Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.79 KB, 79 trang )

Mục lục
Lời nói đầu
Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá
Chơng I: Thực trạng xuất khẩu của Việt nam trong thời gian từ năm 1991 -2001
I. Đánh giá chung về tình hình của Việt nam đối với sản xuất và tiêu dùng gạo
trong thời gian qua .
1. Về tình hình sản xuất
2. Về tình hình tiêu dùng
II. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam từ năm 1991 đến nay
1. Số lợng và kim ngạch xuất khẩu
2. Chất lợng và chủng loại gạo xuất khẩu
2.1. Chất lợng gạo xuất khẩu
2.2. Chủng loại gạo xuất khẩu
3. Thị trờng và giá cả
3.1. Thị trờng xuất khẩu gạo của Việt nam
3.2. Giá gạo xuất khẩu
4. Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo
4.1. Chính sách thuế xuất khẩu gạo
4.2. Chính sách quản lý xuất khẩu gạo
5. Công tác thu mua và tổ chức xuất khẩu gạo
5.1. Công tác thu mua
5.2. Tổ chức xuất khẩu
6. Hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong một số năm qua
7. Đơn vị và khả năng cạnh tranh của Việt nam trong xuất khẩu gạo
II. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo và nguyên nhân của những
tồn tại này
1. Những tồn tại chính
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân chủ quan
2.2. Nguyên nhân khách quan
Chơng II : Một số mô hình về sản lợng, số lợng gạo xuất khẩu của nớc ta và một số


giải pháp cho những năm tới.
I. Cơ sở để xây dựng mô hình
II. Mô hình
1. Mô hình hàm cung sản lợng gạo của Việt nam
2. Mô hình hàm cầu về sản lợng gạo xuất khẩu của Việt nam
III. Phơng hớng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu gạo của nớc ta giai đoạn 2002 - 2005
1. Định hớng chiến lợc cho sản xuất và xuất khẩu gạo của nớc ta trong thời gian tới
1.1. Định hớng về sản xuất
1.2. Định hớng về xuất khẩu
1.3. Định hớng về thị trờng xuất khẩu gạo
1
2. Một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở nớc
ta trong giai đoạn 2002 - 2005
A) Các biện pháp vĩ mô
1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu .
2. Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu vào cho sản xuất lúa gạo
3. Đầu t cải tiến công nghệ sau thu hoạch nâng cao phẩm cấp và chất lợng gạo xuất
khẩu
4. Các biện pháp mở rộng thị trờng xuất khẩu gạo ở Việt nam
4.1. Các biện pháp để thích ứng với thị trờng
4.2. Các biện pháp chống tranh giành bán gạo ở thị trờng thế giới
4.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu
5. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo
5.1. Chính sách thuế xuất khẩu
5.2. Tăng cờng tín dụng u đãi, bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo
5.2.1. Trong sản xuất
5.2.2. Trong xuất khẩu k
5.2.3. Khuyến khích vệ tinh của các cơ sở sản xuất và thu mua gạo xuất khẩu
6. Cải tiến tổ chức quản lý và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt nam

6.1. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo
6.2. Cải tiến công tác quản lývà điều hành của Nhà nớc về hoạt động xuất khẩu
gạo
6.3. Quản lý chất lợng gạo xuất khẩu
6.4. Chế độ thởng phạt trong xuất khẩu
7. Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thị trờng thế giới
B) Các biện pháp vi mô
1. Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
lúa gạo
2. Đẩy mạnh tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trờng xuất khẩu
3. nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên .
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
2
Lời nói đầu
Từ xa xa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nớc, Việt
nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí
quan trọng với 80% dân số và 73% lực lợng lao động xã hội làm nông nghiệp và . .
. chúng ta không thể có con đờng nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp
mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ
cao từng bớc Hiện đại hoá vơn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trờng trong nớc
và nớc ngoài (trích bài Nói chuyện của phó thủ tớng Nguyễn Công Tạn tại hội
nghị báo cáo sinh viên về giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
thông tin công tác t tởng số 7/2001) và nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI
phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu
cao" (Nghị quyết của chính phủ số 09/2001/NQ-CP)
Hoạt động ngoại thơng có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một
số nớc nh Nhật bản, các nớc NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế
phát triển nền kinh tế thế giới .
Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trờng, thực hiện

chính sách mở của" giao lu làm ăn kinh tế với các nớc trên thế giới, tiến hành
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đa đất nớc tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt
động ngoại thơng có ý nghĩa chiến lợc và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh
tế . Nhận thức đợc điều này, Đảng và Nhà nớc đang thực hiện việc chuyển đổi nên
kinh tế theo hớng xuất khẩu .
Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nớc thì Hiện đại
hoá nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản
xuất theo hớng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân .
Sản xuât lúa gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông
nghiệp hiện nay .
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng nh hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt
nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc nh giá gạo xuất khẩu, chất lợng gạo xuất
khẩu, lợi ích của những ngời làm ra hạt gạo . . . . Nh vậy việc xuất khẩu phải chịu
tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô .
Nhận thức đợc sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng
nh trớc đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu,
cũng nh kiến thức đợc trang bị tại trờng và việc tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập
cuối khoá tại Trung tâm thông tin thơng mại-Bộ thơng mại . Em mạnh dạn xem xét
và nghiên cứu về các vấn đề ảnh hởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề
tài đợc chọn là :
Các nhân tố chủ yếu ảnh hởng đến xuất khẩu gạo của việt nam"
3
Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới .
Với đề tài thì đây là một vấn đề không phải là mới nhng phức tạp vì liên quan
đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội . Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu
không tránh khỏi thiếu sót trong nội dung cũng nh cách trình bầy rất mong các thầy
cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài đợc hoàn chỉnh hơn . Xin trân thành cảm ơn .
4
Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá

Đối với mỗi nớc, mỗi quốc gia nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá thì rất
cao nhng khả năng sản xuất các loại hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng (về số l-
ợng) thì không thế đáp ứng đợc nhu cầu này và chính vì vậy mà họ phải trao đổi
(xuất - nhập khẩu) các hàng hoá mình có để đổi lấy cái mình không có để phục
vụ cho nhu cầu đó . Mặt khác nếu nh chúng ta không nhập khẩu những hàng
hoá mà mình không sẵn có và việc sản xuất lại gặp nhiều khó khăn thử hỏi có
thể sản xuất đợc những loại hàng hoá đó một cách có hiệu quả hay không . Xuất
phát từ vấn đề nh vậy đã thúc đấy hoạt động ngoại thơng phát triển và từ khía
cạnh đó các nhà học thuyết về kinh tế đã lý luận về lợi ích thu đợc từ ngoại th-
ơng của mỗi quốc gia tham gia vào hoạt động trao đổi ngoại thơng . Dựa trên cơ
sở về lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để quyết định việc sản xuất hay mua bán
sản phẩm .
Đối với nớc ta, tuy nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế và yếu kém so
với nhiều nớc đang phát triển cũng nh các nớc phát triển hiện nay, nhng để hoà
nhập vào nền kinh tế thế giới, cũng nh việc tham gia vào phân công lao động
quốc tế thì việc hoạt động ngoại thơng là vấn đề cần thiết cho sự phát triển kinh
tế nớc nhà . Trên cơ sở đó, việc sản xuất và xuất khẩu gạo là một vấn đề mà Nhà
nớc đang quan tâm . Đối với vấn đề này thì nớc ta có nhiều khả năng và lợi thế
so với các nớc khác, để đạt đợc những mục tiêu cho sự phát triển kinh tế và tạo
điều kiện cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đa đất nớc tiến lên xã
hội chủ nghĩa theo con đờng mà Đảng và Nhà nớc đã vạch ra và lựa chọn thì
vấn đề này đòi hỏi phải đợc quan tâm đúng mực vì không những nó cung cấp
đầy đủ lơng thực thực phẩm cho việc tiêu dùng nội địa mà còn mang về nguồn
ngoại tệ cho đất nớc . Những thuận lợi của vấn đề này đợc thể hiện thông qua
một số mặt sau .
+ Với nớc ta việc sản xuất lúa nớc đã có từ rất lâu trong lịch sự phát triển
của đất nớc do đó việc sản xuất lúa nớc là không thể thiếu đợc trong nền kinh tế
hiện nay của nớc ta thể hiện ở chỗ 80% dân số và 73% nguồn lao động làm việc
trong ngành nông nghiệp . Hơn nữa điều kiện về khí hậu, đất đai tạo ra nhiều
thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp lúa nớc. Còn đối với ngời lao

