Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tân phước tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

LÊ TẤN THANH

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Long An, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

LÊ TẤN THANH

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ NHUNG

Long An, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Lê Tấn Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế
Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tác giả trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc và các Anh/Chị đồng nghiệp
đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng
góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, người
đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả có thể hồn thiện luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Tác giả luận văn

Lê Tấn Thanh


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng hiệu quả chưa cao, nên cần có sự nghiên cứu
để tìm giải pháp khắc phục. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang" làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Đề xuất các giải pháp thích hợp để tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh này.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính, với dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2017-2019.
Kết cấu luận văn chia ba chương, với nội dung từng chương như sau:
Chương 1: Luận văn đã trình bày về nội dung cơ sở lý luận về hiệu quả kinh
doanh của NHTM, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó thấy được sự
cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cũng trong chương 1, đề tài
đã nêu ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM để
làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh trong chương 2.
Chương 2: Luận văn đã trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện
Tân Phước tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn các năm 2017-2019. Dựa trên những số
liệu thực tế và cụ thể về hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang từ đó đưa
ra những phân tích cụ thể về quy mơ và cơ cấu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Chương 3: Nêu lên định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước
tỉnh Tiền Giang. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong tương lai.
Kết quả luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm.


iv

ABSTRACT
Business results at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development in
Tien Giang province Tan Phuoc district have gained many encouraging results, but
the efficiency is not high, so research is needed to find solutions overcome.
Therefore, the author chooses to study the topic: "Efficiency of Business Activities
of the Agriculture and Rural Development bank of Vietnam - Branch of Tan Phuoc
in Tien Giang province" as an economic master thesis.
Research topic with the following objectives: Proposing appropriate solutions
to increase business performance at this branch.
To accomplish the research goal, the author used qualitative research methods,
with secondary data collected from 2017-2019
The dissertation structure divides three chapters, with the content of each
chapter as follows:
Chapter 1 of the dissertation presented the content of the theoretical basis, the
need to analyze business performance, thereby seeing the need to improve

economic performance. Also in chapter 1, the topic has set out the criteria for
evaluating the performance of lending activities of commercial banks to serve as a
basis for analyzing the status of loan efficiency in chapter 2.
Chapter 2 of the dissertation presented about improving business performance
is the goal that commercial banks are aiming for in recent years. Based on the actual
and specific data on business activities Agribank Tien Giang province Tan Phuoc
district Branch has provided general analysis expressed in scale and structure of
analyzing indicators of performance measurement for customer loans personal goods.

Chapter 3 outlines the orientation and development strategy of Agribank
loans. From the specific strategy set out, the author has introduced solutions to
improve the efficiency of lending to individual customers in the future hybrid.
The thesis results are references for interested subjects.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii 
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................iii 
ABSTRACT .......................................................................................................... iv 
MỤC LỤC.............................................................................................................. v 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... x 
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1 
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1 
2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................. 2 

2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 2 
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 
4.1 Phạm vi về không gian .................................................................................. 2 
4.2. Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 2 
6. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 2 
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học .............................................................. 3 
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ............................................................... 3 
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 
8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ......................................................... 3 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... 6 
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ................................................................ 6 
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại.......................................................... 6 
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................... 6 
1.1.3. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại ........................................................ 7 
1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................ 11 
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ..................... 11 


vi
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại ............................................................................................................ 12 
1.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại..... 15 
1.3.1. Nhân tố bên trong .................................................................................... 15 
1.3.2. Nhân tố bên ngoài.................................................................................... 17 
1.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................................ 21 
1.5. Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh hiệu quả của một số ngân hàng thương mại
trong nước ............................................................................................................. 22 

