potential
markets, regularly implementing various programs grand opening and promotion, as
well as other important factors. Based on analyzing and evaluating payment card
services at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Ben Luc
Branch, Long An Province, the author proposes some solutions to contribute to the
development strategy in payment card services at my Branch in the future.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ................................................... xi

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
5. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................3
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học ....................................................................3
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn .....................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước ......................................................4
9. Kết cấu luận văn ....................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH
TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........................................................6
1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại ...............6
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng..........................................6
1.1.2. Khái niệm dịch vụ thẻ thanh toán .....................................................................7
1.1.3. Đặc điểm và các yếu tố trên thẻ thanh tốn ......................................................8
1.1.4. Vai trị, tiện ích của thẻ thanh toán ...................................................................9
1.1.5. Phân loại thẻ thanh toán ..................................................................................10
1.1.6. Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán


vi

...................................................................................................................................12
1.1.7. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng dịch vụ thẻ ........................................................14
1.1.8. Quy trình phát hành và thanh tốn của thẻ thanh toán ....................................18

1.2. Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại ...................20
1.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ..............................20
1.2.2. Nội dung phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại ...21
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương
mại .............................................................................................................................23
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
thương mại ................................................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH BẾN LỨC, TỈNH LONG AN .....................................................30
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An .......................................................................30
2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ..........30
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An .........................................31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An ...............................31
2.1.4. Tình hình sử dụng nguồn lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An .......................................................33
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An giai đoạn 2015 - 2018 .....34
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An giai đoạn
2015 - 2018 ...............................................................................................................36
2.2.1. Sản phẩm và tiện ích thẻ thanh tốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An .........................................36
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ



vii

phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An giai đoạn 2015 2018 ...........................................................................................................................41
2.3. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An ..47
2.3.1. Đặc điểm chung về khách hàng hiện tại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An ...............................47
2.3.2. Đặc điểm về hoạt động giao dịch thẻ của khách hàng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An ..........50
2.3.3. Mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến phát triển dịch vụ thẻ tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh
Long An.....................................................................................................................52
2.3.4. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ thẻ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam .....................................................................................................54
2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển dịch vụ thẻ thanh tốn của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh
Long An ....................................................................................................................60
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................60
2.4.2. Những mặt còn hạn chế ...................................................................................61
2.5. Phương hướng cải thiện các chỉ tiêu phát triển đối với dịch vụ thẻ thanh
toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Bến Lức, Tỉnh Long An ..........................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................66
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH BẾN LỨC, TỈNH LONG AN .................................................................67
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An trong thời gian
tới ..............................................................................................................................67
3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Công Thương Việt Nam từ nay đến năm 2020 ........................................................67
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công


viii

Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An .........................................67
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh tốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An ................68
3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường tiện ích của dịch vụ thẻ ......................68
3.2.2. Đẩy mạnh đầu tư vào mạng lưới chấp nhận thẻ ..............................................69
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống công nghệ cho dịch vụ thẻ .............................................71
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho dịch vụ thẻ ....................................72
3.2.5. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng bá, phân phối sản
phẩm và chăm sóc khách hàng ..................................................................................73
3.2.6. Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ ............................74
3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................77
3.3.1. Kiến nghị đối với Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Long An.......................................................................77
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ I
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. III


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


1

2

Chữ viết tắt

Agribank

ATM

Tiếng Anh
Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development
Automated Teller Machine

Tiếng Việt
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Máy rút tiền tự động

Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ
3

BIDV

for Investment and

phần Đầu tư và Phát triển


Development of Vietnam

Việt Nam

4

CDM

Cash Deposit Machine

Máy gửi tiền trực tuyến

5

ĐVCNT

Card Accepting Units

Đơn vị chấp nhận thẻ

6

EDC

Electric Data Capture

Máy EDC

7


KH

Customer

Khách hàng

8

NH

Bank

Ngân hàng

9

NHNN

State Bank

Ngân hàng Nhà nước

10

NHPH

Distribution Bank

Ngân hàng phát hành


11

NHTM

Commercial Bank

Ngân hàng thương mại

12

NHTT

Payment Bank

Ngân hàng thanh toán

13

NHTW

Central Bank

Ngân hàng trung ương

14

PIN

15


PGD

Transaction Department

Phòng Giao dịch

16

POS

Point of Sale

Máy POS

17

TCTQT

18

TDQT

Personal Identification
Number

International Card
Organnization
International Credit


Mã số PIN cá nhân

Tổ chức thẻ quốc tế
Tín dụng quốc tế


x

19

20

21

TTT

Vietcombank

VietinBank

Card Center
Joint Stock Commercial Bank
for Foreign Trade of Vietnam

Trung tâm thẻ
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương
Việt Nam

Vietnam Joint Stock


Ngân hàng Thương mại Cổ

Commercial Bank for

phần Công Thương

Industry and Trade

Việt Nam


xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

1.1.

Sơ đồ nghiệp vụ phát hành thẻ

18

1.2.


Sơ đồ nghiệp vụ thanh tốn thẻ

19

Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1.

Cơ cấu tổ chức tại VietinBank - Chi nhánh Bến Lức

Trang
32

Số hiệu
bảng

Tên bảng biểu

Trang

biểu
2.1.

2.2.
2.3.
2.4.

2.5.
2.6.

2.7.

2.8.

2.9.

2.10.

Tình hình lao động tại VietinBank - Chi nhánh Bến Lức giai
đoạn 2015 – 2018
Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh
Bến Lức giai đoạn 2015 – 2018
Hạn mức giao dịch thẻ E-Partner của VietinBank
Số lượng thẻ phát hành của VietinBank - Chi nhánh Bến Lức
giai đoạn 2015 – 2018
Thị phần Thẻ thanh toán trên địa bàn Tỉnh Long An năm 2018
Số lượng máy ATM và POS của VietinBank - Chi nhánh Bến
Lức giai đoạn 2015 – 2018
Thị phần máy ATM các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
năm 2018
Thị phần máy POS các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Long An
năm 2018
Doanh thu dịch vụ thẻ tại VietinBank - Chi nhánh Bến Lức
giai đoạn 2015 – 2018
Đặc điểm của khách hàng sử dụng thẻ VietinBank - Chi nhánh
Bến Lức


32

34
40
41
43
43

44

45

46

48


xii

2.11.

Đặc điểm sử dụng thẻ VietinBank của khách hàng

49

2.12.

Mức độ tiếp cận của khách hàng qua các nguồn thông tin

50


2.13.

Thị phần thẻ qua mẫu điều tra

51

2.14.

Tiêu chí lựa chọn ngân hàng phát hành thẻ của khách hàng

53

2.15.

Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên dịch vụ thẻ

54

2.16.
2.17.
2.18.

Đánh giá của khách hàng về uy tín, thương hiệu, cơng nghệ
củaVietinBank Bến Lức
Đánh giá về phí, quy trình thủ tục hồ sơ phát hành thẻ
Đánh giá về chương trình khuyến mãi, chính sách chăm sóc
khách hàng

56

56
57

2.19

Đánh giá của khách hàng về thẻ, máy ATM và ĐVCNT

58

2.20.

Sự cố khách hàng thường gặp nhất khi sử dụng thẻ

59

2.21.

Đánh giá của khách hàng về sự cố trong quá trình sử dụng thẻ

59


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trên thế giới, dịch vụ thẻ thanh toán đã trở nên rất phổ biến; ở các nước tiên tiến
phần lớn các giao dịch mua bán đều được thanh toán bằng thẻ. Hiện nay dịch vụ thẻ
thanh tốn là một cơng cụ hỗ trợ đắc lực trong việc giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền
mặt trong lưu thông. Với những ưu thế vượt trội về việc tiết kiệm thời gian thanh tốn,