động là những con ngời cần cù, chịu khó không ngại gian khổ trong lao động
sản xuất, các kỹ s về ngành nông nghiệp cũng tích cực trong việc nghiên cứu,
tìm tòi và đa ra một số giống mới có chất lợng và năng suất để đa vào trồng cấy .
Từ đó nâng cao sản lợng lúa nớc góp phần củng cố ổn định an ninh lơng thực
và tăng sản lợng gạo xuất khẩu trong những năm tới .
+ Về vị trí địa lý nớc ta nằm ở vị trí rất thuận lợi có sự chênh lệch về địa tô so
với các nớc khác trong khu vực cũng nh các nớc khác trên thế giới, là đầu mối
giao thông cho việc lu chuyển hàng hoá trên thế giới, nhất là lu chuyển hàng
5
hoá sang các nớc châu phi theo đờng biểm và các nớc khác nh Indonexia, do đó
giao thông tơng đối thuận tiện để có thể hoạt động sản xuất không chỉ đối với
mặt hàng lúa gạo mà còn với nhiều mặt hàng khác . Hơn nữa hoạt động ngoại
thơng tạo ra tiềm năng cho sự phát triển của đất nớc, tạo nguồn vốn cho sự phát
triển của nớc nhà, tạo đà và làm cú "huých" để đa đất nớc thoát khỏi "vòng
luẩn quẩn" trong hoạt động kinh tế cũng nh nhiều lĩnh vực khác .
Với các lợi thế nh vậy thì hoạt động ngoại thơng nói chung và hoạt động
xuất khẩu lúa gạo nói riêng cuả nớc ta hiện nay là vấn đề đợc cọi trọng và chú ý
hơn nữa, Nhà nớc tạo điều kiện để cải thiện và hoàn thiện hệ thống phục vụ cho
việc xuất khẩu này . Chúng ta cần phải đầu t hơn nữa trong việc nghiên cứu và
lai tạo giống mới có năng suất và chất lợng nhằm tạo thế trong việc giao dịch
cũng nh tăng khả năng cạnh tranh trên thị trờng thế giới và tạo đợc chỗ đng
vững chắc trên thị trờng, xây dựng đợc một số thị trờng truyền thống .
Trên cơ sở nh vậy, vấn đề nghiên cứu đối với đề tài đặt ra ở đề tài là phân
tích và nghiên cứu các vấn đề về thực trạng đối với sản xuất cũng nh xuất khẩu
gạo . Qua đó nghiên cứu và tìm hiểu một số mô hình để thấy rõ hơn nữa đối với
vấn đề này .
6
Chơng I :
Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời
gian từ năm 1991 - 2001

I. Đánh gía chung về tình hình của Việt nam đối với
sảnxuất và tiêu dùng gạo trong thời gian qua .
1. Về tình hình sản xuất
Từ năm 1991 chúng ta đã giải quyết đợc vấn đề lơng thực, đủ ăn và bắt đầu
tham gia vào thị trờng lúa gạo thế giới.
Sản lợng lúa bình quân thời kỳ 1987-1991 đạt 17,2652 triệu tấn ; thời kỳ
1992-1996 đạt 22,504 triệu tấn; thời kỳ 1997-2000 đạt 28,61 triệu tấn và năng suất
lúa trong thời kỳ này cũng liên tục tăng : 1987-1991 là 29,8 tạ/ ha ; năm 1992-1996
là 34,3 tạ/ha; năm 2000 đạt 40,8 tạ/ha và năm 2001 khoảng 42,62 tạ/ha . So sánh
với một số nớc trên thế giới, tốc độ tăng năng suất lúa của Việt nam tơng đối cao .
Sản lợng lúa cả nớc đạt 32,7 triệu tấn, tăng 1,31 triệu tấn so với năm 2000 (lúa
đông xuân tăng 1,46 triệu tấn, lúa hè thu giảm 214 nghìn tấn và lúa mùa tăng
khoảng 69 nghìn tấn ). Nguyên nhân chính của việc tăng sản lợng lúa năm 2001 là
tăng năng suất, còn diện tích tăng không đáng kể. Tổng diện tích lúa cả năm đạt
7673,3 nghìn ha, chỉ tăng 0,26% (20 nghìn ha) so với năm 2000, Trong khi đó các
tỉnh phía Nam đạt 5083,5 nghìn ha giảm 21 nghìn ha (chủ yếu lúa hè thu và lúa
mùa), các tỉnh phía Bắc đạt 2589,8 nghìn ha, tăng 41 nghìn ha (1,61%) .Năng suất
lúa bình quân cả năm ớc đạt 42,62 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha so với năm 2000, miền Bắc
đạt 46,5 tạ /ha (tăng 2,2 tạ / ha ), miền Nam đạt 40,5 tạ/ha (tăng 1,29 tạ/ha, nguyên
nhân năng suất tăng do cơ cấu giống lúa của các tỉnh niềm Bắc thay đổi nhanh theo
hớng tăng tỷ lệ diện tích các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, chủ yếu
trong vụ đông xuân .
Vụ đông xuân, cả nớc gieo cấy 3012 nghìn ha, tăng 4,26% so với vụ đông xuân
trớc, trong đó các tỉnh phía Bắc đạt 1162 nghìn ha, tăng 3,64%; các tỉnh phía Nam
đạt 1850 nghìn ha và tăng 4,66% . Theo báo cáo chính thức của các địa phơng,
năng suất đạt 51,66 tạ/ ha, tăng 2,8 tạ/ha, sản lợng lúa vụ đông xuân đạt 15,56 triệu
tấn, tăng 10,33% (1,45 triệu tấn) so với vụ đông xuân 2000, các tỉnh phía Bắc đạt
6,15 triệu tấn, tăng 11,78%; các tỉnh phía nam đạt 9,41 triệu tấn, tăng 9,4% . Nhờ
vụ lúa đông xuân đợc mùa lớn và toàn diện nên đã bù lại thiệt hại do lũ lớn ở đồng
bằng sông Cửu Long vụ hè thu .

7
Vụ hè thu gieo cấy 2297,8 nghìn ha, giảm 43,4 nghìn ha so với vụ hè thu trớc,
trong đó các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt 146,8 nghìn ha, tăng gần 6 nghìn ha, miền Nam
giảm 49,3 nghìn ha chỉ đạt 2151 nghìn ha (97,76% so với vụ trớc) . Diện tích gieo
cấy lúa mùa của cả nớc đạt 2363,5 nghìn ha, giảm 60 nghìn ha so với vụ trớc, chủ
yếu do nhiều địa phơng đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển sang gieo sạ lúa đông
xuân .Năng suất lúa mùa năm 2001 đạt 36,39 tạ/ha, tăng 1,19 tạ/ ha sản lợng đạt
khoảng 8,6 triệu tấn, tăng trên 69 nghìn tấn so với vụ trớc .
Không chỉ riêng năm 2001, mà trong suất hơn 10 năm qua, sản xuất lơng thực
nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng của Việt nam đạt đợc những kết quả to lớn
và ổn định chủ yếu do một số nguyên nhân sau :
Một là : Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, mở rộng quyền tự chủ của hộ gia
đình, nông dân phấn khởi đẩy mạnh thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng lúa hè
thu và chiêm xuân ( chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long ) là nguyên nhân chính
trong tăng diện tích sản xuất lúa .
Năm 1999, Nhà nớc chủ trơng bảo vệ quỹ đất hiện có (4,2 triệu ha) và tiếp tục
đầu t mở rộng . Sang năm 2001, chính sách đất trồng lúa có những thay đổ linh hoạt
hơn, giữ ổn định 4 triệu ha đất có điều kiện tới tiêu, chủ động .Thuế suất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối giảm từ 10% trớc đây xuống còn 2%.
Nhờ những thay đổi kịp thời và hợp lý của các chính sách đất đai, diện tích đất
sản xuất lúa tính đến năm 2000 đã có khoảng 5,7 triệu ha đất nông nghiệp (khoảng
78%) đợc giao cho nông dân; 10,2 triệu hộ nông dân (87%) đợc cấp giấy chứng
nhận chuyển quyền sử dụng đất .Đây là yếu tố cơ bản trong việc thâm canh ổn định
sản xuất .
Hai là : Thực hiện đồng bộ các tiến độ kỹ thuật trong thâm canh lúa
+ Thuỷ lợi hoá : Tuy còn nhiều khó khăn song Nhà nớc đã đầu t cơ sở vật chất
xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp . Việc tập trung đầu t
khai thác vùng Đồng Tháp Mời, tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hu và bán đảo Cà
Mau đã tạo ra kết quả to lớn trong sản xuất lúa. Tính đến năm 2001 diện tích đất

