Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
-------------------------------

NGUYỄN TẤN THÔNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 10 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------

NGUYỄN TẤN THÔNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC TRUNG

Long An, tháng 10 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ
ràng./.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Tấn Thông


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn
cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An”.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trƣờng Đại học Kinh
Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả
trong quá trình học tập tại trƣờng. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy TS. Phan Ngọc Trung đã nhiệt tình hƣớng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và

giúp đỡ cho tơi trong cả q trình nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
An Bình - Chi nhánh Long An đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều để có
thể hồn thiện luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn
này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc
những ý kiến nhận xét, đánh giá của các Thầy/ Cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Tấn Thông


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT

Hội nhập, mở cửa nền kinh tế đã mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của hệ
thống ngân hàng thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh,
đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, khi
năng lực tài chính cịn thấp, năng lực quản trị rủi ro và trình độ cơng nghệ cịn hạn chế,
các ngân hàng đang phải đối mặt với khối lƣợng nợ xấu lớn, tồn tại nhiều năm, khó xử
lý triệt để. Thực trạng này không chỉ ảnh hƣởng lớn đến việc triển khai Basel II theo
chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc mà còn ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Vì vậy, các ngân hàng thƣơng mại muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu, rộng, không chỉ nâng cao năng lực tài chính, mà cịn phải nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Do đó, luận văn này đƣợc thực hiện nhằm phân tích thực trạng
hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình – Chi
nhánh Long An giai đoạn 2016 - 2018. Qua đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình – Chi
nhánh Long An thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã:
Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể các lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại;
Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng hoạt động kinh doanh
tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt
đƣợc, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân;
Thứ ba, đƣa ra một số giải pháp và một số kiến nghị đối với các cơ quan chức
năng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần An Bình – Chi nhánh Long An trong thời gian tới.
Thêm vào đó, nghiên cứu cần đƣợc xem nhƣ là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này. Đây là những vấn đề
mới gợi mở cho những ngƣời quan tâm tiếp tục nghiên cứu./.


iv

ABSTRACT

Integration and opening up of the economy have brought many opportunities
for the development of the banking system through promoting competition, improving
business efficiency, and also posing many challenges for banks. Vietnam trade, when
the financial capacity is low, the risk management capacity and technology level are
still limited, banks are facing large amounts of bad debts, exist for many years,
difficult to handle. thoroughly. This situation not only affects the implementation of
Basel II under the direction of the State Bank but also affects the profitability of banks.
Therefore, commercial banks want to survive and develop in the context of deeper and
broader integration, not only improving financial capacity, but also improving
business efficiency. Therefore, this thesis is conducted to analyze the status of business
performance at ABBank Long An in the period of 2016 - 2018. Thereby, give some

solutions to improve the efficiency of business operations at ABBank. Long An next
time. Research results have:
Firstly, systematizing in detail the basic arguments about business performance
of commercial banks;
Secondly, analyze and evaluate in detail the status of business operations at
ABBank Long An in the period of 2016 - 2018, at the same time point out the
achieved results, the limitations and causes;
Thirdly, give some solutions and some recommendations to functional agencies
to improve the business performance of ABBank Long An in the coming time.
In addition, research should be viewed as a useful reference for researchers
interested in this area of research. These are new issues that are open to those
interested in continuing research./.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
MỤC LỤC.......................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU.......................................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 1

2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 1
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 2
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................................................ 3
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 5
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thƣơng mại........................................................ ...5


vi
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .................................................. ...7
1.1.4. Tín dụng ngân hàng và các vấn đề có liên quan ......................................... 10
1.2. Lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại ....... 13
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh ............................................ 13
1.2.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại...................... 14
1.2.3. Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại ......................... 15
1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại .. 17
1.2.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................... 20
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
thƣơng mại ......................................................................................................... .20
1.3.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................................ .20
1.3.2. Nhân tố khách quan .................................................................................... .22
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng

trên địa bàn và bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần An Bình – Chi nhánh Long An ............................................................... .23
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng
trên địa bàn .................................................................................................. .23
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình –
Chi nhánh Long An ..................................................................................... .24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ .26
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................ .27
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH LONG AN ......................................... .27
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình – Chi nhánh
Long An ............................................................................................................. .27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. .27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ................................................ .28
2.1.3. Chức năng và hoạt động của ngân hàng ..................................................... .31
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An
Bình - Chi nhánh Long An ............................................................................... .32


vii
2.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng ....................................... .32
2.2.2. Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng ................................................ .34
2.2.3. Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng .................................................. .35
2.2.4. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ........................ .37
2.2.5. Phân tích thực trạng chi phí hoạt động của ngân hàng ............................... .40
2.2.6. Phân tích mức sinh lời và khả năng sinh lời ............................................... .42
2.2.7. Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng ............... .49
2.3. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại
cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An .......................................................... .52
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ......................................................................................... .52

