Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu Báo cáo thực hành quan trắc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.37 KB, 16 trang )

Báo cáo thực hành quan trắc
*) Thành viên trong nhóm
1. Phạm Thị Thơm
2. Nguyễn Thị Duyên Lâm
3. Nguyễn Văn Bách
∗) Tóm tắt báo cáo
1. Đặt vấn đề
2. Tổng quan
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả thảo luận
5. Kết luận và kiến nghị
6. Tài liệu tham khảo
1
1. Đặt vấn đề
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội là một trường có diện
tích rộng, với hệ thống giảng đường, các phòng thí nghiệm, khu kí
túc xá khá đầy đủ.Tuy nhiên, có một số địa điểm do quy hoạch chưa
hợp lý và chưa quan tâm một cách đúng mức nên đã dẫn tới hiện
tượng ô nhiễm, điển hình trong số đó là con mương chảy qua khu kí
túc xá dành cho lưu học sinh Lào. Dòng mương này là nơi tiếp nhận
nước thải từ nhiều nguồn với đặc tính khác nhau đó là: khu kí túc
xá Lào,nhà hàng Vân Anh, khu nhà B1, giảng đường B, D, các kí
túc xá khác, gây bốc mùi khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường nước, hoạt động sản xuất và cả cuộc sống con người. Bên
cạnh đó, nước của mương này gần như không được xử lý mà đổ
thẳng ra sông Cầu Bây, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông.
Hơn nữa, nước ở đây còn sử dụng cho mục đích thuỷ lợi, vì vậy
“Đánh giá chất lượng nước mặt đoạn mương Lào phục vụ mục
đích tưới tiêu thuỷ lợi”, là rất cần thiết nhằm đưa ra những giải
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, giải quyết vấn đề nước tưới cho
một số vùng xung quanh.



2 Tổng quan
2.1 Tài nguyên nước trên thế giới
2
Nước đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã
hội, nước tồn tại ở 3 thể : rắn, lỏng, khí. Vì vậy, nước là một tài nguyên.
Nước bao phủ ¾ diện tích bề mặt trái đất. Tổng lượng nước trên trái đất
khoảng 1386 triệu km
3

. Nhưng chỉ có một phần rất nhỏ, khoảng 215200 km
3
tức là gần 1/7000 tổng lượng nước có vai trò quan trọng là bảo tồn sự sống
trên hành tinh.
Tài nguyên nước có liên quan trực tiếp đến mội hoạt động kinh tế- xã hội,
nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao. Trên thế giới
hiện nay tỉ lệ sử dụng nước như sau:
+ 69% sử dụng cho nông nghiệp
+ 23% sử dụng cho công nghiệp
+ 8% sử dụng cho đời sống và đô thi
Như vậy nước sử dụng cho nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất. Trong nông
nghiệp nước có ý nghĩa quan trọng, nếu không có nước các khoáng chất
không được hòa tan, không phân tán, sẽ không có dinh dưỡng cho cây và rễ
cây sẽ không thể hấp thu được bất cứ khoáng chất nào trong đất
Một thực trạng cho thấy hiện nay nước đang bị ô nhiễm, kể cả nước mặt,
nước ngầm và nước mưa.
2.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam
Chế độ nước của Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới ẩm,
gió mùa với lượng mưa phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình
thành dòng chảy với mạng lưới sông khá dày. Dọc bờ biển cứ trung bình

20km có một cửa sông. Nếu chỉ tính những sông có chiều dài trên 10 km thì
cả nước có khoảng 2.360 con sông.
Hệ thống sông ngòi của nước ta được nuôi dưỡng bởi nguồn nước mưa
tương đối dồi dào -Lượng mưa trung bình nhiều năm có thể đạt xấp xỉ
1960mm tức khoảng 650km
3
/năm. Miền núi mưa nhiều hơn đồng bằng và
3
các vùng khuất gió. Sự chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có
lượng mưa nhỏ khoảng 5-6 lần. Trong khi đó trên thế giới mức chênh lệch
này có nước lên tới 40-80 lần.
Sự phân bố tài nguyên nước có liên quan chặt chẽ với sự phân bố lượng
mưa. Vùng mưa lớn có dòng chảy sông lớn, vùng mưa nhỏ có dòng chảy
sông nhỏ xen kẽ nhau. Vùng có dòng chảy lớn đạt trên 100lít/s/km
2
và vùng
có dòng chảy nhỏ 5lít/s/km
2
chênh lệch nhau 20 lần.
Sự dao động của lượng nước các sông trong năm có sự tuần hoàn rõ rệt
của thời kỳ nhiều nước (mùa lũ) và thời kỳ ít nước (mùa cạn)
Mùa lũ hàng năm thường trùng với mùa mưa. Tuỳ theo vùng mà mùa lũ
Việt Nam phân hoá như sau: Bắc Bộ và Bắc Thanh Hoá có mùa lũ từ tháng
6,7 đến tháng 9 hoặc 10. Khu vực Đông Trường Sơn từ tháng 9,10 đến tháng
12 hoặc tháng 1 năm sau. Tây Trường Sơn và Nam Bộ từ tháng 7 đến tháng
11. Đó là tính trung bình nhiều năm. Tuỳ theo tình hình thời tiết từng năm
mà thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ có thể sớm hay muộn. Trong những
tháng chuyển tiếp từ mùa này sang mùa khác thường có những trận lũ sớm
hoặc muộn, đột ngột có khi gây thiệt hại đáng kể nếu không có biện pháp
phòng chống tốt.

