Tải bản đầy đủ (.docx) (276 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 276 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

VƯƠNG HƯƠNG GIANG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

VƯƠNG HƯƠNG GIANG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG
PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC


Hà Nội - 2021


1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ,
viên chức khoa Quản lý và các phòng chức năng của Học viện Quản lý Giáo dục đa
giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
và PGS.TS Nguyễn Minh Đức đa tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hà Nội, Ban Giám hiệu, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà
Nội đa cộng tác, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tiễn, cũng như cung cấp
các tài liệu, thông tin liên quan và đặc biệt đa tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực
nghiệm theo đề xuất của luận án.
Dù đa hết sức cố gắng, song luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được sự chỉ giáo từ các Thầy giáo, Cô giáo và sự góp ý, chỉ dẫn của
Quí vị và các bạn.
Tác giả luận án


Vương Hương Giang


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số
liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực theo thực tế
nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố.
Tác giả luận án

Vương Hương Giang


3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BDGV:

Bồi dưỡng giáo viên

CBQL:

Cán bộ quản lý

CSVC:

Cơ sở vật chất

CNTT:

Công nghệ thông tin


ĐNGV:

Đội ngũ giáo viên

GDĐT:

Giáo dục và Đào tạo

TN, HN:

Trải nghiệm, hướng nghiệp

KTĐG:

Kiểm tra, đánh giá

NCBH:

Nghiên cứu bài học

NNL:

Nguồn nhân lực

PPBD:

Phương pháp bồi dưỡng

THCS:


Trung học cơ sở


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
xiii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
xiii
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................14
1.1.1. Các nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp...........................................................................................................14
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp.............................................................................................33
1.1.3. Nhận xét chung và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu........................43
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..................................................................44

1.2.1. Quản lý..........................................................................................................44
1.2.2. Bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên................................................................45
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...........................................................47
1.2.4. Năng lực........................................................................................................48
1.2.5. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...............................51
1.2.6. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho
giáo viên THCS.......................................................................................................52
1.2.7. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho giáo viên trường THCS.........................................................................52
1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường THCS
trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.........................................................53
1.3.1. Mục tiêu và những điểm mới của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
cho học sinh THCS..................................................................................................53
1.3.2. Yêu cầu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.......................................55
1.3.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...........................................57
1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp........................58
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
THCS.......................................................................................................................59


5
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
trường THCS...........................................................................................................64
1.3.7. Điều kiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học
sinh trường THCS....................................................................................................64
1.4. Khung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của giáo
viên trường THCS.....................................................................................................65
1.5. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho
giáo viên trường THCS thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018.........67
1.5.1. Mục tiêu bồi dưỡng.......................................................................................67

1.5.2. Chương trình, nội dung bồi dưỡng................................................................68
1.5.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng...............................................................68
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng...........................................................70
1.5.5. Nguồn lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng....................................................70
1.6. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS theo u cầu chương trình giáo
dục phổ thơng 2018....................................................................................................71
1.6.1. Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên THCS...........................................................71
1.6.2. Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên THCS dựa vào khung năng lực...................72
1.6.3. Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực
tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên THCS.......................73
1.6.4. Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS.............................................................75
1.6.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS...............................................77
1.6.6. Quản lý các nguồn lực thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS................................78
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS............79
1.7.1 Những yếu tố chủ quan..................................................................................79
1.7.2. Những yếu tố khách quan..............................................................................80
Kết luận chương 1 82
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 83
2.1. Khái quát về giáo dục thành phố Hà Nội.........................................................83
2.1.1. Khái quát chung về giáo dục thành phố Hà Nội...........................................83
2.1.2. Khái quát về giáo dục THCS.........................................................................85