canh tác đợc tới đạt trên 7 triệu ha và diện tích đợc tiêu khoảng 1 triệu ha .
+ Đ a các giống mới vào sản xuất : Đây là tiền đề tăng năng suất lúa trong những
năm qua . Tỷ lệ giống mới trong sản xuất chiếm khoảng 90% và đợc bố trí phù hợp
với điều kiện sinh thái khác nhau .
+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ : Vấn đề chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là một trong
những yếu tố cơ bản đảm bảo cho diện tích và sản lợng tăng vững chắc trong suất
những năm qua, đồng thời đóng vai trò quyết định để tăng tổng sản lợng trong cả n-
8
ớc . Vùng đồng bằng sông Hồng nổi lên với trà lúa xuân muộn, nhiều tỉnh đa tỷ lệ
lên đến 60 - 70 % diện tích. Phát triển vụ lúa hè thu ở Miền Trung, tránh ma bão và
đảm bảo thu hoạch an toàn .ở đồng bằng sông Cửu Long cũng thay đổi và đi dần
vào ổn định với xu hớng tăng dần diện tích chỉ gieo cấy một vụ lúa mùa .
+ Lĩnh vực bảo vệ thực vật cũng đạt đ ợc những thành tích nhất định : áp dụng
thành công biện pháp phòng chừ tổng hợp (IPM), sử dụng giống chống chịu, biện
pháp canh tác . . .
Những chơng trình khuyến nông có ý nghĩa quan trọng trong chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật cho nông dân và tạo ra phơng thức dịch vu sản xuất mới ở nông thôn
hiện nay
Ba là : Do tác động đồng bộ của nhiều cơ chế, chính sách mới về đầu t, tín
dụng, vật t nông nghiệp và khuyến nông đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản
xuất, xây dựng kinh tế nông thôn và đóng vai trò rất quan trọng trong thành tích sản
xuất lơng thực thời gian qua .
2. Về tình hình tiêu dùng
Sản lợng lúa tăng nhanh, đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nớc . Trong thời
gian từ 1991 -2000, tiêu dùng gạo đã tăng khoảng 3% .Con số này lớn hơn 2,1%
tăng dân số /năm trong cùng thời gian này .
Từ năm 1991, Việt nam không những đủ gạo tiêu dùng trong nớc mà còn d
thừa để xuất khẩu .
Xem biểu đồ về tốc độ phát triển liên hoàn của sản lợng và tiêu dùng của Việt
nam qua các năm .


9
Biểu đồ về tốc độ tăng liên hoàn của sản xuất và tiêu dùng
Qua biểu đồ trên cho chúng ta thấy sản lợng sản xuất và mức độ tiêu dùng gạo
trong nớc, từ đó có thể nhận thấy sản lợng gạo d thừa để xuất khẩu.
Sản lợng thóc dự trữ và tiêu dùng trong nớc từ năm 1991-2000 luân chiếm trên
80% sản lợng thóc sản xuất .Lợng thóc này d thừa để đảm bảo an ninh lơng thực
trong nớc .Năm 1996 tiêu thụ lúa gạo trong nớc bình quân đầu ngời 162,2 kg/ng-
ời/năm (nông thôn 14,3 kg và thành thị 11,4 kg/ngời/tháng) . Mức tiêu thụ gạo này
của nớc ta đợc đánh giá là mức tiêu thụ gạo/ngời cao nhất thế giới và ít có khả năng
tăng mức tiêu thụ này lên nữa . Trong khi đó, sản lợng thóc bình quân đầu ngời ở n-
ớc ta năm 1998 là 364 kg tơng đơng với 236 kg gạo .Nh vậy tính trung bình mỗi
ngời dân vẫn d khoảng 50-70 kg gạo .Số lợng gạo này để dự trữ và xuất khẩu .
Cùng với việc tăng sản lợng và d thừa trong nớc, sự phát triển của ngành gạo
phụ thuộc vào nhịp độ tăng trởng trong xuất khẩu gạo .Vì thị trờng trong nớc không
thể tiêu thụ hết sản lợng gạo tăng lên, giá gạo sẽ giảm đi, trừ khi nhu cầu về gạo ở
ngoài nớc tạo ra một lối thoát cho việc tăng lên của sản lợng gạo .Nếu xuất khẩu
gạo không đợc phép mở rộng, nông dân sẽ không có động cơ tăng cờng sản xuất
mặc dù các chính sách vê lúa gạo vẫn khuyến khích sản xuất nông nghiệp . Chính
vì vậy, phát triển ngành gạo trong tơng lai phụ thuộc vào xuất khẩu .
II. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt nam từ năm 1991 đến Nay
10
0
20
40
60
80
100
120
140

160
180
1990
1992
1994
1996
1998
san luong
san luong tieu
dung noi dia
1. Số lợng và kim ngạch xuất khẩu .
Trong thời gian vừa qua, do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lơng thực bình
quân nói chung và lúa gạo nói riêng liên tiếp đợc cải thiện, Việt nam không những
tự túc đợc lơng thực trong nớc, mà còn d thừa lơng thực để xuất khẩu .Năm 1991 đã
đánh dấu một bớc ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thơng nớc ta .Việt nam
xuất hiện trên thị trờng gạo thế giới với vị trí là nớc xuất khẩu thứ ba, sau Thái Lan
và Mỹ .Nhng trong một số năm gần đây sản lợng gạo xuất khẩu của Việt nam tăng
tơng đối và đã vơn lên đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái
Lan .
Bảng số lợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt nam
Năm
Số lợng (ngàn
tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Sản lợng Kim ngạch
1991 1420 290 100 100
1991 1624 304,6 114,37 105,03
1992 1033 234,5 63 76,99