2.3.2. Tồn tại còn hạn chế ..................................................................................... .52
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ .53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ .55
CHƢƠNG 3 ................................................................................................................ .56
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH LONG AN ......... .56
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình và mục
tiêu thực hiện của Chi nhánh Long An ........................................................... .56
3.1.1. Định hƣớng phát triển ................................................................................. .56
3.1.2. Mục tiêu thực hiện cụ thể............................................................................ .56
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
An Bình - Chi nhánh Long An ......................................................................... .57
3.2.1. Nâng cao hiệu quả huy động vốn ................................................................ .57
3.2.2. Tăng thu nhập từ hoạt động cho vay........................................................... .58
3.2.3. Tăng nguồn thu từ các dịch vụ khác ........................................................... .60
3.2.4. Tiết kiệm chi phí ......................................................................................... .61
3.2.5. Nâng cao chất lƣợng cho cán bộ ngân hàng ............................................... .62
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng .................................................. .63
3.2.7. Hạn chế rủi ro tín dụng ............................................................................... .64
3.2.8. Tăng cƣờng cơng tác tun truyền, quảng bá hình ảnh .............................. .65


viii
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ .66
3.3.1. Đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình ...................................... .66
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Long An ........ .67
KẾT LUẬN ............................................................................................................... .68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... .69
PHỤ LỤC



ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU
1

ABBank

NỘI DUNG TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

An Binh Commercial Joint

An Bình

Stock Bank
An Binh Commercial Joint

ABBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Long An

An Bình – Chi nhánh Long An


3

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

Center Information Credit

4

ĐVT

Đơn vị tính

Unit

5

GVHD

Giảng viên hƣớng dẫn

Instructor instructor

6

KH

Khách hàng


Client

7

NH

Ngân hàng

Bank

8

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

State Bank

9

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

Commercial Bank

10




Quyết định

Decision

11

QH

Quốc hội

Congress

2

Stock Bank - Long An
Branch

Rate of return on total

12

ROA

13

ROE

14


TCKT

Tổ chức kinh tế

Economic organizations

15

TCTD

Tổ chức tín dụng

Credit institutions

16

TS

Tiến sĩ

Dr.

17

TT

Thơng tƣ

Circulars


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu

assets
Return on equity


x

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Thứ tự
Bảng 2.1

Tên bảng
Tình hình huy động vốn của ABBank Long An giai đoạn 2016
– 2018

Trang
32

Bảng 2.2 Tình hình dƣ nợ của ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

34

Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

35

Bảng 2.4

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

Tình hình hoạt động kinh doanh tại ABBank Long An giai
đoạn 2016 – 2018
Tình hình chi phí hoạt động của ABBank Long An giai đoạn
2016 – 2018
Tình hình chi phí trả lãi huy động vốn của ABBank Long An
giai đoạn 2016 – 2018
Tình hình lợi nhuận của ABBank Long An giai đoạn 2016 –
2018
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của ABBank
Long An giai đoạn 2016 – 2018
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của ABBank
Long An giai đoạn 2016 – 2018

37

40

41

42

47

50



xi

DANH MỤC HÌNH VẼ

Thứ tự

Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thƣơng mại

6

Hình 1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thƣơng mại

7

Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức ABBank Long An

28

Hình 2.2

Tình hình huy động vốn của ABBank Long An giai đoạn 2016 –
2018

33


Hình 2.3 Tình hình dƣ nợ của ABBank Long An giai đoạn 2016 – 2018

35

Hình 2.4 Tình hình nợ xấu tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

36

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Tình hình doanh thu tại ABBank Long An giai đoạn 2016 –
2018
Tình hình chi phí hoạt động của ABBank Long An giai đoạn
2016 – 2018

Hình 2.10
Hình 2.11

41

Tình hình lợi nhuận của ABBank Long An giai đoạn 2016 –
2018

Hình 2.8 Tỷ lệ ROA, ROE tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018
Hình 2.9

38


43

44

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập, chi phí trên lợi nhuận và khoảng
cách thu nhập tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

46

Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của ABBank Long An giai
đoạn 2016 – 2018