6
2.1.3. Khái quát các trường THCS được lựa chọn tổ chức khảo sát.......................94
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát................................................................................96
2.2.1. Mục tiêu khảo sát..........................................................................................96
2.2.2. Nội dung khảo sát..........................................................................................96
2.2.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát.....................................................................97
2.2.4. Phương pháp, hình thức khảo sát..................................................................97
2.2.5. Thang đánh giá............................................................................................100
2.2.6. Xử lý số liệu................................................................................................101
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường
THCS thành phố Hà Nội........................................................................................101
2.3.1. Thực trạng các khâu tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở
các trường THCS...................................................................................................101
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở
các trường THCS...................................................................................................104
2.3.3. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
ở các trường...........................................................................................................106
2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở
các trường THCS thành phố Hà Nội.....................................................................107
2.4. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của
giáo viên trường THCS...........................................................................................110
2.5. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho ĐNGV trường THCS...........................................................................115
2.5.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp........................................................................................................115
2.5.2. Thực trạng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp............................................................................118
2.5.3. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp...........................................................................................121
2.5.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức trải nghiệm,
hướng nghiệp cho ĐNGV THCS..........................................................................124
2.5.5. Các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS.............................................127
2.5.6. Thực trạng hình thức KTĐG bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS.......................................130
2.6. Thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS thành phố Hà Nội...........................134
2.6.1. Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS.............................................134


7
2.6.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS.......................................137
2.6.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho giáo viên trường THCS.......................................................................143
2.6.4. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho giáo viên trường THCS.......................................................................146
2.6.5. Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS...........................................................150
2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
thành phố Hà Nội....................................................................................................155
2.7.1. Các yếu tố chủ quan....................................................................................155
2.7.2. Các yếu tố khách quan.................................................................................156
2.8. Nhận xét chung về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng
lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường
THCS........................................................................................................................158

2.8.1. Những kết quả đạt được..............................................................................158
2.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................159
2.8.3. Những vấn đề từ thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực
tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018........................................161
Kết luận chương 2 164
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 166
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp...................................................................166
3.1.1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục học sinh THCS................................................166
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống................................................................................166
3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện...............................................................................167
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa..................................................................................167
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả.................................................................................167
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS thành phố Hà Nội
...................................................................................................................................168
3.2.1. Giải pháp 1: Chỉ đạo xây dựng khung năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp của giáo viên THCS.........................................................168
3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS...............173


8
3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS theo khung năng lực...........179
3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo
viên trường THCS.................................................................................................187

3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo đổi mới hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường
THCS.....................................................................................................................190
3.2.6. Giải pháp 6: Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng
lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
...............................................................................................................................196
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất.........................................................199
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp....................201
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm................................................................................201
3.4.2. Khách thể khảo nghiệm...............................................................................201
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm..........................................................................202
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm...................................................................................203
3.5. Tổ chức thử nghiệm một số giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS..........208
3.5.1. Cơ sở lựa chọn các giải pháp thử nghiệm...................................................208
3.5.2. Mục đích thử nghiệm..................................................................................208
3.5.3. Nội dung thử nghiệm...................................................................................209
3.5.4. Phạm vi và khách thể thử nghiệm...............................................................209
3.5.5. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm.................................................209
3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm.......................................................210
3.5.7. Giả thuyết thử nghiệm.................................................................................210
3.5.8. Mô tả quá trình tổ chức thử nghiệm............................................................210
3.5.9. Kết quả thử nghiệm.....................................................................................215
3.5.10. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm...................................................219
Kết luận chương 3 220
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 221
1. Kết ḷn.................................................................................................................221
2. Khún nghị..........................................................................................................223
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 225
TÀI LIỆU THAM KHẢO 226

PHỤ LỤC


9

DANH MỤC BẢN


10

Bảng 2.1.

Quy mô mạng lưới trường lớp cấp THCS theo quận huyện, thị xa
...........................................................................................................85

Bảng 2.2.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý......................................................88

Bảng 2.3.

Chất lượng giáo dục của các trường THCS........................................91

Bảng 2.4.

Thống kê trình độ chuyên môn giáo viên các trường THCS tại 5
quận huyện của thành phố Hà Nội.....................................................94

Bảng 2.5.


