Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP – Nghiên cứu bằng mô hình trọng lực (Gravity Model)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.81 KB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Kinh tế đối ngoại
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA THÀNH
VIÊN HIỆP ĐỊNH CPTPP - NGHIÊN CỨU BẰNG MƠ
HÌNH TRỌNG LỰC (GRAVITY MODEL)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Phát
Mã sinh viên: 1701015638
Lớp: DC56KTDN12
Khóa: 56
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Duy Kiên

Mã KLTN: 167

TP.HCM, tháng 12 năm 2020

`


`


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Bối cảnh nghiên cứu về xuất khẩu gạo............................................................2


1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
1.3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................3
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
1.5. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................5
1.6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
1.7. Đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài................................................................6
1.7.1. Đóng góp mới của đề tài...........................................................................6
1.7.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................6
1.8. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp......................................................................7
Sơ kết chương 1.....................................................................................................8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT
KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN HIỆP
ĐỊNH CPTPP................................................................................................................9
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................9
2.1.1. Giới thiệu về gạo.......................................................................................9
2.1.2. Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu gạo...............................................10
2.1.3. Đặc điểm của xuất khẩu gạo...................................................................13
2.1.4. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam.........................15
2.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các các quốc gia thành viên Hiệp định
CPTPP.................................................................................................................. 19
2.2.1. Tổng quan về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương CPTPP..................................................................................................19
2.2.2. Các nội dung đàm phán trong CPTPP ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam...........................................................................................................19
`



2.2.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thế giới và sang các quốc gia
thành viên Hiệp định CPTPP hiện nay..............................................................20
2.3. Lý luận về mơ hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo.......25
2.3.1. Cơ sở lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu..............................25
2.3.2. Giới thiệu mơ hình trọng lực (Gravity Model)........................................28
2.4. Các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề tài..............................................30
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................30
2.4.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................31
2.4.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................34
Sơ kết chương 2...................................................................................................40
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................41
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................41
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu................................................................................41
3.1.2. Định nghĩa các biến số............................................................................45
3.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................49
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................50
Sơ kết chương 3...................................................................................................55
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................56
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị bảng (PURT)........................................................56
4.2. Thống kê mô tả..............................................................................................58
4.3. Ma trận tương quan giữa các biến số.............................................................59
4.4. Kết quả kiểm định mơ hình...........................................................................60
4.4.1. Kiểm định lựa chọn loại mơ hình............................................................60
4.4.2. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình........................................................60
4.4.3. Kiểm định các khuyết tật của mơ hình....................................................61
4.5. Kết quả ước lượng của mơ hình....................................................................63
Sơ kết chương 4...................................................................................................66
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.........................................67
5.1. Kết luận.........................................................................................................67
5.2. Một số khuyến nghị.......................................................................................71

5.2.1. Cải thiện GDP và mức sống của người Việt Nam...................................71
5.2.2. Thúc đẩy các chiến lược hợp lý ở các thị trường lớn..............................73
5.2.3. Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.............................................................74

`


5.2.4. Tận dụng cơ hội khi gia nhập FTA và ứng phó với hàng rào phi thuế quan
.......................................................................................................................... 75
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................76
Sơ kết chương 5...................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................79
PHỤ LỤC............................................................................................................ 84

`


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

2

Tên viết tắt
AANZFTA

AHKFTA

Tên tiếng Anh
ASEAN-Australia-New

Zealand Free Trade Area
ASEAN - Hong Kong,
China Free Trade Area
ASEAN-Japan

3

4

APEC

5

ARDL

6

ASEAN

7

8

CGE

10

CPE

CPTPP


12

EU

13

EVFTA

14

FAO

New Zealand
Hiệp định Thương mại Tự
do ASEAN - Hồng Kông,
Trung Quốc
Hiệp định Đối tác kinh tế

Partnership
Asia-Pacific Economic

Bản
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation
AutoRegressive

châu Á - Thái Bình Dương


Distributed Lag
The Association of
Southeast Asian Nations

NN&PTNT

CAP

do ASEAN - Australia -

Comprehensive Economic toàn diện ASEAN - Nhật

Bộ

9

11

`

AJCEP

Tên tiếng Việt
Hiệp định Thương mại Tự

Phân phối trễ tự hồi quy
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn

Chính sách nơng nghiệp

Common Agricultural

chung (chính sách nơng

Policy

nghiệp của Liên minh châu

Computable General

Âu)
Mơ hình cân bằng tổng thể

Equilibrium
Computable Partial

khả tính
Mơ hình cân bằng bộ phận

Equilibrium
Comprehensive and

khả tính

Progressive Agreement
for Trans-Pacific
Partnership
European Union

EU-Vietnam Free Trade
Agreement
Food and Agriculture

Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
Liên minh châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam - EU
Tổ chức Lương thực và