1.5.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỷ thương Việt Nam chi nhánh huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh. ............................................................................... 22 
1.5.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai................................................................................................. 24 
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Huyện Tân Phước ................................................................................ 25 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 25 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG ...... 26 
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước
tỉnh Tiền Giang ..................................................................................................... 26 
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 26 
2.1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 27 
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang....................... 29 
2.2.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động.......................................................... 29 
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng ................................................................. 34 
2.2.3. Thực trạng về hoạt động dịch vụ.............................................................. 40 
2.2.4. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận .................................................................... 43 
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang........................................................................................... 46 
2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn ............................................................................. 46 


vii
2.3.2 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ........................................................................ 47 
2.3.3. Chênh lệch lãi suất bình quân .................................................................. 49 
2.3.4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA ..................................................... 50 
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang............. 50 

2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................... 50 
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................... 51 
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 52 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 53 
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG .......................... 54 
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, giai
đoạn 2020 - 2025 ................................................................................................... 54 
3.1.1. Định hướng chung ................................................................................... 54 
3.1.2. Định hướng cụ thể ................................................................................... 54 
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang ............ 56 
3.2.1. Giải pháp để gia tăng thu nhập ................................................................. 56 
3.2.2. Giải pháp về quản lý chi phí .................................................................... 59 
3.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng ............. 61 
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Tiền Giang .................................................................................... 62 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 64 
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 65 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 66 


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Ký hiệu

Từ đầy đủ tiếng Việt
Tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and

1

Agribank

Rural Development
Tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam

2

ATM

Tiếng Anh: Automated teller machine
Tiếng Việt: Máy rút tiền tự động

3

KHCN

Khách hàng cá nhân

4

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

5

NHNN

Ngân hàng nhà nước

6

NHTM

Ngân hàng thương mại

7

NHTMCP

8

TCTD

Ngân hàng thương mại cổ phần
Tổ chức tín dụng


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2017-2019 ............................... 30 

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi giai đoạn 2017-2019 ....... 31 
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi giai đoạn 2017-2019 ......... 32 
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại huy động giai đoạn 2017-2019 .... 33 
Bảng 2.5: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2017-2019 ....................... 35 
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo thời gian giai đoạn 2017-2019....................... 36 
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo mục đích vay giai đoạn 2017-2019 ............... 37 
Bảng 2.8: Chất lượng nợ cho vay giai đoạn 2017-2019.......................................... 38 
Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu dịch vụ giai đoạn 2017 – 2019................................... 41 
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu thu nhập và chi phí chi tiết của Agribank Chi nhánh huyện
Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019 ................................................... 44 
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh huyện
Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019 ................................................... 46 


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 ......................................................................... 35
Biểu đồ 2.2: Thị phần cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2017 – 2019 ................................................................................. 39
Biểu đồ 2.3: Hoạt động thu dịch vụ của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 ......................................................................... 42
Biểu đồ 2.4: Thị phần thu dịch vụ của Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2017 – 2019 ......................................................................... 44
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2017 – 2019 ................................................................................. 48
Biểu đồ 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn qua các năm 2017-2019 ................................. 49
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm 2017-2019 ........................... 50
Biểu đồ 2.8: Chênh lệch lãi suất bình quân qua các năm 2017-2019 ...................... 51

Biểu đồ 2.9: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản qua các năm 2017-2019 .................. 52