48

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của ABBank
Long An giai đoạn 2016 – 2018

51


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống ngân hàng đƣợc coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trị
quan trọng để duy trì sự vận hành trôi chảy các hoạt động trong nền kinh tế, góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, các nƣớc trên thế giới luôn quan tâm, giám sát rất
chặt chẽ hệ thống ngân hàng của quốc gia mình, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển
nhƣ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn

ra rất khốc liệt, đó là một thách thức địi hỏi các ngân hàng thƣơng mại ln phải tìm
ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh nói riêng.
Từ thực tiễn những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Long An mặc dù vẫn có lãi, nhƣng chất lƣợng hiệu
quả kinh doanh còn thấp. Bên cạnh những khó khăn chung của mơi trƣờng kinh tế - xã
hội, vị trí địa lý thì những ngun nhân xuất phát từ các tồn tại, yếu kém từ bên trong
của ngân hàng cũng cần đƣợc đặt ra để nghiên cứu và giải quyết. Để hiểu rõ hơn về
tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình – Chi
nhánh Long An, từ đó đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng, tác giả xin chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An” để nghiên cứu
viết luận văn Thạc sĩ Kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó
phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh, phát hiện những tồn tại, nguyên
nhân và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng

thƣơng mại.


2
-


Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thƣơng

mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An qua 03 năm từ 2016-2018.
-

Xác định đƣợc những tồn tại, nguyên nhân.

-

Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi
nhánh Long An.
Thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng thƣơng mại đƣợc
hiểu nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ra sao?
Câu hỏi 3: Các giải pháp nào cần áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An trong thời
gian tới?
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về phương diện khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
của NHTM. Vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn đánh giá và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động.

Về phương diện thực tiễn: Phân tích và đánh giá khái quát thực trạng hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An qua 03
năm từ 2016-2018. Xác định đƣơc nhƣng tồn tại, nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất
giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An. Bên cạnh đó, kết quả nghiên
cứu là tài liệu tham khảo cho các Ngân hàng, quỹ tín dụng và sinh viên.


3
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính nhƣ: Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng
pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp diễn giải, phƣơng pháp phân
tích,… để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
An Bình - Chi nhánh Long An giai đoạn 2016-2018. Qua đó, cho đó thấy đƣợc những
điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình Chi nhánh Long An và đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt
động trong thời gian tới.
8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của NHTM. Mỗi
cơng trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp, hoặc gián tiếp về
vấn đề này. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo đƣợc:
-

Luận văn Thạc sĩ Ngô Hữu Kiên (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - chi nhánh Bắc Ninh Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đề tài đã phân tích phân tích và đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình – chi nhánh
Bắc Ninh trong những năm qua, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
-


Luận văn Thạc sĩ Phan Anh Tuấn (2015), Một số giải pháp phát triển hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á tại Cần Thơ đến năm 2020 - Trƣờng Đại học
Cần Thơ, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính (ROA, ROE, lãi
suất bình qn đầu vào, đầu ra, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lãi cận biên, vịng quay vốn tín
dụng,…), sử dụng ma trận SWOT từ đây hình thành ma trận hoạch định chiến lƣợc có
định lƣợng (QSPM) để lựa chọn giải pháp tối ƣu để nâng cao năng lực kinh doanh.
Tuy nhiên luận văn này lại chƣa đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh, chƣa so sánh các chỉ tiêu của ngân hàng so với các TCTD khác trong cùng
lĩnh vực hoạt động.
-

Luận văn Thạc sĩ Phan Thị Minh Thảo (2016), Đánh giá hiệu quả hoạt động của

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Qn Đội theo mơ hình Camels - Trƣờng Đại học Đà
Nẵng, đề tài đã phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Qn
Đội theo mơ hình CAMELS, đƣa ra ƣu, nhƣợc điểm đồng thời đề xuất các kiến nghị


