Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.02 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN ANH TÚ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU VỰC CẦU VOI,
TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, tháng 08/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

NGUYỄN ANH TÚ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU VỰC CẦU VOI,
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. TRƢƠNG QUANG VINH

Long An, tháng 08/2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Anh Tú


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế
Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy; giúp cho tác giả có được kiến thức nền
tảng vững chắc để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến GS. TS Trương Quang Vinh,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đưa ra những lời góp ý trong suốt q
trình nghiên cứu giúp tác giả có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh
Long An cùng tất cả bạn bè, gia đình - những người luôn động viên và tạo điều kiện

giúp tác giả vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống để
hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tú


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long
An
Tác giả: Nguyễn Anh Tú

Khóa: 03

Ngƣời hƣớng dẫn: GS. TS Trương Quang Vinh
Nội dung tóm tắt
a. Lý do chọn đề tài: Mỗi năm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long
An đều có sự tăng trưởng đáng kể, đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế trong cho vay đối với khách hàng của Chi nhánh ngân hàng như
tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn cao, hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân
cịn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề
nên tác giả lựa chọn nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực

trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An trong thời gian 3 năm từ 2016
đến năm 2018; tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.
+ Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động tín dụng (chỉ xét đến hoạt động cho
vay) và chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại; Thực tiễn chất
lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An.
+ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động tín dụng (chỉ xét
đến hoạt động cho vay) thu thập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An trong thời gian từ năm
2016 đến năm 2018.
c. Tóm tắt cơ đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả


iv

+ Nội dung chính
Thứ nhất: Nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt
tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM;
Thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long
An trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018; trên cơ sở đó nêu ra những mặt đạt
được, những mặt cịn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó;
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong
hoạt động tín dụng và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Chi
nhánh trong thời gian tới.
+ Đóng góp mới của tác giả: Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận
đối với hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương
mại; Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu
vực Cầu Voi, tỉnh Long An và cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho các Ngân
hàng thương mại khác có điều kiện và bối cảnh tương tự.
d. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính dựa trên những thơng tin chọn lọc từ các dữ liệu kinh doanh trong giai
đoạn năm 2016 đến 2018 tại Chi nhánh để ghi nhận những thuận lợi, khó khăn mà
ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.
e. Kết luận: Thông qua nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh và phân
tích của Chi nhánh, đề tài đã có những đóng góp cơ bản sau: Đề tài đã phân tích
được thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh; theo các chỉ tiêu đánh giá cho
thấy chất lượng tín dụng tại ngân hàng đang được duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu được
khống chế ở mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế (dưới 3%), năm 2018 tỷ lệ nợ xấu
của ngân hàng duy trì chỉ ở mức 1,33%. Trên cơ sở phân tích những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, tác giả đề
xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank - Chi
nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An nói riêng và tồn hệ thống nói chung.


v

ABSTRACT
Topic: Solutions to improve credit quality at Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development - Branch Cau Voi Area, Long An Province
Author: Nguyen Anh Tu

Course: 03

Instructor: Dr. Truong Quang Vinh
Summary content

a. Reasons for choosing the topic: Each year, credit activities at Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development - Branch Cau Voi Area, Long An
Province have been growing, which has contributed significantly to the social
economic development. In addition to encouraging achievements, there are still
shortcomings in lending to customers of bank branches such as bad debt ratio, high
overdue debt, and credit efficiency for individual customers. Stemming from the
above reality and recognizing the importance of the problem, I chose to study the
quality of credit activities at the Branch.
b. Research purpose of the thesis, object, scope of research
+ Research purpose of the thesis: Based on the analysis and assessment of
the status of credit quality at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
- Branch Cau Voi Area, Long An Province in the 3rd time year from 2016 to 2018;
I proposes some solutions to improve credit quality at the Branch in the future.
+ Research objects: credit activities (considering only lending activities)
and credit quality of commercial banks; Practical credit quality at Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development - Branch Cau Voi Area, Long An Province +
Scope of research: Researching data on credit activities (only considering lending
activities) collected at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Branch Cau Voi Area, Long An Province during the period from 2016 to 2018.
c. Concise summary of the main content and new contributions of the
author
+ Main content First: Research and synthesize the basic theoretical issues
of credit activity and credit quality of commercial banks. Second: Analyzing the
current status of credit operations at Vietnam Bank for Agriculture and Rural


