Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tet trung thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON & TẾT TRUNG THU NHÁNH 3: TẾT TRUNG THU KẾ HOẠCH TUẦN 04 Từ ngày 24 / 09 - 28/09/ 2012 I-YÊU CẦU Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết: - Trẻ biết tết trung thu là tết của ai, ngày trung thu các bạn nhỏ có gì,? - Nhận biết được màu sắc của đồ chơi - Kề được các góc chơi và biết chơi ở các góc. - Vẽ về cảnh tết trung thu, nặn được bánh trung thu, cắt dán hình lồng đèn. - Tham gia vào các hoạt động chung của lớp. II-KẾ HOẠCH TUẦN TT. 1. 2. HOẠT ĐỘNG. NỘI DUNG. * Đón trẻ: * Thể dục sáng: a Khởi động : - Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh kết hợp nhạc bài: “Bài tập buổi sáng” thể dục đồng diễn của Đón trẻ, trường: “Bình minh:” trò b.Trọng động: chuyện, - Hô hấp: Gà gáy thể dục - Tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước, sang ngang. sáng - Lưng bụng 1 : Đứng cúi gập người về trước - Chân 1: Khuỵu gối c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” * Ăn sáng: Cho trẻ ăn sáng động viên trẻ ăn hết xuất. Hoạt MTXQ động - Tìm hiểu , trò chuyện về ngày tết trung thu Thứ hai học THỂ DỤC 24.09.2012 - Đập , bắt bóng tai chổ TCVĐ : Mèo đuổi chuột VĂN HỌC Thứ ba - THƠ: Trăng ơi từ đâu đến 25.9.2012 Thứ tư 26.9.20112. ÂM NHẠC - Dạy hát : Rước đèn dưới ánh trăng - Trò chơi: Ai nhanh nhất - Nghe hát : Chiếc đèn ông sao.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thứ năm 27.9.2012. 3. Hoạt động góc. LQCV -Làm quen chữ cái O, Ô, Ơ. Thứ sáu TẠO HÌNH 28.9.2012 - Cắt dán hình đèn trung thu ( ĐT) *Yêu Cầu: - Biết về nhóm để chơi, biết phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi. - Biết thể hiện các hành động chơi như : Người bán hàng biết chào hỏi khách, mẹ đi chợ, nấu cơm, , … - Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây dựng công viên. - Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng. - Nhận biết ký hiệu chữ viết, cách đọc, cách mở sách đúng thao tác, biết cách cầm bút. - Biết sử dụng màu tô phù hợp, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình : nặn dọc, xoay tròn, cắt và dán … (tùy theo các hoạt động của bài học trong tuần). - Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề nhánh tết trung thu. - Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. I/GÓC PHÂN VAI: Bán hàng + gia đình 1-Chuẩn bị: - Đồ chơi bán hàng - Bộ đồ dùng gia đình. 2-Gợi ý hoạt động: - Đóng vai người bán hàng biết vui vẻ chào hỏi khách… - Đóng vai các thành viên trong gia đình chăm sóc trẻ,.. - Cô giáo vào chơi các góc cùng với trẻ, giúp trẻ nhận ra chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi. II/ GÓC XÂY DỰNG-LẮP GHÉP: Xây công viên 1-Chuẩn bị: - Khối xây dựng các loại. - Đồ chơi xây dựng : hàng rào, cây cỏ, ghế đá, cổng 2-Gợi ý hoạt động: - Đóng vai chủ công trình phân công theo dõi công trình xây dựng. - Đóng vai các chú công nhân xây dựng công trình. - Xây công viên có cổng vào, cây xanh, vườn hoa, đèn , ghế đá…. III/GÓC ÂM NHẠC : 1-Chuẩn bị: - Dụng cụ âm nhac , băng theo chủ đề 2-Gợi ý hoạt động: - Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng nhạc cụ và cách vỗ ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. Hoạt động ngoài trời. - Nghe nhạc, hát múa theo chủ đề IV/GÓC TẠO HÌNH : 1-Chuẩn bị: - Góc chơi - Giấy vẽ, bút màu, đất nặn , bảng con, khăn lau 2-Gợi ý hoạt động: - Gợi ý cho trẻ vẽ, nặn các đồ chơi trong lớp. V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: 1-Chuẩn bị: - Tranh về tết trung thu 2-Gợi ý hoạt động: - Sách truyện các loại, vở tập