Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

05 CAC KY THUAT CHAN ĐOAN DI TRUYEN THẦY THẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 25 trang )

BÀI 5. CÁC KỸ THUẬT CHẨN
ĐOÁN DI TRUYỀN
MỤC TIÊU:
- Hiểu được một số kỹ thuật cơ bản dùng để chẩn đốn và
phân tích di truyền
- Phân tích được một số kỹ thuật dùng để phân tích nhiễm
sắc thể
- Phân tích được một số kỹ thuật dùng để phân tích gien
I.

MỞ ĐẦU
Những tiến bộ trong sinh học phân tử, sinh hóa và các cơng

nghệ chẩn đốn khác đang thay đổi những giới hạn xét nghiệm
và sàng lọc di truyền. Cách đây không lâu, các tài nguyên như cơ
sở dữ liệu DNA được cá nhân hóa và những thử nghiệm di
truyền cá nhân thậm chí cịn chưa được nghĩ tới. Nhưng ngày
nay, với thành cơng của dự án bộ gien người thì những dự đốn
về dữ liệu thơng tin cá nhân của con người sẽ tăng lên.
Hiện tại, các trình tự DNA đang được áp dụng để xác định
sự biến đổi di truyền giữa các cá nhân, trong các nhóm dân cư và
trong hàng trăm loài động vật và thực vật trên khắp thế giới.
Nhưng giải trình tự có thể tương đối tốn kém và mất thời gian.
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số các kỹ thuật
chẩn đốn di truyền đang được thực hiện phổ biến trên khắp thế
giới để chẩn đoán một số bệnh di truyền. Tuy nhiên, chúng ta
1


phải nhận ra rằng lĩnh vực này sẽ tiến bộ nhanh chóng khi các kỹ
thuật mới được phát hiện và áp dụng. Điều này tạo ra một thách


thức liên tục cho các nhà di truyền học. Điều đó có nghĩa là tất
cả chúng ta cần cập nhật những tiến bộ mới thường xuyên và liên
tục trong lĩnh vực này.
II.

PHÂN LOẠI CÁC KỸ THUẬT DI TRUYỀN
Khả năng phát hiện của các kỹ thuật chẩn đốn có liên quan

đến bộ gien người phụ thuộc vào nhiều loại thông tin. Một số cột
mốc quan trọng trong lịch sử chẩn đoán di truyền được cho trong
Bảng 1. Chưa có câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi liệu rằng các
kỹ thuật mới sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng chẩn đốn. Bởi vì
các kỹ thuật thực hiện khác nhau về chi phí, khả năng thực hiện
và chẩn đoán được các bệnh lý di truyền. Không một kỹ thuật
nào phù hợp cho tất cả các tình huống trên. Hơn nữa, dữ liệu
gien cũng chỉ là bước đầu tiên trong quá trình xem xét để thực
hiện một quy trình chẩn đốn di truyền.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHIỄM SẮC
THỂ
III.1. NHIỄM SẮC THỂ ĐỒ
Trong một thời gian dài các nhà khoa học cho rằng mỗi tế
bào người chứa 48 nhiễm sắc thể cho đến năm 1956, khi Tjio và
Levan kết luận chính xác trên cơ sở nghiên cứu của họ rằng tế
bào soma bình thường của người chỉ chứa 46 nhiễm sắc thể. Các
2


phương pháp họ đã sử dụng hiện đang được sử dụng phổ biến
trong các phịng thí nghiệm tế bào học để phân tích cấu trúc
nhiễm sắc thể của một cá nhân, được gọi là nhiễm sắc thể đồ

