Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 188 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Phạm Tuấn Anh


2

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ........................................... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .............................................. 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................. 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 13
7. Kết cấu của luận án........................................................................................ 14
B. PHẦN TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 16
1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến trách nhiệm pháp lý
của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp .................................. 16
2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước có liên quan đến trách nhiệm pháp lý
của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp .................................. 21


3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................... 31
4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................................. 32
5. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ......................... 33
KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN................................................................... 36
C. PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 37
Chương 1 ........................................................................................................... 37
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ..................................................... 37

1.1. LÝ LUẬN VỀ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ............................................... 37
1.1.1. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp ................................................... 37
1.1.2. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp .................. 48
1.2. LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP .................................................................. 63


3

1.2.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp ............................................................................ 63
1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp ..................................................................... 65
1.2.3. Các hình thức trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp ..................................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 82

Chương 2 ........................................................................................................... 83
THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ......................... 83


2.1. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI
ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ............................... 83
2.1.1. Thực trạng nguồn luật về Trách nhiệm pháp lý của người đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam ................................. 83
2.1.2. Thực trạng quy định về nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp ............................................................................ 88
2.1.3. Thực trạng quy định về các loại trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ....................................... 95
2.1.4. Đánh giá thực trạng các quy định về trách nhiệm pháp lý của
người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ........................... 116
2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ................. 120
2.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp .......................................................................... 120
2.2.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ................................................... 126
2.2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..................................... 133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................... 146
Chương 3 ......................................................................................................... 147
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ...................................................................... 147


4

3.1. Nhu cầu, phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quy định về trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp .. 147

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện .................................................................... 147
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của
người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ........................... 153
3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ..................................... 156
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ................................................. 157
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tính chất, phạm vi hoạt động
của người đại diện trong Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp ........................................................................................ 157
3.2.2. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp .................................... 158
3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật quy định về trách nhiệm pháp
lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành
chính và trách nhiệm hình sự ............................................................... 161
3.2.4. Quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán, giám sát, xử lý trách nhiệm của người đại diện
phần vốn nhà nước một cách thống nhất. ............................................ 169
3.2.5. Quy định rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý của người đại
diện với trách nhiệm chính trị của đảng viên tránh những mâu thuẫn,
chồng chéo ........................................................................................... 170
3.2.6. Cần xây dựng quy định cơ sở pháp lý cho việc thống kê, công
khai trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp. ....................................................................................... 171
3.2.7. Hoàn thiện quy định về mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa
người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các chủ thể
khác ...................................................................................................... 171
3.2.8. Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý
trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh

nghiệp ................................................................................................... 172


5

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quy định về trách nhiệm
pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ............. 172
3.3.1. Tăng cường việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp ........................................................................................ 172
3.3.2. Kiện toàn các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh
nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan
quản lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 173
3.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp................................................................................... 173
3.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. ................................... 174
3.3.5. Xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng tính chất, mức độ các hành vi
vi phạm pháp luật trong đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
.............................................................................................................. 175
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................... 176

D. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 180


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNNN


: Doanh nghiệp nhà nước

DNCVNN

: Doanh nghiệp có vốn nhà nước

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HĐTV

: Hội đồng thành viên

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

CPH

: Cổ phần hóa

CSH

: Chủ sở hữu

LDN

: Luật Doanh nghiệp


LQLSDVNN

: Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

OECD

: Organization for Economic Cooperation and
Development (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế)

SCIC

: State Capital Investment Corporation (Tổng công ty
đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước)

TĐKT

: Tập đồn kinh tế

TCT

: Tổng cơng ty

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND


: Ủy ban nhân dân


7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP

Bảng: Số lỗ lũy kế của một số Tập đồn, tổng cơng ty nhà nước….. Trang 123
Hộp 1. Vụ việc tại Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ………… Trang 127
Hộp 2. Hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước…... Trang 128
Hộp 3. Vụ việc vi phạm của người đại diện tại PVC ……………….Trang 129
Hộp 4. Vụ việc vi phạm của người đại diện tại Cơng ty bóng đèn Điện Quang
….……Trang 131


8

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước là một chủ thể đặc biệt có chức năng quản lý xã hội nhưng Nhà nước
cũng là một chủ sở hữu trong xã hội. Ngoài việc là chủ sở hữu các tài sản lớn, Nhà
nước còn nắm quyền sở hữu vốn tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Như vậy,
Nhà nước cũng là một cổ đông hay thành viên góp vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà
nước. Tuy nhiên, Nhà nước là một chủ thể trừu tượng, phải hiện diện thông qua nhiều
cơ quan nhà nước khác nhau, thực tế đó làm cho việc thực hiện các quyền của cổ đơng,
của thành viên góp vốn trở nên phức tạp. Nhà nước phải quy định cơ chế đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giao cho một cơ
quan của Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện
quyền trực tiếp của cổ đơng, thành viên góp vốn tại doanh nghiệp thì địi hỏi phải
thông qua một con người cụ thể. Do vậy, Nhà nước phải cử người đại diện phần vốn

nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện các quyền của mình, và ở những doanh nghiệp
vốn nhà nước chiếm tỷ lệ lớn thì người đại diện phần vốn nhà nước thường nắm giữ
các chức vụ quản lý doanh nghiệp như: Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội
đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc….
Thực tiễn và lý luận đang đặt ra những vấn đề về trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu không xác định rõ trách nhiệm
pháp lý của họ thì người được giao đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang
nắm quyền chi phối doanh nghiệp có thể khơng thực hiện cơng việc vì lợi ích nhà
nước (bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, mang lại lợi tức cho nhà nước), lợi ích của
doanh nghiệp, của cổ đơng, người góp vốn khác mà sẽ vì lợi ích của cá nhân người
đại diện.
Qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với DNCVNN, có thể phát hiện những
vi phạm trong quản lý doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém, vay nợ
tràn lan,... nhưng để chứng minh và xác định trách nhiệm pháp lý cụ thể của người đại
diện phần vốn tại doanh nghiệp đang giữ các vị trí chủ chốt chi phối hoạt động của
doanh nghiệp đang chưa được rõ ràng.
Trên thực tế, với tư cách đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại
diện thường được cử vào những chức vụ lãnh đạo công ty như chủ tịch hội đồng quản


9

trị, tổng giám đốc... Những vị trí này cho họ những quyền và trách nhiệm đối với công
ty, vượt quá giới hạn quyền và trách nhiệm cổ đông nhà nước. Trong trường hợp này,
người đại diện đồng thời đóng hai vai trò: đại diện vốn nhà nước (do nhà nước chỉ
định) và người quản lý công ty (do đại hội đồng cổ đông bầu ra), trở thành giao điểm
giữa cơ chế Nhà nước quản lý công ty với tư cách chủ sở hữu với cơ chế quản lý công
ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
Với tư cách đại diện vốn nhà nước, họ là người của Nhà nước và có quan hệ báo
cáo, xin ý kiến với Nhà nước (cụ thể là với Ủy ban quản lý vốn nhà nước, SCIC hoặc

cơ quan chủ quản). Nhưng với tư cách người quản lý công ty, họ là người của cơng
ty, có quyền và trách nhiệm quản lý hoạt động kinh tế của công ty, thay mặt công ty
trong các quan hệ kinh tế với các chủ thể kinh tế bên ngoài và với Nhà nước. Chừng
nào chưa xác định rõ ràng, minh bạch trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì tình trạng lộng quyền của đại diện phần vốn nhà
nước, tệ tham nhũng nảy nở và lây lan.
Trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ việc vi phạm của người đại diện phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp diễn ra trong một thời gian dài dẫn tới những hậu quả
nghiêm trọng. Điển hình như vụ việc tại Tập đồn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(Vinashin); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tập đồn Dầu khí Việt
Nam; Tổng cơng ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) … Qua xử lý những vụ
việc trên đặt ra nhiều vấn đề về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà
nước như các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước
hiện nay ? Vì sao các vi phạm khơng được phát hiện và áp dụng trách nhiệm pháp lý
kịp thời ? Vấn đề trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp trong trường hợp một người đại diện và nhiều người đại diện ? việc phân định
trách nhiệm pháp lý giữa người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cơ
quan đại diện chủ sở hữu ….
Từ những vấn đề thực tiễn đã trình bày trên, có thể khẳng định, việc tìm hiểu,
nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay là việc làm rất cấp bách và có ý nghĩa lý
luận cũng như thực tiễn to lớn. Đây là lý do cơ bản để tác giả lựa chọn đề tài: “Trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo pháp
luật Việt Nam” làm luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.


10

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực

tiễn về trách nhiệm pháp lý của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo
pháp luật Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất về việc xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp. Xuất phát từ lý luận về vốn nhà nước tại doanh nghiệp và doanh nghiệp có
vốn nhà nước, cơ chế đại diện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trên
cơ sở đó xác định các vấn đề lý luận về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu lý luận về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, các loại trách nhiệm pháp lý của
người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng, những ưu điểm và hạn chế trong các quy
định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.
Thứ tư, phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp
lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu đề xuất phương hướng, các giải pháp để xây dựng và hoàn
thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm
pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan điểm lý luận và thực tiễn về trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các quy định
pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp của Việt Nam và của một số nước trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn



11

chủ yếu sau đây:
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu:
Tên đề tài là “Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp”. Do vậy, Đề tài nghiên cứu gắn với các vấn đề vốn nhà nước tại doanh
nghiệp; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trách nhiệm pháp lý của
người đại diện…. Tuy nhiên, đây là những vấn đề rất rộng. Vì vậy, trong khn khổ
luận án tiến sĩ luật học, luận án tập trung nghiên cứu: một số vấn đề về quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp; địa vị pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp; các loại trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp và việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện.
Tác giả tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đánh giá thực
tiễn áp dụng áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
- Về phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Tác giả xác định phạm vi
nghiên cứu chủ yếu là pháp luật của về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Việt Nam trong khoảng thời gian kể từ khi có sự
chuyển đổi, cổ phần hóa DNNN làm xuất hiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp. Đồng thời tác giả có sự đối chiếu, tham khảo pháp luật về trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử. Trên cơ sở nền tảng đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể của khoa học xã hội, bao gồm:

- Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định
pháp luật, thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để làm cơ sở cho những kết luận khoa
học. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp


12

luật, xem xét về tính thống nhất, tính đồng bộ phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy
định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp, làm cơ sở cho các đề xuất kiến nghị giải pháp.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận
tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy
định của pháp luật về vấn đề nghiên cứu trong mối tương quan với quy định pháp luật
trong lĩnh vực khác, pháp luật của nước ngoài nhằm làm sáng tỏ những điểm chung,
sự khác biệt trong các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa các quy định
của pháp luật trong từng thời kỳ nhằm làm rõ thực trạng cũng như sự thay đổi trong
quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính phổ qt nêu trên, luận án cịn áp
dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê dựa trên các số liệu, báo cáo tổng kết
hàng năm của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống kê,
các bản cáo trạng, bản án về các vụ việc được đăng tải công khai để giải quyết được
các nội dung thuộc yêu cầu của đề tài.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu ở các cơng trình khoa học

của các tác giả đi trước, luận án “Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” có những điểm mới như sau:
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống, bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về
trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cụ thể:
Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở của vốn nhà nước tại doanh nghiệp, DNCVNN,
khái niệm về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trách nhiệm pháp
lý của người đại diện phần vốn nhà nước. Đặc biệt, Luật án đã làm rõ các nhóm nghĩa
vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: nghĩa vụ trung thành;
nghĩa vụ cần trọng, thiện chí, trung thực; nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, điều lệ của
doanh nghiệp. Luận án đã xây dựng được khái niệm, các đặc điểm, các hình thức trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước: trách nhiệm bồi thường thiệt


13

hại, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, Luận án đã làm rõ thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện vốn nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.
Luận án đã đánh giá được thực trạng về quy định của pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước; khẳng định những ưu
điểm, những kết quả đạt được để phát huy; chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục
và nguyên nhân của những hạn chế.
Luận án đã đánh giá được thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người
đại diện phần vốn nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua; chỉ ra những tồn tại, hạn
chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, Luận án đã chỉ ra những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước. Trên cơ sở đó, Luận án đã đưa ra được
những phương hướng và các giải pháp mang tính khoa học nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện vốn nhà nước. Đồng thời,

Luật án cũng đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu qua áp dụng trách nhiệm pháp
lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có hành vi vi phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận, Luận án góp phần làm giàu thêm nhận thức về vốn nhà nước tại
doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước và trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Những phân tích, luận giải về khái niệm,
đặc điểm, các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp góp phần tạo lập luận cứ khoa học để hoàn thiện lý luận về trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước. Những vấn đề luận án đề cập,
giải quyết góp phần thiết thực vào việc luận giải và đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Những luận giải, đánh giá về thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với
người đại diện phần vốn nhà nước cũng như các giải pháp mà luận án đưa ra nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà
nước nếu được áp dụng trên thực tế sẽ góp phần ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh các hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh


14

nghiệp, góp phần tăng cường quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tạo sự phát triển
lành mạnh của DNCVNN.
Luận án sau khi hồn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và giảng dạy về các vấn đề liên quan đến
đại diện vốn nhà nước, trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm các phần có thứ tự sau đây: A. Mở đầu; B. Phần Tổng quan
tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án; C. Phần Các nội dung nghiên cứu
chủ yếu của luận án; D. Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.

Cụ thể, Luận án được chia thành các phần và chương như sau:
Phần Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phần này làm rõ tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến đề
tài, theo hướng khát quát nội dung cơ bản của các cơng trình nghiên cứu trong nước
và quốc tế đã được công bố, bước đầu chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu, giải
quyết và những vấn đề còn đang bỏ ngỏ liên quan đến đề tài của các cơng trình này.
Trên cơ sở đó khẳng định tính thời sự, tính mới và tính cần thiết của việc nghiên cứu
đề tài này trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Phần Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận án
+ Chương thứ nhất: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chương này làm rõ những khía cạnh lý luận về người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp; và lý luận về trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Chương thứ hai: Thực trạng và thực tiễn thi hành quy định về trách nhiệm
pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương này đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý
của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nghiên cứu, đánh giá thực
tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp ở Việt Nam; chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật hiện
hành để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.