Organization
Fixed Effect Model
Free Trade Agreement
Good Agricultural

Quốc
Mơ hình ảnh hưởng cố định
Hiệp định thương mại tự do
Tiêu chuẩn về thực hành

Practice
General Agreement on

nông nghiệp tốt
Hiệp định chung về thuế

GDP


Tariffs and Trade
Gross Domestic Product
Harmonized Commodity

quan và mậu dịch
Tổng sản phẩm quốc nội

HS

Description and Coding

15
16

FEM
FTA

17

GAP

18

GATT

19
20

21


IMF

22

IRRI

23
24

KNXK
MFN

25

OECD

System
International Monetary
Fund
International Rice
Research Institute
Most Favoured Nation
Organisation for
Economic Co-operation
and Development

`

Nông nghiệp Liên Hiệp


26

OLS

Ordinary Least Squares

27

PURT

Panel Unit Root Tests

28

REM

Random Effect Model

29

SRP

Sustainable Rice Platform

30

TPP

31


UN Comtrade United Nations Comtrade

32

USD

33

USDA

34

VCFTA

Trans-Pacific Partnership
Agreement

US Dollar
United States Department
of Agriculture
Vietnam - Chile Free

Hệ thống hài hịa mơ tả và
mã hóa hàng hóa
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc
tế
Kim ngạch xuất khẩu
Tối huệ quốc

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
Bình phương nhỏ nhất thơng
thường
Kiểm định nghiệm đơn vị
với dữ liệu bảng
Mơ hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên
Tiêu chuẩn quốc tế về sản
xuất lúa gạo bền vững
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương
Cơ sở dữ liệu thương mại
của Liên Hợp Quốc
Đô la Mỹ
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại tự do


`

35

VFA

36

VGP News

Trade Agreement

Vietnam Food

Việt Nam - Chile
Hiệp Hội Lương Thực Việt

Association

Nam
Báo điện tử Chính phủ Nước

Vietnamese Government
Web Portal News

37

VIF

Variance Inflation Factor

38

WTO

World Trade Organization

39

XNK

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam
Hệ số phóng đại phương sai
Tổ chức Thương mại Thế
giới
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên bảng biểu
Bảng 1.1: Mã HS mặt hàng gạo
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 2017 đến 2019
Bảng 2.2: Khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam của
các nước CPTPP
Bảng 3.1: Xu hướng tác động của các yếu tố đến xuất
khẩu gạo
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến của mơ hình hồi quy
Bảng 3.3: Chi tiết nguồn thu thập dữ liệu của các biến
trong mơ hình

Bảng 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị bảng Levin-LinChu
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến được sử dụng
trong mơ hình
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến số trong

Trang
10
17
23
44
48
49
56
58
59

10

mơ hình
Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố ảnh

11

hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia

63

12


thành viên Hiệp định CPTPP
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả cho các giả thuyết của đề tài

68

61

HÌNH ẢNH
STT
1

`

Tên sơ đồ, hình ảnh
Hình 2.1: Diện tích và sản lượng gạo Việt Nam được
sản xuất qua các năm

Trang
21


2
3
4

`

Hình 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam qua
các châu lục năm 2019
Hình 2.3: Mơ hình trọng lực trong thương mại quốc tế

Hình 3.1: Quy trình kiểm định để lựa chọn các mơ
hình OLS, FEM và REM

22
25
53


1
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào tháng 1/2007. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một cột mốc mới
trong tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế
hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO đã tạo
cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng cũng đặt
ra những thử thách rất gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực vượt qua. Tổng giá trị
XNK hàng hóa trong gần 20 năm (giai đoạn 2000-2019) của Việt nam đã đạt 3.995
tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng 5 năm từ 2015-2019, XNK của Việt Nam đã 2.106 tỷ
USD, cao hơn XNK của cả 15 năm về trước cộng lại (giai đoạn 2000-2014). Tổng
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa năm 2019 tăng hơn 1700% so với năm 2000,
nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội. Trên thực tế, chiến
lược phát triển theo định hướng xuất khẩu do chính phủ Việt Nam thực hiện góp
phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế trong nước.
Thành công khi thâm nhập thị trường thế giới này đã đặt ra cho các nhà hoạch
định chính sách của Việt Nam một sự đánh đổi giữa một mặt đảm bảo cung cấp đủ
gạo với giá cả phải chăng cho người tiêu dùng trong nước và mặt khác tạo ra ngoại
hối từ xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu và rộng với các nền
kinh tế trên thế giới, Việt Nam gặp không ít khó khăn khi chứng kiến sự vươn lên
của gạo xuất khẩu từ Ấn Độ và Thái Lan, cũng như đối đầu với những thách thức