vi

Development - Branch Cau Voi Area, Long An Province in the period from 2016 to
2018; On that basis, the achievements, limitations and causes of such limitations are
raised; Third: Proposing solutions to remove difficulties in credit operations and

contributing to improving the quality of credit operations of the Branch in the
future.
+ New contributions of the author: The research results shed light on the
theory of credit activities and credit quality improvement of commercial banks;
Research results suggest solutions to improve credit quality at Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development – Branch Cau Voi Area, Long An Province and
provide an additional reference for other commercial banks having similar
conditions and context.
d. Research methods: Thesis using qualitative research method based on
selected information from business data in the period of 2016 to 2018 at the Branch
to recognize the advantages and disadvantages that the bank are facing credit
problems and as a basis to propose some solutions to improve credit quality at the
Branch in the future.
e. Conclusion: Through research and assessment of business operations
and analysis of the Branch, the thesis has made the following basic contributions:
The thesis has analyzed the real situation of credit quality at the Branch; According
to the evaluation criteria, the credit quality at the bank is well maintained, the bad
debt rate is controlled at a safe level according to international standards (less than
3%), in 2018 the bad debt ratio of The bank maintained only 1.33%. Based on
analyzing the limitations and causes of limitations in credit operations at the
Branch, the author proposes some solutions to improve the credit quality of
Agribank - Branch Cau Voi Area, Long An province in particular and the whole
system in general.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii

NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................... iii
ABSTRACT ........................................................................................................................v
MỤC LỤC ........................................................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ...............................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................2
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm ..................................................................................2
4.2. Phạm vi về thời gian......................................................................................................2
5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................2
6. Những đóng góp mới của luận văn..............................................................................3
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học ............................................................................3
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn .............................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................3
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc..............................................................3
9. Kết cấu luận văn .............................................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .........................................6
1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại ......................................................................6
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .....................................................................6
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ............................................6
1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..............................................8


viii


1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng ...................................................8
1.2.2. Ngun tắc tín dụng ..........................................................................................9
1.2.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng...................................................................10
1.2.4. Vai trị của tín dụng ngân hàng .......................................................................12
1.3. Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..........................................15
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ........................................................................15
1.3.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng .........................17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ............................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH KHU VỰC CẦU VOI, TỈNH LONG AN ...........................................30
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ................................................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ..............................30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An .......................31
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An .......................32
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 2018 ...........................................................................................................................33
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ..................37
2.2.1. Quy trình tín dụng đối với khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ................37
2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ................40



ix

2.3. Đánh giá chung về chất lƣợng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh
Long An ....................................................................................................................57
2.3.1. Một số mặt đạt được........................................................................................57
2.3.2. Một số hạn chế ................................................................................................59
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................66
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC CẦU VOI, TỈNH LONG AN .................67
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ...........................................67
3.1.1. Định hướng về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An ......................................................67
3.1.2. Mục tiêu thực hiện về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An ...............67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh
Long An ....................................................................................................................68
3.2.1. Thực hiện tốt chính sách tín dụng, tn thủ quy trình tín dụng ......................68
3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện nghiệp vụ tín dụng ...........................69
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng .....................................................71
3.2.4. Hồn thiện hoạt động thu thập thơng tin tín dụng...........................................73
3.2.5. Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ ..............................................73
3.2.6. Một số biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả .....................................74
3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Long An .............................................................................75
KẾT LUẬN .......................................................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ I