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động kinh doanh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Vì vậy, đây chính là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp nói chung và
NHTM nói riêng đều hướng đến.
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển rõ rệt và ngân hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên
sự phát triển đó. Theo cam kết với WTO các ngân hàng nước ngoài không bị ràng
buộc khi tham gia trên thị trường Việt Nam. Với cam kết này thì ngày càng có
nhiều Ngân hàng nước ngoài liên danh hoặc mở chi nhánh tại Việt Nam và tất nhiên
địa bàn nông thôn cũng là nơi để các NHTM hướng đến, chắc hẳn vấn đề cạnh tranh
sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Tân Phước là một huyện vùng sâu của tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực
Đồng Tháp Mười. Mặc dù đã được thành lập hơn 25 năm nhưng kinh tế địa phương
vẫn chưa phát triển, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào đây, đa số người dân
cịn nghèo, có lẽ vì đây khơng phải là nơi “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Hoạt động
kinh doanh trong điều kiện như thế nên trong nhiều năm liền Agribank Tân Phước
phải sống trong sự “nhường cơm, sẻ áo” của các chi nhánh Agribank khác trong chi
nhánh tỉnh Tiền Giang.
Trước những khó khăn trên, Agribank Tân Phước đã tìm ra nhiều giải pháp
để khắc phục khó khăn và vươn lên. Đến nay, chi nhánh đã tự nuôi sống được mình
nhưng để có thể duy trì và phát triển bền vững thì chi nhánh cần phải vượt qua
nhiều thách thức. Agribank Tân Phước cần phải làm gì để có vốn cho vay, sử dụng
nguồn vốn như thế nào cho có hiệu quả nhất, sản phẩm dịch vụ và chất lượng sản
phẩm dịch vụ ra sao, rồi nguồn nhân lực và rất nhiều vấn đề khác cần phải xử lý để

có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Huyện Tân
Phước, Tỉnh Tiền Giang” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính ngân
hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi
nhánh Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank
Tân Phước trong giai đoạn 2017 - 2019 để tìm ra những mặt được, những hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Huyện Tân
Phước, Tỉnh Tiền Giang.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại và thực tiễn hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Huyện Tân Phước Tiền Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian
Tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện
Tân Phước Tiền Giang.
4.2. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu được tiến hành liên tục trong 03 năm 2017, 2018, 2019.

5. Câu hỏi Nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân Phước Tiền Giang như thế
nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Huyện Tân Phước Tiền
Giang?
6. Những đóng góp mới của luận văn


3
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh và hiệu quả
hoạt động kinh doanh
Về phương diện học thuật: Mở mang kiến thức giúp nâng cao trình độ hiểu
biết để phục vụ cho công việc của tác giả.
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn sẽ trình bày một số phương pháp tiếp
cận để nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh và vận dụng vào điều kiện cụ thể tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân
Phước Tiền Giang.
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Khảo sát thực tế thực trạng kinh doanh để đưa ra những đánh giá tổng hợp về
hiệu quả kinh doanh, kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân Phước Tiền Giang, từ đó có các giải pháp
phù hợp để nâng hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Với mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khách quan và chủ quan khác
nhau, nhưng xét về góc độ chung thì đều mang những cơ sở lý luận và phương cách
thực hiện tương đồng nhau. Do đó với đề tài này sẽ giúp ích cho Ngân hàng nơng
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân Phước Tiền Giang

tham khảo để áp dụng vào thực tiễn hoạt động trong tình hình cạnh tranh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp định tính cụ thể bao gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê để xử lý và trình bày số liệu dưới hình thức các bảng thống
kê, biểu đồ thống kê minh chứng cho những nội dung phân tích và đánh giá.
+ Phương pháp phân tích được sử dụng để so sánh và tổng hợp kết quả nghiên cứu
từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
8. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
- Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tân Thạnh Long An”
của tác giả Tơ Bá Trọng niên khóa 2015-2017 của trường Đại học Kinh tế Công


4
nghiệp Long An. Tác giả đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về cho vay
và hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh Tân Thạnh
Long An giai đoạn 2015 - 2017, luận văn đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt
được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại cũng đã được chỉ ra.
- Luận văn thạc sĩ “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Long An” của tác giả Lê Việt Tiến
niên khóa 2015-2017 của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Tác giả
dựa trên những số liệu thực tế và cụ thể về hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Long An từ đó đưa ra những
phân tích tổng quan thể hiện ở quy mô và cơ cấu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong tương lai.
- Luận văn thạc sĩ “Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Bến Lức tỉnh Long
An” của tác giả Phạm Thanh Sang niên khóa 2017-2019 của trường Đại học Kinh tế

