Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

hình ảnh Bác Hồ trong thơ TỐ Hữu và Chế Lan Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.93 KB, 11 trang )

“ Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim
nhân loại…” ( Bác Hồ một tình yêu bao la - Thuận Yến)
Có thể nói hình ảnh Bác Hồ là một trong những hình ảnh được nhắc đến
nhiều nhất trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam. Viết về Bác đã trở thành
một nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với người nghệ sĩ. Hình ảnh
của Bác với những nét giản dị, thân thương, mộc mạc được các nhạc sĩ, hoạ
sĩ, nhà văn, nhà thơ, … khắc hoạ rất nhiều chiều. Nó đi sâu vào trong tiềm
thức người dân Việt Nam. Có thể khẳng định một điều khó có hình ảnh nào
có được sức lay động mạnh mẽ với người nghệ sĩ bằng hình ảnh Hồ Chủ
Tịch. Các loại hình nghệ thuật đều tập trung sáng tác dựa trên cuộc đời, sự
nghiệp của Người. Ngay từ khi Người còn là chàng thanh niên Nguyễn Tất
Thành có những hoài bão cao cả đến khi Người nằm xuống vẫn muốn nghe “
một câu hò Nghệ Tĩnh trước lúc đi xa”…Hình ảnh của Người không chỉ là
nguồn cảm hứng trung tâm trong các sáng tác của các ca khúc, các bức hoạ,
các tác phẩm điêu khắc, của các bộ phim… mà còn trở thành nguồn cảm
hứng sáng tạo lớn, xuyên suốt trong một loại hình nghệ thuật xây dựng chủ
yếu bằng chất liệu ngôn từ - văn học - với sự tiếp nhận đa diện của người
đọc.
Hình ảnh của Bác đã trở thành một hình tượng của văn học Việt Nam.
Hình tượng ấy không chỉ xuất hiện nhiều trong văn xuôi với tiểu thuyết,
truyện ngắn, bút kí, hồi kí mà đậm đặc nhất phải kể đến trong loại hình thơ
ca cách mạng. Các nhà thơ viết về Người trong một sự kính trọng thiêng
liêng. Hình ảnh của Người hoà quyện với hình ảnh của Đảng, hình ảnh của
cách mạng. Hình tượng thân thuộc mà vô cùng giản dị ấy của vị Cha già
1
dân tộc được lột tả một cách sâu sắc cùng với nguồn mạch viết về cách
mạng.
Những nhà thơ viết về Bác đã khai thác được vẻ đẹp trong tâm hồn cao
cả của Người. Họ viết về một Hồ Chủ Tịch sáng suốt, anh hùng, kiên định
với đầy đủ phẩm chất của một lãnh tụ. Cũng có khi họ lại viết về Bác trong
những cách nhìn mộc mạc, gần gũi rất đỗi đời thường .Hai trong những cây


bút viết về Bác hay nhất, sâu sắc nhất phải kể đến là nhà thơ Tố Hữu và nhà
thơ Chế Lan Viên. Hai tâm hồn cùng hướng sức mạnh ngòi bút của mình
vào những dòng thơ đầy kính yêu viết về Hồ Chủ Tịch. Với những cái nhìn
khá toàn vẹn và tiêu biểu về Người. Tuy Chế Lan Viên và Tố Hữu viết về
cách mạng, về Bác Hồ trong những khoảng thời gian và nguồn cảm hứng
sáng tạo khác nhau nhưng những dòng thơ của họ vẫn có những điểm chung.
Ở cả hai phong cách nghệ thuật cả hai nhà thơ đều tập trung khai thác những
vẻ đẹp bất diệt của Vị lãnh tụ vĩ đại. Hình tượng Hồ Chủ Tịch đã trở thành
trung tâm chi phối toàn bộ nguồn mạch sáng tác của hai nhà thơ. Tuy Chế
Lan Viên và Tố Hữu viết về Bác với những nét riêng về phong cách nghệ
thuật nhưng tựu chung lại trong các bài thơ viết về Người, hình ảnh nổi bật
của Bác vẫn hiện lên với nét trìu mến, gần gũi, giản dị bên cạnh vẻ đẹp tráng
ca anh hùng. Hai nhà thơ dành nhiều thời gian và không gian trong đời thơ
của mình để viết về Hồ Chủ Tịch. Cảm xúc thẩm mĩ cùng trí tuệ sắc sảo đã
làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ cách mạng, lãnh tụ thiên tài. Đồng
thơì thơ Chế Lan Viên và Tố Hữu đã diễn đạt khá trọn vẹn lòng yêu kính của
hai nhà thơ đối với anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt
xuất Hồ Chí Minh. Bằng những đúc kết đặc sắc của mình, hai nhà thơ đã
phát hiện những khía cạnh tài tình trong phẩm chất cao quý Hồ Chủ Tịch.
Người là linh hồn cho cách mạng Việt Nam với một sứ mệnh cao cả tìm ra
2
con đường cứu nước cho cả dân tộc đang chìm trong kiếp sống nô lệ lầm
than. Con đường “ kách mệnh” sáng suốt mà Người đã tìm thấy khi đọc bản
Luận cương Lê Nin đã cứu sống cả một dân tộc. Hai nhà thơ đã khẳng định
vai trò quyết định vận mệnh đất nước, người chèo lái con thuyền cách mạng
của dân tộc Việt Nam của Bác.
Tuy vậy, hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ của Tố Hữu và Chế Lan
Viên lại có những điểm rất riêng. Cùng viết về Bác nhưng bằng phong cách
nghệ thuật riêng biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân, Tố Hữu lại có một cách
diễn tả khác với Chế Lan Viên và ngược lại. Ở hai nhà thơ có lúc cảm hứng