Sự phân phối của dòng chảy mùa lũ không đều, thường ở các tháng đầu
và cuối mùa thì nhỏ hơn ở các tháng giữa mùa.
Sau mùa lũ là mùa cạn, nước sông giảm, thậm chí có những suối trở
nên cạn. Trong mùa cạn, nước các sông ngòi chủ yếu là do nước ngầm cung
cấp và thay đổi chậm. Mùa cạn thường kéo dài 7 hoặc 8 tháng và xuất hiện
không đồng đều trên lãnh thổ nước ta.
Lượng nước mùa cạn chỉ chiếm 10% đến gần 30 % tổng lượng nước cả
năm.
4
Trung bình hằng năm lượng dòng chảy mùa cạn đạt khoảng 90-100
km
3
. Ở những vùng có lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật dày thì lượng dòng
chảy tháng nhỏ nhất mùa cạn có thể đạt 20-25lít/s/km
2
.
Trong mùa cạn lượng nước sông từ thượng nguồn về giảm nhiều. Đến
đồng bằng độ dốc lòng sông ít, lòng sông rộng, nhiều cửa sông thông ra biển
tạo điều kiện cho dòng chảy. Thuỷ triều chảy ngược khá xa trong châu thổ.
Theo báo cáo của “Chương trình Bảo vệ môi trường quốc gia ưu tiên
đến năm 2010” thì tài nguyên nước Việt Nam bao gồm nước mặt và nước
ngầm.
+ Tổng lượng nước mặt chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra biển 880.109
m
3
/năm, trong đó phần từ nước ngoài chảy vào là 550.109m
3
/năm.
+ Đặc trưng dòng chảy sông suối ở Việt Nam là hàm lượng bùn cát cao
và hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú.

+ Cho đến nay đã xây dựng được khoảng 400 hồ cỡ vừa và lớn với tổng
lượng chứa khoảng 23.10 9m3, đảm bảo tưới cho 0,5 triệu ha ruộng nước và
phát điện với công suất trên 3,5 nghìn MW điện.
+ Theo đánh giá của ngành địa chất, tổng lượng nước chứa ở bể nước
ngầm ở Việt Nam rất lớn. Lưu lượng dòng ngầm đạt 1.513m
3
/s. Các bể nước
ngầm phân bố khá đồng đều, nên việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản
xuất rất thuận lợi.
+ Việt Nam có rất nhiều mỏ nước khoáng và nước nóng. Một số đang
được khai thác. Chất lượng nước ở các vực nước bị suy thoái rõ rệt. Hầu như
tất cả các sông hồ ở các đô thị và khu công nghiệp đều bị ô nhiễm Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nước rất nặng.
5
3. Đối tượng nghiên cứu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu
3.1 - Đối tượng nghiên cứu
- Đoạn mương chảy qua khu kí túc Lào và phía sau khu giảng đường D.
- Đoạn mương này trước khi chảy qua khu kí túc xá Lào và giảng đường
D đã tiếp nhận nguồn thải của các khu kí túc xá (nhà A
1
, A
2
, A
3
, B
2
, B
3
, C

2
)
và nước thải từ phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên _ Môi trường, giảng
đường C.
- Ngoài ra còn các cống thoát nước mưa chảy tràn cũng đổ vào con
mương này.
- Điểm cuối cùng tiếp nhận nước của toàn hệ thống mương là sông Cầu
Bây.
3.2 - Nội dung nghiên cứu
- Phân tích một số các chỉ tiêu , so sánh với quy chuẩn chất lượng nước
mặt phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, nhằm đánh giá chất lượng nước
mặt tại khu vực mương khảo sát
- Thông qua những đánh giá đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu mức
xả thải, và một số các biện pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng
nước cho đoạn mương để phục vụ cho việc tưới tiêu cũng như cảnh quan của
khu vực.
6

×