(karyotype). Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mơ tả hình
ảnh của một bộ nhiễm sắc thể của một cá nhân, được sắp xếp
theo một kỹ thuật xác định.
Nhiễm sắc thể đồ là một kỹ thuật để thu nhận các nhiễm
sắc thể trong giai đoạn metaphase của chu kỳ tế bào. Các nhiễm
sắc thể này được đóng gói chặt chẽ và khơng hiển thị rõ các dãy
băng. Ở cấp độ phân giải này, những thay đổi trên nhiễm sắc thể
có thể được xác định là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc
thể (aneuploidy) hoặc các bất thường về cấu trúc xảy ra trên các
đoạn trình tự lớn. Hiện tại, những cải tiến về kỹ thuật tế bào học
đã thu nhận được các nhiễm sắv thể với các băng được biểu thị
với độ phân giải cao hơn (từ 500 – 1000 bands). Đây là độ phân
giải mà mắt thường có thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi,
những thay đổi liên quan đến một số ít gien cũng có thể được
nhìn thấy. Mặc dù các nghiên cứu về nhiễm sắc thể vẫn là một
cơng cụ chính trong chẩn đốn di truyền học nhưng tiện ích tổng
thể đang giảm khi các kỹ thuật mới hơn được phát triển.

3


Hình 1. Mơ hình mơ tả độ phân giải của các băng trên nhiễm sắc
thể. (a). Độ phân giải của băng theo chiều dài của nhiễm sắc thể.
(b). Bộ nhiễm sắc thể có độ phân giải cao (prometaphase) ở mức
độ phân giải 750 bands. (Warren G. Sanger. PhD, University of
Nebraska Medical Center, Omaha, Nebraska).
Chuẩn bị nhiễm sắc thể
Bất kỳ một loại tế bào nào trong cơ thể người có chứa nhân
trải qua q trình phân bào đều có thể được sử dụng để nghiên
cứu nhiễm sắc thể. Hầu hết các tế bào lympho lưu thông ở máu

ngoại vi thường được sử dụng, mặc dù các mẫu để phân tích
nhiễm sắc thể có thể được chuẩn bị tương đối dễ dàng hơn bằng
cách sử dụng tế bào từ mô da, tủy xương, nhung mao hoặc tế bào
ối (trong dịch ối của bào thai).
Trong trường hợp thu tế bào từ máu ngoại vi (tĩnh mạch),
mẫu tế bào nuôi cấy được bổ sung phytohemagglutinin nhằm
4


mục đích kích thích tế bào lympho T phân chia. Các tế bào được
nuôi cấy trong điều kiện vô trùng ở 37 OC trong khoảng 3 ngày,
trong thời gian tế bào phân chia thì bổ sung colchicine. Thuốc
này có đặc tính cực kỳ hữu ích trong việc ngăn chặn sự hình
thành của thoi phân bào, do đó ngăn cản sự phân chia tế bào và
dừng lại ở giai đoạn metaphase, thời điểm các nhiễm sắc thể
được ngưng tụ tối đa và do đó có thể nhìn thấy rõ nhất hình thái
của nhiễm sắc thể. Nước muối (hypotonic) sau đó được thêm vào
để gây shock nhược trương nhằm làm vỡ tế bào để thu nhận các
nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể này sau đó được cố định trên
lame và nhuộm màu để phân tích (Hình 2).

5


Hình 2. Quy trình thực hiện thu nhận nhiễm sắc thể đồ từ máu
ngoại vi dùng để phân tích và đánh giá một số bất thường trên
nhiễm sắc thể.
Band nhiễm sắc thể
Một số phương pháp nhuộm màu khác nhau được sử dụng
để xác định các nhiễm sắc thể riêng lẻ nhưng band G (Giemsa)

được sử dụng phổ biến nhất. Các nhiễm sắc thể được xử lý bằng
trypsin, làm biến tính protein và sau đó được nhuộm bằng thuốc
nhuộm gắn DNA (gọi là Giemsa), để làm cho mỗi nhiễm sắc thể
có một hình thái đặc trưng và tạo ra các band sáng và tối đặc
trưng (Hình 3).

6


Band G thường tạo ra bộ nhiễm sắc thể có chất lượng cao
phân tích cao với khoảng 400 đến 500 band. Mỗi dải band trong
số này trung bình khoảng 6.000 đến 8.000 kilobase (kb) (khoảng
6 đến 8 megabases [mb]) của DNA. Band có độ phân giải cao
thường thu ở giai đoạn sớm của quá trình nguyên phân như là kỳ
đầu hoặc tiền kỳ giữa, thu được nhiễm sắc thể đồ lên tới 800
band nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhiều. Điều này liên quan
đến việc ức chế phân chia tế bào đầu tiên với một tác nhân như
methotrexate hoặc thymidine. Axit folic hoặc deoxycytidine
được thêm vào môi trường nuôi cấy, để phóng thích các tế bào
vào trong ngun phân. Colchicine sau đó được thêm vào trong
một khoảng thời gian cụ thể, khi phần lớn tế bào đang dừng lại ở
giai đoạn tiền kỳ giữa và nhiễm sắc thể sẽ chưa hoàn toàn co
xoắn cực đại, để tạo ra một dải band chi tiết hơn.