sáng tác về Hồ Chủ Tịch gặp nhau, hoà quyện vào nhau làm nên cái chung.
Nhưng cũng có lúc nó phân tách ra tạo nên sự phong phú, đa diện và nhiều
chiều trong bức chân dung đa màu sắc về cuộc đời cũng như trong sự nghiệp
của Người.
Ca ngợi Chủ Tịch là một trong những chủ đề lớn và thân thiết nhất của
Tố Hữu. Từ Cách mạng tháng Tám cho đến những năm tháng cuối đời, nhà
thơ vẫn viết về Bác với tất cả tấm lòng yêu kính, biết ơn, theo tiếng gọi của
trái tim ông mà cũng để đáp lại phần nào những tình cảm mãnh liệt, không
nén nổi của toàn thể dân tộc ta đối với vị lãnh tụ vĩ đại của mình. Tố Hữu
bao giờ cũng nắm bắt được rất nhạy và trúng những vấn đề lớn của cách
mạng, nói bật lên được những tâm tư, ước vọng của đông đảo quần chúng
bằng một hình thức thích hợp, gần gũi với cảm nghĩ của họ.Bà mẹ Việt Bắc
và Bai ca tháng Mười là một trong những sáng tác đầu tiên Tố Hữu đi sâu
diễn tả hình tượng Hồ Chủ Tịch. Bốn câu thơ lục bát náo nức mà hiền hoà
mênh mang mở đầu Sáng tháng Năm giới thiệu rất tự nhiên cảnh sắc đất trời
và tâm trạng tác giả trong một lần gặp Bác. Lòng người xao xuyến, mong
đợi mà thanh thản, sáng trong. Ông đến thăm Bác Hồ, ngồi trước mặt Người,
3
ngắm nhìn và lắng nghe Bác nói, miêu tả Bác trong sinh hoạt bình thường.
Ước mơ, suy tưởng gắn liền với những cảm giác, cảm xúc cụ thể.Chính vì
rất thật, rất sống cho nên hình ảnh Bác trong Sáng tháng Năm mới mẻ, đa
dạng vừa có chiều sâu lại vừa bay bổng:
“ Bác ngồi đó, lớn mênh mông,
Trời xanh biển rộng tấm lòng nước non”
Người hoà vào đất nước, lớn lao nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, thân
mật, ấm áp. Trong bài Hồ Chí Minh tác giả lại nhấn mạnh đức tính kiên
quyết và tầm vĩ đại của lãnh tụ, nhưng cũng chưa nói được nhiều về điểm
này. Mà nét nổi bật nhất ở Bác, sức cảm hoá kì lạ của Bác lại chính là đức
tính giản dị, tấm lòng hiến từ nhân hậu, phong thái thanh thản, ung dung.
Người là một lãnh tụ hiền minh, một nhà hiền triết hơn là một vị tướng.

Trong lần in Sáng tháng Năm đầu tiên, Tố Hữu có nói đến cái cảm giác
choáng ngợp khi đứng bên Bác. Điều này không phải là hoàn toàn vô căn cứ,
bởi tiếp xúc với một người vĩ đại như Bác, người ta vẫn có một cảm giác gần
gũi nhưng cũng không khỏi kinh ngạc, sửng sốt : “ Ta lớn cao lên, bay bổng
diệu kì…Ta bên Người, Người toả sáng trong ta..” “ Hồn biển lớn đón muôn
đời thủ thỉ / Lắng từng câu, từng ý chưa thành”.. Nhà thơ đề cao khả năng
kết hợp nhân tâm, thấu hiểu tình người ở vị lãnh tụ. Vì tấm lòng yêu thương,
chăm chút bao dung ấy sẽ cảm hoá sâu sắc những thành viên trong đội quân
cách mạng được Người dìu dắt. Sáng tháng Năm là một cái mốc trên quá
trình “ xây dựng” hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu. Chính ở đây, nhà
thơ đã đến được cách gọi đúng nhất về vị lãnh tụ - Bác- rất tôn kính, rất thân
mật, rất Việt Nam.Bài thơ viết về Người với một sức mạnh, một sức lay
động vô cùng sâu xa.
4
Trong những sáng tác sau này của mình như Ta đi tới và Việt Bắc, hình
ảnh Bác Hồ trong thơ ông lại hiện lên với một vẻ đẹp lộng lẫy, lạ thường :
“Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ”. Chân dung của Bác trong Việt Bắc là sự
kết hợp tuyệt đẹp giữa hình, tình và nhạc:
“ Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”
Trong Việt bắc hình ảnh Bác ở cuối bài thơ trở thành điểm quy tụ mọi
suy nghĩ và tình cảm. Kết cấu này bắt đầu từ Bài Ca tháng Mười, qua Việt
bắc sẽ còn được tiếp tục trong Xưa nay, Mười năm và Ba mươi năm đời ta
có Đảng. Nó chứng tỏ những tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với Bác,

đồng thời ở một mức độ nhất định cũng nói lên quan niệm của nhà thơ về
vai trò của Người đối với cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta.
Trong hàng loạt các bài tiếp theo sau Việt bắc, Tố Hữu đều có nói đến
Bác: Lại về, Xưa..nay, Quang Vinh tổ quốc chúng ta, Trên miền bắc mùa
xuân, Qua Liễu châu…Qua Liễu châu ( 1956) nhắc lại cảnh tù tội rất đau
5

×