Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Hồ sơ thiết lập hệ thống VoIP Clarent (Phần VI) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.94 KB, 8 trang )

Cấu hình báo hiệu SS7 cho clarent Gateway
I. Khai báo trong Telephony Tab và SS7 Tab.
Gồm các bước sau:
1. Khởi động công cụ cấu hình: Start > Programs > Clarent > Gateway Configuration
Tool.
2. Đọc đăng ký của Clarent và kích vào Yes để chấp nhận.
3. Trong cửa sổ Telephony Tab chọn tham số Card Type là: Quad-SS7-E1 và Trunk
Protocol là: nocc.
4. Kích vào nhãn SS7. Trong cửa sổ SS7 Tab, chọn tham số Gateway Type là
Signalling gateway with TX card. Sau đó khai báo các tham số như sau:
5. Đối với User Part Protocol – Giao thức Phần người sử dụng: chọn ISUP.
Lý do:
· Giao thức ISUP cung cấp mọi chức năng cho cả TUP (Phần người sử dụng
điện thoại) và DUP (Phần người sử dụng số liệu) và theo thời gian nó sẽ thay
thế cho các áp dụng này.
· Tiêu chuẩn ngành cho việc áp dụng báo hiệu SS7 ở Việt nam khuyến nghị
dùng ISUP.
6. Đối với Switch Type –Kiểu chuyển mạch: chọn ITUWHITE.
Lí do: Tiêu chuẩn ngành cho việc áp dụng báo hiệu SS7 ở Việt nam tuân theo các
khuyến nghị của ITU_T (Sách trắng)
7. Đối với Sub Service Field – Phân trường dịch vụ: chọn National. Các bản tin do
Gateway tạo ra được mã hoá (trong phân trường dịch vụ – Octet thông tin dịch vụ)
cho mạng quốc gia.
8. Trong phần Signalling Link and Circuits:
 Own Point Code – Mã điểm báo hiệu gán cho Clarent Gateway. Mã này ở
dạng mã thập lục phân (Hexa). Giá trị khai báo là 125C (Hex) cho GW Hà
nội (mã thập phân là 4700) và 2260 (Hex) cho GW Hồ Chí Minh (mã thập
phân là 8800).
 Destination Point Code: đây là mã báo hiệu của 2 tổng đài trong mạng PSTN
đấu nối trực tiếp với Gateway Clarent ở 2 đầu Hà nội và Hồ Chí Minh.
 Point Code of 1


st
STP. Mã này khai báo có giá trị giống DPC tương ứng ở
trên.
 SLC for 1
st
STP: SLC là mã đấu nối logic đến đường kết nối vật lý.
 SLC thường được lập bằng 0 do chỉ có một đường báo hiệu giữa Gateway và STP.
 Time Slot: khai báo là 16. ở Việt nam khuyến nghị sử dụng TS1 là đường báo hiệu
SS7 nhằm thống nhất trong mạng quốc gia. Theo mặc định thì TS này được chọn
trên luồng E1 thứ nhất (Span 0). Tuy nhiên do hệ thống mặc định TS16 trên luồng
E1 thứ nhất là đường báo hiệu (data link) nên ta chọn đường link báo hiệu là trên
TS16.
 Link Server: khai báo địa chỉ IP cổng báo hiệu. Với GW Hà Nội địa chỉ khai báo là
192.168.20.10, với GW HCM là 192.168.20.15
 Starting CIC: đây là mã xác định mạch thoại đầu tiên. Giá trị CIC của các mạch
thoại trong Gateway Clarent là kề nhau. Chúng được tăng dần lên từ giá trị Starting
1
CIC. Khoảng giá trị CIC cho biết Signalling Gateway xử lý báo hiệu cho các mạch
thoại nào.
Giá trị Starting CIC được gán cho TS đầu tiên truyền thông tin thoại trong
đường E1 đầu tiên.
Giá trị khai báo là 1. Có nghĩa là TS1 trên luồng E1 đầu tiên có mã nhận dạng
CIC là 1.
 Number of Circuits - Đây là tổng số mạch thoại trên các Signalling và Bearer
Gateway.
Giá trị khai báo là 120 với 4 đường E1 (do hệ thống không sử dụng các TS16
trên các luồng E1 thứ 2,3,4)
 CIC to Skip: giá trị khai báo hiện tại là 16. Tuy nhiên ta có thể không khai
tham số này.
9. Trong phần Circuit Mapping: ánh xạ khoảng giá trị CIC của mỗi Gateway tới địa chỉ