Công nghiệp Long An. Trong đó, luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, phân tích đánh giá về
thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Bến Lức tỉnh Long An từ năm 2016
– 2018, từ đó rút ra thành cơng, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế hoạt động tín
dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng. Luận văn đề xuất những kiến nghị và giải
pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân
của ngân hàng trên địa bàn huyện Bến Lức.
Như vậy, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín
dụng, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân, hiệu quả hoạt động cho vay của
ngân hàng dưới các góc độ khác nhau và thời gian khác nhau, đó là nguồn tài liệu
quý giá để luận văn này kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, các cơng trình đó chủ yếu
đề cập đến những giải pháp chung nhất và mang tính thời điểm, phạm vi trong một
tổ chức cụ thể, mặt khác, có một số đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực cho
vay. Do đó, đứng trước bối cảnh kinh doanh hiện nay và với một tổ chức Agribank


5
Việt Nam, chi nhánh huyện Tân Phước Tiền Giang hoạt động trên địa bàn nhiều
cạnh tranh thì các giải pháp trên khơng cịn phù hợp. Vì vậy, cần có những nghiên
cứu thật chi tiết về Hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với Agribank Việt Nam, chi
nhánh huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển
của ngân hàng cũng như phục vụ tốt chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội
của địa phương.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục
tiêu lợi nhuận”. Khoản 3, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng. Bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh tốn, cho th tài chính, thấu chi, cho
vay trả góp, tín dụng KHCN và cung cáp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Luật các Tổ
chức Tín dụng cịn khẳng định tính chất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của ngân
hàng thương mại.
Luật Ngân hàng thương mại của các nước khác nhau trên thế giới đều khẳng
định: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị
trường với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác, và sử
dụng nguồn lực đó cho các nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu và các hoạt động dịch vụ
khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực: hoạt
động huy động vốn, hoạt động tín dụng, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.


7
Sơ đồ: Khái quát kinh doanh của NHTM

Kinh doanh của NHTM

Đầu tư vốn


Huy động vốn

- Nhận tiền gửi
- Vay tiền
- Phát hành các công
cụ nợ

- Cho vay
- Chiết khấu
- Đầu tư, góp vốn

Dịch vụ tài chính

- Thanh tốn và ngân quỹ
- Nhận uỷ thác, đại lý
- Dịch vụ khác

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của NHTM nhằm giải
quyết "đầu vào", tức là giải quyết nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh. Để huy
động vốn, các NHTM có thể thu hút từ nhiều nguồn khác nhau như: nhận tiền gửi,
phát hành các công cụ nợ, vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hoặc
vay tại Ngân hàng Nhà nước (như hình thức vay tái cấp vốn ở Việt Nam) để giải
quyết kịp thời các khó khăn về tài chính.
- Đầu tư vốn là “đầu ra” của NHTM, trong đó cho vay là hoạt động kinh
doanh chủ yếu của NHTM. Nghiệp vụ này hiện nay ln chiếm từ 60% đến trên
80% tài sản có của các NHTM. Việc cấp tín dụng của các NHTM thường dưới
nhiều hình thức như: chiết khấu, thấu chi, tín dụng thời vụ, cho th tài chính, bảo
lãnh và nhiều hình thức khác.
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ: các hình thức dịch vụ do NHTM cung cấp
ngày càng đa dạng và được phát triển, hoàn thiện do yêu cầu của đời sống kinh tế xã

hội. Các dịch vụ này bao gồm các loại như: dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ
uỷ thác và đại lý, các dịch vụ khác.
1.1.3. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn


8
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản
thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép
sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động
các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền
kinh tế.
Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm:
- Vốn tự có:
Vốn tự có là vốn riêng của NHTM, là bộ phận vốn chủ yếu của nguồn vốn chủ
sở hữu, được Nhà nước cấp phát, hoặc do các cổ đông, các đối tác liên doanh góp
vốn, ngồi ra nó cịn được tạo ra từ lợi nhuận trong q trình kinh doanh.
Vốn tự có là số vốn được chủ sở hữu sử dụng để kinh doanh một cách chủ
động hồn tồn.
Vốn tự có là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đối với bất kỳ NHTM nào để có
thể được coi là đủ điều kiện tài chính để cấp giấy phép kinh doanh, là cơ sở để thu
hút các nguồn vốn khác.
* Vốn tự có bao gồm:
+ Vốn tự có cơ bản: Đây là phần vốn tự có chủ yếu, mang tính ổn định lâu dài,
là cơ sở để tạo lập, nguồn vốn tự có khác.
+ Vốn tự có bổ sung: Bộ phận vốn có tính chất bổ sung, chưa thật sự ổn định
nhưng có khả năng chuyển thành vốn cơ bản.
- Vốn huy động:
Đây là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của
các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ

hồn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu.
Vốn huy động bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân;
Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; Tiền phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu và các khoản tiền gửi khác.
- Vốn đi vay:


9
Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NHTM. Bao
gồm:
+ Vốn đi vay trong nước.
+ Vốn đi vay các TCTD nước ngoài.
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết
định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Đây là các nghiệp vụ cấu thành
bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần tài sản
Có của ngân hàng bao gồm:
- Dự trữ:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải
bảo đảm an toàn để giữ vững được long tin của khách hàng. Muốn có được sự tin
cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được
nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần
nguồn vốn không sử dụng để sẵn sang đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để
dành này gọi là dự trữ. NHTW được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo
từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc do Chính phủ quy
định.
Dự trữ bao gồm:
+ Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tại các
ngân hàng khác.
+ Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khốn,

nghĩa là các chứng khốn ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận
lợi.
- Cấp tín dụng:
Số nguồn vốn cịn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương
mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm: Cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng.


10
- Đầu tư:
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó
mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của NHTM. Trong nghiệp vụ này, ngân
hàng sẽ dung nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư. Đầu tư
của các NHTM được chia thành hai nhóm lớn là: đầu tư trực tiếp và đầu tư tài
chính.
+ Đầu tư trực tiếp: Là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tư trực tiếp quản lý.
Phần vốn thực hiện hình thức đầu tư này chỉ được phép là nguồn vốn của ngân
hàng. Các hình thức đầu tư này bao gồm:
• Hùn vốn liên doanh trong nước và nước ngồi.
• Hùn vốn mua cổ phần của các Công ty, đơn vị kinh tế.
• Hùn vốn mua cổ phần của các NHTMCP.
• Cấp vốn thành lập các công ty con như: công ty cho th tài chính,
cơng ty chứng khốn, cơng ty mua bán nợ, công ty đầu tư, công ty
bảo hiểm.
+ Đầu tư tài chính: Là hình thức đầu tư linh hoạt, người đầu tư dễ dàng thay
đổi danh mục đầu tư cho mình theo hướng có lợi. Vì vậy đây là hình thức đầu tư
thường được các NHTM sử dụng khá phổ biến. Đầu tư tài chính được thực hiện
bằng cách:
• Đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu của NHTW, đầu tư này
có hệ số rủi ro bằng khơng. Vì vậy, các ngân hàng có vốn khả dụng

lớn thường đầu tư vào các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu NHTW.
• Đầu tư vào trái phiếu cơng ty: đầu tư vào trái phiếu cơng ty có lãi
suất thường cao hơn, song tỷ lệ rủi ro lớn hơn trái phiếu Chính phủ.
Tất cả hoạt động đầu tư chứng khốn đều nhằm mục đích mang lại thu nhập,
mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được
phân tán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.
1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngân hàng và các hoạt động ngân hàng)
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không ảnh


11
hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ
tín dụng, đầu tư.
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng không những lảm cho các NHTM trở thành các
ngân hàng đa năng mà còn qua hoạt động dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập khá
lớn với chi phí rất thấp. Những ngân hàng nào mở rộng hoạt động dịch vụ thì kết
quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ ngân quỹ,
chuyển tiền, dịch vụ thanh toán, thu hộ, mua – bán hộ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư
vấn tài chính, đầu tư phát triển, thẩm định dự án, cung cấp thông tin; Các nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế; Dịch vụ
nhận và chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ phi mậu dịch.
1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong
kinh doanh với chi phí thấp nhất. Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh phải là
một đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào với đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh
doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được.
Biểu hiện cao nhất của hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận.

