Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tư vấn cho các bậc cha mẹ về chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.75 KB, 5 trang )

Bài thu hoạch BDTX module GVMN 12: Tư vấn cho các bậc cha mẹ về
chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi.
Ngày nay, giáo dục được xem là chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia
tiến bước vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể
đong đếm được.
Giáo dục khơng chỉ có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội
của thế hệ trước cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người
phương pháp học tập, phát triển tư duy nội tại, thích ứng được với một xã hội
học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được
những yêu cầu đó, việc cải cách, đổi mới giáo dục là một việc làm hết sức cần
thiết và cấp bách, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục là khâu then chốt
nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục.
Trẻ em trong giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời kì phát triển mạnh mẽ cả về thể chất,
trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh
chúng. Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải
nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh
trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thơng qua sự chia sẻ,
trao đổi với bạn bè. Vì vậy, vai trị của giáo viên là khai thác các tình huống
cũng như các vật liệu khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ
hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì
chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán
các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ
hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi
cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.
Trên thực tế hiện nay vẫn cịn khơng ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp
truyền thống một chiều "cơ nói, trẻ nghe", vẫn cịn khá nhiều giáo viên chọn
việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp
học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm lỗng đi trọng tâm
của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá,
trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để mơi


trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng


đủ theo quy định...đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các
phương pháp giáo dục.
Để đáp ứng được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải
sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy
học tích cực là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của trẻ chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực
của giáo viên, do đó để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải
nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống, thụ động.
Sau đây là một số vấn đề mà giáo viên cần quan tâm để vận dụng có hiệu quả
các phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
đáp ứng với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
*Giáo viên nên giúp trẻ tận dụng tất cả các giác quan để khám phá sự vật, hiện
tượng
Giáo viên nên dành thời gian cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán, so sánh,
sử dụng câu hỏi gợi mở, câu hỏi kích thích trẻ tư duy nhằm dẫn dắt trẻ suy
nghĩ và giúp trẻ nói lên được về những gì chúng đang nhìn thấy, giáo viên gợi
ý cho trẻ chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình, cùng nhau trao đổi để tìm hiểu,
khám phá đối tượng. Bên cạnh đó giáo viên cần tạo cho trẻ mơi trường hoạt
động phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu
khác nhau để kích thích hứng thú khám phá của trẻ.
*Người giáo viên mầm non cần phải nắm vững các kỹ thuật sử dụng từng phương
pháp dạy học cụ thể
Giáo viên cần thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng phương pháp, có như
thế thì mới nâng cao được hiệu quả tổ chức các hoạt động cho trẻ. Các kỹ
thuật này bao gồm: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đưa
ra tình huống có vấn đề, kỹ thuật đặt câu hỏi... Cụ thể về kỹ thuật đặt câu hỏi
thì giáo viên cần chú ý tới một số yêu cầu như sau: Câu hỏi phải liên quan

trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học; câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ
hiểu; đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với trình độ của trẻ; câu hỏi phải kích thích
sự suy nghĩ của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ
của trẻ, giáo viên không ghép nhiều nội dung trong một câu hỏi, không hỏi


nhiều vấn đề cùng một lúc, trẻ sẽ trả lời dễ dàng hơn với các câu hỏi đơn
nghĩa, rõ ý.
* Cần khai thác và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách khoa
học
Để thực hiện tốt điều này thì trong từng phương pháp dạy học cụ thể giáo viên
cần phải chú ý một số nội dung như sau:
- Nhằm giúp cho sự hiểu biết của trẻ trở nên sâu sắc và bền vững hơn, giúp
trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn thì giáo viên nên sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm. Có rất nhiều cách khác nhau để chia nhóm tuy nhiên, khơng nên chia
nhóm trẻ q đơng hoặc q ít, nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống
hoặc khác nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận và kết quả thảo luận cho
các nhóm, cần bầu ra trưởng nhóm, kết quả thảo luận nhóm có thể được trình
bày bằng nhiều hình thức như: vẽ, hát, đóng kịch, thơ…Giáo viên cần quan
sát các nhóm thảo luận và có sự giúp đỡ kịp thời trong trường hợp các nhóm
gặp khó khăn.
- Đối với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thì giáo viên cần thực hiện đúng
theo quy trình các bước như sau: Xác định, nhận dạng vấn đề hoặc tình
huống; thu thập thơng tin có liên quan đến vấn đề hoặc tình huống đặt ra; liệt
kê các cách giải quyết có thể có; phân tích, đánh giá kết quả từng cách giải
quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị); so sánh kết quả các cách giải
quyết; lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất; thực hiện theo cách giải quyết đã
lựa chọn; rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
- Đối với phương pháp đóng vai thì việc "diễn" khơng phải là phần chính của
phương pháp này mà điều quan trọng là giáo viên giúp trẻ tham gia thảo luận

sâu sau phần tham gia vào vai diễn ấy.
- Để sử dụng phương pháp trò chơi đạt hiệu quả thì giáo viên nên chọn những
trị chơi dễ tổ chức và thực hiện, trò chơi phải phù hợp với chủ đề, với đặc
điểm và trình độ của trẻ, phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện
thực, trẻ phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi, trò chơi phải
tạo được sự hứng thú và vui thích của trẻ.
- Khi sử dụng phương pháp dạy học khám phá giáo viên nên lựa chọn nội dung
vấn đề hoặc tình huống đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ, chuẩn bị đồ chơi, đồ