15

+ Chương thứ ba: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương này sẽ đề xuất định hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật và tổ chức thực thi quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp

lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam, trên cơ sở kết
quả nghiên cứu về lý luận và về thực trạng quy định của pháp luật đã được giải quyết
ở các chương trước của luận án.


16

B. PHẦN TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến trách nhiệm pháp
lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp là một vấn đề thực tiễn đang đặt ra, song chưa nhận được sự quan
tâm và nghiên cứu đầy đủ, đúng mức. Những năm gần đây đã xảy ra nhiều sai phạm
trong quản lý vốn nhà nước đầu tư tại nhiều tập đồn, tổng cơng ty nhà nước do người
đại diện gây ra, ví dụ: Vụ PVC, vụ Tập đồn dầu khí, vụ Vinaline, vụ Cơng ty bóng
đèn Điện quang... Vấn đề trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, vì vậy đang là vấn đề nóng đặt ra.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, có một vài nghiên cứu về người đại diện phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp dưới những giác độ khác nhau, nhưng chưa có cơng
trình nghiên cứu tổng thể về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp.
Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
1. Trần Tiến Cường (Chủ biên, 2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước pháp luật điều chỉnh và mơ hình CSH theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb. Thống kê, Hà
Nội.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ tài Chính do PGS.TS.
Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm đề tài "Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020"
3. Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công
tháng 1 năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội.

4. Vũ Thị Nhung (2017), Pháp luật về kiểm sốt vốn tại các doanh nghiệp có
100% vốn Nhà nước, Luận án tiến sỹ Luật học, Hà Nội.
5. Hồ Thị Hải (2020), Giám sát sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã
hội.
6. Trần Thị Mai Hương (2006), Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại DNNN
Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.


17

7. Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Luyến (2012), Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với
“công ty mẹ - công ty con” trong khu vực DNNN ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh
tế, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.
9. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính
Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Thực trạng xu hướng
và giải pháp phịng, chống ‚"lợi ích nhóm" ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Phúc (2012), Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
kinh tế quốc phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
11. Nguyễn Đình Cung và Bùi Văn Dũng (2013), Đổi mới mơ hình thực hiện
chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng
dụng vào Việt Nam, sách tham khảo – NXB Từ điển Bách khoa.
Nhìn chung các cơng trình đã cơng bố ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án
chủ yếu thiên về nghiên cứu quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong đó
có đề cập đến một số vấn đề khía cạnh của đề tài. Liên quan đến khía cạnh pháp lý
của đề tài, các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố chiếm số lượng khiêm tốn. Trên cơ
sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả trong nước đã

công bố liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Tác giả tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, các tài liệu cơng bố đã luận giải: lịch sử hình thành vốn nhà nước tại
doanh nghiệp ở Việt Nam, vấn đề quản lý vốn nhà nước, hình thức pháp lý của
DNCVNN, sự cần thiết của việc đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh tại các doanh
nghiệp; Những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam
cần nhà nước đầu tư vốn. Theo đó, các cơng trình nghiên cứu đã luận bàn và chỉ ra
các lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước cần đầu tư 100% vốn, hoặc nắm giữ một tỷ lệ
vốn nhất định trong các doanh nghiệp. Điển hình có những cơng trình đi sâu nghiên
cứu về từng mơ hình doanh nghiệp cụ thể như Luận án tiễn sĩ “Đổi mới quản lý của
chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN ở Việt
Nam của tác giả Nguyễn Thị Luyến, năm 2012. Trong luận án này tác giả đi sâu vào
phân tích mơ hình “Cơng ty mẹ - công ty con” của các nước trên thế giới nói chung
và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam nói riêng; hoặc tác giả Nguyễn Xuân Phúc
trong Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng”,
luận án xây dựng mới khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nhà nước và đánh giá thực


18

trạng, đề xuất các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng phần vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng; Trong luận án tiến sĩ: Cơ chế quản lý vốn
nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam của Phạm Thị Thanh Hòa, đã tập trung
nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt
Nam trong giai đoạn 2001-2010 trên góc độ CSH nhà nước với các khía cạnh: Cơ chế
đầu tư vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế, cơ chế
giám sát việc đầu tư, sử dụng vốn và hình thức thực hiện quyền CSH nhà nước tại
doanh nghiệp… Những nghiên cứu trên đây là cơ sở mà luận án kế thừa, nghiên cứu
sinh không bàn mà thừa nhận kết quả nghiên cứu của các cơng trình này làm cơ sở lý
luận để luận án sử dụng trong việc nghiên cứu.