7


Hình 3. Một nhiễm sắc thể đồ band G của một người nam bình
thường.
Phân tích nhiễm sắc thể đồ

Giai đoạn tiếp là phân tích nhiễm sắc thể, đầu tiên đếm số
lượng nhiễm sắc thể hiện diện trong một số tế bào đặc trưng, đơi
khi được gọi là “cụm metaphase” (hình 4), sau đó là phân tích
cẩn thận kiểu hình dải band của từng nhiễm sắc thể trong từng tế
bào được chọn.

Hình 4. Một cụm metaphase điển hình được nhuộm band G (Mr.
A. Wilkinson, Cytogenetics Unit, City Hospital, Nottingham,
UK).
Kiểu hình dải band của mỗi nhiễm sắc thể rất đặc trưng và
có thể dựa vào kiểu band chuẩn để giúp phân tích kiểu hình của
8


từng nhiễm sắc thể (Hình 4). Tiến hành phân tích từng cặp nhiễm
sắc thể tương đồng, bằng cách quan sát trực tiếp dưới kính hiển
vi hoặc sử dụng hệ thống chụp ảnh để chụp ảnh nhiễm sắc thể và
sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định được gọi là nhiễm sắc
thể đồ (karyogram) (Hình 5).

9


Hình 5. Một nhiễm sắc thể đồ (karyogram) thể hiện kiểu band
của từng nhiễm sắc thể được thực hiện bằng nhuộm huỳnh quang
và Giemsa.

10



III.2. LAI HUỲNH QUANG TẠI CHỖ (Fluorescent InSitu Hybridization - FISH)
Cơng cụ chẩn đốn này là sự kết hợp giữa di truyền tế bào
với kỹ thuật di truyền phân tử, dựa vào một đoạn trình tự đơn
DNA (gọi là đoạn mồi - probe) để bắt cặp với một trình tự bổ
sung của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa, nhân tế bào ở gian kỳ hoặc các
sợi nhiễm sắc thể cô đặc. Trong phép lai huỳnh quang tại chỗ
(FISH), đoạn mồi DNA được đánh dấu huỳnh quang, sau đó
được lai với mẫu DNA của bệnh nhân, cho phép vùng DNA
được lai có thể được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang.
FISH đã được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán lâm sàng trong 20
năm qua và ngày càng có nhiều loại mồi khác nhau đã được phát
triển.
Phân loại đoạn mồi (probe)
Centromeric Probes
Bao gồm các chuỗi DNA lặp đi lặp lại được tìm thấy trong
và xung quanh tâm động của một nhiễm sắc thể cụ thể. Ban đầu,
các mồi này được sử dụng để chẩn đốn nhanh chóng các trường
hợp lệch bội phổ biến như trisomies 13, 18, 21 (dùng để chẩn
đoán trước sinh từ mẫu gai nhau) cho đến khi được thay thế bằng
phản ứng chuỗi polymerase định lượng.

11


Chromosome-Specific Unique-Sequence Probes
Đây là các loại mồi đặc trưng cho một locus cụ thể mà có
thể được sử dụng để xác định các trường hợp mất đoạn và lặp
đoạn (Hình 6).