lớn như thị trường không ổn định, xu hướng cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo
ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng hạt gạo càng tăng… Cùng với cơ hội thâm
nhập ngày càng cao với các khu vực kinh tế tiềm năng khác trên thế giới, việc ký
kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như CPTPP,
EVFTA, AHKFTA… sẽ là cơ hội cho Việt Nam gia tăng thị trường xuất khẩu, đặc
biệt là xuất khẩu lúa gạo và có thể cạnh tranh với gạo xuất khẩu từ các quốc gia bạn.

`


2
Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP) đã có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Theo Bộ Công
Thương, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nước đối tác trong CPTPP là gần 2.500
tỷ USD năm 2018. Việt Nam hiện tại chỉ mới xuất khẩu sang các nước này khoảng
42 tỷ USD, chiếm khoảng 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của các quốc gia thành
viên. Như vậy, tiềm năng cho xuất khẩu của nước ta sang các thị trường này còn rất
lớn. Hiệp định CPTPP kỳ vọng sẽ tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, với
quy mô thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. Theo
dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ
USD, hơn 4 tỷ USD xuất khẩu, tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Đây
chắc chắn sẽ cơ hội góp phần tăng khối lượng và KNXK gạo của Việt Nam trong
thời gian tới.
Tuy nhiên, chứng kiến sự không ổn định về năng lực xuất khẩu gạo của Việt
Nam trên thế giới hiện nay lại đặt ra một bài toán thách thức về việc xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến KNXK của mặt hàng này. Mặc dù, các cơ hội mới thông qua
các Hiệp định tự do được mở ra nhưng nếu khơng có sự vào cuộc các nhà hoạch
định chính sách, các ban ngành thì nguy cơ tụt lại phía sau của hạt gạo Việt Nam
đối với thị trường tiềm năng như các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP vẫn còn
hiện hữu. Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác

động đến việc xuất khẩu nông sản Việt Nam, trong đó có gạo. Vậy những yếu tố
nào đã tác động đến khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam? Xu hướng và mức độ của
những yếu tố đó như thế nào? Đó là những câu hỏi có ý nghĩa vơ cùng thực tiễn đối
với các nhà hoạch định chính sách và cả những ai quan tâm đến hoạt động xuất
khẩu lúa gạo của Việt Nam.
Từ mối quan tâm thực tiễn này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp
định CPTPP – Nghiên cứu bằng mơ hình trọng lực (Gravity Model)” nhằm xác
định nguyên nhân cũng như có thể đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả

`


3
năng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP
trong thời gian tới.
1.2. Bối cảnh nghiên cứu về xuất khẩu gạo
Có khá nhiều các nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam và trên thế giới về việc xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của một quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các
bài nghiên cứu như Martinez-Zarzoso (2003), Batra (2006), Thapa (2012), Iqbal và
Islam (2014)... chỉ xem xét các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nói chung,
hoặc nếu có đi sâu vào phân tích cũng chỉ tập trung vào các mặt hàng nông sản, chứ
chưa chú trọng nghiên cứu chuyên sâu nhiều vào mặt hàng gạo.
Do sự hạn chế về mặt số lượng của đề tài nghiên cứu tại Việt Nam về các yếu tố
ảnh hưởng đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, cũng như phạm vi
nghiên cứu khá rộng chưa tập trung chuyên sâu về một số quốc gia hoặc một khu
vực kinh tế cụ thể (ví dụ các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPPP) khiến cho
việc tham khảo tài liệu để đề xuất các biện pháp cải thiện khả năng xuất khẩu cịn
hạn chế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu với số liệu đã quá lâu và chưa mang tính
cập nhật các sự kiện thực tế hiện nay trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do