tô, tập toán, tranh ảnh về tết trung thu. VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : 1-Chuẩn bị: - Các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật… - Cây xanh, nước, bình tưới, khăn tay. 2-Gợi ý hoạt động: - Băng giấy màu đỏ, xanh, thẻ số 1, 2, 3 - Cây xanh, nước, bình tưới, khăn tay. - Quan sát: Tranh chủ điểm Chơi tự do +Các con nhìn xem trong tranh chủ với đồ chơi điểm hôm nay có gì mới? ngoài trời. Thứ hai +Trong tranh vẽ gì? Các bạn trong Nhặt lá rụng tranh đang làm gì? +Con biết sắp đến ngày gì không ? - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê - Quan sát: Sân trường (quan cảnh Mùa Thu xung quanh sân trường) + Đố các con bây giờ đang là mùa gì? Thứ ba + Mùa thu có đặc điểm gì? + Con xem xung quanh mình có những dấu hiệu gì báo hiệu mùa thu? - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột Thứ tư - Quan sát: Đèn trung thu + Con con biết sắp đến ngày gì không? + Thế tết trung thu vào ngày nào? + Các con ơi! trung thu có đồ chơi gì? + Con nhìn thấy đèn trung thu này như thế nào? Đèn được làm bằng gì? + Cô tóm ý giáo dục trẻ - Hoạt động tập thể:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5. 6. 7. 8. Trò chơi vận động : Cáo và thỏ - Quan sát: Toàn cảnh sân trường + Trên sân trường có những gì? + Có những loại đồ chơi nào? Thứ năm + Giáo dục trẻ chơi không tranh gành đồ chơi. - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động :Cáo và thỏ - Quan sát: Sân trường (quan cảnh Mùa Thu xung quanh sân trường) + Đố các con bây giờ đang là mùa gì? Thứ sáu + Mùa thu có đặc điểm gì? + Con xem xung quanh mình có những dấu hiệu gì báo hiệu mùa thu? - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng *Trước khi ăn: -Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. -Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. -Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn Vệ sinh -Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. Ăn trưa *Trong khi ăn: -Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. -Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. *Sau khi ăn: -Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. -Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. -Có đủ nệm gối cho trẻ. -Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. Ngủ -Chú ý đến tốc độ quạt. trưa -Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. -Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. -Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng. Vệ sinh- -Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng Ăn xế cho trẻ. -Tiến hành cho trẻ ăn xế. - Làm quen với trò chơi : Cáo và thỏ Thứ hai Sinh - Làm quen với bài mới hoạt - Hoàn thành tập toán chiều Thứ ba - Làm quen với chuyện “ Gà tơ đi học.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Trò chuyện về một số kĩ năng nặn với trẻ. - Xem phim hoạt hình Thứ năm - Làm quen với bài hát “cô giáo” -Xem phim hoạt hình. Thứ sáu - Biểu diễn văn nghê. -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. Vệ sinh, -Cho trẻ đi vệ sinh. nêu *Nêu gương cuối ngày. gương, -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. trả trẻ -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. -Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. Thứ tư. 9. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 24 tháng 09 năm 2012 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ điểm mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: +Đi học đều, đúng giờ. +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. +Không xả rác trong lớp. +Chú ý lên cô. - Hát “ Đêm trung thu” - Cô giới thiệu chủ đề mới. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU, TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU I-YÊU CẦU: - Trẻ biết ngày tết Trung thu là ngày rằm tháng 8, biết một số hoạt động diễn ra trong ngày Tết Trung thu - Trẻ trả lời tròn câu, nói rõ lời - Có ấn tượng sâu sắc về ngày tết trung thu, thích đến trường. II-CHUẨN BỊ: - Các tranh về ngày tết trung thu - Các bài hát về ngày trung thu “ Đêm trung thu, chiếc đèn ông sao..” - Giấy , bút màu, kéo hồ, giấy thủ công… -Tích hợp: Âm nhạc III-TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô. Dự kiến hoạt động của trẻ. ,. *HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Hát bài “ Đêm trung thu”. - Trẻ hát và vận động.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các con vừa hát bài hát nói về ngày gì? - Thế các con có biết tết trung thu là ngày nào hay không? - Cô giới thiệu: Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. - Tết trung thu là tết của ai? *HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng khám phá - Các con ơi sắp đến ngày gì? - Con thấy trên đường, ở chợ và những gia đình khác có gì khác so với mọi ngày? - Con thấy cha mẹ đã chuẩn bị những gì cho ngày tết trung thu ? - Đêm trăng trung thu như thế nào? - Mọi nhà làm gì để chuẩn bị đón trăng lên? - Các con thì làm gì? - Tết trung thu con thích được làm gì nhất? - Con sẽ ăn bánh mứt như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của mình? - Cô giáo dục các cháu ăn ít bánh kẹo.. - Trung thu đến, ở trường mình có tổ chức gì nhỉ? Con thấy thế nào? - Các con ơi! Vào ngày tết trung thu thì bạn nào cũng được mẹ mua cho lồng đèn để các bạn đi rước đèn dưới trăng đó các con. Cô mời lớp mình cùng cô biểu diễn bài hát nói về Rước đèn dưới trăng nhé! - Cô cháu cùng múa bài “Rước đèn dưới trăng” - Các bạn có thấy đầu sư tử dùng để múa vào đêm Trung thu chưa ? - Cô đưa tranh múa sư tử vào đêm trung thu cho trẻ quan sát + Tranh vẽ cảnh gì? -Cho trẻ quan sát tranh ngày hội trung thu: + Tranh vẽ gì? + Các bạn nhỏ đang làm gì? +Mặt trăng của ngày tết trung thu như thế nào? +Vào ngày tết trung thu mẹ thường mua những gì cho con? +Các con có thích ngày tết trung thu không? Vì sao? -Tết trung thu là ngày tết của các cháu thiếu niên và nhi đồng, vào ngày này người lớn. - Ngày trung thu -Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Ngày tết trung thu - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời theo hiểu biết - Bánh, lồng đèn - Trẻ trả lời - Mua lồng đèn…… - Trẻ trả lời - vui trung thu……rất vui…. - Hát và vận động bài rước đèn dưới trăng - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Múa lân….. - Trẻ quan sát - Đang vui chơi…. - Trăng tròn - Trẻ trả lời - Dạ thích.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thường tổ chức cho các cháu vui đón tết trung thu thật vui vẽ. và khi các con đi học ở trường cũng tổ chức ngày hội trung thu cho các con, các con sẽ được xem các bạn múa hát, được phát bánh kẹo nữa . *HOẠT ĐỘNG 3: Hát múa chào mừng tết trung thu - Cho trẻ hát và múa các bài hát về tết trung - Trẻ múa hát các bài hát về thu trung thu + Đêm trung thu, rước đèn dưới trăng, chiếc đèn ông sao, rước đèn … * Chuẩn bị mừng đón Trung Thu Chia trẻ thành 3 nhóm - Nhóm 1: tô màu mâm cỗ đón trăng rằm - Nhóm 2: tô màu lồng đèn - Nhóm 3 : Cắt và dán hình lồng đèn - Cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô nhận xét Cùng chơi Trung Thu. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Cho trẻ đọc bài “Giờ chơi”. Xếp đồ chơi vào các góc.. TIẾT 2. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI : ĐẬP . BẮT BÓNG TẠI CHỔ I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay, đập mạnh bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên. - Rèn cho trẻ khả năng nhanh nhẹn, tố chất khéo léo. - Rèn luyện sức khỏe, ý thức kỉ luật. II/ CHUẨN BỊ: - Vạch chuẩn. x x x x x x x x x x x x x x xx x x x x x x - 2 quả bóng. - Băng nhạc, trống lắc..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Sân rộng thoáng mát - Tích hợp: MTXQ, AN III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Hát và vận động bài“Vườn trường mùa thu” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Bây giờ đang là mùa gì? - Mùa thu đến có ngày tết gì vui? Vì sao vui? - Trung thu đến các con được chơi gì? Ăn gì? - Con có nên ăn nhiều bánh mứt trong ngày tết trung thu không? Vì sao? - À, đúng rồi, vào ngày tết trung thu thì có rất nhiều bánh kẹo nhưng các con nhớ ăn ít thôi vì ăn nhiều bánh ngọt sẽ bị sâu răng đó các con. - Và bây giờ chúng ta cùng nhau tập thể dục cho khỏe nhé! - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay vai 2: 2 tay ra phía trước, sang ngang (3x8) - Lưng bụng 1: Đứng cúi người về trước (2x8) - Chân 3: Đứng đưa chân ra các phía (2x8) (Tập kết hợp với bài hát “Bình minh”) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “Đập , bắt bóng tại chổ” - Các con xem cô có gì nè? - Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với quả bóng nữa nhé, các con có thích không? - Ai nhớ hôm trước cô đã cho các con chơi trò chơi gì với quả bóng nè? - Hôm nay chúng ta không tung bóng nữa, mà sẽ cùng nhau thực hiện “đập và bắt bóng tại chồ” nhé ! - Cô làm mẫu lần 1 - Lần 2 phân tích: TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng ngang tầm vai về trước. Khi có hiệu lệnh cô đưa bóng lên cao và đập mạnh bóng xuống sàn, mắt nhìn theo hướng bóng, khi bóng nảy lên cô đón bóng bằng 2 tay,. DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ - Cháu hát và vận động - Về mùa thu - Mùa thu - Trẻ trả lời theo suy nghỉ - Bánh in, bánh pía… - Trẻ trả lời. - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập theo cô.. - Tung, bắt, đá.. - Trẻ nhắc tên bài - Trẻ chú ý xem cô làm mẫu. - Trẻ lên thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> không ôm bóng vào người, tránh làm rơi bóng. (các con nhớ đập bóng thẳng hướng cho dễ bắt bóng nhé!) - Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. **Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột” - Tiếp theo các con sẽ được tham gia một trò chơi rất vui, trò chơi mang tên “Mèo đuổi chuột”. Cách chơi như sau: - Cách chơi: Một bạn được chọn làm mèo và một bạn được chọn làm chuột. các bạn khác thì nắm tay thành vòng tròn làm hang. Hai bạn này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi các bạn hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi bạn đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau . Trò chơi tiếp tục… - Cho trẻ chơi vài lần. - Cho trẻ chơi trò chơi.. -Trẻ nghe cô giải thích cách chơi.. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi. - Cô nhận xét HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng 1 ,2 vòng. IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Chơi trò chơi: “uống nước chanh” Thứ ba ngày 25 tháng 09 năm 2012. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI : THƠ: “TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN” I. YÊU CẦU : - Trẻ thuộc thơ, cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ. - Nhận biết vần điệu êm dịu, nhẹ nhàng, sâu lắng qua nhịp thơ 2/3, hiểu được lối miêu tả về trăng qua nghệ thuật so sánh của tác giả. II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Giấy thủ công, kéo, hồ, bút màu - Tích hợp : Âm nhạc, MTXQ III. TIẾN HÀNH : Hoạt động của cô HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú - Cô hát cho trẻ nghe bài "Ánh trăng hòa bình " kết hợp VĐ minh họa theo bài hát ... -Ánh trăng trong bài hát thế nào? ... Vì sao gọi là ánh trăng hòa bình? - Các bạn có thấy trăng bao giờ chưa? ...Trăng đẹp nhất vào lúc nào? - Ngày trăng tròn nhất, người ta gọi là ngày gì? - Trăng rằm có màu gì? ... Giống như cái gì? - Đố các bạn biết trăng từ đâu đến? - Các con biết không Chú Trần Đăng Khoa ngày còn bé cũng có những liên tưởng như chúng ta bây giờ về nguồn gốc của trăng. Những liên tưởng ấy đã hòa cùng với cảm xúc của chú để chú sáng tác ra một bài thơ rất dễ thương. Các bạn hãy cùng thưởng thức nhé! HOẠT ĐỘNG 2 : Cô đọc - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 1 lần, thể hiện âm điệu vui , tình cảm ở các câu thơ - Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa - Nội dung: Ở bài thơ tác giả đả liên tưởng trăng ở nhiều nơi, trăng có ở cánh đồng giống như quả chín, sau đó trăng ra ngoài biển khơi, trông giống mắt cá và cuối cùng trăng bay lên như quả bóng đó các con. HOẠT ĐỘNG 3 : Đàm thoại – trích dẫn: - Bài thơ nói về gì? - Các bạn thấy trăng trong bài thơ có đẹp không? - Đúng rồi, bài thơ miêu tả về hình ảnh của mặt trăng tròn, mặt trăng được so sánh với nhiều hình ảnh khác nhau rất đáng yêu. - Trăng đến từ cánh đồng thì giống sự vật gì? - Lúc trăng mới mọc, trăng rất tròn và to có màu hồng nhạt trông rất giống như quả đã chín. Cô trích : “ Trăng ơi…trước nhà”. - Sau đó tác giả nói trăng đến từ đâu? - Trăng đến từ biển xanh, thì trăng giống sự vật gì? - Những câu thơ nào nói lên điều đó. - Mắt cá rất tròn và sáng trong. Bạn đã so sánh trăng giống như mắt cá trông rất là ngộ nghĩnh, dễ thương. - Sau khi trăng đã lên đến là cao, đố các con biết bạn lại so sánh trăng giống như gì nè?. Dự kiến hoạt động của trẻ - Hát cùng cô. - Nói về cô và mẹ - Trả lời - Thấy rồi…… - Ngày rằm - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Nghe cô đọc thơ. - Trẻ chú ý. - Về trăng…. - Dạ đẹp. - Quả chín. - Từ biển cả - Như mắt cá - Trẻ đọc khổ thơ 2 - Như quả bóng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Lúc này trăng đã lên cao, trông rất tròn, lướt nhanh cùng gió. Nên tác giả nói trăng giống quả bóng, bạn nào đã đá lên trời. Cô đọc khổ thứ ba. - Tác giả Trần Đăng Khoa lần lượt so sánh trăng giống như: quả chín, như mắt cá, như quả bóng. Còn các con thấy trăng giống như gì? - Vậy trăng như thế nào? HOẠT ĐỘNG 4 : Dạy trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc thơ theo cô 2, 3 lần ( đọc liền mạch toàn bài) - Cho lớp đọc dưới hình thức: - Cô chú ý sữa sai cho cháu. *Kết thúc - Cô hỏi lại tên bài + tên tác giả? - Cô viết tên bài thơ lên bảng, cô đọc - Tên bài thơ có mấy tiếng? * Tổ chức cho trẻ chơi "làm trăng rằm trong đêm ". - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ đọc theo tổ, nhóm, các nhân. Lớp đọc luân phiên, đọc to , nhỏ - Bài thơ “ Trăng ơi từ đâu đến” Tác giả Trần Đăng Khoa. - Trẻ đọc - 5 tiếng. - Chia làm 3 tổ , ngồi vòng tròn - Cô gợi ý cho trẻ các nguyên vật liệu tạo hình: giấy thủ công , kéo, hồ dán ... - Hướng dẫn trẻ vẽ vòng tròn lên mặt trái của tờ giấy, sau đó cắt rời ra khỏi giấy và dán lên tranh ... - Gợi ý trẻ vẽ thêm các ngôi sao để trang trí cho bầu - Trẻ chơi trời đêm thêm sinh động - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Bây giờ cô và các con cùng chuẩn bị lồng đèn để rước đèn dưới trăng các con nhé hát bài “ Rước đèn dưới trăng” Thứ tư ngày 26 tháng 09 năm 2012. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ ĐỀ TÀI: DẠY HÁT: ÁNH TRĂNG HÒA BÌNH TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : AI NHANH NHẤT NGHE HÁT: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO I. YÊU CẦU : - Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát “Ánh trăng hòa bình” nhạc : Hồ Bắc lời: Mộng Lân.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hứng thú tham gia trò chơi. - Trẻ nghe cô hát và biết hưởng ứng theo giai điệu của bài hát “chiếc đèn ông sao” II. CHUẨN BỊ : - Bài hát: “Ánh trăng hòa bình”, “Chiếc đèn ông sao”. - Vòng - Tích hợp : Văn học, MTXQ III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô. Dự kiến hoạt động của trẻ. HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, giới thiệu bài. - Đọc bài thơ "Trăng sáng". - Bài thơ nói về gì? - Các con đã thấy trăng chưa? Thế trăng tròn và sáng vào ngày nào? - Vậy trăng có đẹp không các con? HOẠT ĐỘNG 2: Dạy hát : “Ánh trăng hòa bình”Nhạc Hồ Bắc . lời: Mộng lân - Ánh trăng rất đẹp và chiếu sáng khắp miền đất nước. Cô cũng có một bài hát nói về ánh trăng đó các con cùng lắng nghe nha. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Cô giới thiệu tên bài ( Ánh trăng hòa bình Nhạc : Hồ Bắc . Lời: Mộng Lân - Cô hát lần 2 : Giới thiệu nội dung bài hát : Bài hát nói về ánh trăng tròn lướt sáng qua ngọn tre vào những đêm trăng sáng các bạn nhỏ ở khắp mọi miền đất nước cùng nhau vui ca múa mừng ánh trăng hòa bình. - Cả lớp hát. - Cô mời lớp , tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẻ. - Cho lớp hát nối tiếp và hát to nhỏ. - Cô chú ý sữa sai. - Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả?. - Lớp đọc - Về trăng… - Trẻ trả lời - Dạ đẹp. - Trẻ nghe cô hát - Trẻ nghe. - Lớp hát cùng cô - Lớp, tổ, các nhân, nhóm hát xen kẽ - Lớp hát nối tiếp và hát to nhỏ - Ánh trăng hòa bình nhạc : Hồ Bắc. lời: Mộng Lân. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”. - Và tiếp sau đây các con sẽ được tham gia trò chơi âm nhạc hết sức thú vị, trò chơi mang tên “ Ai nhanh nhất ” - Trẻ nghe cô nói cách chơi - Cách chơi: + Cô vừa hát vừa gõ trống lắc nhỏ mà chậm thì tất cả trẻ đi ngoài vòng tròn. Khi nào cô hát lớn và to hơn thì tất cả trẻ phải chạy nhanh vào vòng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> tròn. + Trẻ nào chạy chậm không có vòng tròn thì lần sau phải cố gắng chạy nhanh hơn. - Luật chơi: +Khi nào cô hát to và nhanh thì trẻ mới được chạy vào vòng, nếu cô chưa hát to mà trẻ tự chạy vào vòng trước hiệu lệnh sẽ bị phạt. + Mỗi trẻ chỉ được vào một vòng tròn. - Cho cháu chơi 2-3 lần. - Cô nhận xét. HOẠT ĐỘNG 4 : Nghe hát : “Chiếc dèn ông sao”, nhạc và lời: Phạm Tuyên - Trung thu đến các con được làm gì nè? - Ai giỏi kể xem con biết những loại lồng đèn nào? - À, trung thu đến ai ai cũng thấy vui, nhất là các bạn nhỏ được rước đèn dưới ánh trăng tròn mùa thu. Biết được điều đó, nên chú Phạm Tuyên đã sáng tác ra bài hát “chiếc đèn ông sao” rất vui, các con nghe nhé! - Cô hát 1 lần cho trẻ nghe. - Nói nội dung bài hát nói về đêm rằm trung thu các bạn nhỏ cầm đèn sao đi chơi , chiếc đèn sao sáng ngời tỏ khắp muôn nơi. - Cô hát lần 2 và làm động tác minh họa - Cô mở băng cho trẻ nghe 1 lần, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát. - Giáo dục trẻ chăm ngoan , vâng lời cô dạy.. - Cháu chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho trẻ đến góc nghệ thuật biểu diễn lại bài hát.Cháu làm chim bay nhẹ nhàng về chỗ.. Thứ năm ngày 27 tháng 09 năm 2012. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: LÀM QUEN O-Ô-Ơ I/ YÊU CẦU : - Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ - Nhận ra âm và chữ cái o-ô-ơ trong tiếng và từ trọn vẹn thể hiện nội dung chủ đề. II/ CHUẨN BỊ : - Bảng cài có gắn chữ cái o, ô, ơ cho mỗi cháu - Mẫu chữ cái to O-Ô-Ơ cho cô.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Hình ảnh và từ ghép: “Trăng tròn”, “Lồng đèn”, “Rước đèn” - Bàn ghế, tập tô, chì màu, viết chì cho trẻ. - Tích hợp: AN, MTXQ, LQVH III/ TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: “Ánh trăng hòa bình” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Thế trăng tròn và sáng vào ngày nào? - Các con có biết sắp đến ngày gì? - Thế ngày rằm trung thì các con thấy trăng thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen chữ cái O, Ô, Ơ *Làm quen chữ cái O:? - À, đúng rồi trăng ngày rằm trung thu rất tròn và sáng để các bạn nhỏ cùng vui múa hát , rước đèn dưới trăng. - Các con xem cô có tranh gì đây? - Cô giới thiệu từ ghép “Trăng tròn”, cô đọc. DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ -Trẻ hát - Về ánh trăng - Ngày rằm - Tết trung thu - Trẻ trả lời. - Trăng tròn -Cháu đọc từ ghép “Trăng tròn” - Cô lấy chữ cái “O”, đây là chữ cái đầu tiên cô cho các -Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen con làm quen. Cô đọc to 2 lần kẽ (cô sửa sai cho trẻ) - Cô giới thiệu chữ cái O in hoa , in thường và viết thường - Các con xem chữ cái O có đặc điểm gì? -Có 1 nét cong tròn khép kín *Làm quen chữ cái Ô: - Các con trung thu đến thì các con được mẹ mua cho - Lồng dèn. gì nè? - Các con đã có lồng đèn chưa ? Lồng đèn của con là - Trẻ trả lời. lồng đèn gì? - Cô có hình ảnh gì đây? - “Lồng đèn” - Cô ghép từ, đọc từ 2 lần. - Trẻ đọc - Cô lấy chữ Ô ra tiếp theo cô sẽ dạy các con thêm 1 chữ cái mới. Cô đọc to 2 lần - Cháu đọc - Cô giới thiệu thẻ chữ cái to và phát âm (cô sửa sai - Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen cho trẻ) kẽ - Cô giới thiệu chữ Ô in hoa , in thường, viết thường. - Các con xem chữ cái Ô có đặc điểm gì? - Có 1 nét cong tròn khép kín và 2 nét xiên ngắn trên đầu. *So sánh: O – Ô - Cô gắn 2 chữ cái to O-Ô lên bảng: + Giống: đều có 1 nét cong + Chữ O-Ô giống nhau ở điếm nào? tròn khép kín + Khác: Ô có thêm 2 nét.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Khác nhau ở điểm nào? *Làm quen chữ cái Ơ: - Hát bài Rước đèn dưới trăng ? - Trong bài hát các bạn nhỏ đi đâu? À vào ngày rằm các bạn rủ nhau đi chơi, múa hát dưới trăng rất vui đó. - Cô có hình ảnh gì nè? - Cô ghép từ “ Rước đèn”, đọc từ 2 lần. - Tiếp theo cô sẽ cho lớp mình làm quen thêm 1 chữ cái mới nửa đó là chữ Ơ - Cô giới thiệu thẻ chữ cái to và phát âm (cô sửa sai cho trẻ) - Cô giới thiệu chữ Ơ in hoa , in thường, viết thường. - Các con xem chữ cái Ơ có đặc điểm gì?. *So sánh: O – Ơ - Cô gắn chữ O cất chữ Ơ. + Chữ O-Ơ giống nhau ở điếm nào? + Khác nhau ở điểm nào? *So sánh: O - Ô – Ơ - Cô gắn 3 chữ cái lên cho trẻ đọc lại 1 lần. - Chữ O, Ô, Ơ giống nhau ở điểm nào? - Chữ O, Ô, Ơ khác nhau ở điểm nào?. xiên ngắn, O không có - Trẻ hát - Đi rước đèn - Các bạn đi chơi…. - Cháu đọc từ ghép “rước đèn” - Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ) - Có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét móc bên phải - Trẻ đọc - Trẻ đọc. + Giống: đều có 1 nét cong tròn khép kín + Khác: Ơ có 1 nét móc bên phải, O không có. - Trẻ đọc. + Giống: đều có 1 nét cong tròn khép kín + Khác nhau: : Ô có thêm 2 nét xiên ngắn, Ơ có 1 nét móc bên phải, O không có.. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi với chữ cái. - Cho trẻ chơi: “Nghe phát âm tìm chữ cái” - Trẻ chơi theo yêu cầu của Cô nói cách chơi và cho trẻ chơi nhiều lần cô. - Trò chơi: “ Về đúng nhà” Cách chơi: Cô để các chữ cái ở mỗi ngôi nhà. Cho mỗi trẻ cầm một chữ cái vừa đi hát. Khi cô nói về nhà trẻ có chữ cái nào thì về nhà chữ cái đó. - Tiến hành cho trẻ chơi vài lần. - Trẻ chơi - Cô nhận xét IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Trẻ qua bàn tô tranh trong quyển tập tô. Thứ sáu ngày 21 tháng 09 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. Đề tài : CẮT DÁN HÌNH ĐÈN TRUNG THU ( ĐT) I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết tên và đặc điểm một số loại lồng đèn - Biết cách cầm kéo , cắt và dán hình chiếc lồng đèn. - Luyện kĩ năng cầm kéo cho trẻ. Thích được tạo ra cái đẹp. II/ CHUẨN BỊ: - Mẫu gợi ý. - Hình các loại đèn trung thu sưu tầm - Kéo , hồ, vở tạo hình. - Tích hợp: AN, MTXQ. III/ TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô cho cả lớp hát bài “Chiếc đèn ông sao” - Lớp mình vừa nghe cô hát bài hát nói về gì? HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát tranh và trò chuyện - Ngày tết trung thu nhà con có treo đèn trung thu không ? - Loại đèn gì ? - Ai mua cho con? - Các con thấy những chiếc đèn đó như thế nào? - Các con có thích làm những chiếc đèn lồng thật đẹp không? - Nhìn xem cô có tranh gì đây? - Đây là những chiếc lồng đèn mà cô đã cắt và dán đó, các con thấy có đẹp không? - Có mấy chiếc lồng đèn? Gồm những loại lồng đèn nào? - Các con ơi! Hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi “ bé khéo tay” cho lớp mình cắt dán hình lồng đèn các con thích không ? - Vậy để cắt dán, được hình lồng đèn đẹp các con cắt như thế nào? - Vậy cắt xong con làm gì? - Con dán như thế nào? - Nhắc trẻ cắt thẳng nhát, xếp hình cho cân đối, sao đó bôi hồ dưới nền và dán hình lên, dùng tay miết cho đẹp .. DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ - Cô hát và vận động cùng cô. - Chiếc đèn ông sao - Dạ có - Trẻ trả lời - Rất đẹp - Dạ thích - Lồng đèn…. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời… - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời theo suy nghĩ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Con ngồi cắt dán như thế nào? - Để cho đôi tay sạch dán xong con làm gì? HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ cắt dán - Trẻ cắt dán, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. - Cô mở băng. HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức nhận xét sản phẩm - Trẻ mang sản lên treo trên giá cho lớp quan sát - Cô mời vài cháu, gợi cho trẻ quan sát và tự nhận xét sản phẩm. Hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao? - Cô nhận xét tranh của trẻ.. - Ngồi thẳng lưng -Lau tay sạch sẻ -Trẻ cắt dán. - Trẻ xem sản phẩm - Nhận sản phẩm của bạn.. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Lớp hát bài “ Đêm trung thu”…. Nêu gương cuối tuần: - Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần: - Trẻ hát “ Cả tuần đều ngoan” - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. - Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3-5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan. - Cả lớp hoan hô. - Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để luôn được khen. - Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắn ngoan hơn để lần sau được khen. - Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu. - Trả trẻ.. P.HT KÝ DUYỆT. KHỐI TRƯỞNG KÝ DUYỆT TUẦN 4.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×