Hình 6. Hình ảnh metaphase của mẫu dị xác định vùng ELN gây

ra hội chứng William (Vysis), trên nhiễm sắc thể số 7 (7q11.23),
cho thấy một mất đoạn có liên quan với hội chứng William.
Nhiễm sắc thể bình thường có các tín hiệu đối với mẫu dị kiểm
sốt (control probe) (màu xanh lá cây) và mẫu dò gien ELN (màu
cam) nhưng đã bị mất đoạn nhiễm sắc thể nên chỉ cịn nhận diện
được mẫu kiểm sốt (Catherine Delmege, Bristol Genetics
Laboratory, Southmead Hospital, Bristol, UK).
12


Whole-Chromosome Paint Probes
Bao gồm một hỗn hợp các loại mẫu dò từ các phần khác
nhau của một nhiễm sắc thể cụ thể. Khi hỗn hợp các mẫu dò này
được sử dụng cùng nhau trong một phép lai, toàn bộ một nhiễm
sắc thể được phát huỳnh quang. Nhuộm toàn bộ nhiễm sắc thể
(chromosome painting) rất hữu ích để xác định sự tái sắp xếp
phức tạp của một nhiễm sắc thể, như trong trường hợp chuyển
đoạn (Hình 6) và để xác định nguồn gốc của vật liệu nhiễm sắc
thể bổ sung, chẳng hạn như các trường hợp vi chuyển đoạn và để
xác định vùng của nhiễm sắc thể được thêm vào có kích thước
rất nhỏ như trong trường hợp dạng vịng hoặc thêm đoạn.
Danh pháp nhiễm sắc thể
Theo quy ước, mỗi nhánh nhiễm sắc thể được chia thành
các vùng và mỗi vùng được chia thành các dải band, đánh số
luôn luôn từ tâm động ra ngồi (Hình 7). Một điểm nhất định
trên nhiễm sắc thể được chỉ định bởi số lượng nhiễm sắc thể, các
nhánh của nhiễm sắc thể được chia làm cánh ngắn (p) và cánh
dài (q), vùng và dải band (15q12). Đơi khi, vùng bị bỏ qua, do đó
15q12 sẽ được gọi đơn giản là band 12 trên nhánh dài của nhiễm
sắc thể 15.


13


Hình

7.

Nhiễm

sắc

thể X. Mơ hình mơ tả cấu tạo của một nhiễm sắc thể với các
vùng được chia làm cánh ngắn (Xp), cánh dài (Xq), trên mỗi
cánh nhiễm sắc thể được chia thành các vùng được đánh số thứ
tự từ tâm động (centromere) ra tận vùng telomere, trên các vùng
lại được chia thành các band được đánh số thứ tự trên mỗi vùng.
Một hệ thống ký hiệu được sử dụng để mơ tả, phân tích và
ghi lại các kết quả trên bản nhiễm sắc thể đồ được cho trong
bảng sau:

14


Bảng 1. Bản mô tả một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong
nhiễm sắc thể đồ

Thuật
ngữ
p

q
cen
del
dup
fra
i
inv
ish
r
t
ter
/
+ or -

Giải thích
Cánh ngắn
Cánh dài
Tâm động
Mất đoạn
Lặp đoạn
Điểm gãy
Isochromosome
Đảo đoạn
In-situ hybridization
Ring (Vịng)
Chuyển đoạn
Kết thúc hoặc điểm cuối
Thể khảm (mosaicism)
Thêm hoặc mất một phần


Ví dụ

46,XX,del(1)(q21)
46,XX,dup(13)(q14)
46,X,i(Xq)
46,XX,inv(9)(p12q12)
46,XX,r(21)
46,XY,t(2;4)(q21;q21)
pter or qter
46,XY/47,XXY
46,XX,5p-

nhiễm sắc thể
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH GIEN
IV.1. Phân tích đa hình đơn nucleotide (Single
Nucleotide Polymorphism - SNP)
SNPs (thường được phát âm là snips) là những khác biệt về
trình tự của các nucleotide (đa hình). Ước tính có khoảng 10
triệu SNP trong bộ gien người. Tầm quan trọng của SNPs được
xem như là các DNA locus maker. Mặc dù đúng là một số SNP
có thể là nguyên nhân của một số kiểu hình đột biến trong vùng
mã hóa, một số SNP khác có vai trị như vùng trình tự đệm.
15


Các SNP được sử dụng cho các ứng dụng từ việc lập bản
đồ đối với các thành phần di truyền quan trọng nhất cho các tính
trạng đa gien để cho phép so sánh giữa các mẫu DNA trong các
nghiên cứu pháp y hoặc xét nghiệm huyết thống.
IV.2. Array-based Comparative Genomic