tính an tồn, hiệu quả sử dụng và phạm vi thanh tốn rộng, dịch vụ thẻ thanh toán đã trở
thành dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại, gắn liền với sự phát triển cơng nghệ, góp
phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và đời sống xã hội. [1, tr5]
Ở Việt Nam, dịch vụ thẻ thanh toán bắt đầu được cung ứng từ năm 1990 và
đến nay đã trở thành một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của các ngân
hàng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ Thẻ không những mang lại các nguồn thu lớn
cho ngân hàng mà cịn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong
hoạt động thanh toán hàng ngày.
Theo Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (VBCA); tính đến cuối năm 2018, số
lượng thẻ đang lưu hành đạt trên 136 triệu thẻ với khoảng 78 ngân hàng cung cấp
dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện
thoại di động, số lượng tài khoản cá nhân đạt trên 70 triệu tài khoản; Về mạng lưới,
cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán của thẻ ngân hàng được cải thiện, đến cuối
năm 2018, trên tồn quốc có trên 18.434 ATM và hơn 218.427 POS được lắp đặt.
Cùng với sự phát triển gia tăng về số lượng thẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán,
hiện nay các ngân hàng đã cung cấp khá tốt các tiện ích cơ bản trên ngân hàng điện
tử như: Chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ điện, nước, internet, điện thoại,
mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến, đóng phí bảo hiểm,.…

Với nhiều cơng

dụng và tiện ích như vậy thì việc phát triển dịch vụ thẻ thanh tốn nhằm thực hiện đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng là thị trường nhiều
tiềm năng và là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư. Những lợi ích mà việc phát
hành thẻ mang lại, cùng với mục tiêu trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt của cả
nước, trên địa bàn Tỉnh Long An ngày càng có nhiều Ngân hàng tham gia vào thị
trường thẻ.


2


Là một trong những Ngân hàng Thương mại có dịch vụ thẻ ra đời sớm trên địa
bàn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Lức,
Tỉnh Long An không ngừng phấn đấu để mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ đặc biệt
là thanh toán bằng thẻ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Qua nghiên
cứu và tìm hiểu tác giả nhận thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trên địa bàn tỉnh
vẫn còn nhiều tiềm năng, hứa hẹn mang lại cho Ngân hàng nhiều cơ hội để phát triển
dịch vụ thẻ. Với lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bến
Lức, Tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chuyên ngành Tài chính – Ngân
hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ
thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Bến Lức, Tỉnh Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương
mại;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An
từ năm 2015 đến năm 2018;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh tốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ thẻ thanh toán và phát triển dịch vụ thẻ thanh
toán của Ngân hàng Thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian địa điểm: Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An.

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2018.


3

5. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An trong giai đoạn 2015 - 2018 đạt được
những gì, cịn tồn tại những khó khăn gì?
(2) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến
Lức, Tỉnh Long An cần phải có những giải pháp gì để phát triển dịch vụ thẻ thanh
toán tại Chi nhánh trong thời gian tới?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học
Luận văn được thực hiện nhằm hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến thẻ
và dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ thanh tốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An
về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và kết hợp với dữ liệu
được khảo sát tại ngân hàng
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này dựa trên những thông
tin chọn lọc từ các dữ liệu kinh doanh trong giai đoạn năm 2015 đến 2018 tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long
An để ghi nhận những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong hoạt

động dịch vụ thẻ thanh toán. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả có những định
hướng hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Chi nhánh trong
thời gian tới.
Kết hợp dữ liệu được khảo sát: Thông qua bản câu hỏi khảo sát nhằm mục
đích đánh giá cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ của VietinBank –