1993 1950 417,7 188,77 178,12
1994 1722 361,9 88,3 86,64
1995 1983 424,4 115,16 117,27
1996 1989 530,1 100,25 124,91
1997 3003 868,4 151,06 163,82
1998 3553 891,3 118,32 102,64
1999 3793 1016 106,75 113,99
2000 4550 1012 119,96 99,60
2001 3500 730 76.92 72.13
1991/2001 246.48 251.72
Nguồn :Niên Giám Thống Kê 2000 (và đối chiếu với số liệu của Bộ Thơng Mại
và Tổng Cục Hải Quan)
11
Trên số liệu thực tế, ta thấy sản lợng và kim ngạch xuất khẩu của Việt nam
trong những năm từ 1991 đến nay nhìn chung là tăng nhanh, trong giai đoạn
1991-2000 . Đạt mức 320,42% về số lợng xuất khẩu và 348,97% về kim ngạch .
Trong khi sản xuất lúa gạo ở Việt nam tăng mạnh đạt kỷ lục với mức 4%/ năm thì
xu hớng xuất khẩu còn tăng nhanh hơn nhiều so với sản xuất, xu hớng tăng khối l-
ợng xuất khẩu hơn 3 lần, về kim ngạch xuất khẩu gấp 3,5 lần .
Từ năm 1991 đến năm 1992, nớc ta mới đạt mức xuất khẩu trên một triệu tấn
gạo và từ năm 1993 đến năm 1996 đạt mức xuất khẩu hàng năm xấp xỉ hai triệu tấn
gạo và năm 1997 đa lên ba triệu tấn gạo xuất khẩu . Đến năm 2000 số lợng xuất
khẩu đã đạt mức 4,55 triệu tấn một mức kỷ lục đối với xuất khẩu gạo của nớc ta nh-
ng trong khi đó thì kim ngạch xuất khẩu do gạo đem lại chỉ đạt 1012 triệu USD, nh-
ng đến năm 2001 sản lợng gạo xuất khẩu lại giảm rất nhiều so với năm 2000 và chỉ
bằng 76,92% và đạt 79,545% so với dự kiến .
Xuất khẩu gạo đã và đang đạt đợc thành tựu đáng kể, sản lợng xuất khẩu nhìn
chung ngày càng tăng, tuy một vài năm có giảm do các yếu tố biến đổi . Chẳng hạn
năm 1992 so với năm 1991 giảm cả về số lợng và kim ngạch do thị trờng Đông Âu
bị mất và năm 2001 sản lợng giảm 1,05 triệu tấn gạo do lợng gạo còn tồn lại của

những năm trớc của các nớc và một số nớc nhập khẩu gạo lớn nh Indonexia,
Bangladesh và Philippin lại giảm lợng nhập khẩu vì sự đợc mùa của các nớc này .
Trong quá trình thực hiện xuất khẩu gạo từ năm 1991 đến nay có một số sự kiện
đáng lu ý ở đây là :
Một là : Vào năm 1992 lợng gạo xuất khẩu của Việt nam giảm và đạt mức thấp
nhất, kéo theo kim ngạch cũng ở mức thấp nhất so với các năm khác do giá cả thị
trờng trên thế giới giảm và một nguyên nhân đã trình bầy ở trên là do thị trờng
Đông âu bị mất . Khi đó Pakíttăng đã thay thế nớc xuất khẩu gạo thứ ba của Việt
nam trên thị trờng thế giới . Tuy nhiên ngay năm sau, nớc ta đã nhanh tróng giành
lại vị thế đó của mình với mức xuất khẩu 1,9 triệu tấn, tăng gần 90% so với năm tr-
ớc .
Hai là : Trong năm 1996 mặc dù xuất khẩu gạo của Việt nam đã đạt 2,044 triệu
tấn, vợt tất cả những năm trớc đó nhng vị trí thứ ba lại một lần nữa bị ấn Độ chiếm
lĩnh (từ 1 triệu tấn gạo ấn độ tăng đột ngột lợng xuất khẩu gạo lên hơn 4,2 triệu
tấn )
Ba là : Trong năm 1997 đẩy mạnh xuất khẩu gạo tới mức lớn hơn . Lần đầu tiên,
kể từ năm 1991, khối lợng gạo xuất khẩu của Việt nam vợt mức 3 triệu tấn một
năm, gấp rỡi năm 1996 và gấp 3 lần năm 1992 .
Bốn là : Vào năm 2000 và năm 2001, tuy rằng việc xuất khẩu gạo của nớc ta
vẫn đứng ở vị trí là nớc xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhng có một số vấn
12
đề đáng lu ý là : năm 2000 tuy khối lợng gạo đạt kỷ lục đối với xuất khẩu gạo ở nớc
ta từ năm 1991 đến nay và khối lợng gạo xuất khẩu của năm 2000 tăng gần 20% so
với năm 1999 nhng kim ngạch xuất khẩu lại giảm và chỉ bằng 99,6% năm 1999 lý
do là do gía gạo giảm đến mức thấp nhất từ trớc đến nay ; trong khi đó năm 2001
lại là năm mà khối lợng gạo xuất khẩu của Việt nam lại giảm rất nhiều so với năm
2000 chỉ bằng 76.92% cộng với giá cả xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp vì vậy mà kim
ngạch xuất khẩu gạo cũng ở mức thấp còn thấp hơn cả năm 1997 .
Nh vậy trong hơn 10 năm qua (1991 - 2001), Việt nam đã xuất khẩu đợc hơn 30
triệu tấn gạo với kim ngạch gần 7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu gạo thực sự đóng

góp phần không nhỏ vào việc thức đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng nh việc
tăng trởng kinh tế quốc dân nói chung trong sự nghiệp đổi mới hiện nay .
Cần nói rõ hơn, số liệu xuất khẩu nói trên cha tính phần xuất khẩu tiểu ngạch
qua biên giới tây nam sang Lào và Campuchia, nhất là biên giới phía bắc sang
Trung Quốc không có giấy phép xuất khẩu của nhà nớc và thực chất là xuất khẩu
lậu . Phơng thức thanh toán phổ biến ở đây là phơng thức thanh toán bằng tiền mặt
hoặc hàng đổi hàng . Lợng xuất khẩu này ớc tính trung bình khoảng 0,25-0,3 triệu
tấn/năm . Chỉ nói riêng năm 2000, sang Trung Quốc ít nhất cũng là 0,5 triệu tấn,
sang Lào và Campuchia khoảng 0,1 triệu tấn .
2. Chất lợng và chủng loại gạo xuất khẩu .
2.1. Chất lợng gạo xuất khẩu
Chất lợng gạo có liên quan đến một loạt các yếu tố sản xuất nh đất đai, thuỷ lợi,
phân bón, giống, chế biến, vận chuyển, bảo quản . . . Trong đó, giống lúa và công
nghệ chế biến sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng và quyết định phẩm chất luá
gạo hàng hoá . Giải pháp về giống lúa cần đi trớc một bớc, kể cả nghiên cứu triển
khai và áp dụng vào thực tiễn nhằm tạo ra tiền đề cơ bản trong sản xuất . Những
năm qua, hàng loạt giống lúa mới chọn tạo và nhập nội đợc hội đồng khoa học Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống quốc gia đa vào sản xuất ở
các vùng sinh thái khác nhau, đã là yếu tố quyết định đa năng suất lúa của nớc ta
tăng ổn định và vững chắc . Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo
xuất khẩu chính của nớc ta , nhng thực tế ở vùng này gieo cấy trên 70 loại giống lúa
và trong đó chỉ có 5 giống lúa có thể xuất khẩu đợc là IR9729, IR64, IR59606,
OM997-6 và OM132 . Giống lúa chủ lực cho xuất khẩu ở phía Bắc hiện nay là C70,
C71, CR203, Q5, ải 32, IR1832 và nói chung đợc gọi là gạo trắng Việt nam có
chất lợng từ trung bình đến thấp .
Bộ giống lúa chất lợng cho xuất khẩu của nớc ta hiện nay khá phong phú, tuy
nhiên chúng ta vẫn thiếu những giống có giá trị cao trên thị trờng gạo thế giới (giá
từ 700-1000 USD/tấn). Để khai thác tiềm năng xuất khẩu gạo của đất nớc, việc tổ
chức, quy vùng sản xuất, nghiên cứu chọn tạo nhằm tìm ra các giống lúa tốt là một
13