có hiệu lực ngày càng nhiều cũng khiến cho các kết quả thiếu tính thời sự và mất
tính thuyết phục.
Nhận thức được những thực trạng trên, đề tài nghiên cứu tập trung đi vào phân
tích một cách khoa học và khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP. Với việc thu thập
số liệu đến năm 2019 từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy cùng với phương pháp định
lượng, nghiên cứu kỳ vọng sẽ là tài liệu tham khảo có tính mới và có độ tin cậy cao.
Ngồi ra, việc Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực ở Việt Nam, các nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo đến quốc gia các thành viên sẽ mang
tính cấp thiết cao. Với những phân tích và kết quả nghiên cứu trong bài, nghiên cứu
được kỳ vọng sẽ hỗ trợ và bổ sung thêm cho các chuyên gia, các nhà hoạch định
chính sách và các đối tượng quan tâm đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
`


4
những lập luận cũng như những thơng tin hữu ích nhằm gia tăng năng lực và khả
năng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP – Nghiên cứu bằng mô hình trọng
lực (Gravity Model)” được thực hiện nhằm mục đích kiểm định và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên
Hiệp định CPTPP để từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện trên cơ sở phát huy
các yếu tố có lợi đồng thời giảm thiểu tác động của các yếu tố bất lợi. Nghiên cứu
không chỉ phục vụ cho việc tham khảo của các chuyên gia trong ngành mà còn là tài
liệu bổ sung cho các đối tượng có sự quan tâm, đặc biệt là các tổ chức cá nhân trong
lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu kỳ vọng của nghiên cứu này là xác định mơ hình các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu gạo trong điều kiện của Việt Nam, từ đó đề xuất một vài kiến nghị,
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
Từ đó tác giả xác định được 4 mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện để đạt được
những điều trên như sau:
Mục tiêu 1: Nêu ra thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia
thành viên Hiệp định CPTPP trong giai đoạn 2000-2019.
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP.
Mục tiêu 3: Phân tích tác động của các yếu tố này đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP.
Mục tiêu 4: Đề xuất một vài kiến nghị, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt
Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP.

`


5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm xác định động lực giúp Việt Nam có thể ngày càng phát huy lợi thế về mặt
hàng gạo trên thị trường quốc tế, nghiên cứu tập trung xác định yếu tố nào sẽ ảnh
hưởng đến KNXK gạo Việt Nam. Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp
định CPTPP.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia
thành viên Hiệp định CPTPP. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào mặt
hàng gạo nói chung (Mã HS: 1006).

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam với các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP, cụ thể là: Canada,
Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei và
Malaysia.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Do độ trễ của số liệu được cung cấp bởi các
quốc gia, các tổ chức nên đến thời điểm nghiên cứu hiện tại bộ số liệu mới nhất và
đầy đủ nhất mới được cập nhật vào năm 2019. Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu
thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2019. Ngoài ra, với các nội dung cần
thảo luận, nghiên cứu có thể sử dụng số liệu năm 2020.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu và tìm ra mối
quan hệ của các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam. Do đó, các khuyến
nghị được đưa ra dựa trên kết quả của nghiên cứu kỳ vọng sẽ cho thấy ảnh hưởng
tích cực hay tiêu cực của những mối quan hệ này. Nghiên cứu cũng kỳ vọng xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP sẽ khởi sắc
trong mười năm tới. Một cách chi tiết, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
sau:
`


6
Câu hỏi 1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia
thành viên Hiệp định CPTPP trong giai đoạn 2000 - 2019?
Câu hỏi 2: Dựa trên mơ hình trọng lực của thương mại quốc tế và tình hình thực
tế tại Việt Nam, những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP?
Câu hỏi 3: Các yếu tố này có tương quan như thế nào với xuất khẩu gạo của Việt
Nam?
Câu hỏi 4: Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc
gia thành viên Hiệp định CPTPP trong thời gian tới 2021-2030?