Thứ hai, các tài liệu, cơng trình nghiên cứu đã luận giải vấn đề quản lý vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp; Chủ thể quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào kinh
doanh tại doanh nghiệp; Chủ thể thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; Việc phân
chia lợi ích, trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn.
Các nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Song nhìn
chung đều đi đến thống nhất về một nội dung việc xác định và xây dựng mơ hình về
chủ thể đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là vấn đề nan giải do sự
phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý DNCVNN là khó khăn. Các tác giả
đều có chung một nhận định: Vẫn có sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước
với việc quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó dẫn tới việc nhập nhằng
trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý vốn nhà nước.
Luận án tiến sĩ: "Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa
DNNN", tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, năm 2009. Với nội dung làm rõ lý luận và
thực tiễn về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN; Đánh
giá thực trạng việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hiện
nay; Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp sau cổ phần hố DNNN. Trong đó có đề cập đến vấn đề người đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhưng chưa đề cập đến trách
nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước.
Một số cơng trình nghiên cứu đã làm rõ về thẩm quyền đại diện chủ sở hữu nhà
nước của từng cơ qua nhà nước, tổ chức được phân công và có sự phối hợp giữa các
cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do số lượng DNCVNN ở Việt
Nam còn tương đối lớn, do nhiều cấp quản lý và hình thức liên kết khác nhau, nên mơ
hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong
thời kỳ này được tổ chức khá phức tạp, được quy định trực tiếp thuộc thẩm quyền của


19

Chính phủ, theo đó Chính phủ phân cấp cụ thể cho các cơ quan trực thuộc của mình;

Thủ tướng Chính phủ, các bộ/ngành, UBND cấp tỉnh phối hợp thực hiện. Đây cũng
chính là các chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối
với doanh nghiệp nói chung. Do vậy, trong yêu cầu quản lý cần tách bạch giữa chức
năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng chung của đa số các quốc gia
trên thế giới, kể cả các quốc gia cịn rất ít các DNNN trong nền kinh tế. Trên cơ sở kết
quả các cơng trình nghiên cứu này NCS phát triển thêm một bước trong việc nghiên
cứu đề xuất giải pháp xây dựng, tổ chức thực thi; Chủ thể thực hiện chức năng chủ sở
hữu nhà nước, mà các cơng trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu và đề cập đến một
cách trọn vẹn.
Thứ ba, với tư cách chủ sở hữu vốn trong các doanh nghiệp, nhà nước có những
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm. Vấn đề cử người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp
như thế nào; Mối quan hệ giữa Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện được giao
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang giữ các chức vụ quản lý trong
doanh nghiệp. Về vấn đề này các cơng trình đã cơng bố phần nào đã bàn đến. Nổi bật,
phải kể đến cơng trình “Đổi mới mơ hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước
đối với DNNN: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Đình Cung và Bùi Văn Dũng (2013). Trong đó nhóm tác giả đã phân tích và
chỉ rõ các quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ mà nhà nước phải tiến hành khi đóng vai
trị là nhà đầu tư sở hữu vốn tại doanh nghiệp. Ở một khía cạnh khác tác giả Phạm Thị
Thanh Hòa trong luận án tiến sĩ “Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
ở Việt Nam" đã phân tích và đưa ra lập luận rằng: nhà nước chỉ trực tiếp thực thi
quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu ở những doanh nghiệp mà mình trực tiếp đầu tư vốn
(doanh nghiệp cấp 1) và thông qua cơ chế phân chia lợi ích kinh tế nhà nước sẽ gián
tiếp chi phối các doanh nghiệp “con”, “cháu” của doanh nghiệp cấp 1, nhằm tôn trọng
tư cách độc lập cũng như quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong luận án
tiến sĩ “Chuyển biến quan hệ sở hữu trong cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam" tác giả
Nguyễn Lê Quí Hiển đã phân tích thực trạng chuyển biến quan hệ sở hữu trong q
trình cổ phần hóa DNNN từ 1992 đến nay, đồng thời khuyến cáo các tác động của
chuyển biến quan hệ sở hữu đến hiệu quả sử dụng phần vốn nhà nước sau cổ phần

hóa…
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ tài Chính do PGS.TS.
Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm đề tài "Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020", đề tài nghiên cứu đã giải quyết vấn đề chính


20

sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên góc độ quản lý nhà nước, có đề cập
đến người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng chưa làm rõ về trách
nhiệm pháp lý.
Nhìn chung các nghiên cứu nói trên chủ yếu giải quyết những khía cạnh kinh tế,
quản lý DNCVNN mà hầu như chưa đụng chạm đến trách nhiệm pháp lý của người
đại diện phần vốn nhà nước.
Thứ tư, vấn đề trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp đối với việc bảo toàn, phát triển vốn nhà nước; các nghiên cứu liên quan đến
việc kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả sử dụng, bảo tồn phát triển vốn trong q
trình đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Về vấn đề này trong các nghiên cứu đã công bố
chủ yếu đề cập đến vai trị quyền lực cơng của nhà nước, nhấn mạnh đến tính cưỡng
chế tuân thủ. Cụ thể như, trong cơng trình “Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài
chính năm 2009 do PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm, nội dung đề cập đến
chính sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên góc độ quản lý nhà nước mà
khơng nghiên cứu trên góc độ quản lý của chủ sở hữu. Bên cạnh đó đề tài cũng chưa
làm rõ được cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước. Tại tài liệu của Bộ Tài chính
(2015), Cẩm nang hướng dẫn giám sát tài chính trong khn khổ triển khai nghị định
số 61/2013/NĐ-CP, nhóm nghiên cứu đưa ra hướng dẫn cho từng nghiệp vụ giám sát
mà chủ sở hữu nhà nước cần tiến hành đối với doanh nghiệp mà mình làm chủ sở hữu,
các cơng việc này mang tính hướng dẫn nghiệp vụ giám sát nội bộ trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc xử lý những vấn đề phát hiện được qua giám sát, kiểm tra, trách nhiệm

pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước chưa được định xác định cụ thể… Đây
là một vấn đề mà nghiên cứu sinh tiếp tục cần đi sâu nghiên cứu.
Thứ năm, các nghiên cứu liên quan đến việc luận bàn về các loại trách nhiệm
pháp lý, cơ chế khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm của chủ sở hữu (cơ quan chủ
quản) đối với người ủy quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần như còn bỏ
ngỏ.
Luận án tiến sĩ "Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với Tổng công ty 91
phát triển theo mơ hình tập đồn kinh doanh ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Xuân
Nam, năm 2005. Nội dung chủ yếu của cơng trình là đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản của các tổng công ty 91 phát triển theo
mơ hình tập đồn kinh doanh ở Việt Nam.
Cuốn sách Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống ‚"lợi ích nhóm" ở
nước ta hiện nay, đã nêu lên tình trạng một số quan chức thông đồng với doanh nghiệp


21

để vụ lợi ngày càng nhiều, có dấu hiệu trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực, gồm
các hình thức như: nhóm thân hữu, nhóm chung lợi ích, nhóm lợi ích cục bộ, vụ lợi
cá nhân.
Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công tháng
1 năm 2016 tại Học viện khoa học xã hội. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những
vấn đề lý luận cơ bản về điều chỉnh pháp luật đối với quản lý phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp; Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về pháp luật quản lý phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, xác định các định hướng và
đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận án có đề cấp đến vấn đề người đại diện phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp dưới khía cạnh nghĩa vụ thực hiện quản lý phần vốn nhà

nước mà chưa làm rõ trách nhiệm pháp lý của họ hoặc mới chỉ đề cập đến góc độ khen
thưởng vật chất cho người đại diện khi họ hoàn thành chức trách được giao, mà chưa
bàn luận đến khía cạnh trách nhiệm của họ khi vi phạm, đây được xem như là một lỗ
hổng pháp lý cần được giải quyết trong luận án này.
Như vậy, cho đến nay ở nước ta mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên
quan đến pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn
đề trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới
chỉ được đề cập đến ở các khía cạnh rất nhỏ, cịn bỏ ngỏ rất nhiều vấn đề cần nghiên
cứu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn đang xảy ra nhiều vụ việc liên quan
đến trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng chưa
được xác định rõ ràng, chưa có một cơng trình chun khảo nghiên cứu một cách có
hệ thống và tồn diện vấn đề lý luận và điều chỉnh pháp luật cũng như thực tiễn pháp
lý về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
ở nước ta. Vì vậy, tác giả cho rằng cần có cơng trình nghiên cứu về “Trách nhiệm
pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”
hy vọng sẽ khắc phục tình trạng vừa nêu trên.
2. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước có liên quan đến trách nhiệm pháp
lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Tác giả, các chuyên gia nước ngoài cũng đã có
những nghiên cứu về nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp, quản lý đối với
DNCVNN, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp dưới


22

nhiều góc độ khác nhau. Nhưng chủ yếu và tập trung nhất là các nghiên cứu trên
phương diện kinh tế về vấn đề quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong phần nghiên cứu này, tác giả tập trung tiến hành đối với một số nước được
đề cập trong các báo cáo nghiên cứu về DNCVNN của OECD và WB, bao gồm các
nước có nền kinh tế thị trường lâu đời (Thụy Điển, Phần Lan, Niu-di-lân); các nước