trong những khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh tế của ngành xuất
khẩu lúa gạo nớc ta .
Đối với vụ lúa mùa, giống lúa cao sản IR45 (NN43) hiện nay là giống lúa điển
hình đạt chất lợng xuất khẩu, khách hàng chấp nhận, nông dân thích trồng vì dễ
cấy, chịu phèn và mặn tốt có khả năng cao thời gian sinh trởng ngắn (140 -145
ngày)
ởđồng bằng sông Cửu Long, giống lúa ngắn ngày X21 và giống lúa lai hệ 3
dòng HR1 đạt chất lợng xuất khẩu, lại có u thế canh tác, năng xuất cao (6-10 tấn/ha
), chịu rét thích ứng với nhiều loại đất phèn, nặm và kháng phèn tốt .
Chất lợng gạo xuất khẩu gồm nhiều tiêu thức nh hình dáng, kích cỡ, mùi vị, tỷ lệ
thức, tạp chất . . . nhng trong đó tỷ lệ tấm đóng vai trò quan trọng, thờng đợc quan
tâm tới . Dới đây chúng ta xem bảng phản ánh chất lợng gạo xuất khẩu của Việt
nam trong mấy năm qua và bảng tiêu chuẩn phân loại của viện nghiên cứu lúa quốc
tế (IRRI) 1980 .
Bảng chất lợng gạo xuất khẩu của Việt nam
(% so với tổng số lợng xuất khẩu trong năm đó )
Năm/phẩ
m cấp
Cao Trung
bình
Thấp Tốc độ tăng liên hoàn chất lợng
gạo xuất khẩu (%)
Cao Trung
bình
Thấp
1991 1.0 2.5 96.5 100 100 100
1991 14.3 8.7 77.0 143.0 348.0 78.97
1992 35.1 10.0 55.0 245.45 119.94 71.43
1993 40.3 15.2 45.0 114.15 152.0 81.82
1994 51.2 21.4 28.0 127.05 140.79 62.22

1995 70.0 13.0 17.0 136.72 60.75 60.71
1996 54.8 22.7 22.5 78.29 174.62 129.41
1997 49.0 13.0 38.0 89.42 57.27 168.89
1998 44.0 8.0 48.0 89.80 61.54 126.32
14
1999 53.0 11.0 36.0 120.45 137.5 75
2000 30 30 40.0 68.18 375 125
Nguồn : Tổng cục Thống Kê
Bảng tiêu chuẩn phân loại gạo của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế
(IRRI) : 1980
Chiều dài hạt gạo chia thành 4 cấp (mm)
Cấp 1 - rất dài > 7,50
Cấp 2 - dài > 6,61 - 7,50
Cấp 5 - trung bình 5,51 - 6.61
Cấp 7 - ngắn < 5,50
Hình dạng hạt gạo : tỷ lệ chiều dài / rộng (D/R )
Cấp 1 - thon > 3,0
Cấp 3 - trung bình 2,1 - 3,0
Cáp 5 - bầu 1,1 - 2,0
Cấp 9 - tròn
1,0
Kích thớc và hình dáng dạng hạt gạo
Hạt rất dài D >7
Hạt dài
6 D 7
Hạt trung bình
5 D 6
Hạt ngắn D < 5
Hạt thon dài D/R > 3
Hạt thon trung bình

2 D/R 3
Hạt hơi thon D/R < 2
15
Độ bạc bụng ( 4 loại - điểm )
Điểm 0 Không có vết đục trong gạo
Điểm 1 Vết đục chiến ít hơn 10% diện tích hạt
Điểm 5 Vết đục chiếm từ 11 -20 % diện tích hạt
Điểm 9 Vết đục chiếm hơn 20% diện tích hạt
Trong mấy năm gần đây, chất lợng gạo của Việt nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp
cao chiếm 40% tổng số gạo xuất khẩu . Tốc độ tăng của gạo phẩm cấp cao hàng
năm là không ổn định . Từ năm 1991-1995, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,53
lần (53%/năm) . Từ năm 1996-1998, tốc độ này giảm xuống còn 0,14 lần
(14%/năm) nhng tốc độ của cả giai đoạn xuất khẩu lại tăng lên gần 0,27 lần
(27%/năm) . Trong khi đó tốc độ tăng của gạo trung bình và thấp là 0,19 lần (19%/
năm), tăng chậm hơn tốc độ tăng của gạo phẩm cấp cao .
Có thể nói rằng gạo phẩm cấp cao của ta xuất khẩu cha nhiều, đa phần chỉ là gạo
loại trung bình và các loại gạo khác . Do đó, kim ngạch thu về thờng không cao .
Riêng năm 1999, gạo cấp cao của Việt nam xuất khẩu tăng vợt , chiếm 53%, đã góp
phần làng tăng giá gạo xuất khẩu, khiến kim ngạch đạt 1016 triêu USD, tăng
11,35%, mặc dù sản lợng chỉ tăng gần 3% so với năm 1998 .
Tóm lại, chất lợng gạo xuất khẩu của Việt nam trong mấy năm qua tăng lên rõ
rệt; các loại gạo 5% tấm tăng từ 0,3 lên 30% trong tổng lợng gạo xuất khẩu . Cả hai
cấp gạo có tỷ lệ tấm thấp (5% và 10%) hiện nay chiếm từ 53 - 60% tổng lợng xuất
khẩu . Còn gạo có tỷ lệ tấm cao 35 - 45% đã giảm mạnh từ 92% nay chỉ còn chiếm
5% tổng lợng gạo xuất khẩu .
Năm 1997 cho đến hết năm 1998 tỷ trọng nhóm gạo xuất khẩu cấp cao lại giảm
và nhóm gạo cấp thấp (tỷ lệ tấm cao 30 - 45%) lại có xu hớng tăng . Tình hình này
không có nghĩa chất lợng gạo xuất khẩu của Việt nam bị tụt lùi . Ngợc lại, đó là sự
ứng sử hợp lý trong chiếm lợc kinh doanh xuất khẩu gạo của ta, căn cứ vào nhu cầu
và giá cả thực tế của thị trờng gạo thế giới trong điều kiện giá tăng mạnh, nhiều nớc

nghèo do sức mua hạn chế nên thờng tập trung vào tiêu dùng loại gạo có chất lợng
thấp, đẩy giá loại gạo này tăng nhiều hơn so với gạo chất lợng cao . Do vậy, việc
tăng tỷ trọng gạo xuất khẩu cấp thấp là cách ứng sử tình huống nhằm nâng cấp hiệu
quả kinh doanh . Đơng nhiên, trong chiến lợc lâu dài, Việt nam vẫn chủ trơng tăng
tỷ trọng xuất khẩu gạo chất lợng cao theo xu hớng phát triển chung của thị trờng
gạo thế giới .
16
Nh vậy chất lợng gạo là một yết tố vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh hơn
nữa về số lợng gaọ xuất khẩu trong những năm tới, đó là yếu tố quan trọng để có
thể tìm kiêm đợc cho Việt nam có đợc một thị trờng xuất khẩu gạo vững chắc và
ngày càng mở rộng đợc thị trờng về gạo tạo ra tiềm năng cho ngành nông nghiệp
nói chung và về gạo nói riêng .Ngoài ra thì công nghệ chế biến cũng là yếu tố vô
cùng quan trọng trong xuất khẩu gạo .
2.2. Chủng loại gạo xuất khẩu
Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt nam chủ yếu vẫn là gạo tẻ hạt dài đợc sản
xuất ở đồng bằng sông Cửu Long . Trong cơ cấu xuất khẩu đó, gạo đặc sản truyền
thổng cha đợc chú trọng phát triển . Chúng ta mới chỉ bớc đầu xuất khẩu gạo tám
thơm đợc trồng ở miền Bắc, gạo Nàng Hơng với số lợng nhỏ và không đều đặn qua
các năm
Trong thời kỳ bao cấp trớc đây (1957-1987), xuất khẩu gạo đặc sản của Việt
nam không thờng xuyên và với số lợng nhỏ, ở mức trên 10000 tấn /năm . Song năm
1998 và 1999 con số này cũng chỉ đạt 120 và 105 nghìn tấn . Riêng có Vinafood Hà
nội xuất khẩu trên 500 tấn gạo đặc sản sang thị trờng Hồng Kông, Xingapore vào
năm 1988, trong khi đó khả năng xuất khẩu thực tế có thể đạt đợc 2000-3000
tấn . . . vì lợng xuất khẩu quá nhỏ lại không thờng xuyên cho nên nhìn chung xuất
khẩu gạo đặc sản Việt nam cha đem lại hiệu quả lớn . Trong khi đó, Thái Lan
những năm qua vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (mali) với giá cao, gấp 1,5 lần
loại gạo tốt "Thái 100B" và khoảng 2,5 - 3 lần so với đặc sản, với giá 702 USD/tấn
vào thị trờng Tây Âu . Theo FAO, năm 1997 xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan
đặt khoảng 400 triệu USD, thị trờng chủ yếu là Mỹ, Hồng Kông, Tây Âu và