1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Phương
pháp định lượng được thực hiện trên các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn
dữ liệu đáng tin cậy của Việt Nam và thế giới. Đề tài sử dụng phân tích định lượng
với việc ứng dụng mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mơ hình trọng lực
(Gravity Model) để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố sau tới xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang thị trường các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP: GDP của Việt
Nam, dân số gộp, khoảng cách địa lý, độ mở nền kinh tế nước nhập khẩu, yếu tố
FTA giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu có hiệu lực.
Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu của đề tài cần dữ liệu thương mại của một số
quốc gia nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp là gần như khơng thể. Do đó, đề tài sử
dụng dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được công bố bởi các tổ chức uy tín tại Việt Nam
và trên thế giới nhằm đảm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (pannel data), tức từng yếu tố được xem xét
trong sự thay đổi về cả thời gian và không gian. Các biến được xem xét trong
khoảng thời gian 20 năm từ 2000-2019 và trong không gian 10 quốc gia nhập khẩu
gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tổng cộng có 10 x 20 = 200 quan sát được thu thập để
chạy mơ hình định lượng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được kỳ vọng sẽ phù hợp với cơ sở lý thuyết. Dựa
vào các kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành đề xuất một số kiến nghị, cũng như
các giải pháp có thể thực hiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang
các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

`


7
1.7. Đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài
1.7.1. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài chú trọng nghiên cứu thị trường các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP

– một thị trường mà tiềm năng xuất khẩu gạo cho Việt Nam còn rất lớn – trong bối
cảnh hiệp định CPTPP mới có hiệu lực với Việt Nam và vẫn chưa có nghiên cứu
nào được cơng bố với đề tài tương tự với mục đích chỉ tập trung phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này.
1.7.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng các kết quả sẽ có ý nghĩa nhất định,
đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất
khẩu lúa gạo của Việt Nam.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và kiểm định các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định
CPTPP thông qua mơ hình nghiên cứu định lượng.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu kỳ vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
hoạch định chính sách, các tổ chức, cá nhân quan tâm hoặc hoạt động trong lĩnh vực
xuất khẩu nói chung và xuất nhập gạo nói riêng, đặc biệt là sang thị trường các quốc
gia thành viên Hiệp định CPTPP.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động tích cực (có lợi) và tiêu cực
(bất lợi) đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở phân
tích bối cảnh quốc tế, đề tài đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này trong những năm tới.
1.8. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Đề tài nghiên cứu này gồm các trang nội dung và các bảng, biểu, sơ đồ, hình ảnh
và phần phụ lục. Đề tài nghiên cứu có kết cấu 5 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị
`



8

`


9
Sơ kết chương 1
Chương 1 của đề tài đã chỉ ra một cách tổng quát nhất về đề tài nghiên cứu này.
Chương này bao gồm những nội dung chính như sau: Thứ nhất, tác giả đưa ra
những cơ sở lý luận ban đầu nhằm chỉ ra tính mới và tính cấp thiết của đề tài. Thứ
hai, tác giả khái quát về tổng quan của các nghiên cứu tiền nhiệm, từ đó xác định vị
trí của đề tài nghiên cứu trong hệ thống các đề tài có liên quan. Thứ ba, tác giả đề
cập đến mục đích của nghiên cứu và các nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đạt được
mục đích đặt ra. Thứ tư, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được chỉ rõ, từ đó đặt ra
những câu hỏi mà đề tài cần giải đáp. Cuối cùng, tác giả đã nêu ra một vài phương
pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp và ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn của
nghiên cứu đối với kho tàng nghiên cứu của Việt Nam và thế giới.

`


10
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT
KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN HIỆP
ĐỊNH CPTPP
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Giới thiệu về gạo
* Khái niệm về gạo:
Lúa gạo là lương thực chính và là trụ cột chính cho người dân nông thôn và đảm

bảo an ninh lương thực của các quốc gia. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, là lương
thực phổ biến của gần một nửa dân số thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế
(IRRI), có ba nhóm giống lúa chính gồm Indica, Japonica và Aromatic. Indica là
một loại gạo chủ yếu được trồng ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới trên thế giới.
Gạo Japonica có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở Nhật Bản trong khi gạo
thơm (aromatic) được trồng ở Pakistan, Ấn Độ (basmati) và Thái Lan (jasmine).
* Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc:
Theo quan điểm của FAO, gạo là loại lương thực chính của người dân nông thôn
và là trụ cột đối với an ninh lương thực của họ. Gạo chủ yếu được canh tác bởi các
hộ nơng dân nhỏ với diện tích dưới 1 hec ta. Gạo cũng là một mặt hàng “làm công
ăn lương” của người lao động trong ngành trồng trọt hoặc phi nơng nghiệp. Tính
hai mặt này đã làm phát sinh các mục tiêu chính sách mâu thuẫn nhau: khi các nhà
hoạch định chính sách can thiệp nhằm giải cứu người nông dân khi giá gạo giảm
hoặc để bảo vệ sức mua của người tiêu dùng khi giá tăng đột biến. Lúa gạo rất quan
trọng đối với phần lớn dân số ở châu Á, cũng như ở châu Mỹ Latinh, vùng Caribê
và châu Phi; gạo là vấn đế cốt lõi của an ninh lương thực của hơn một nửa dân số
thế giới, chưa kể đến nó cũng là một phần văn hóa của nhiều cộng đồng. Do đó, gạo
được coi là mặt hàng “chiến lược” ở nhiều quốc gia, do đó chịu nhiều sự kiểm sốt
chặt chẽ và can thiệp từ chính phủ các nước.
* Quan điểm của Tổ chức Thương mại Thế giới:
Ngày 21/12/2007, WTO đã ban hành báo cáo của Ban Hội thẩm về “Các biện
pháp thực hiện nhằm tác động đến nhập khẩu gạo”, trong đó có đề cập đến định
nghĩa về gạo như sau: “Gạo có thể được định nghĩa chung là hạt của cỏ Oryza
sativa (tên khoa học của cây lúa), một loại ngũ cốc lớn trên thế giới.”