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1

TỪ VIẾT TẮT

Agribank

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Vietnam Bank for

Ngân hàng Nông nghiệp

Agriculture and

và Phát triển Nông thôn

Rural Development

Việt Nam


2

CLTD

Service Quality

Chất lượng tín dụng

3

DSCV

Loan Turnover

Doanh số cho vay

4

DSTN

Debt Turnover

Doanh số thu nợ

5

HĐTD

Credit Acticity


Hoạt động tín dụng

Intrabank Payment
6

IPCAS

and Customer
Accounting System

Hệ thống thanh toán và kế
toán khách hàng

7

KHCN

Individual Customer

Khách hàng cá nhân

8

KHDN

Buniness Customer

Khách hàng doanh nghiệp

9


NHTM

Commercial Bank

Ngân hàng thương mại

10

NHNN

State Bank

11

TCKT

12

TCTD

Credit Organization

Tổ chức tín dụng

13

TGTK

Savings Deposit


Tiền gửi tiết kiệm

Economic
Organization

Vietnam Asset
14

VAMC

Management
Company

15

XHTD

Credit Rating

Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức kinh tế

Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Quản
lý tài sản của các Tổ chức
Tín dụng Việt Nam
Xếp hạng tín dụng



xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

2.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank – Chi nhánh Khu vực Cầu
Voi, tỉnh Long An

Trang

31

Số hiệu
bảng

Tên bảng biểu

Trang

biểu
2.1.

2.2.


2.3.

2.4.

2.5.

Tình hình huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Khu vực
Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Tình hình sử dụng vốn tại Agribank – Chi nhánh Khu vực Cầu
Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh Khu
vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Tình hình chung về hoạt động cho vay tại Agribank – Chi
nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Cơ cấu dư nợ tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Khu vực Cầu
Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018

33

34

35

40

42

Tình hình Nợ quá hạn, Nợ xấu, trích lập dự phịng rủi ro tín
2.6.


dụng tại Agribank – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long

46

An giai đoạn 2016 – 2018
2.7.

2.8.

Phân loại Nợ quá hạn theo thời hạn vay tại Agribank – Chi
nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Tình hình Nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Agribank – Chi
nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018

48

49


xii

2.9.

2.10.

2.11.

2.12.

2.13.


Tình hình Nợ xấu theo nhóm nợ tại Agribank – Chi nhánh Khu
vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại Agribank – Chi nhánh
Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Hiệu suất sử dụng vốn tại Agribank – Chi nhánh Khu vực Cầu
Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại Agribank – Chi nhánh
Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018
Hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Khu vực
Cầu Voi, tỉnh Long An

50

51

52

54

56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong hoạt động Ngân hàng, hoạt động tín dụng ln được các Ngân hàng
thương mại đặc biệt quan tâm, vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, ảnh hưởng đến sự phát

triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động chứa đựng
nhiều rủi ro. Quy mơ, chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, dễ bị
tác động bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, chính sách điều hành, quản lý của
Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Vì vậy, việc nghiên cứu, đưa ra những giải
pháp có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tiễn của các Ngân hàng thương mại
cũng như thực tiễn nền kinh tế đất nước nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín
dụng cũng là vấn đề rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu
vực Cầu Voi, tỉnh Long An đã không ngừng cố gắng mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng cho vay đối với khách hàng.Trong những năm qua, Chi nhánh ngân hàng
vẫn luôn cố gắng phấn đấu để nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo kinh doanh
có hiệu quả, đứng vững và khẳng định vai trị của mình trong sự cạnh tranh gay gắt
của nền kinh tế thị trường, góp phần phát triển nền kinh tế địa phương. Mỗi năm
hoạt động tín dụng đều có sự tăng trưởng đáng kể, đã góp phần quan trọng vào việc
phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế trong cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An
như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn cịn cao; hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá
nhân còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên tác giả
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi,
tỉnh Long An” làm luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
của mình.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tín dụng ngân hàng và chất lượng hoạt
động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng hoạt
động tín dụng của Ngân hàng thương mại;
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh
Long An trong thời gian 3 năm từ 2016 đến năm 2018;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực
Cầu Voi, tỉnh Long An trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng hoạt động tín dụng của
Ngân hàng thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm
Nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động tín dụng thu thập tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long
An.
4.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu được sử dụng phân tích trong đề tài được thu thập từ năm 2016 đến
năm 2018.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:
Câu 1. Tín dụng ngân hàng là gì? Ý nghĩa của chất lượng tín dụng là gì?
Những chỉ tiêu nào đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương
mại?