Xingapore . Theo đánh giá của ngời tiêu dùng, gạo đặc sản mali của Thái Lan
không có hơng vị thơm gon độc đáo nh gạo đặc sản Tám Xoan ở vùng đồng bằng
sông Cu Long cuả Việt nam . Về giá trị kinh tế , xuất khẩu gạo đặc sản sẽ bảo đảm
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thị trờng tơng lai, lại a chuộng chủng loại gạo quí
hiếm này . Vấn đề chính ở đây vẫn là khả năng phát triển sản xuất trong nớc để có
thể thoả mãn đợc nhu cầu của thị trờng nớc ngoài .
3. Thị trờng và giá cả xuất khẩu .
3.1. Thị trờng xuất khẩu gạo của Việt nam
Thái Lan và Mỹ là những nớc xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập niên
nay . Do vậy họ đã thiết lập đợc mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trờng và
khách hàng tiêu thụ bằng một hệ thống chính sách củ thể đối với từng khu vực và
17
từng nớc tiêu thụ của mình .Việt nam chỉ là nớc xuất khẩu gạo lớn kể từ năm
1991 . Từ thực tế đó , việc thâm nhập và mở rộng thị trờng của Việt nam trong
những năm đầu đã gặp không ít gian nan vì thờng đụng đến những khu vực thị tr-
ờng quen thuộc của các nớc xuất khẩu truyền thống , đặc biệt là Thái Lan .
Bảng : Thị trờng xuất khẩu của Việt nam trong 3 năm điển hình (%)
Các khu vực tiêu thụ / năm 1991 1993 1996
Châu á 50,0 44,6 79,0
Trung Đông 0,0 10,5 10,0
Châu phi 49,0 35,5 10,0
Châu mỹ 0,9 15,1 09,0
Châu âu 0,01 04,8 02,0
Thị trờng khác 0,09 0 0
Nguồn : Bộ Thơng Mại
Qua bảng cho thấy ngay từ năm 1991, thị trờng xuất khẩu chủ yếu của Việt
nam là Châu á và Châu phi và có một số đặc điểm sau
Một là : Từ năm 1991 đến năm 1993 thị trờng xuất khẩu gạo của Việt nam
sang Châu á và Châu phi thì không chênh lệch nhau nắm và so với Thái Lan thì
trong thời gian này thì tỷ trọng xuất khẩu của Việt nam sang Châu á nhỏ hơn của

thái lan (năm 1991 tỷ trọng xuất khẩu của Thái Lan sang thị trờng này là 64,6%,
năm 1993 là 55,5%), nhng tỷ trọng của Việt nam xuất khẩu gạo sang thị trờng
Châu phi lại lớn hơn của Thái lan (năm 1991 tỷ trọng của Thái Lan sang thị trờng
này là 20,6% và năm 1993 là 25%) . Nhng đến năm 1996, thực tế ty trọng xuất
khẩu của Việt nam sang các nớc Châu á tăng mạnh sang các nớc Châu phi giảm .
Hai là : Trong những năm đầu, đại bộ phận gạo xuất khẩu của Việt nam th-
ờng phải thông qua môi giới trung gian
Đến năm 1996 - 1997 tuy gạo Việt nam đã có mặt trên 80 nớc nhng phần gạo
xuất khẩu qua trung gian vẫn chiếm phần đáng kể . Do đó để tăng cờng xuất khẩu
vấn đề tìm kiến thị trờng là vấn đề quan trọng .
Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay và những thay đổi kinh tế ở nhiều nớc trên
thế giới và khu vực, thị trờng gạo của Việt nam cũng có nhiều thay đổi .
Bảng : Thị trờng xuất khẩu gạo của Việt nam (%)
18
Thị trờng / năm 1997 1998 1999 2000
Châu á 35,3 31 70,8 54,3
Trung Đông 19 14 10,9 12,3
Châu phi 30 43 7,4 22,7
Châu mỹ 15,7 9 3 6,2
Châu âu 0 3 3,9 3,7
Châu Đại Dơng 0 0 0,6 0,4
Nớc cha xác định 0 0 3,2 0,1
Năm 2000 thị trơng xuất khẩu gạo chính của Việt nam vẫn là các nớc Châu
á, mặc dù tỷ trọng so với năm trớc giảm xuống chỉ chiếm 54,3% tổng lợng gạo xuất
khẩu (so với 70,8% của năm 1999) . Các quốc gia nhập khẩu gạo chính của Việt
nam vẫn là Indônexia và Malaysia .
Lợng gạo xuất đi các nớc Châu Âu nh Thụy sỹ, áo, Anh, Hungary, Tây ban
Nha đạt 3,7 % tổng lợng gạo xuất khẩu, trong khi đó năm 1999 là 3%
Lợng xuất khẩu gạo của Việt nam đạt trên 4 triệu tấn trong hoàn cảnh thị tr-
ờng nhiều biến động là cố gắng lớn của các doanh nghiệp Việt nam . Điều này cho

thấy, chính sách giao quyền tự chủ kinh doanh cho các nhà xuất khẩu và tăng đầu
mối xuất khẩu gạo của chính phủ là đúng đắn và hiệu quả .
Năm 2000 lợng gạo xuất khẩu đi Trung Đông cũng tăng lên, chiếm 12%, còn
lợng xuất đi Châu phi lại giảm đi .
Năm 2000, gạo xuất khẩu với tỷ lệ gạo phẩm cấp cao giảm đi đáng kể so với
năm 1999, trong khi đó gạo phẩm cấp thấp tăng lên, chứng tỏ gạo phẩm cấp thấp và
trung bình cũng có thị trờng không nhỏ, đây cũng là lợi thế cạnh tranh xuất khẩu
gạo của Việt nam .
Năm 2001 lợng gạo xuất khẩu của Việt nam đạt mức 3,5 triệu tấn giảm so
với năm trớc 1,05 triệu tấn là do một số thị trờng nhập khẩu gạo lớn nh Indonexia,
Bangladesh, philippin . . . giảm lợng nhập khẩu do có sự khôi phục lại mất mùa của
hai năm trớc đó .
19
Đến đầu năm 2002 này Việt nam dự tính xuất khẩu 4 triệu tấn tăng so với 3,5
triệu tấn năm 2001 nhng vẫn còn thấp so với năm 2000 (4,55 triệu tấn) ngay trong
tháng 01 Việt nam đã xuất khẩu đợc 150000 tấn gạo tăng 128% so với cùng kỳ năm
trớc . Để đặt đợc khối lợng gạo xuất khẩu nh dự kiến thì vấn đề thị trờng là yếu tố
hết sức quan trọng .
3.2. Giá gạo xuất khẩu
Giá cả là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của một nền kinh tế trên thị tr-
ờng . Thực tế giá cả phụ thuộc nhiều yếu tố : quan hệ cung cầu, điều kiện khí hậu
thời tiết (những biến cố về khí hậu), thời vụ, yếu tố chính trị xã hội . . . Trong đó,
yếu tố chi phối nhiều nhất và quan trọng là chất lợng phẩm chất gạo . Cụ thể nh,
trong trợng hợp của Mỹ tuy khối lợng xuất khẩu gạo của Mỹ không dẫn đầu nhng
khả năng chi phối đối với thị trờng gạo thế giới của Mỹ vẫn rất lớn . Mỹ cạnh tranh
và chi phối xuất khẩu bằng chất lợng u việt so với gạo Thái lan vì Mỹ có lợi thế hơn
hẳn về khoa học công nghệ trong khâu chế biến và thiết bị kho tàng bảo quản .
Trong những năm gần đây, chất lợng gạo của Việt nam liên tục tăng . Bằng
chứng về uy tín chất lợng gạo xuất khẩu của Việt nam đang đợc cải thiện là mức
chênh lệch giá gạo của Việt nam và Thái Lan giảm đi rõ rệt và ngày càng nhích lại