IP của Gateway đó. Đối với hệ thống có các cổng tải thoại và cổng báo hiệu. Phần
khai báo này chỉ rõ cổng báo hiệu xử lý báo hiệu cho các cổng tải tin nào (thông qua
địa chỉ IP) và cho khoảng mạch thoại nào (Circuit Range)
Do hệ thống hiện nay GW là loại có một card báo hiệu cho chính nó, nên phần này
không cần khai báo gì.
10.Kích OK và thoát khỏi Clarent Gateway Configuration Tool.
II. Khai báo một số tham số trong Registry Key
Chạy Regedit:
Thêm vào ba tham số với giá trị của chúng như sau:
1. SS7 ACM BCI Called Party Category Ind ="1"
Đây là tham số chỉ thị loại bị gọi nằm trong tham số chỉ thị hướng về (BCI) của bản
tin hoàn thành địa chỉ (ACM). Với bị gọi là thuê bao thường thì giá trị được gán cho
tham số này là 1.
2. SS7 ACM BCI Called Party Status Ind="1"
Đây là tham số chỉ thị trạng thái phía bị gọi nằm trong tham số chỉ thị hướng về
(BCI) của bản tin hoàn thành địa chỉ (ACM). Với giá trị là 1 có nghĩa là khi tổng đài
phía bị gọi kiểm tra thấy trạng thái thuê bao bị gọi rỗi thì nó gán giá trị tham số này
là 1 để gửi về cho tổng đài liền trước nó. Trong trường hợp nó không xác định được
trạng thái bị gọi thì nó gán giá trị của tham số này là 0 (Không chỉ thị).
3. SS7 ACM BCI Charge Ind="2"
Đây là phần Chỉ thị tính cước cuộc gọi gồm hai bit nằm trong tham số chỉ thị cuộc
gọi hướng về, nhằm cho biết cuộc gọi có được tính cước hay không. Với giá trị là 2
thì cuộc gọi bị tính cước.
VI.3 - Kiểm tra các mức MTP và ISUP trong SS7.
VI.3.1. Mức MTP-1:
Mục đích kiểm tra MTP-1 là nhằm đánh giá chất lượng đường truyền thông tin báo
hiệu.
Để kiểm tra chất lượng đường truyền, ta sử dụng lệnh Trunkmon từ cửa sổ Command
Prompt
Thí dụ sau là kết quả khi sử dụng lệnh này:

2
Digital Trunk Monitor Natural MicroSystems Ver 1.1 Jun 3 1999
(Press F3 or ESC to exit)
BOARD # 0
-------------------------------------------------------------------
Board start time: Mon Mar 26 14:41:25 2001
Trunk 0 Trunk 1 Trunk 2 Trunk 3
-------------------------------------------------------------------
Alarm: NONE NO_FRM NO_FRM NO_FRM
Remote alarm: NONE NONE NONE NONE
Errored seconds: 1 24760 24760 24760
Failed seconds: 0 24760 24760 24760
Code Violations: 0 0 0 0
Slips: 1 0 0 0
Frame sync: OK NoSgnl NoSgnl NoSgnl
Khi sử dụng Trunkmon mà hiển thị có cảnh báo thì cần kiểm tra:
 Đường truyền dẫn đã được đấu nối và đã được kích hoạt tại tổng đài hay
chưa.
 Chân ra của RJ-48 đã chính xác chưa.
 Kiểu khung và mã đường dây của GW đã phù hợp với tổng đài chưa.
VI.3.2. Mức MTP-2:
Mức này được kiểm tra thông qua thủ tục đồng chỉnh đường báo hiệu. Sử dụng lệnh
TXalarm khi khởi động lại GW hoặc có thể xem trong bản ghi gateway.log mới nhất.
<03/26/2001 21:37:15> mtp 1 1 Starting Alignment (Lnk 0)
<03/26/2001 21:37:15> mtp 1 1 Sent SIO (Lnk 0)
<03/26/2001 21:37:15> mtp 1 1 Layer1: AERM Threshold Reached
<03/26/2001 21:37:15> mtp 1 1 Alignment Aborting (Lnk 0, state=8)
<03/26/2001 21:37:15> isup 1 18753 General configuration complete [0]
<03/26/2001 21:37:15>isup 1 18755 User SAP configuration complete[USAP=0]
<03/26/2001 21:37:15> isup 1 18757 Network SAP configuration complete [NSAP=0]

<03/26/2001 21:37:16> mtp 1 1 Rcvd SIO (Lnk 0)
<03/26/2001 21:37:16> mtp 1 1 Sent SIN (Lnk 0)
<03/26/2001 21:37:16> mtp 1 1 Rcvd SIO (Lnk 0)
<03/26/2001 21:37:16> mtp 1 1 Rcvd SIE (Lnk 0)
<03/26/2001 21:37:17> mtp 1 1 Discarding Signal Unit, accept flag is off
<03/26/2001 21:37:17> mtp 1 1 Discarding Signal Unit, accept flag is off
<03/26/2001 21:37:17> mtp 1 1 Timer 4 Expired (LINK 0 ALIGNED at layer 2)
<03/26/2001 21:37:17> mtp 1 18229 MTP3 Resume for DPC 0.33.82 (0x2152)
<03/26/2001 21:37:17> mtp 1 1 Setting link 0 ACTIVE from SLTA
<03/26/2001 21:37:17> mtp 1 18179 MTP3 Link 0 Up
Qua ví dụ trên ta thấy rằng trong trường hợp này đường báo hiệu đã được đồng chỉnh
thường không thành công ban đầu do giá trị Bộ giám sát lỗi đồng chỉnh đã tới ngưỡng
(AERM Threshold Reached ). Sau đó hệ thống tiến hành thủ tục đồng chỉnh khẩn
thành công ở MTP-2 (LINK 0 ALIGNED at layer 2)
3
Để xem trạng thái đường báo hiệu ở mức MTP-2 ta cũng có thể sử dụng lệnh sau:
C:>mtpmgr
mtpmgr[1]>status link 0
Thí dụ kết quả hiển thị như sau:
Board 1, Link 0 MTP2 Status:
High lvl state = ENABLED Frames out = 1 Frames dropped = 0
Low lvl state = IN_SERVICE
Trong trường hợp việc đồng chỉnh đường báo hiệu không thành công thí dụ như trường
hợp dưới đây (LinkFailure : Alignment Not Possible)
Cần phải kiểm tra:
 Tổng đài và GW có sử dụng cùng khe thời gian chỉ định là đường báo hiệu
chưa.
 Phần mềm điều khiển MTP (MTP Driver) đã được cài đặt đúng không.
 Không có hoặc lỏng cáp đấu nối giữa card trung kế NMS và card TX 2000
(Card xử lý báo hiệu SS7)