4

Chi nhánh Bến Lức; thơng qua đó có thể xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Chi nhánh.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Qua tìm hiểu, tác giả tham khảo một số bài báo và luận văn thạc sĩ có liên quan
đến chủ đề hoạt động kinh doanh thẻ như sau:
1. Phạm Thị Bích Hạnh (2018), Định hướng phát triển Thẻ thanh toán trong
nền kinh tế Việt Nam, tạp chí Phát triển Kinh tế số 215, Hà Nội đã cho thấy thanh
toán thẻ - phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển,
trong đó hoạt động thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ qua điểm chấp nhận thẻ (POS)
đem lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016
- 2018, hoạt động thanh toán qua POS cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể; doanh số
thanh toán qua POS tăng, số lượng ATM, POS/EDC tăng. Tuy nhiên, tốc độ phát
triển POS có dấu hiệu tăng chậm, hiệu quả hoạt động thanh tốn qua POS thấp. Vì
vậy, cần những giải pháp phù hợp hướng tới mục tiêu đẩy mạnh thanh tốn khơng
dùng tiền mặt để đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán thẻ qua POS tại Việt Nam.
2. Luận văn thạc sĩ: “Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” của Đặng Thanh Phong, Trường Đại
học Ngoại thương, năm 2017 đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thẻ và hoạt
động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng tình hình kinh doanh thẻ tại Petrolimex, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải
pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ như: Xây dựng chiến lược kinh doanh

thẻ, giải pháp về phát hành và thanh toán thẻ, giải pháp tăng cường ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro trong kinh doanh thẻ.
3. Luận văn thạc sĩ: “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” của Trần
Thị Anh Đào, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, năm 2016 đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về kinh doanh thẻ, phân tích thực trạng tình hình kinh doanh thẻ tại VietinBank
Đà Nẵng nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi
nhánh như: Phát triển thẻ tín dụng nội địa, tăng cường chiến lược Marketing, hồn
thiện cơng tác chăm sóc khách hàng, hợp lý hóa chi phí phát hành thẻ, mở rộng mạng
lưới cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.


5

4. Luận văn thạc sĩ: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Mùi, Học
viện Hành chính Quốc gia, năm 2016 đã nghiên cứu và hệ thống hoá lý luận về rủi ro
thẻ và quản trị rủi ro thẻ; nêu bật thực trạng cũng như những đánh giá khách quan về
hoạt động kinh doanh thẻ và hoạt động quản trị rủi ro thẻ của Vietcombank trong
những năm vừa qua bằng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy
vật lịch sử, điều tra – phân tích – tổng hợp thống kê.
Sau khi tìm hiểu nội dung của các giáo trình, tài liệu và luận văn của một số tác
giả trên; nội dung đề tài của luận văn mà tác giả nghiên cứu không bị trùng lắp vì đến
nay tại VietinBank Bến Lức chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về phát triển dịch vụ thẻ
thanh tốn do đó sự khác biệt của tác giả là về mặt không gian và thời gian.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
thương mại.

Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An.
Chương 3. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, Tỉnh Long An.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤTHẺ THANH
TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng
Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của cơng nghiệp ngân hàng. Sự
phát triển của Thẻ thanh tốn là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing của
các chuyên gia Ngân hàng thế giới. Thẻ, với hình dạng như hiện nay xuất hiện đầu
tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20, nó ra đời năm 1941; khi đó Tổng Cơng ty
xăng dầu Califonia (nay là công ty Mobil) thực hiện cấp thẻ cho nhân viên và một số
khách hàng của mình. Thẻ này chỉ với mục đích khuyến khích bán sản phẩm của cơng
ty chứ chưa kèm theo một sự dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng.
Đến năm 1949, Frank Mc Namara và Ralph Schneider, hai doanh nhân người
Mỹ đồng sáng lập ra Diners’Club sau một lần đi ăn ở nhà hàng và quên đem theo tiền
mặt. Sau đó họ đã cung cấp cho bạn bè, đồng nghiệp của mình thẻ Diners’Club, cho
phép các khách hàng có thể ghi nợ khi ăn, nghỉ tại một số nhà hàng, khách sạn ở New
York và thanh toán số tiền này định kỳ hàng tháng mà không giới hạn số tiền được
phép chi tiêu.
Trong hệ thống ngân hàng, hình thức sơ khai của thẻ là “Charg - It”, một hệ
thống mua bán chịu do Ngân hàng Flasbush National lập ra. Hệ thống này mở đường
cho sự ra đời của thẻ vào năm 1951 do Ngân hàng Frankin National phát hành. Tại
đây khách hàng đệ trình đơn xin vay và sẽ được thẩm định khả năng thanh toán.
Khách hàng nào đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ. Thẻ này được dùng để thanh toán cho