có nền kinh tế mới ở Châu Á (Hàn Quốc, Sin-ga-por), nước chuyển đổi ở Đơng Âu
(Hung-ga-ri) và các nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam. Đặc
biệt là các nước trong khối Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mà tác giả tham khảo bao
gồm:
1. World Bank (2014). Corporate Governance of State-Owned Enterprises in
Latin America Current Trends and Country Cases. July 2014
(Ngân hàng Thế giới (2014). Quản trị doanh nghiệp của các DNNN ở Mỹ
Latinh Xu hướng hiện tại và các trường hợp quốc gia. Tháng 7 năm 2014)
2. IMF Working Paper (2017). European Department State-Owned Enterprises
in Emerging Europe: The Good, the Bad, and the Ugly. October 2017
(Tài liệu của IMF (2017). Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước châu Âu ở
châu Âu mới nổi: Tốt, xấu và kinh khủng. Tháng 10 năm 2017)
3. Dr. Sanzhu Zhu, Dr Carol G. S. Tan, Prof. Peter Muchlinski (2013). Corporate
Governance: A Legal Study on the Reform of State-Owned Enterprises in China. Song
Xiaolei, 2013
(Tiến sĩ Sanzhu Zhu, Tiến sĩ Carol G. S. Tan, Giáo sư Peter Muchlinski (2013).
Quản trị doanh nghiệp: Nghiên cứu pháp lý về cải cách DNNN ở Trung Quốc. NXB
Xiaolei, 2013)
4. Dag Detter (2006), Valuable Companies Create valuable jobs: The Swedish
Reforms of State owned enterprises – A case study in corporate governance, June
2006.
(Dag Detter (2006), Các cơng ty có giá trị tạo ra việc làm có giá trị: Cải cách
DNNN của Thụy Điển - Một nghiên cứu vụ việc trong quản trị doanh nghiệp, tháng 6
năm 2006)
5. Fang Hu and Sidney C. M. Leung (2011), Appointment of Politically
Connected Top Executives and Subsequent firm performance and corporate
governance: Evidence from China’s Listed SOEs.



23

(Fang Hu và Sidney C. M. Leung (2011), Bổ nhiệm các giám đốc điều hành gắn
với chính trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như quản trị doanh nghiệp:
Bằng chứng từ các DNNN được niêm yết của Trung Quốc.)
6. Fang Hu and Sid OECD (2005a), Corporate governance of state owned
enterprises: A survey of OECD countries, ISBN 92-64-00942-6.
(Fang Hu và Sid OECD (2005a), Quản trị doanh nghiệp của các DNNN: Khảo
sát của các nước OECD, ISBN 92-64-00942-6.)
7. Government Office of Swenden (2011), Annual Report State owned
companies 2010.
(Văn phòng Chính phủ Thụy Điển (2011), Báo cáo thường niên Cơng ty nhà
nước năm 2010.)
8. Maria Vagliasindi (2008), Governance Arrangements for State Owned
Enterprises, Policy Research Working Paper No. 4542, The World Bank, Sustainable
Development Network, March 2008.
(Maria Vagliasindi (2008), Sắp xếp quản lý các DNNN, Tài liệu nghiên cứu
chính sách số 4542, Ngân hàng Thế giới, Mạng phát triển bền vững, tháng 3 năm
2008.)
9. Simon C. Y. Wong (2004), Improving Corporate Governance in SOEs: An
Integrated Approach, Corporate Governance International, Volume 7, Issue 2, June
2004.
(Simon C. Y. Wong (2004), Hoàn thiện quản trị DNNN: Phương pháp tiếp cận
tích hợp, Quản trị doanh nghiệp quốc tế, Tập 7, Số 2, tháng 6 năm 2004.)
10. William P. Mako and Chunlin Zhang (2004), State Equity Ownership and
Management in China: Issues and Lessons from International Experience, Policy
Dialogue on Corporate Governance in China, Hosted by The Shanghai Stock
Exchange and OECD, Shanghai, China, 25-26/2/2004.
(William P. Mako và Chunlin Zhang (2004), Quyền sở hữu và quản lý cổ phần
của nhà nước ở Trung Quốc: Các vấn đề và kinh nghiệm từ quốc tế, Đối thoại chính

sách về quản trị doanh nghiệp tại Trung Quốc, chủ trì bởi Sở giao dịch chứng khoán
Thượng Hải và OECD, Thượng Hải, Trung Quốc, 25 -26/2/2004.)
11. A World bank country study. China's Management of Enterprise Assets:
The State as Shareholder. Washington DC, 1997
(Nghiên cứu quốc gia của Ngân hàng Thế giới. Quản lý tài sản doanh nghiệp của
Trung Quốc: Nhà nước là cổ đông. Washington DC, 1997)


24

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả
nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài cho thấy đã có nhiều cơng
trình, tài liệu nghiên cứu liên quan đến một số khía cạnh của đề tài, đặc biết đó là các
cơng trình nghiên cứu về DNNN, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; pháp luật
điều chỉnh hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trách nhiệm của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Trong các cơng trình nghiên cứu trên,
các vấn đề về trách nhiệm pháp lý của người đại diện chưa được giải quyết cụ thể.
Tuy nhiên các vấn đề xoay quanh cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, trách
nhiệm quản lý DNCVNN đã được đã được giải quyết có thể được tác giả tiếp thu làm
cơ sở nghiên cứu về đề tài. Tác giả tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án theo các nhóm vấn đề thơng qua các cơng trình tiêu biểu mà nghiên cứu
sinh biết đến đó là:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu trên đề cập nhiều đến vấn đề liên quan đến
sự hình thành vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp và việc quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp:
Các cơng trình nghiên cứu bàn luận về sự hình thành vốn đầu tư của nhà nước
tại doanh nghiệp:
- Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã luận giải sự hình thành vốn nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của kinh
tế nhà nước. Các cơng trình cũng nhấn mạnh sự khác nhau trong vai trò của DNNN ở