 GW và tổng đài có cùng sử dụng một phương pháp sửa lỗi không. GW mặc
định phương pháp sửa lỗi là phương pháp cơ bản.
VI.3.3. Mức MTP-3:
Mức này được kiểm tra thông qua thủ tục đồng chỉnh đường báo hiệu. Sử dụng lệnh
TXalarm khi khởi động lại GW hoặc có thể xem trong bản ghi gateway.log mới nhất.
Khi xem trong tệp log sẽ tránh được việc phải khởi động lại GW. Thông tin giúp ta biết
được trạng thái tốt ở mức này là: MTP3 Link 0 Up. Đôi khi đường báo hiệu được
đồng chỉnh thành công ở lớp 2 nhưng lại bị lỗi khi test ở mức MTP-3. Khi đó kết quả
cảnh báo chỉ ra khi chạy Txalarm là Align Timer 4 Expired (Link Aligned) - Thời gian
đồng chỉnh T4 đã hết (Đường báo hiệu đã được đồng chỉnh), sau đó có chỉ thị MTP3
Link 0 Down.
Để xem trạng thái đường báo hiệu ở mức MTP-3 ta cũng có thể sử dụng lệnh sau:
Command Prompt>mtpmgr
mtpmgr[1]>status link 0
Thí dụ kết quả hiển thị như sau:
4
<01/09/1998 09:49:58> mtp 2 1 Alignment Aborting
<01/09/1998 09:50:10> mtp 2 1 LinkFailure : Alignment Not Possible
<01/09/1998 09:49:58> mtp 2 1 Starting Alignment
<01/09/1998 09:49:58> mtp 2 1 Layer1: AERM Threshold Reached
<01/09/1998 09:50:10> mtp 2 1 ALIGN TIMER 2 EXPIRED, QLen=0 iacSt=8
<01/09/1998 09:50:10> mtp 2 1 Flushing Buffers (OPC=0)
<01/09/1998 09:50:11> mtp 2 18180 MTP3 Link 0 Down
MTP3 Board 1, Link 0:
State = ACTIVE
Transmit Queue: 0
Retransmit Queue: 0
Khi có lỗi với MTP-3 thì cần kiểm tra:
 Các mã điểm báo hiệu đã được gán chính xác ở dạng mã hexa chưa.
 Mã đường báo hiệu đã được gán chính xác chưa.

VI.3.4. Mức ISUP:
Nhằm kiểm tra việc trao đổi các bản tin báo hiệu giữa GW và tổng đài bằng cách sử
dụng lệnh Txtrace như sau:
1. Mở 2 cửa sổ Command Prompt, cửa sổ 1 vào dòng lệnh
C:>txtrace {>Kiemtra.log]
Phần khai báo trong [tên file.log] có nghĩa là vết dữ liệu được bắt giữ sẽ
không hiện ra màn hình mà được lưu vào trong 1 tệp có tên khai báo.
2. Cửa sổ 2 vào dòng lệnh
C:>isupmgr
isupmgr[1]>trace data on
VI.4- Xem các bản tin báo hiệu SS7.
Thí dụ sau khi sử dụng txtrace tại GW HCM ta thu được vết dữ liệu sau:
9:53:44.0 ISUP.1 --> 0.33.52:
16 00 01 00 60 00 0A 03 02 08 06 81 90 68 94 58 ....`......†.h”X
05 0A 06 03 13 84 56 34 12 00 .....„V4..
9:53:44.0 ISUP.1 <-- 0.33.52:
16 00 06 16 04 01 29 01 01 00 ......)...
9:53:49.0 ISUP.1 <-- 0.33.52:
16 00 09 01 2D 02 00 00 39 02 2D C0 00 ....-...9.-..
9:53:51.0 ISUP.1 --> 0.33.52:
16 00 0C 02 00 03 8A 90 C2 ......Š..
9:53:52.0 ISUP.1 <-- 0.33.52:
16 00 10 00
Trên đây là phần tham số (nằm trong trường thông tin báo hiệu - SIF) của các bản tin
báo hiệu ISUP trong trường hợp bị gọi là thuê bao thường, tính cước, chủ gọi đặt máy
trước. Các thông tin hiển thị ở dạng mã hexa.
Việc phân tích bản tin cho ta biết được các thông tin cơ bản sau:
5

×