các thương vụ bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Các cơ sở này khi nhận được giao dịch sẽ
liên hệ với ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi họ sẽ thực hiện giao dịch và đòi tiền
sau đối với ngân hàng.
Với những lợi ích của hệ thống thanh tốn này, càng ngày càng có nhiều tổ
chức tín dụng tham gia thanh tốn. Năm 1955, hàng loạt các thẻ mới như Trip Charge,
Golden Key, Gourmet Club rồi đến Carte Blanche và American Express ra đời và
thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên để hình thức thanh tốn thẻ có thể thu hút được khách
hàng cần phải có một mạng lưới thanh tốn lớn, khơng chỉ trong phạm vi một địa
phương, một quốc gia mà trên phạm vi tồn cầu. Đứng trước địi hỏi đó, InterBank


7

(Master Charge) và Bank of American (BankAmericard) đã xây dựng một hệ thống
các quy tắc, tiêu chuẩn trong xử lý, thanh tốn thẻ tồn cầu. Năm 1977, Bank of
America trở thành Visa USD và sau đó trở thành tổ chức thẻ quốc tế Visa. Năm 1979,
Master Charge cũng trở thành một tổ chức thẻ quốc tế lớn khác là MasterCard.
Ngày nay, Visa và MasterCard đang chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường
Thẻ thanh tốn. Ngồi hai loại thẻ này, cịn có các sản phẩm thẻ khác với thị phần ít
hơn như Diners Club, American Express, JCB.
Do Thẻ thanh toán ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và Ngân hàng
liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu hút nhiều lợi nhuận này. Thẻ thanh toán
dần được xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua
bán. Các loại thẻ MasterCard, Visa, American Express, JCB, Diners Club đang được
sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và cùng phân chia những thị trường rộng lớn.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ thẻ thanh toán
a. Khái niệm dịch vụ
Philip Kotler cho rằng: “Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm
đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có hoặc có thể khơng liên quan đến

hàng hóa dưới dạng vật chất của nó”.
b. Khái niệm thẻ
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về Thẻ thanh toán như:
- Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh tốn tiền mua hàng hố,
dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy
rút tiền tự động;
- Thẻ thanh tốn là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân
hàng, các Tổ chức tài chính hay các cơng ty;
- Thẻ thanh tốn là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh tốn thơng
qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ
chức tài chính với các điểm thanh tốn. Nó cho phép thực hiện thanh tốn nhanh chóng,
thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh tốn.
Tóm lại, từ các khái niệm trên có thể hiểu “Thẻ thanh toán là một phương tiện
thanh toán khơng dùng tiền mặt, mà người sở hữu thẻ có thể sử sụng để rút tiền mặt


8

tại các máy rút tiền tự động (máy ATM), các quầy dịch vụ của ngân hàng, đồng thời
có thể sử dụng thẻ để thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ
(có thiết bị đọc thẻ – máy chà tay hoá đơn hoặc máy POS)”.
c. Khái niệm dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ là một loại hình dịch vụ thuộc nhóm các dịch vụ bán lẻ hay còn gọi
là dịch vụ cá nhân của một ngân hàng hiện đại. Đây là một dịch vụ mà trong đó ngân
hàng sẽ cung cấp một cơng cụ thanh tốn, Thẻ thanh toán cho các khách hàng, để
khách hàng sử dụng các tính năng tiện ích và các dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp
thơng qua cơng cụ thanh toán này.
1.1.3. Đặc điểm và các yếu tố trên thẻ thanh toán
Đặc điểm cấu tạo: Thẻ thanh toán, dù cho được tổ chức tài chính hoặc phi tài
chính phát hành đều được làm bằng Plastic theo các tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức

ISO quy định gồm:
* Kích thước: Chiều dài: 85,60 mm; Chiều ngang: 53,98 mm.
* Mặt trước
 Biểu tượng và tên ngân hàng phát hành: Đây là yếu tố bắt buộc đối với các
loại thẻ nhằm phân biệt ngân hàng phát hành (NHPH).
 Bộ nhớ điện tử: Thường được gọi là chip, sử dụng đối với thẻ thông minh
trong đó có các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ.
 Số thẻ: Được in nổi hoặc chìm tuỳ từng loại thẻ.
 Tên chủ thẻ: là tên cá nhân hay tổ chức được ngân hàng cấp phát thẻ để sử dụng.
 Thời hạn hiệu lực của thẻ: Chỉ định khoảng thời gian NHPH cho phép sử
dụng thẻ.
 Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế: Sử dụng để nhận biết loại thẻ quốc tế
sử dụng.
* Mặt sau
 Chữ ký của chủ thẻ: NHPH yêu cầu chủ thẻ ký tên vào mặt sau của thẻ nhằm
xác định đúng người sử dụng thẻ khi thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ tại
các ĐVCNT.
 Dải băng từ: Là nơi lưu trữ dữ liệu liên quan đến chủ thẻ, được mã hoá theo
những tiêu chuẩn nhất định, gồm 3 rãnh:


9

+ Rãnh 1: Lưu trữ thông tin về số tài khoản thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn
hiệu lực thẻ;
+ Rãnh 2: Lưu trữ mã số kiểm tra, loại thẻ;
+ Rãnh 3: Lưư trữ mã số nhận dạng cá nhân (số PIN) được sử dụng để
rút tiền mặt tại ATM và một số thông tin tham chiếu như Số điện thoại NHPH, số
kiểm tra để tăng sự an toàn cho thẻ.
1.1.4. Vai trị, tiện ích của thẻ thanh tốn

a. Đối với chủ thẻ (Cardholder)
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp
cho khách hàng sự tiện lợi mà khơng một phương tiện thanh tốn nào có thể mang lại
được. Để thực hiện giao dịch, khách hàng có thể sử dụng nhiều phương tiện thanh
tốn khác nhau như tiền mặt, ủy nhiệm chi, séc hay Thẻ thanh toán. Tuy nhiên nếu sử
dụng tiền mặt sẽ rất cồng kềnh và kém an tồn, cịn nếu thanh tốn bằng séc hay uỷ
nhiệm chi thì phải mất thời gian đi đến ngân hàng và qua nhiều thủ tục tại quầy; Trong
khi đó, Thẻ thanh tốn cung cấp cho khách hàng nhiều sự tiện dụng trong thanh toán.
Với đặc điểm nhỏ gọn, phạm vi sử dụng không giới hạn cả về không gian và thời gian,
việc sử dụng Thẻ thanh toán linh hoạt khiến cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn
rất nhiều.
Ngồi ra Thẻ thanh tốn là một phương tiện thanh tốn hiện đại, ứng dụng
cơng nghệ cao, được trang bị hệ thống bảo mật thông qua việc mã hố thơng tin cá
nhân và mã số PIN riêng cho mỗi chủ thẻ cho nên tính an tồn cao. Vì vậy nếu xảy
ra trường hợp thất lạc hay mất cắp thẻ thì nguy cơ bị mất tiền cũng khó xảy ra hơn so
với việc sử dụng séc hay tiền mặt.
b. Đối với người bán hàng (Đơn vị chấp nhận thẻ)
Việc sử dụng Thẻ thanh tốn làm cơng cụ thanh tốn giúp cho người tiêu dùng
thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc mua hàng, đồng thời tạo điều kiện cho người
bán hàng có cơ hội tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường bán hàng của mình.
Thị trường sẽ trở thành toàn cầu đối với họ trong kinh doanh thương mại điện tử khi
người mua hàng sử dụng dịch vụ mua hàng online và dịch vụ ngân hàng điện tử.
Với việc chấp nhận Thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm thiểu
các chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm đếm...Ngoài ra, việc thanh toán


10

giữa người mua và người bán được ngân hàng bảo đảm vừa nhanh chóng, thuận tiện
và chính xác.