4
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội Việt
Nam trong điều kiện thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, từ những nghiên cứu trên cho thấy để nâng cao hiệu quả kinh
doanh tại ngân hàng thƣơng mại trƣớc tiên cần phải đánh giá các chỉ số tăng trƣởng
hiệu quả kinh doanh, đánh giá các chỉ số tài chính và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả kinh doanh bao gồm nhân tố ngoại sinh và nhân tố nội sinh, xem xét các
chỉ số và tác động của các nhân tố đến các chỉ tiêu kinh doanh, để đánh giá những mặt
hạn chế, tìm ra nguyên nhân hạn chế hiệu quả kinh doanh từ đó đƣa ra giải pháp về
tăng trƣởng hoạt động kinh doanh và giải pháp về nâng cao hiệu quả tài chính tại Chi
nhánh ngân hàng. Một điểm khác biệt nữa của nghiên cứu này là do đặc điểm từng

vùng miền khác nhau nên ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và hiện
tại vẫn chƣa có nghiên cứu nào về đề tài này đƣợc thực hiện tại Ngân hàng thƣơng mại
cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An giai đoạn 2016 – 2018.
9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục
các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu đƣợc chia thành 3 chƣơng. Nội
dung các chƣơng đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Chương 1 - Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
thƣơng mại.
Chương 2 - Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần An Bình - Chi nhánh Long An.
Chương 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Long An.


5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nƣớc Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thơng qua ngày 16/6/2010, tại Điều 4 có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp
thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng
nhân dân”.
Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
NHTM thì “Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện tồn bộ hoạt

động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”.
Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động
trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và
ngân hàng hoặc ngƣợc lại.
Nhƣ vậy, có thể hiểu NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tệ với các hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của một
NHTM, chức năng này khơng những cho thấy bản chất của NHTM mà cịn cho thấy
nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này NHTM đóng vai trị là ngƣời trung
gian đứng ra tập trung, huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
(bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cƣ, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức
kinh tế...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu
cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tƣ cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã


6
hội. Thông qua chức năng này, nhờ nguồn vốn lớn và luân chuyển liên tục sẽ góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Hình 1.1. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

Chức năng trung gian tín dụng

Hoạt động huy
động vốn


- Vốn chủ sở hữu
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi giao dịch
- Phát hành chứng khoán
- Vay các NH khác
- Hoạt động khác

Hoạt động sử
dụng vốn

- Hoạt động tín dụng
- Hoạt động đầu tƣ

Chức năng trung gian thanh toán

- Dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ
- Bảo lãnh
- Kinh doanh ngoại tệ
- Ủy thác, đại lý
- Kinh doanh chứng khoán.

Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2014
Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phƣơng tiện thanh tốn là chức
năng quan trọng, khơng những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà cịn cho thấy
tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để
thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa ngƣời mua, ngƣời
bán... để hoàn tất các quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa họ với nhau. Thực hiện chức
năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành ngƣời thủ quỹ và là trung tâm thanh toán
của xã hội. Nhờ thực hiện chức năng này, cho phép làm giảm bớt khối lƣợng tiền mặt

lƣu hành, tăng khối lƣợng thanh toán chuyển khoản, làm giảm bớt chi phí cho xã hội về
in tiền, bảo quản, vận chuyển tiền tệ, tiết kiệm chiều chi phí về giao dịch thanh
tốn...Nhờ chức năng này mà hệ thống NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
Tiền - Hàng, qua đó các mối quan hệ kinh tế - xã hội đƣợc thực hiện cả trên bình diện
quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế. Điều này khơng những chắc chắn sẽ góp phần thúc
đẩy kinh tế - xã hội trong nƣớc phát triển, mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thƣơng
mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển.
Chức năng cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đó
là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ƣu thế của nó mới có thể thực hiện
đƣợc một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng


7
không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng mà cịn hỗ trợ
tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. Một
số hoạt động cụ thể trong chức năng này có thể kể đến nhƣ các dịch vụ về ngân quỹ,
kiều hối, chuyển tiền nhanh, ủy thác, tƣ vấn đầu tƣ, ngân hàng điện tử (E-banking),…
Đây là ba chức năng cơ bản của một NHTM, giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ chặt chẽ, vì vậy địi hỏi sự định hƣớng hoạt động của một NHTM phải đƣợc xây
dựng theo cách trải đều trên tất cả các chức năng này nhƣng vẫn phải đảm bảo đƣợc
tính đồng bộ. Nếu một NHTM hoạt động trên nền tảng quá chú trọng vào một chức
năng mà xem nhẹ các chức năng khác sẽ dẫn đến hệ quả là hoạt động của NHTM này
sẽ ngày càng trở nên đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ
không cao.
1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Hình 1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
Các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM

Nghiệp vụ huy
động vốn


Nghiệp vụ sử
dụng vốn

1. Nguồn vốn phát sinh
2. Nguồn vốn quản lý
và huy động
3. Nguồn vốn đi vay

1. Cho vay
2. Chiết khấu
3. Đầu tƣ, liên doanh

Trả tiền gửi, tiền vay, chi
phí hoạt động kinh doanh

Thu lãi tiền vay, tiền
đầu tƣ, liên doanh

Lợi nhuận

1. Dịch vụ trung gian
2. Dịch vụ kinh doanh
vàng bạc, ngoại tệ
3. Dịch vụ nhận ủy thác

Thu hoa hồng từ các dịch
vụ trung ian

Tổng chi phí


Nghiệp vụ trung gian,
dịch vụ ngân hàng

Lợi nhuận ròng

Các quỹ ngân hàng

trƣớc thuế

Thuế thu nhập

Nghiệp vụ trung gian,
dịch vụ ngân hàng

Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, 2016


8
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và
thƣờng xuyên của các NHTM vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM.
NHTM đƣợc huy động vốn dƣới những hình thức (Nguyễn Đăng Dờn, 2014):
Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền
của tổ chức, cá nhân dƣới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi
tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho ngƣời gửi tiền
theo thỏa thuận để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của NHNN
Việt Nam và quy định của pháp luật.
Vay vốn của NHNN Việt Nam dƣới hình thức tái cấp vốn theo quy định của

Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong
nƣớc và nƣớc ngồi theo quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động cơ bản của NHTM, đồng thời đây
chính là hoạt động cung cấp một khối lƣợng vốn khổng lồ cho nền kinh tế. NHTM
đƣợc phép cấp tín dụng dƣới những hình thức sau đây (Nguyễn Đăng Dờn, 2014):
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác: Chiết
khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy địi các cơng cụ chuyển
nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán. Tái
chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác đã đƣợc
chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh tốn.
Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa
thuận. Phát hành thẻ tín dụng là việc ngân hàng thực hiện cho vay thơng qua nghiệp vụ
phát hành thẻ tín dụng quốc tế.


9
Bao thanh toán trong nƣớc; bao thanh toán quốc tế: là hình thức cấp tín dụng
cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy đòi
các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đƣợc NHNN Việt Nam chấp thuận.
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
-


Dịch vụ cung ứng các phƣơng tiện thanh toán;

-

Dịch vụ thanh toán trong nƣớc bao gồm; séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,
ủy nhiệm thu, thƣ tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

-

Dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

-

Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các các tổ chức và cá nhân;

-

Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử;

-

Các sản phẩm khác nhƣ tƣ vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc...

1.1.3.4. Các hoạt động khác
Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN Việt
Nam; Mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác; Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh
toán ở nƣớc ngồi theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Góp vốn đầu tƣ, mua cổ phần của doanh nghiệp, TCTD khác từ nguồn vốn tự có.
Tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhƣợng, trái phiếu

chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN Việt Nam và các giấy tờ có giá khác
trên thị trƣờng tiền tệ.
Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi
suất, tiền tệ và tài sản tài chính khác theo văn bản chấp thuận của NHNN Việt Nam và
quy định của pháp luật. Đƣợc quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên
quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của
NHNN Việt Nam. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: tổ chức thanh toán
nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; tham gia hệ thống thanh
toán quốc tế.
Các hoạt động khác của NHTM: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tƣ vấn ngân hàng, tài
chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho th tủ, két an tồn; Tƣ vấn tài chính
doanh nghiệp, tƣ vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tƣ vấn đầu tƣ;


10
Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ; Lƣu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt
động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo văn bản chấp thuận của
NHNN Việt Nam và các quy định của pháp luật.
1.1.4. Tín dụng ngân hàng và các vấn đề có liên quan
1.1.4.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có q trình ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ vay
mƣợn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, ngƣời cho vay sẽ
chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang
ngƣời vay và ngƣời vay có nghĩa vụ hồn trả lại ngƣời cho vay một lƣợng giá trị lớn
hơn lƣợng giá trị ban đầu đã nhận (Nguyễn Đăng Dờn, 2014).
(1) Cho vay vốn
Chủ thể cho vay
(Lender)


Chủ thể đi vay
(Borrower)

Hoàn trả cả gốc lẫn lãi (2)
1.1.4.2. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh do gắn
liền với hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn liền với
hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng ln đảm bảo 3
nguyên tắc cơ bản (Nguyễn Đăng Dờn, 2014):
Thứ nhất: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc), lãi với thời gian xác
định. Các khoản tín dụng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng
và các khoản vay mà ngân hàng đi vay. Do vậy, ngân hàng ln u cầu ngƣời nhận
tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và
phát triển.
Thứ hai: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích đƣợc
thoả thuận với ngân hàng, khơng trái với các quy định của pháp luật và các quy định
khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân
hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng.