từng nền kinh tế. Tuy nhiên, các cơng trình đều thống nhất rằng lý do nhà nước đầu
tư vốn vào doanh nghiệp khơng chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế, mà lớn hơn cả là do:
(i) Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội mà tư nhân không đầu tư do
lợi nhuận thấp hoặc các sản phẩm liên quan đến an ninh, quốc phòng, chẳng hạn như
hoạt động sản xuất sản phẩm cơng cộng dành cho quốc phịng, xây dựng luật hoặc các
hàng hóa thiết yếu, có tính chất độc quyền (ví dụ: cấp nước sạch, cung cấp điện),
nghiên cứu khoa học cơ bản, và phát triển công nghệ xanh là một số các hoạt động mà
lợi nhuận đầu tư tư nhân có thể thấp hơn so với lợi ích xã hội, đó là cơ sở thuyết phục
cho sự tham gia của Chính phủ. (ii) Những lĩnh vực cần nguồn vốn đầu tư lớn phải có
sự tham gia của Chính phủ, chẳng hạn như các đập thủy điện lớn hoặc các tuyến đường
sắt, đầu tư dự án cơ sở hạ tầng lớn. (iii) Lĩnh vực mang tính chất độc quyền hoặc mang
lợi ích tự nhiên lớn như điện, nước, dầu khí… cần có sự tham gia của Chính phủ để
đảm bảo an tồn và mang lợi ích chung cho xã hội. (iv) Các giai đoạn khủng hoảng
kinh tế hoặc tài chính, Chính phủ buộc phải mua lại những công ty, ngân hàng phá
sản hoặc khơng thể thanh khoản vì lợi ích quốc gia.


25

- Các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm, đặc trưng của vốn nhà nước,
và vấn đề quản trị đối với DNCVNN. Các nghiên cứu tiếp cận dưới các khía cạnh
khác nhau nhưng có chung một quan niệm về vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
đó là “Tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ nguồn lực, tài sản có nguồn gốc từ sở hữu
cơng (hoặc được chi ra từ khoản thu của NSNN) được nhà nước huy động để đầu tư
vào doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước”; các cơng trình cũng
luận giải về khái niệm DNNN, theo đó: DNNN là một kết cấu đa dạng, từ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp thường được
gọi bằng một loạt thuật ngữ xuất hiện trong thống kê quốc gia của Chính phủ như các
cơng ty liên kết, công ty đại chúng, doanh nghiệp nửa cơng nửa tư, hoặc doanh nghiệp
quốc doanh. Vì các nước đặt tên và định nghĩa DNNN khác nhau, việc đưa ra một so

sánh là cần thiết để có định nghĩa toàn diện về sở hữu nhà nước trong các doanh
nghiệp. Vì vậy, nhiều định chế quốc tế, các hiệp định đa phương và song phương
thường nỗ lực đưa ra cách hiểu thống nhất về DNNN cho các bên có liên quan trong
từng trường hợp. Ví dụ, OECD (2005) trong Hướng dẫn quản trị công ty trong quản
trị DNNN đã xác định “Thuật ngữ DNNN dùng để chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước
có quyền kiểm sốt thơng qua sở hữu toàn bộ, đa số hoặc thiểu số quan trọng” [92,
tr25].
Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề quản lý vốn nhà nước trên các
phương diện về: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, công cụ và phương pháp, cách thức
quản lý. Trọng tâm của các nghiên cứu này, tập trung vào vấn đề quản lý của chủ sở
hữu nhà nước đối với vốn nhà nước đầu tư trong khu vực DNNN. Tiếp cận của các
nước trong quản lý theo hướng chủ sở hữu nhà nước chỉ quản lý đối với những doanh
nghiệp mà chủ sở hữu nhà nước đầu tư vốn trực tiếp. William P.Mako và Chunlin
Zhang (William P. Mako and Chunlin Zhang (2004), State Equity Ownership and
Management in China: Issues and Lessons from International Experience, Policy
Dialogue on Corporate Governance in China, Hosted by The Shanghai Stock
Exchange and OECD, Shanghai, China, 25-26/2/2004) đã đi sâu nghiên cứu về những
đổi mới trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước ở Trung Quốc. Nhóm
tác giả cho rằng khung thể chế về thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước hầu như
khơng có thay đổi. Quan hệ giữa nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với DNNN vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân được nhóm tác
giả đưa ra đó là qua hơn 2 thập kỷ, cơng cuộc đổi mới chủ yếu tập trung vào mối quan
hệ giữa nhà nước với DNNN, chưa quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu cuối
cùng, nhân dân và nhà nước. Về mặt pháp lý, toàn thể người dân Trung Quốc là chủ


×