`


11
Được đề cập trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5643:1999 về Gạo – Thuật ngữ

và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành, gạo được định
nghĩa là phần cịn lại của hạt thóc thuộc các giống lúa (Oryza sativa.L) sau khi đã
tách bỏ vỏ trấu, tách một phần hay tồn bộ cám và phơi.
Bảng 1.1: Mã HS mặt hàng gạo
Mã HS
1006
100610
10061010
10061090
100620
10062010
10062090
100630

Mơ tả món hàng
Lúa gạo
Thóc
Để gieo trồng
Loại khác
Gạo lứt
Gạo Thai Hom Mali
Loại khác
Gạo đã xát tồn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc

10063030
10063040
10063091
10063099
100640
10064010

10064090

hồ:
Gạo nếp
Gạo Thai Hom Mali
Loại khác: Gạo luộc sơ
Loại khác
Tấm
Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
Loại khác
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020)

Mỗi loại gạo đều có mã số hệ thống hài hòa riêng (HS Code) để phân loại hàng
hóa xuất nhập khẩu trên tồn thế giới. Mã HS của một số loại gạo tiêu biểu của Việt
Nam được liệt kê trong bảng 1.1 trên. Trong đề tài này, gạo là tất cả các sản phẩm
thô hoặc đã qua chế biến và được liệt kê tại Mã HS 1006.
2.1.2. Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu gạo
Trong nền kinh tế hiện nay, các quốc gia không thể tự mình sản xuất và cung ứng
tất cả các sản phẩm nhằm thỏa nhu cầu trong chính quốc gia của mình. Điều này
xảy ra do sự khác biệt về lợi thế địa lý, nhân sự, vốn, khoảng cách về công nghệ…
và đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia phải tham gia vào thương mại quốc tế, cụ thể
là hoạt động xuất nhập khẩu. Các học thuyết về thương mại quốc tế cũng đã làm
sáng tỏ luận điểm này.

`


12
Lý thuyết thương mại lần đầu tiên chỉ ra tầm quan trọng của chun mơn hóa
trong sản xuất và phân công lao động dựa trên ý tưởng về lý thuyết lợi thế tuyệt đối

