Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.08 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Bác Hồ nói về phê bình và tự phê bình
"Trước mặt quần chúng khơng phải ta cứ viết lên trán chữ "Cộng sản" mà ta được mọi người yêu mến. Quần chúng chỉ
quý mến những người có tư cách đạo đức".
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng cao đẹp của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nêu cao tấm gương đạo đức cách
mạng, Người nói :"Cũng như sơng có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân".
Bác lại nói :"Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ "Cộng sản" mà ta được mọi người yêu mến. Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức".
Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" viết tháng 10-1947 cách đây đã hơn nửa thế kỷ, Bác Hồ đã nói :"Người đảng viên,
người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, khơng có gì là khó cả, điều đó hồn tồn do lịng mình mà
ra, lịng mình chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí cơng vơ tư". Cũng ở cuốn sách này,
người chỉ rõ "thang thuốc tốt nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình".
Trong những cuộc nói chuyện và cán bộ lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ, với đảng viên trong các lớp chỉnh huấn, với
các anh hùng mới được tuyên dương, nói chuyện với cơng nhân trí thức, văn nghệ sĩ hoặc thăm các địa phương...ở đâu
Bác cũng nhắc nhở đến việc trau dồi đạo đức cách mạng và vấn đề phê bình và tự phê bình. Bác nói :"Đảng víên và cán
bộ cũng là người, ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một
người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu”. “Phê bình và tự phê bình là vũ khí
rất cần thiết và sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm".
Người chỉ rõ :"Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt.
Được như thế thì trong Đảng sẽ khơng có bệnh, mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng.
Cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới, có như thế có khác gì người có vết nhọ trên mặt,
được người ta đem gương cho soi, lúc đó khơng cần ai khuyên bảo cũng tự vội vàng đi lưa mặt...".
Bác Hồ coi những thứ bệnh quan liêu, tham nhũng, ích kỷ, hẹp hòi...là những kẻ địch bên trong và người nói :"Mỗi kẻ địch
bên trong là người bạn đồng minh của kẻ địch bên ngồi. Địch bên ngồi khơng đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn vì
Có lần Bác lại nói :"Ta có hai cách để thực hiện thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ là phê bình và tự phê bình". Phê
bình và tự phê bình quan trọng như vậy, nhưng nhiều nơi nhiều lúc chúng ta chưa làm tốt, hoặc có đề ra nhưng lại làm
một cách qua loa, chiếu lệ, nể nang, x xoa cho xong...
Trong phê bình cịn thiếu dân chủ, cấp dưới khơng dám thẳng thắn phê bình cấp trên. Cấp trên có nơi khơng lắng nghe ý
kiến phê bình của quần chúng. Thậm chí cịn trù úm, trả thù, coi đó là luận điệu của kẻ xấu. Trong nhân dân và cán bộ có
câu nói :"Đấu tranh rồi tránh đâu”. Những điều đó làm cho việc phê bình và tự phê bình khơng được đến nơi đến chốn, có
khi biến thành một việc hình thức.
bình phải thật thà vạch khuyết điểm, có lỗi mà khơng vạch ra, khơng khác gì người có bệnh mà khơng chịu khai với thầy
thuốc...Vạch khuyết điểm để sửa chữa, cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả,
cán bộ các cấp nhất là cấp cao phải noi gương trước".
Nhân ngày thành lập Đảng 3-2-1969, Bác viết bài báo "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"..
Trong bài báo đầy tâm huyết và nỗi ưu tư ấy, Bác viết :"Đảng ta đã đào tạo một thế hệ thanh niên cách mạng gái cũng
như trai rất hăng hái dũng cảm trong mọi cơng tác. Đó là những bơng hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nhân dân và Đảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng như thế. Song bên cạnh những đồng chí ấy, cịn có số ít
cán bộ đảng viên mà đạo đức và phẩm chất còn thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích
riêng của mình trước hết. Họ khơng lo :"Mình vì mọi người" mà chỉ muốn ”Mọi người vì mình". Do cá nhân chủ nghĩa mà
ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ơ, hủ hóa, lãng phí xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự
đại, coi thường tập thể, xem thường quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh
quan liêu mệnh lệnh, họ không có tinh thần vươn lên, khơng chịu học tập để tiến bộ.
Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, thiếu tinh kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, khơng
chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
Cũng trong bài báo cuối cùng này Người chỉ rõ :"Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên, phải thực hành phê bình và
Trong bản Di chúc của mình, Bác căn dặn :"Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng, phải có tình đồng chí
thương u lẫn nhau". Bác căn dặn chúng ta :"Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh rèn
luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".
Những lời dạy của Bác rất thiết thực với chúng ta, nhất là trong cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh", xây dựng chỉnh đốn Đảng và trong công cuộc đưa đất nước ta trở thành một nước giầu đẹp như mong ước
của Người. Ngày nay khi nhắc đến phê bình, chúng ta lại nhắc đến bài thơ của Bác :
" Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng thế
Gian nan rèn luyện mới thành công".