11
Mục đích tài trợ đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ
cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài trợ đó khơng phù hợp với cƣơng lĩnh của
ngân hàng.
Thứ ba: Tiền vay phải đƣợc bảo đảm bằng tài sản (trừ trƣờng hợp cho vay tín
chấp, khơng có tài sản đảm bảo. Ngân hàng tài trợ dựa trên phƣơng án (hoặc dự án) có
hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc này là thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phƣơng án có
hiệu quả của ngƣời vay minh chứng cho khả năng thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ và có lãi để
trả nợ cho ngân hàng, các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình

thành tài sản của ngƣời vay. Trong trƣờng hợp xét thấy kém an tồn, ngân hàng địi
hỏi ngƣời vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.
1.1.4.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng
 Thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa
Tín dụng vừa là một cơng cụ huy động vốn vừa là công cụ cung ứng vốn rất
hữu hiệu đối với nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Tín dụng tập trung đƣợc lƣợng vốn từ nơi
thừa, đang nhàn rỗi trong xã hội và phân phối lại cho các nơi cần vốn, nhƣ: doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ đƣợc sử dụng hiệu quả.
Trong mọi thời đại kinh tế - xã hội, tín dụng đều có vai trị quan trọng nhất định đối
với mọi thành phần trong xã hội:
- Đối với doanh nghiệp: với nguồn vốn huy động đƣợc, hoạt động tín dụng có
thể cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng về nhu cầu vốn cố định
(mua máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng,…), vốn lƣu động (mua vật tƣ, nguyên
vật liệu sản xuất hàng hóa). Mặt khác, tín dụng cịn kiểm sốt đƣợc sự vận động lƣu
thơng hàng hóa trong nền kinh tế.
- Đối với ngƣời dân (ngƣời tiêu dùng): tín dụng huy động vốn nhàn rỗi từ trong
dân cƣ, tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến khích ngƣời dân tiết kiệm, tích lũy để đầu tƣ.
 Ổn định tiền tệ
Với chức năng tập trung vốn, Tín dụng đã góp phần giảm đi một khối lƣợng
tiền lƣu thông trong kinh tế, đặc biệt là lƣợng tiền mặt trong dân cƣ, giảm đi áp lực
lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ trong nền kinh tế. Tín dụng cung ứng vốn cho nền
kinh tế, góp phần mở rộng và phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ


12
ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, ổn định giá cả trên thị
trƣờng.
 Ổn định đời sống, trật tự xã hội và tạo công ăn việc làm
Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất đƣợc đảm bảo liên

tục, tạo ra nhiều việc làm phong phú đa dạng, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp ổn định trật tự xã hội, góp phần vào việc ổn định
đời sống, nâng cao mức sống của ngƣời dân.
 Đóng vai trị tích cực trong mối quan hệ đối ngoại
Sự phát triển của tín dụng khơng ngừng ở phạm vị một quốc gia mà mở rộng trên
phạm vị quốc tế. Việc cấp tín dụng giữa các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho
những quốc gia, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các nƣớc, hỗ trợ vốn cho các phát
triển hoặc tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới - WB, Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF,…) đối
với những quốc gia nghèo, đang phát triển. Việt Nam hiện là nƣớc đang phát triển. Tín
dụng quốc tế tạo ra mối quan hệ hữu nghị giúp cho các nƣớc xích lại gần nhau hơn và
cùng nhau phát triển
1.1.4.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo từng tiêu
thức phân loại:
Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng: Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia
thành các loại sau: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp; Cho
vay tiêu dùng cá nhân; Cho vay mua bất động sản; Cho vay sản xuất nông nghiệp; Cho
vay kinh doanh xuất khẩu,…
Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng (theo Điều 10 Thơng tƣ 39 của Thống đốc
NHNN Việt Nam):
-

Tín dụng ngắn hạn: Là hoạt động cấp tín dụng có thời hạn tối đa là 01 (một)

năm, mục đích thơng thƣờng là tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động;
-

Tín dụng trung hạn: Là hoạt động cấp tín dụng có thời hạn trên 01 (một) năm và tối

đa là 05 (năm) năm; mục đích thơng thƣờng là tài trợ cho việc đầu tƣ vào TSCĐ;

-

Tín dụng dài hạn: Là hoạt động cấp tín dụng có thời hạn trên 05 (năm) năm;

mục đích thơng thƣờng là nhằm tài trợ các dự án đầu tƣ.


×