được Adam Smith phát triển đầu tiên trong cuốn sách nổi tiếng của ơng, “Sự giàu
có của các quốc gia” (The Wealth of Nations) xuất bản năm 1776. Lý thuyết về lợi
thế tuyệt đối do Adam Smith phát triển đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia nên xuất khẩu
sản phẩm và dịch vụ mà nó có năng suất cao hơn các quốc gia khác. Bên cạnh đó, lý
thuyết này đề cập đến “khả năng của một quốc gia hoặc khu vực sản xuất một hàng
hóa hoặc dịch vụ với chi phí trên mỗi đơn vị thấp hơn so với một quốc gia khác
hoặc khu vực khác sản xuất cùng một hàng hóa hoặc dịch vụ”. Một quốc gia có thể
giành được lợi thế tuyệt đối có thể sản xuất hiệu quả hơn quốc gia khác.
Sau đó, David Ricardo trong cuốn sách có tựa đề “Những nguyên lý kinh tế
chính trị và thuế khố” (On the Principles of Political Economy and Taxation) xuất
bản năm 1819 đã mở rộng lý thuyết trên để đưa vào lý thuyết về lợi thế so sánh và
chỉ ra cơ sở tại sao các quốc gia cần phải tham gia vào hoạt động thương mại quốc
tế và tại sao thương mại lại có lợi cho các nước. Trong lý thuyết này, ông đã khẳng
định nhờ có thương mại quốc tế mà cả hai nước đều được tiêu dùng lượng hàng hoá
lớn hơn khả năng tự cung cấp của mình, đồng thời cả hai quốc gia đều thu được lợi
nhuận. Do đó, hoạt động xuất khẩu sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia. Khi phân công lao động xã hội đạt đến một trình độ nhất định, xuất khẩu
sẽ trở thành một hoạt động tất yếu của các quốc gia. Xuất khẩu được xem là một
trong những hoạt động ngoại thương đầu tiên diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới
nhằm khai thác lợi thế của mình so với các quốc gia khác, được coi là phương thức
cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đứng từ các góc độ khác nhau, có nhiều
quan niệm về xuất khẩu.
Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Theo Feenstra và Taylor (2010), “Các quốc gia mua và bán hàng hóa của nhau.
Xuất khẩu là quá trình sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”. Tương
tự, trong thương mại quốc tế, “xuất khẩu” đề cập đến việc bán hàng hóa và dịch vụ
sản xuất trong nước sang các thị trường khác (Joshi, 2005).
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hố ra nước ngồi, là hoạt động bn bán trên

phạm vi giữa các quốc gia với nhau. Nó khơng phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà
`


13
là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngồi, một hệ thống các quan
hệ bn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Xuất khẩu nhằm hướng tới mục
tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung,
nhằm thu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Xuất khẩu còn có thể hiểu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên
cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa
vơ hình) giữa các quốc gia. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương,
nó đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế của một quốc gia.
Như vậy, xuất khẩu có thể hiểu là hoạt động chủ yếu của ngoại thương, có lịch sử
lâu đời và phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu. Mặc dù có nhiều cách
giải thích khác nhau, nhưng xuất khẩu đều dựa trên một định nghĩa cốt lõi: trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia.
Từ các quan điểm trên, tổng quát hóa khái niệm về xuất khẩu, ta có thể hiểu:
“Xuất khẩu là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc
gia trong phân công lao động quốc tế.”
Mục đích của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng là đem lại nguồn
thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, là công nghệ sản xuất gián tiếp, thúc đẩy q trình
tích lũy để sản xuất. Vì nhờ vào nguồn thu ngoại tệ mà quốc gia có thể thỏa mãn
nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc, cơng nghệ, kỹ thuật… phục vụ tiêu
dùng và tái sản xuất trong nước. Dù cho quốc gia khơng trực tiếp tham gia vào q
trình sản xuất, nhưng có thể tạo ra những hàng hố dịch vụ bằng việc trao đổi với

quốc gia khác trên thế giới. Do đó, các quốc gia tích cực tham gia vào xuất khẩu
nhằm phát huy được lợi thế so sánh của mình, sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao động. Ngồi ra, xuất khẩu cịn giúp nâng
cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa đất nước cũng như
góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Qua đó,
các quốc gia có thể tăng cường hợp tác phân cơng và chun mơn hố quốc tế, đưa
nền kinh tế của mình hồ nhập vào nền kinh tế thế giới.

`


14
Tóm lại, các nghiên cứu cũng như các khái niệm trên đây đã chỉ ra rằng gạo là
một mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với các quốc gia khơng có lợi
thế về khí hậu hay đất đai thì gạo lại càng đóng vai trị quan trọng hơn hết. Vì vậy,
việc đánh giá ý nghĩa của gạo, xuất khẩu gạo của Việt Nam, cũng như nhập khẩu
gạo đối với các quốc gia, cụ thể là các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP trong
bài nghiên cứu này là vô cùng cần thiết. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,
nghiên cứu chỉ khái quát sơ bộ những khái niệm cũng như ý nghĩa cơ bản của xuất
khẩu đối với các quốc gia trên toàn thế giới nói chung, đối với Việt Nam nói riêng.
Từ cơ sở khái niệm về xuất khẩu đã được đề cập, tác giả khái quát hóa khái niệm
xuất khẩu gạo được sử dụng trong bài nghiên cứu như sau: “Xuất khẩu gạo là việc
trao đổi gạo cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh
toán nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc
tế.”
2.1.3. Đặc điểm của xuất khẩu gạo
* Xuất khẩu gạo có tính thời vụ:
Lúa là cây lương thực ngắn ngày, thời gian phát triển và chín trong khoảng 3-4
tháng. Lúa được trồng theo mùa với thời gian trồng và thu hoạch khác nhau, dẫn
đến hình thành tính thời vụ trong trao đổi hàng hóa. Có nghĩa là lượng gạo cung