Số lượng CBQL, giáo viên tham gia khảo sát....................................97

Bảng 2.6.

Phân bố mẫu khảo sát thực trạng........................................................98

Bảng 2.7.

Thang đánh giá mức độ của thực trạng khảo sát..............................101

Bảng 2.8.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của các
khâu tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh các trường THCS
thành phố Hà Nội.............................................................................102

Bảng 2.9.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện của các
khâu tổ chức hoạt động TN, HN ở các trường THCS thành phố
Hà Nội..............................................................................................103

Bảng 2.10.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của các nội
dung hoạt động TN, HN ở các trường THCS thành phố Hà Nội
.........................................................................................................104

Bảng 2.11.


Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng thực hiện các nội
dung hoạt động TN, HN ở các trường THCS thành phố Hà Nội
.........................................................................................................105

Bảng 2.12.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của phương
pháp tổ chức hoạt động TN, HN ở các trường THCS thành phố
Hà Nội..............................................................................................106

Bảng 2.13.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng mức độ thực hiện
các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN ở các trường THCS
thành phố Hà Nội.............................................................................107

Bảng 2.14.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của các
hình thức tổ chức hoạt động TN, HN ở các trường THCS thành
phố Hà Nội.......................................................................................108


11
Bảng 2.15.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện các hình
thức tổ chức hoạt động TN, HN ở các trường THCS thành phố
Hà Nội..............................................................................................109


Bảng 2.16.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động
TN, HN của giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.............110

Bảng 2.17.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của mục tiêu
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS....................................................................................115

Bảng 2.18.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện mục tiêu bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội.......................................................116

Bảng 2.19.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của nội dung
chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho
giáo viên trường THCS....................................................................118

Bảng 2.20.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện nội dung
chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho
giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.................................120

Bảng 2.21.


Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của các
hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho
giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.................................121

Bảng 2.22.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện các hình
thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo
viên các trường THCS thành phố Hà Nội........................................123

Bảng 2.23.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết của các
PPBD năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................125

Bảng 2.24.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng thực hiện các
PPBD năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................126

Bảng 2.25.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về hiệu quả các lực lượng tham
gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên
các trường THCS thành phố Hà Nội................................................127



12
Bảng 2.26.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ đáp ứng các nguồn
lực triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội............128

Bảng 2.27.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về sự cần thiết các hình thức
KTĐG kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN
cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội..........................130

Bảng 2.28.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng các hình thức
KTĐG bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo
viên các trường THCS thành phố Hà Nội.........................................132

Bảng 2.29.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết đánh giá
nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo
viên các trường THCS......................................................................134

Bảng 2.30.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng xác định nhu cầu
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS....................................................................................135


Bảng 2.31.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết lập kế hoạch
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................138

Bảng 2.32.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng lập kế hoạch bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................139

Bảng 2.33.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết xây dựng
nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho
giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.................................143

Bảng 2.34.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng xây dựng nội dung
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................144

Bảng 2.35.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết chỉ đạo bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................146



13
Bảng 2.36.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường
THCS thành phố Hà Nội..................................................................148

Bảng 2.37.

Nhận thức của CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết KTĐG bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................151

Bảng 2.38.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng KTĐG bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường
THCS thành phố Hà Nội..................................................................152

Bảng 2.39.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố chủ quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội
.........................................................................................................155

Bảng 2.40. Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo

viên các trường THCS thành phố Hà Nội 15
Bảng 3.1.

Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường
THCS thành phố Hà Nội..................................................................170

Bảng 3.2.

Khách thể lựa chọn khảo nghiệm.....................................................201

Bảng 3.3.

Các tiêu chí và thang đo đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi
của các giải pháp đề xuất.................................................................202

Bảng 3.4.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................203

Bảng 3.5.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội......................................................205

Bảng 3.6.

Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

đề xuất..............................................................................................206

Bảng 3.7.

Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường
THCS lớp đối chứng........................................................................215


14
Bảng 3.8.

Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường
THCS lớp thử nghiệm......................................................................217


15

DANH MỤC BIỂU Đ
Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện xác định
nhu cầu bồi dưỡng............................................................................137
Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện lập kế
hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo
viên các trường THCS thành phố Hà Nội........................................141
Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện tổ chức
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội.......................................................146
Biểu đồ 2.4. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện..................150
Biểu đồ 2.5. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện KTĐG
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các
trường THCS thành phố Hà Nội....................................................153Y

Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
đề xuất..............................................................................................207
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng.....................218

DANH MỤC SƠ Đ
Sơ đồ 1.1.

Bốn giai đoạn trong chu kỳ học tập trải nghiệm của Kolb (1984)
...........................................................................................................22

Sơ đồ 1.2.

9 bước giảng dạy theo Robert Mills Gagné (1985)............................22

Sơ đồ 1.3.

Mối quan hệ giữa các thành tố trong bồi dưỡng giáo viên.................47

Sơ đồ 1.4.

Mô hình năng lực...............................................................................49

Sơ đồ 1.5.

Năng lực theo bốn trụ cột của UNESCO 5

Sơ đồ 3.1.

Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên các trường THCS theo tiếp
cận năng lực.....................................................................................169


Sơ đồ 3.2.

Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất...........................................201


16


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban
chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT chỉ ra
rằng "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học", trong đó đa xác định
các phẩm chất và năng lực của học sinh (bao gồm năng lực chung và năng lực
chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua dạy học môn học
và hoạt động TN, HN [2]. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của
Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đa đề
cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích
học tập suốt đời”; [31].
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đa xác định mục tiêu của hoạt
động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện thông qua hoạt động

TN, HN mà trước đây trong chương trình giáo dục gọi là hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Hoạt động TN, HN trong chương trình giáo dục được thực hiện theo 2
giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9, ở giai đoạn
giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động TN, HN tập trung hình thành các
phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham
gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá
bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có
kế hoạch, có ý thức và trách nhiệm xa hội. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học


2

sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng
lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Vì vậy, có thể nói hoạt động TN, HN giữ vi ̣trí rất quan trọng trong quá trình
rèn luyện và hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS trong
chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với mục tiêu và yêu cầu của hoạt
động TN, HN cho học sinh THCS, thì đòi hỏi giáo viên THCS phải có những
năng lực đặc thù ngoài những năng lực sư phạm nói chung để dẫn dắt, tổ chức
hoạt động TN, HN cho học sinh, vì vậy giáo viên THCS phải được bồi dưỡng
phát triển những năng lực tổ chức hoạt động này hiệu quả.
Trong những năm qua, giáo viên THCS, phần lớn có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, kiên trì, vượt khó vì sự nghiệp giáo
dục, đặc biệt là những giáo viên ở vùng khó khăn. Tuy nhiên nhiều giáo viên
đang chỉ dừng lại thực hiện nhiệm vụ cơ bản là tổ chức dạy kiến thức khoa học
trong chương trình giáo dục theo quy định, thiếu kỹ năng tổ chức hình thành cho
học sinh ứng dụng kiến thức môn học vào thực tiễn, nhất là tổ chức học để phát
triển phẩm chất và năng lực của người học; thiếu kiến thức và kĩ năng đánh giá
kết quả giáo dục dựa trên năng lực người học. Với hoạt động TN, HN ở bậc
THCS đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức hoạt động này cho hoc sinh.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên THCS cần được bồi dưỡng để
thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới và đặc biệt là
phương pháp dạy học và KTĐG nhằm phát triển năng lực của học sinh. Những
vấn đề đổi mới bồi dưỡng giáo viên THCS hiện nay đang là một thách thức lớn,
đặc biệt đối với các thành phố Hà Nội.
Đối với thủ đô Hà Nội, trong những năm qua, giáo viên các cấp nói
chung và giáo viên các trường THCS nói riêng luôn được bồi dưỡng về chuyên
môn và nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Hàng
loạt các chính sách, các quy định đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng CBQL và
giáo viên THCS được thực hiện để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện


3

nay. Tuy nhiên với mục tiêu và yêu cầu của hoạt động TN, HN trong chương
trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS, đòi hỏi giáo viên phải được bồi
dưỡng để phát triển năng lực tổ chức hoạt động hiệu quả. Để hoạt động bồi
dưỡng năng lực cho giáo viên hiệu quả phải bắt đầu từ quản lý bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động TN, HN.
Từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên các
trường Trung học Cơ sở thành phố Hà Nội” để nghiên cứu trong khuôn khổ
luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với mong muốn góp phần nâng
cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
thành phố Hà Nội và thực hiện tốt mục tiêu hoạt động TN, HN theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, phân tích đánh giá thực trạng quản lý
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên THCS thành
phố Hà Nội, luận án đề xuất giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức

hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội góp
phần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường
THCS thành phố Hà Nội và thực hiện tốt mục tiêu hoạt động TN, HN theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên
trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên
các trường THCS thành phố Hà Nội.


4

4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động TN, HN cho học sinh THCS trong chương trình giáo dục
phổ thông 2018 có vị trí quan trọng với mục đích giúp học sinh phát triển các
phẩm chất, nhân cách của học sinh. Thực trạng giáo viên THCS thành phố Hà
Nội đa có những năng lực tổ chức hoạt động TN, HN nhất định như: năng lực
thiết kế hoạt động, năng lực xác định các chủ đề hoạt động, tuy nhiên trước
yêu cầu đổi mới giáo dục, đòi hỏi giáo viên THCS có được những năng lực
mới và được bồi dưỡng để phát triển năng lực này. Ngành GDĐT đa rất quan
tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên THCS
toàn thành phố.
Hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN
cho giáo viên THCS phụ thuộc vào quản lý hoạt động bồi dưỡng. Thực tế
quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo
viên THCS đa đạt được kết quả nhất định, song vẫn tồn tại những bất cập
như: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chưa linh hoạt; xác định nội dung bồi

dưỡng chưa sát với nhu cầu giáo viên THCS; chỉ đạo huy động các nguồn lực
phối hợp bồi dưỡng giáo viên THCS hạn chế; chưa ứng dụng CNTT trong
triển khai hoạt động bồi dưỡng… Từ đó, đề xuất giải pháp và thực hiện các
giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo
viên trường THCS như: Xác định được khung năng lực tổ chức hoạt động
TN, HN cho giáo viên THCS; Chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong
bồi dưỡng năng lực cho giáo viên… các giải pháp đề xuất có hệ thống,
đồng bộ sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động TN, HN cho học sinh các
trường THCS thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
TN, HN cho giáo viên trường THCS theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ
thông 2018.


5

5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động TN, HN cho giáo viên trường THCS thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo yêu cầu
chương trình phổ thông 2018. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi
cũng như thử nghiệm một giải pháp luận án đề xuất để khảng định giá trị thực
tiễn của các giải pháp.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, hoạt động TN, HN ở THCS bao gồm: hoạt
động xa hội, hoạt động hướng đến bản thân, hoạt động hướng đến tự nhiên và

hoạt động hướng nghiệp.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Luận án thực hiện nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực
tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thuộc 5 quận/
huyện gồm: Quận Hoàn Kiếm; Quận Hai Bà Trưng; Quận Cầu Giấy; Huyện
Gia Lâm và Huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Mỗi quận/huyện chúng tôi
chọn ngẫu nhiên 5 trường THCS để tổ chức nghiên cứu thực trạng.
6.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến
năm 2020.
6.4. Phạm vi về khách thể khảo sát và thử nghiệm tác động
Khách thể khảo sát: CBQL (lanh đạo Sở GDĐT, CBQL phòng GDĐT
và CBQL cấp trường); giáo viên các trường THCS thuộc 5 quận/huyện thành
phố Hà Nội; Báo cáo viên và chuyên gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng.


×