gần với giá gạo của các nớc . Năm 2000 lợng gạo xuất khẩu tăng nhng kim ngạch
xuất khẩu hầu nh không tăng so với năm 1999 . Nguyên nhân chính là do giá gạo
xuất khẩu năm 2000 giảm xuống khá nhiều so với năm 1999 . Chúng ta xem bảng
về giá gạo xuất khẩu trung bình sau :
Bảng : Giá gạo Quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt nam (USD/ tấn)
Năm Giá Quốc tế
FOB Bang kob
(5% tấm)
Giá xuất khẩu
trung bình của
Việt nam
Gía xuất khẩu
của Việt nam
giá 5% tấm
Chênh lệch giá
giữa (2) và (4)
(lấy 2 - 4 )
(1) (2) (3) (4) (5)
1991 320 226 245 75
20
1991 287 191 224 63
1992 290 227 234 56
1993 280 214 233 47
1994 268 211 230 38
1995 295 230 265 30
1996 338 250 314 24
1997 362 285 342 20
1998 242
1999 268.5
2000 227

Nguồn : FAO - Facsimil Transmission
BOT - OMIC Bang kok
Bộ Thơng mại
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm trung bình năm 2000 chỉ có 228 USD/tấn, giảm
56 USD/tấn so với năm 1999 . Giá gạo xuất khẩu phẩm cấp thấp (25% tấm) cũng
giảm khá nhiều so với năm trớc, chỉ đạt 205 USD/tấn, giảm 45% USD/tấn .
Xu hớng giảm giá gạo xuất khẩu năm 2000 không chỉ đối với gạo xuất khẩu
của Việt nam mà còn ảnh hởng nhiều đến gạo xuất khẩu của Thái Lan . Năm 2000,
giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan chỉ đạt 239 USD/tấn giả 60 USD/tấn so với
năm 1999 . Tơng tự gạo 25% tấm của Thái Lan giảm xuống mức 215 USD/ tấn .
Năm 2001 do cung tăng, cầu giảm đã buộc các nớc xuất khẩu gạo nh Thái
Lan, Việt nam, Trung Quốc phải giảm giá đáng kể để đẩy mạnh bán ra . Ngay trong
10 tháng đầu năm 2001 giá gạo các loại của Thái Lan đã giảm 19-22% còn 163
USD/tấn, FOB (25% tấm) và 193 USD/tấn, FOB (100%loại B) . Giá gạo Việt nam
giảm 16%, còn 185 USD/tấn, FOB (5% tấm) và 159 USD/tấn (25% tấm) . Trong
khi đó, giá gạo Pakistan giảm hơn giá gạo Thái Lan và Việt nam do đồng rupi
Pakistan suy yếu so với USD .
Nhìn chung, mức chênh lệch giữa giá gạo của Thái Lan và Việt nam trong
mấy năm vừa qua có xu hớng giảm dần . Nhng để tăng khả năng cạnh tranh hơn
21
nữa, trong điều kiện thị trờng hiện nay với xu thế ngày càng khó khăn thì vấn đề
quyết định là cải tiến giống, công nghệ chế biến để nâng cao lúa gạo hàng hoá .
4. Thuế và hiệu quả xuất khẩu gạo
4.1. Chính sách thuế xuất khẩu gạo .
Trớc ngày 01 tháng 07 năm 1996 gạo xuất khẩu của nớc ta không bị đánh thuế
từ ngay 10 tháng 07 năm 1996 mức thuế xuất khẩu gạo là 1% đợc áp dụng theo
quyết định số 105-TC/TCT ngày 10 tháng 06 năm 1996 của Bộ Tài Chính . Từ ngày
16 tháng 09 năm 1996 mức thuế là 2% đợc áp dụng theo quyết định số 904-
TC/TCT ngày 15 tháng 08 năm 1996 của Bộ Tài Chính . Từ ngày 16 tháng 09 năm
1999 theo quyết định số 1233/QĐ-BTC của bộ trợng Bộ Tài Chính quyết định thuế

xuất khẩu gạo : gạo 25% tấm trở lên chịu thuế xuất 1,5% ; gạo 24% tấm trở xuống
và gạo đặc sản chịu thuế xuất là 1% và để bổ trợ việc hoạt động kinh doanh trong 6
tháng đầu năm 1997 Bộ Tài Chính quyết định điều chỉnh thuế xuất . Thuế xuất
khẩu gạo các loại mức 0% thực hiện ngày 01 tháng 01 năm 2000 .
Vấn đề có nên đánh thuế xuất khẩu gạo hay không và đánh với mức nào nhằm
mục đích nào, vẫn có nhứng ý kiến khác nhau .
Thứ nhất : Đánh thuế xuất khẩu để lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trờng
quốc tế, tăng thu ngân sách để đẩy mạnh chi phí về thuế cho ngời tiêu dùng nớc
ngoài gánh chịu . Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lợng gạo xuất khẩu của nớc ta
hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì cha thể coi là độc quyền xuất khẩu gạo
trên thế giới . Vì vậy mục tiêu này không thể đạt đợc trong việc đánh thuế xuất
khẩu gạo của nớc ta .
Thứ hai : Đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu . Trong
thời gian qua, mặt hàng gạo của nớc ta không nằm trong danh mục hàng hoá hạn
chế xuất khẩu . Do đó cũng không phải là mục tiêu đánh thuế xuất khẩu chính của
xuất khẩu gạo nớc ta .
Thứ ba : Đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung - cầu trên thị trờng nội địa, thông
qua đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của ngời xuất khẩu . Đây cũng là
một trong những mục tiêu chính mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của nớc ta
đạt đợc .
Trong bối cảnh Đảng và Nhà nớc ta đang có chủ trơng giảm thuế nông nghiệp
nhằm khuyến khích nông dân ở thị trờng nội địa, nên nó sẽ làm giảm khả năng
cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt nam, trên thị trờng thế giới và giảm lợi ích của
nông dân sản xuất lúa gạo . Nh vậy cần phải đánh giá lại một cách tổng hợp cái đ-
ợc, cái mất của việc đánh thuế xuất khẩu gạo
4.2. Chính sách quản lý xuất khẩu gạo
22
Nông
dân
sản

xuất
lúa
gạo
Doanh nghiệp
tư nhân
Các chủ nhà
máy say sát
nhà tư nhân
Nông dân thu
gom
Hàng xáo
chuyên nghiệp
Quốc doanh
tư nhân
Xuất
khẩu
Gạo là lơng thực cơ bản và truyền thống của nớc ta . Đó là mặt hàng rất nhậy
cảm với sự ôn định chính trị trong nớc . Do đó sự ổn định cung-cầu gạo trên thị tr-
ờng thế giới là rất quan trọng . Vì vậy năm 1991 khi mới có xuất khẩu gạo Nhà nớc
ta đã dùng hạn ngạch để kiểm soát điều tiết lợng gạo xuất khẩu .
Hạn ngạch xuất khẩu gạo có thể điều chỉnh giá thóc ở thị trờng nội địa khi
khống chế lợng gạo xuất khẩu . Tuy nhiên, nếu khống chế lợng gạo xuất khẩu một
cách thích hợp sẽ là một trọng những cơ sở để ổn định mặt bằng giá cả nói chung
trên thị trờng nội địa . Hơn nữa trong hoàn cảnh Nhà nớc đang có chủ trơng tự do
hoá ngoại thơng, chống tranh bán ở thị trờng nớc ngoài, thì việc sử dụng hạn ngạch
xuất khẩu gạo là công cụ hợp lý nên tiếp tục áp dụng trong một thời gian nữa . Vấn
để ở đây là cần dự đoán tơng đối chính xác sản lợng thu hoạt thóc hàng năm để
giao hạn ngạch phù hợp với yêu cầu để đảm bảo cân đối sát cung-cầu ở thị trờng
nội địa . Đồng thời cũng hoàn thiện cơ chế giao hạn ngạch sao cho giảm đến mức
thấp nhất các lộn xộn trong mua bán hạn ngạch, chạy trọt hạn ngạch nh thực tế đã