3

Câu 2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An là gì?
Câu 3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An cần làm gì để nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng trong thời gian tới nhằm tránh gây ra những hệ quả tiêu cực như nợ
quá hạn, nợ xấu, thất thoát vốn?
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với hoạt động tín dụng
ngân hàng và chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An và cung cấp thêm một tài liệu tham khảo
cho sinh viên , học viên thuộc nhóm ngành kinh tế; các Ngân hàng thương mại khác
có điều kiện và bối cảnh tương tự.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp này dựa trên những thơng tin chọn lọc từ các dữ liệu kinh
doanh trong giai đoạn năm 2016 đến 2018 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long An để ghi nhận
những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng tại
Chi nhánh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trƣớc
Qua q trình nghiên cứu một số báo cáo chuyên ngành ngân hàng, có một

số cơng trình nghiên cứu về NHTM Việt Nam có liên quan đến đề tài mà tác giả có
thể tham khảo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn của mình như sau:


4

1. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2011) “Nâng cao chất
lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam”, Học viện tài chính. Với đối tượng nghiên cứu là chất lượng cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
Luận văn đi sâu nghiên cứu phân tích rõ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan của các tồn tại hạn chế đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, nêu ra tầm
quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân và từ
đó đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu bề rộng hoạt động cho vay trên phương diện
phát triển khách hàng, các giải pháp tạo điều kiện cho vay, chưa nghiên cứu đến các
hoạt động quản trị rủi ro của khoản vay khách hàng cá nhân, giảm thiểu tổn thất
tiềm ẩn do khoản vay đem lại.
2. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Minh Điệp (2013), “Các giải pháp nhằm
mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nội
dung của luận văn đã nêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chất
lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Luận văn đã đưa ra định
hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng tại Thương
mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam vì đây là vấn đề cấp bách bởi ngân hàng
không chỉ tăng cường vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế mà còn là vấn đề
quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng. Ngoài ra, luận văn cũng
chỉ ra được hai nhược điểm quan trọng khi ngân hàng cấp tín dụng là rủi ro và chi
phí quá cao để từ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho ngân hàng. Thơng

qua việc phân tích thực trạng của hoạt động tín dụng bằng cách dựa vào các chỉ tiêu
đánh giá cần thiết đã làm nổi bật vấn đề trong nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng ngân hàng tại Chi nhánh.
3. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Tống Khánh Hịa (2014) “Nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Nam
Định”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận văn đã khái quát những


5

vấn đề về chất lượng tín dụng của NHTM, yêu cầu và ý nghĩa của việc nâng cao
chất lượng tín dụng của NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạt
động tín dụng tại Chi nhánh, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Mặc dù
vậy, luận văn vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý chất lượng tín dụng
tại Chi nhánh do đó chiến lược phịng ngừa, hạn chế của các giải pháp chưa cao.
Kết quả nghiên cứu của các đề tài đều tìm ra những hạn chế riêng trong
quá trình nghiên cứu, đã đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế. Qua tìm
hiểu các đề tài trên, tác giả nhận thấy tất cả các đề tài đều nghiên cứu liên quan đến
hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại và qua quá trình tìm hiểu thực tế tại
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực
Cầu Voi, tỉnh Long An ở thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất
lượng hoạt động tín dụng nên tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của
Ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nơn
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh Long

An.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nơn nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Cầu Voi, tỉnh
Long An.