dùng trực quan và những điều kiện cần thiết để trẻ tự tìm tịi khám phá, tổ
chức cho trẻ làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm; khuyến khích trẻ tự tìm tịi
khám phá, đưa ra các phát hiện, cách giải quyết có thể; liệt kê các cách giải
quyết có thể có; phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết của cá nhân
trẻ, của nhóm trẻ; lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất; kết luận về nội dung
của vấn đề, làm cơ sở cho trẻ tự kiểm tra, tự điều chỉnh; rút kinh nghiệm cho
việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
- Đối với phương pháp dạy học trải nghiệm thì giáo viên nên tổ chức cho trẻ thực
hiện đủ bốn bước: quan sát; suy nghĩ (tâm trí); Cảm nhận (cảm xúc); Hành
động (cơ bắp). Để học hiệu quả, trẻ cần phải: tiếp nhận thông tin, suy ngẫm
xem nó sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em như thế nào, so sánh mức độ
phù hợp của nó với những trải nghiệm của trẻ em thế nào và suy nghĩ xem từ
thơng tin đó trẻ em sẽ có những cách hành xử mới nào. Việc học tập địi hỏi
khơng chỉ có nhìn, nghe, chuyển động hay động chạm. Trẻ cần biết kết hợp
những gì trẻ cảm giác và suy nghĩ được với những gì trẻ cảm nhận và ứng
xử.
- Phương pháp động não khi sử dụng đối với trẻ mầm non thì giáo viên nên
hướng dẫn trẻ cách trả lời những câu hỏi ngắn, có khi chỉ cần một từ. Tất cả ý
kiến của trẻ đều cần được giáo viên khích lệ, thừa nhận. Đặc biệt, không phê
phán các câu trả lời của trẻ và luôn khen ngợi trẻ đúng lúc. Cuối giờ thảo luận

cần nhấn mạnh kết quả có được là thành quả của cả nhóm hoặc của tất cả
các thành viên trong nhóm.
- Làm thế nào để vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học theo Dự án? Đây
là một phương pháp dạy học rất có ý nghĩa đối với trẻ, tuy nhiên trong thực tế
thì phương pháp này ít được giáo viên sử dụng. Các dự án thường xuất hiện
từ các câu hỏi của trẻ. Dự án được thực hiện bởi một trẻ hoặc một nhóm trẻ
em (4-6 thành viên) để trải nghiệm và khám phá các vấn đề, câu hỏi, vấn đề
và thách thức có liên quan. Thời gian thực hiện dự án thường phải mất vài
tuần để hoàn thành - và đôi khi lâu hơn nữa, tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích
của trẻ. Phương pháp dạy học theo Dự án được tổ chức thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Thử hứng thú của trẻ


Ngay từ khi bắt đầu dự án, giáo viên quan tâm đến chủ đề thơng qua việc
khuyến khích trẻ chia sẻ những câu chuyện cá nhân có liên quan. Khi trẻ có
hiểu biết hiện tại về chủ đề nào đó, từ đó giáo viên đánh giá xem mức độ hiểu
biết của trẻ như thế nào và giúp trẻ xây dựng các câu hỏi mà trẻ có thể tìm
hiểu.
+ Giai đoạn 2: Hoạt động khám phá
Cho phép trẻ đi thực địa, phỏng vấn những người trưởng thành, những nhà
chuyên môn giỏi. Trẻ em có thể xem sách, mạng Internet qua sự hỗ trợ của
người lớn, Video… Sau đó trẻ sử dụng nhiều hình thức để minh họa những gì
trẻ đã học được và chia sẻ kiến thức mới với bạn.
+ Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả và những điều trẻ đã học được
Giáo viên hướng dẫn kết luận và giúp trẻ xem lại thành quả của mình. Trẻ
chia sẻ cơng việc của mình với cha mẹ, với một lớp học khác. Đánh giá của
giáo viên về những gì trẻ đã học được thơng qua dự án. Sau đó trẻ tạo ra các
bài thuyết trình và sản phẩm để chia sẻ những gì trẻ đã nghiên cứu, tìm hiểu.
Kết thúc dự án sẽ cho ra sản phẩm như là: Poster, mô hình, bài báo cáo, vật
thật, …

Như vậy, các phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non khơng
phải là một phương pháp hồn tồn mới, mà chính là sự kế thừa và phát huy
tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp dạy học
truyền thống. Việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lý các
phương pháp dạy học khác nhau sẽ phát huy tính tích cực và sự hợp tác của
đứa trẻ. Tùy thuộc vào đặc điểm tiếp nhận kiến thức của trẻ mà giáo viên lựa
chọn phương pháp tiếp cận cho phù hợp. Để thực hiện tốt các phương pháp
dạy học tích cực thì giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về
nội dung này, thường xuyên rèn luyện cho mình kỹ năng ứng xử các tình
huống sư phạm thật tinh tế và linh hoạt, sử dụng thành thạo các trang thiết bị
dạy học hiện đại, biết định hướng sự phát triển của trẻ theo mục tiêu giáo dục
nhưng cũng đảm bảo sự tự do của trẻ trong các hoạt động giáo dục khác./



×