c. Đối với ngân hàng
Việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tạo điều kiện cho các ngân hàng trong
viêc mở rộng thị trường, gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Lượng tiền gửi
và lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng xét trên cả hai đối tượng: chủ thẻ (người
mua) và ĐVCNT (người bán) sẽ tăng lên vì cả hai đối tượng này đều được những lợi
ích nhất định khi chấp nhận sử dụng và thanh toán bằng Thẻ thanh toán. Đối với ngân
hàng việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán là hoạt động bổ sung nguồn và gia tăng
lợi nhuận trong kinh doanh.
1.1.5. Phân loại thẻ thanh toán
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều loại Thẻ thanh tốn do các tổ chức thẻ
quốc tế ban hành. Có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể là:
a. Theo công nghệ sản xuất
 Thẻ khắc chữ nổi (Embossed Card): Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được
khắc nổi các thông tin cần thiết. Ngày nay, loại thẻ này khơng cịn được sử dụng nữa
vì kỹ thuật của nó q thơ sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả.
 Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): Thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật công
nghệ, những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hoá trên băng từ ở mặt sau của thẻ.
Thẻ này có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền do có một số nhược điểm như thơng tin ghi
trên thẻ hẹp và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hố an tồn, có
thể đọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy vi tính.
 Thẻ thơng minh (Smart Card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ
thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy
tính hồn hảo. Thẻ có tính an tồn và bảo mật rất cao, tổ chức thẻ VISA quốc tế quy
định các ngân hàng phát hành phải đưa vào sử dụng loại thẻ này kể từ năm 2008.
b. Theo chủ thể phát hành
 Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do NHPH giúp cho khách hàng sử
dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp
tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong phạm vi
một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu như: Visa, MasterCard, JCB,…



11

 Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ du lịch, giải trí của
các tập đồn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty hoặc cửa hiệu
lớn phát hành như: Diners Club, American Express,...
 Thẻ liên kết: Đây là sản phẩm thẻ của một ngân hàng kết hợp với các tổ chức
kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều ưu đãi cho khách hàng trung thành. Thông thường tên,
nhãn hiệu và lôgô của tổ chức kinh tế này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ, ví dụ
như thẻ Golden Plus của Việt Nam (liên kết giữa Vietcombank với Vietnam Airlines);
Thẻ Lập nghiệp dành cho sinh viên (liên kết thương hiệu giữa Agribank và Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam - VBSP) .
c. Theo tính chất thanh tốn
 Thẻ tín dụng (Credit Card): Thẻ tín dụng thực chất là một dịch vụ tín dụng
thanh tốn với hạn mức chi tiêu nhất định được ngân hàng phát hành thẻ cung cấp
cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp.
Đây là một dạng tín dụng tuần hồn dành cho khách hàng để thanh toán tiền hàng
hoá, dịch vụ, rút tiền mặt từ các điểm cung ứng hàng hoá hoặc các điểm rút tiền tự
động. Thực chất đây là việc ngân hàng phát hành cho chủ thẻ vay tiền để mua hàng
hoá, dịch vụ trước và thanh toán sau một chu kỳ nhất định mà khơng tính lãi trong
thời hạn tín dụng do ngân hàng quy định.
 Thẻ thanh toán (Payment Card): Đây là loại thẻ dùng để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư được sử dụng của thẻ. Sau
mỗi lần sử dụng thì số dư cịn lại sẽ giảm dần.
 Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là loại thẻ mà chủ thẻ có thể thực hiện thanh
tốn tiền mua hàng hố, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền
gửi thanh tốn của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. . Sau mỗi lần sử dụng thẻ để rút
tiền mặt hoặc thanh tốn tiền hàng thì số dư trên tài khoản tiền gửi giảm dần, số tiền
chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay từ tài khoản của chủ thẻ thông qua các thiết bị
điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ.

d. Theo phạm vi lãnh thổ
 Thẻ nội địa: Là thẻ mà phạm vi sử dụng giới hạn trong lãnh thổ một quốc
gia. Do vậy, đồng tiền sử dụng đối với thẻ nội địa phải là đồng nội tệ của nước đó.
Hạn chế của loại thẻ này là phạm vi sử dụng nhỏ hẹp chỉ trong một quốc gia không


×