6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm
tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Tại Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng, tại Khoản 3 Điều 4 quy định:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền
gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (Theo Khoản 13, Điều 4
của Luật Các tổ chức tín dụng).
Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng

các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Theo Khoản 14, Điều 4 của Luật Các tổ
chức tín dụng).
Cho vay (Loans): Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi (Theo Khoản 16, Điều
4 của Luật Các tổ chức tín dụng).
NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:


7

+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, đích vụ và đời sống.
+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Chiết khấu (Discount): Là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền
truy địi các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước
khi đến hạn thanh toán (Theo Khoản 19, Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng
2010).
NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với tổ
chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
đối với các tổ chức chức tín dụng khác.
Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá khác đã được chiết
khấu trước khi đến hạn thanh tốn.
Cho th tài chính (Financial leasing): Là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn
trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài
sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê,
các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Đây là loại hình tín dụng mới được

triển khai ở Việt Nam và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Bao thanh tốn: Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc
các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Theo Khoản 17, Điều 4 của luật Tổ
chức các tín dụng 2010).
Bảo lãnh ngân hàng (Bank guarantee)
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận (Theo Khoản 18 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010).


8

Theo đó, NHTM được bảo lãnh dưới nhiều hình thức khác nhau như: bảo lãnh
cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bão lãnh đấu thầu và các
hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình
đối với bên nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo
lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi,
ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ
thanh tốn khách cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng
a. Khái niệm
- Khái niệm tín dụng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng, tuy nhiên theo Các-Mác, “Tín

dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người
sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng
giá trị lớn hơn ban đầu”.
Tín dụng được cấu thành từ sự kết hợp của 3 yếu tố chính là:
+ Quan hệ chuyển nhượng này mang tính tạm thời hoặc có thời hạn;
+ Tính hồn trả có kèm theo chi phí;
+ Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay - cho vay.
- Khái niệm tín dụng ngân hàng
Từ quan niệm về tín dụng, có thể đưa ra một quan niệm chung về tín dụng
ngân hàng như sau: Tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và
khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng trong
một thời gian nhất định với những thoả thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời
gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.
b. Đặc điểm


9

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lịng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng khi có lịng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
và có khả năng hồn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hồn
trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng
của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hồn trả vốn huy động.
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu khơng có sự
hồn trả thì khơng được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho
vay (giá trị gốc).
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi
tín dụng khơng những phụ thuộc vào bản thân khách hàng, mà cịn phụ thuộc vào
mơi trường hoạt động, ngồi tầm kiểm sốt của khách hàng như sự biến động về giá

cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường, thiên tai,…
Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Quá trình xin
vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín
dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo lãnh…; trong đó bên đi vay
phải cam kết hồn trả vơ điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.
1.2.2. Nguyên tắc tín dụng
Từ các khái niệm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai
nguyên tắc có bản sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Việc sử dụng vốn vay vào mục
đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng
tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu
quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này.
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết
trong hợp đồng. Hoàn trả gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu
trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của
nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng
sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền; do đó, sau khi cho vay
trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để


10

ngân hàng trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất tín dụng là quan hệ
chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định
vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi.
1.2.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng
a. Căn cứ theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn từ 01 năm trở xuống, thường được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: Có hạn trên 01 năm đến 05 năm. Loại hình tín dụng này
chủ yêu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết
bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ.
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 05 năm. Loại hình tín dụng này chủ yếu
để đáp áp nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận tải
có quy mơ lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro rất cao.
b. Căn cứ theo mức độ tín nhiệm với khách hàng
- Tín dụng khơng có đảm bảo: Là loại hình khơng có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng.
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng mà khi cho vay địi hỏi người
vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba.
c. Căn cứ theo xuất xứ tín dụng
- Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có
nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua
lại các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh tốn.
Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh
lý.
d. Căn cứ theo phương thức cho vay


11

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực
hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này
áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sản xuất
không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ.
- Cho vay theo hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ

sản xuất, kinh doanh.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín
dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay hợp
vốn có ưu điểm là san sẻ được rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soát
tiền vay khách hàng.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Khách hàng và ngân hàng xác định và thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Việc cho
vay và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào
cho vay, lúc nào thu nợ. Phương thức này áp dụng đối với các khách hàng có nhu
cầu vay trả thường xun, tình hình kinh doanh ổn định, vịng quay vốn nhanh và có
tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay


×