Hybridization (CGH)
Trong thập niên 1990, kỹ thuật Comparative Genomic
Hybridization (CGH) bắt đầu được phát triển. Về bản chất kỹ
thuật này cũng tương tự kỹ thuật FISH nhưng cho phép đánh giá
trên tồn bộ bộ gien tình trạng mất cân bằng của bộ nhiễm sắc
thể. CGH cũng có hạn chế về độ phân giải, CGH trong giai đoạn
này chỉ cho phép phát hiện các bất thường có kích thước trong
giới hạn 10 – 20 Mb. Vào cuối thập niên 1990, kỹ thuật array
CGH (Array-based Comparative Genomic Hybridization) ra đời
để giải quyết những vấn đề tồn đọng của kỹ thuật CGH, với
array CGH những bất thường trên nhiễm sắc thể dưới dạng vi
mất đoạn (microdeletion) hoặc vi nhân đoạn (microduplication)
có thể được phát hiện một cách dễ dàng.
Đối với kỹ thuật CGH, mẫu DNA đối chứng (DNA control)
được đánh dấu bằng một loại thuốc nhuộm huỳnh quang (màu
xanh lá cây) và DNA thử nghiệm được đánh dấu bằng thuốc
nhuộm huỳnh quang (màu đỏ). Hai mẫu này sau đó được trộn lẫn
với nhau, khi xuất hiện điểm màu cam là khi nồng độ các mẫu
đối chứng và mẫu thử có cùng mật độ gien như nhau. Nhưng nếu
16


vùng gien trong mẫu thử khác với mẫu đối chứng, thì sẽ phát ra
các màu huỳnh quang khác nhau. Màu đỏ biểu thị cho sự lặp
đoạn và điều này liên quan đến mật độ vượt mức từ mẫu thử,
trong khi màu xanh lá cây biểu hiện cho sự mất đoạn DNA trong
mẫu thử nghiệm. Nói chung, kỹ thuật này cung cấp thơng tin bản
đồ bộ gien cụ thể và có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong
bộ gien lớn hơn 50 kb hoặc hơn, mặc dù một số ứng dụng của kỹ
thuật này có thể có độ phân giải từ 100 bp trở xuống.


17


Hình 8. Sơ đồ minh họa các bước cơ bản trong kỹ thuật array
CGH. Kết quả cho thấy một trường hợp bị lặp đoạn (nhân đoạn)
từ mẫu thử nghiệm của bệnh nhân.
18


Về mặt thực hành array CGH được chia làm hai loại:
Array có mục tiêu (targeted array): gồm ít đoạn dị, phủ
tối đa những vùng đã được biết có các gen gây bệnh.
Array toàn bộ genome (whole genome array): gồm các
đoạn dị phủ tồn bộ bộ gien.
Kết quả trong kỹ thuật array CGH tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể trong việc sử dụng các đoạn dò, máy quét
microarray mà sẽ cho ra các kết quả khác nhau.
Ví dụ dưới đây minh họa kết quả của một trường hợp phân
tích bằng kỹ thuật arrayCGH:
arr cgh 16p11.2(29581455-30106101) x 1

 arr cgh: Kết quả được phân tích bằng kỹ thuật array CGH.
 16p11.2: Mất đoạn trên band 11.2 (vùng phụ band 2, band 1
của vùng 1) trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 16.

 (29581455-30106101) x 1
Cặp base đầu tiên bị mất (hình 9) ở số 29.581.455 tính từ phía
trái của nhiễm sắc thể. Cặp base cuối cùng của đoạn mất là
30.106.101.