xẩy ra trong những năm qua .
5. Công tác thu mua và tổ chức xuất khẩu gạo .
5.1. Công tác thu mua .
Tham gia hoạt động kinh doanh lơng thực trong thời kỳ đổi mới có các thành
phần kinh tế cùng tham gia trên thị trờng là :
- Thành phần kinh tế Nhà nớc .
- Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh .
- Cục dự trữ quốc gia .
- Thành phần kinh tế t nhân .
Từ năm 1999, Nhà nớc ta đã mở rộng cho các thành phần kinh tế đợc phép xuất
khẩu, cái mới nhất đó là t nhân đợc tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo (trớc đó
chỉ có thành phần kinh tế Nhà nớc đợc đứng ra xuất khẩu gạo) . Để có gạo cung cấp
cho các thành phân kinh tế này xuất khẩu, đòi hỏi phải có hoạt động thu mua lúa
gạo trên thị trờng nội địa . Hiện nay đang có các thành phần kinh tế tham gia hoạt
động thu mua gạo xuất khẩu và đợc khái quát bằng sơ đồ :
23
Qua tìm hiểu thì ngành lơng thực quốc doanh mua trực tiếp của ngời sản xuất
chỉ khoảng 30% sản lợng lúa, 70% còn lại là thành phần kinh tế khác thu mua của
ngời sản xuất sau đó xay sát, cung ứng quốc doanh .
Việc công ty quốc doanh thu mua lúa với tỷ lệ thấp, dẫn tới phần lớn sản lợng
lúa của nông dân phải bán cho t thơng . Điều này gây thiệt hại cho nông dân, nông
dân sản xuất bị ép gía, bán với gía thấp hơn gía bán trực tiếp cho quốc doanh . Sở dĩ
doanh nghiệp quốc doanh mua trực tiếp của ngời sản xuất ít chủ yếu là do không tổ
chức đợc mạng lới đến tận nhà dân, tuy có tổ chức đợc thu mua lu động nhng vẫn
còn ít .
5.2. Tổ chức xuất khẩu
Từ năm 1991, năm đầu tiên nớc ta xuất khẩu gạo đến năm 1999 cơ chế điều
hành đợc áp dụng với từng giai đoạn nh sau :
* Năm 1991 cha có cơ chế rõ ràng .
* Năm 1991-1992, với chủ trơng mở rộng để tiêu thụ lúa hàng hoá nên có nhiều

công ty tham gia xuất khẩu, vì thời gian này sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía
nam phát triển mạnh, trong khi chúng ta lại thiếu bạn hàng và thị trờng tiêu thụ .
* Năm 1993-1996 do xu hớng chung là giá thị trờng giảm mạnh, các công ty l-
ơng thực ở các địa phơng kinh doanh xuất khẩu gạo bị lỗ, không làm đợc . Các tỉnh
đề nghị khâu cung ứng, tạo chân hàng tức là khâu thu mua, xay sát, chế biến, vận
chuyển nội địa, còn việc xuất khẩu chủ yếu thuộc doanh nghiệp khối trung ơng đảm
nhiệm . Năm 1993 có hơn 40 đầu mối xuất khẩu gạo, những đầu mối này cạnh
tranh với nhau trong việc bán gạo, giá giảm gây ảnh hởng xấu cho việc thoa thuận .
Một số tổ chức thiếu kinh nghiệm cũng xuất khẩu gạo, do đó việc ký hợp đồng của
họ không đạt yêu cầu, một trong số họ lại không thực hiện hợp đồng . . . Từ năm
24
1994 chính phủ quyết định hạn chế đầu mối xuất khẩu gạo, Bộ Thơng Mại đa vào
hoạt động xuất khẩu gạo của tất cả các đầu mối trong bốn năm qua, đặc biệt là
trong hai năm gần đây Bộ Thơng Mại đề nghị với Bộ Nông Nghiệp và Bộ Kế Hoạch
và Đầu T , Hiệp hội xuất khẩu lơng thực và chỉ ra các đầu mối đợc cấp giấy phép
nếu đáp ứng đợc nguyên tắc sau đây :
+ Chỉ cho phép phát triển xuất khẩu gạo cho một tỉnh có số lợng lớn hơn 200000
tấn gạo một năm và cho phép hai tổ chức xuất khẩu gạo của một tỉnh có số lợng lớn
hơn 600-700 ngàn tấn một năm .
+ Đối với công ty không có giấy phép xuất khẩu trực tiếp, nhng có khả năng thu
mua gạo và khả năng chế biến . . . có thể hợp tác với các đầu mối đầu xuất khẩu .
* Đến năm 1997, tình hình tiêu thụ trở lại thuận lợi, việc kinh doanh xuất khẩu
gạo có lời, mặc dù vậy lại phát sinh tình trạng mua ép giá nông dân và xuất hiện
nhiều tiêu cực trong khâu ký kết hợp đồng ngoài nh việc đôn giá, hoàn giá . . .
chính phủ đã có chỉ đạo, chấn chỉnh lại việc xuất khẩu gạo và huy động nguồn hàng
bằng các chỉ định các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp của địa phơng) thực sự
đã kinh doanh gạo nghiêm túc và có hiệu quả làm đầu mối kinh doanh .
* Từ năm 1998-1999, chính phủ có quyết định riêng để điều hành xuất khẩu gạo
hàng năm (năm 1998 quyết định số 141-trát tờng; năm 1999 quyết định số 12/1999/
QĐ-TTg) nội dung cơ bản của các quyết định này đợc thể hiện trên các mặt : Nhà

nớc điều hành xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch (hàng năm công bố hạn ngạch và giao
cho các doanh nghiệp địa phơng thực hiện); Nhà nớc quy định giá sàn thu mua
nhằm đảm bảo lợi ích của ngời sản xuất lúa; Nhà nớc chọn và chỉ định một số
doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gạo và khuyến khích các doanh nghiệp tìm đợc thị
trờng thơng nhân mới, có gía trị xuất khẩu tốt đợc xuất khẩu ; Nhà nớc bố trí kế
hoạch tài chính mua bán tạm trữ khi cần thiết nhằm ổn định gía lơng thực trong nớc
.
* Cho đến đầu năm 2001 ở nớc ta có 47 doanh nghiệp là đầu mối xuất khẩu gạo
trực tiếp; có một số doanh nghiệp đủ mạnh về vốn, về khả năng khai thác thị trờng,
về cơ sở vật chất, kỹ thuật và hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trờng
tiêu thụ . Với 47 doanh nghiệp đầu mối nh hiện nay có thể đảm bảo xuất khẩu từ 4
triệu tấn gạo mốt năm trở lên .
* Chính phủ đã có chủ trơng kể từ năm nay sẽ bỏ hạn ngạch và đầu mối xuất
khẩu gạo, nhằm khai thông đầu ra cho mặt hàng lúa gạo xuất khẩu của Việt nam .
Theo vụ kế hoạch thuộc Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc chính phủ tự
do xuất khẩu gạo sẽ làm cho gía lúa tăng sát với thị trờng hơn . Để làm tốt việc này
chính phủ cần hỗ trợ thêm cho nông dân về thông tin dự báo nhu cầu tiêu thụ của
thị trờng nông sản để giúp nông dân điều chỉnh sản xuất, áp dụng lại chính sách giá
sàn đối với mặt hàng lúa để ổn định gía trong nớc . Ngoài ra trong tình hình xuất
25

×