ứng trên thị trường là không đều vào từng thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc
vào thời điểm gieo trồng. Việc khắc phục được đặc điểm này địi hỏi các nước xuất
khẩu phải ln có kế hoạch dự trữ phù hợp để tránh cung vượt cầu, ép giá.
* Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ
Hiện nay, lượng tiêu thụ gạo trên thế giới đã tăng theo sự gia tăng dân số. Tuy
nhiên, phần lớn lượng gạo trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ, nguyên nhân là do hạn chế về năng lực sản xuất của một số quốc gia cũng
như quy mô dân số tăng nhanh. Theo USDA (2020), tổng sản lượng gạo thế giới
năm 2019 là 493,8 triệu tấn, trong khi xuất khẩu toàn cầu chỉ đạt 42,9 triệu tấn,
chiếm gần 9%. Các nước châu Á sản xuất nhiều nhất, chiếm 90% sản lượng gạo của
thế giới; nhưng những nước này chỉ cung cấp 7% lượng gạo giao dịch trên thế giới.
* Chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định:
Xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Dựa trên đặc tính của gạo
và nơng sản nói chung, chúng đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí
`


15
hậu, thời tiết. Mọi biến động của điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng và phát triển của cây lúa, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo.
Tóm lại, mỗi quốc gia có những đặc điểm và điều kiện riêng để phát triển sản xuất
và xuất khẩu gạo. Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra sơi nổi, địi hỏi các quốc gia
phải có những chiến lược và cách thức phù hợp để biến những yếu tố thuận lợi
thành lợi thế cạnh tranh của chính mình trong cạnh tranh quốc tế. Theo VGP News,
từ tháng 11/2011 đến 1/2012, lượng gạo xuất khẩu từ Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này, đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngối
do chương trình thu mua của chính phủ làm tăng giá thành và lũ lụt làm gián đoạn
vận chuyển.
Đối với những nước nhập khẩu nếu như được sự hỗ trợ của thời tiết khí hậu thì
năm đó họ sẽ nhập một lượng ít đi. Theo VGP News, Indonesia nhập khẩu gần 6

triệu tấn gạo năm 1998 nhưng đến những năm 2000 thì thời tiết thuận lợi nên việc
sản xuất lúa gạo thuận lợi giúp cho họ chỉ nhập khoảng 2 triệu tấn gạo. Hoặc sau
khi bị El Nino năm 2016, thời tiết ở Indonesia năm 2017 rất tốt. Nhờ sử dụng những
giống lúa chất lượng cao, sản lượng của Indonesia tiếp tục tăng, qua đó lượng nhập
khẩu năm 2018 giảm hơn so với năm trước.
* Các nước lớn đóng vai trị chi phối thị trường gạo thế giới:
Trung Quốc là một nước truyền thống trồng lúa, nhưng là quốc gia có kim ngạch
nhập khẩu gạo lớn nhất Việt Nam. Họ có thể chi phối chiều hướng xuất khẩu gạo
của Việt Nam, hay nói cách khác tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam vào
Trung Quốc. Lúa gạo của Việt Nam vẫn hay xảy ra tình trạng bị thương lái Trung
Quốc ép giá, mặc dù trên thực tế, họ đang thiếu một lượng lớn lúa gạo và phụ thuộc
vào lúa gạo Việt Nam. Do đó, việc quá phụ thuộc vào một hoặc một vài thị trường
xuất khẩu độc nhất dễ gây ra rủi ro về giá cho các quốc gia xuất khẩu gạo. Việc các
quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn hàng đầu như Thái Lan cũng có thể tác
động tới giá gạo, đơn cử là giá gạo Thái nhiều năm vẫn được lấy làm giá gạo thế
giới. Chính vì vậy, tình hình giá gạo ở Thái đều có tác động đến giá gạo trên thị
trường, dẫn đến những biến động cung – cầu và thậm chí là các mặt hàng liên quan
khác.
* Sự khơng đồng nhất về thị hiếu giữa các nước:
Trên thị trường thế giới, chủng loại gạo rất phong phú, đa dạng và có sự khác biệt
về thị hiếu giữa các quốc gia. Có nước thích loại gạo ngon hạt dài, tuy nhiên lại có
`


×