19


Hình 9. Nhiễm sắc thể 16 bị mất đoạn từ cặp base số 29.581.455
tính từ phía trái của nhiễm sắc thể đến base số 30.106.101 (vùng
màu đỏ).
IV.3. Gene Sequencing Strategies
Kỹ thuật xác định trình tự DNA (DNA sequencing) của một
gien được phát triển lần đầu tiên vào đầu những năm 1970 và
phương pháp xác định trình tự DNA được phát triển bởi
Frederick Sanger sớm trở thành phương pháp được ưa thích. Kỹ
thuật này được sử dụng để nghiên cứu về gien nhằm phân tích
các gien lạ, xác định các đột biến và đưa ra các kết luận dựa trên
chẩn đoán di truyền học.
Nguyên tắc chung của phương pháp này có thể tóm tắt như
sau:
Trước hết chèn các đoạn DNA cần phải xác định trình tự
vào một vector là phage hay plasmid tại một vị trí mà trình tự
chuỗi của vị trí này đã được xác định rõ. Chuyển thể tức là đưa
các vector mang đoạn chèn DNA này vào tế bào vi khuẩn để
nhân bản các vector này thành nhiều bản sao, sau đó tách chiết
và tinh khiết các vector từ vi khuẩn để thành các vector tự do.
Dùng các đoạn mồi bổ sung một cách đặc hiệu với trình tự của
vector tại vị trí chèn đoạn DNA.
Thêm vào ống phản ứng men DNA polymerase và 4 loại
nucleotide tự do (gọi là dNTP: deoxynucleotide triphosphate) và
một lượng rất giới hạn các nucleotide tận (terminator, là ddNTP:
20



dideoxynucleotide triphosphate, cũng như dNTP, có 4 loại
ddNTP tương ứng với 4 base A, T, C và G). Phản ứng được thực
hiện trong 4 ống, và mỗi ống cho một loại ddNTP khác nhau. Bắt
đầu từđoạn mồi, men DNA polymerase sẽ kéo các dNTP vào để
tổng hợp mạch đơn bổ sung với mạch DNA chèn trên vector, và
sự tổng hợp mạch đơn sẽ bị dừng lại tại vị trí mà ddNTP được
kéo vào thay vì dNTP. Lý do sự tổng hợp bị dừng lại là vì
ddNTP có cấu trúc hóa học bị mất đi gốc OH tại vị trí carbon thứ
3 của đường deoxyribose, mà gốc OH tại vị trí này chính là nơi
để dNTP kếtiếp được gắn vào. Nhờ vậy trong ống phản ứng có
các mạch đơn DNA có các chiều dài khác nhau tương ứng với
các vị trí trình tự các nucleotide trên đoạn DNA gốc (hình 10).
Để giải trình tự, người ta dùng phương pháp điện di trên gel
polyacrylamide biến tính. Với phương pháp đánh dấu mồi hay
các dNTP bằng đồng vị phóng xạ32P hay 35S thì sau khi điện di,
cũng giống như phương pháp của Maxam và Gilbert, người ta
phát hiện các vạch điện di bằng kỹ thuật xạ ký tự ghi, và từ các
vạch này giải được trình tự của đoạn DNA.

21


Hình 10. Một ví dụ giải trình tự DNA bằng phương pháp của
Sanger. Bắt đầu với một khuôn DNA chuỗi đơn, phản ứng được
thực hiện với một mồi (primer), bốn loại dNTP và enzyme
polymerase. Trong mỗi bốn phản ứng, một lượng nhỏ của một
trong các loại dideoxynucleotides (ddNTPs) được thêm vào. Khi
một trong những ddNTP này không gắn được vào chuỗi đang
22



kéo dài, thì phản ứng sẽ dừng lại. Chiều dài của tất cả các chuỗi
được thêm vào ddNTP có thể được đọc bởi khoảng cách nó di
chuyển trên gel. Dựa vào kết quả điện di trên gel có thể đánh giá
được trình tự cần phân tích (Brooker RJ: Analysis and Principles,
3rd ed, New York, McGraw-Hill, 2008).

23


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.

Trong kỹ thuật làm nhiễm sắc thể đồ, có thể

thu nhận tế bào từ người bệnh để phân tích
nhiễm sắc thể, TRỪ MỘT:
A. Tế bào gai nhau
B. Tế bào bạch cầu
C. Tế bào lympho
D. Tế bào hồng cầu
2.

Dựa vào kết quả nhiễm sắc thể đồ sau, lựa

chọn kết quả phân tích phù hợp:

A. 46,XX
B. 45,XO,+21

24


C. 47,XO,+21
D. 45,XX,+21

3.

Có thể sử dụng kỹ thuật nào sau đây để phân tích trình tự

của một đoạn DNA
A. Karyotype
B. FISH
C. CGH
D. DNA sequencing

25


×