Lợi nhuận càng cao phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, vì mục đích cuối
cùng của kinh doanh là lợi nhuận.
Hiệu quả hoạt động của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu
đầu ra và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào hay chính là khả năng biến các
nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của các
NHTM. Cụ thể ở việc các NHTM tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị các
nguồn lực đầu vào nhỏ nhất.
Như vậy, hiệu quả hoạt động của NHTM có thể được hiểu theo 3 hướng: Thứ
nhất đó là tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào như vốn,
cơ sở vật chất, lao động… để tạo ra đầu ra như trước; Thứ hai đó là giữ nguyên đầu


12
vào nhưng tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn; Thứ ba là sử dụng nhiều yếu tố đầu vào
hơn nhưng lượng đầu ra được tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, các NHTM được xem là đạt hiệu quả khi đạt
doanh thu đầu ra lớn nhất thông qua việc sử dụng cùng số lượng nguồn lực đầu vào
với các NHTM khác nhưng chi phí sử dụng là thấp nhất.
Thực tế cho thấy, quá trình kinh doanh của ngân hàng bao gồm các hoạt
động cung cấp sản phẩm dịch vụ, như: Thanh toán, nhận tiền gửi, cho vay, bảo
hiểm, mua bán ngoại tệ... nhưng chủ yếu là huy động vốn với lãi suất thấp và cho
vay vay với lãi suất cao ở mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước để tạo ra lợi
nhuận cho Ngân hàng và đứng trên góc độ vĩ mơ thì nó cịn phải làm tăng thu ngân
sách cho nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho ngời lao động, nâng cao mức
sống của ngời lao động và tái phân phối lợi tức xã hội trong phạm vi toàn xã hội.
Biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh chính là kết quả cuối cùng của hoạt
động kinh doanh mang lại và được đo bằng lượng lợi nhuận.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho Ngân hàng ngày càng mở rộng và
phát triển.Từ đó, có vị thế trên địa bàn và khu vực. Ngồi ra, Ngân hàng kinh doanh
có hiệu quả cịn làm tăng thu ngân sách cho nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm

cho ngời lao động, nâng cao mức sống của ngừời lao động và tái phân phối lợi tức
xã hội trong phạm vi toàn xã hội
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại
Các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp
chi phí trong điều kiện cạnh tranh với những định chế tài chính khác. Hiệu quả được
xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của công tác quản trị ngân
hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên
nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý, là
cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp
cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh
kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.


13
Các hoạt động chủ yếu của NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động
cho vay, đầu tư và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, các nhà quản trị ngân
hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Thông thường, các NHTM
dùng các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1. Tốc động tăng trưởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tín
dụng:
Nguồn vốn tạo lập từ hệ thống ngân hàng là chủ yếu, chủ yếu là từ nguồn vốn
huy động tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Nếu lấy vốn huy động cho
vay quá lớn thì dễ dẫn đến nguy cơ ẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng. Các ngân
hàng có thể gặp nguy cơ bị rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa
phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn vốn huy động. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt và đảm
bảo đúng các tỉ lệ quy định về bảo đảm an tồn vốn hoạt động, NHTM có thể đạt
được lợi nhuận rất lớn từng nguồn vốn huy động này. Vì vậy, cơng tác huy động
vốn tiền gửi ln đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn phải tương
ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và ngược lại. Các NHTM cần cẩn trọng khi tốc
độ tăng trưởng của tín dụng quá cao so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
vì như vậy sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng hoặc nếu tốc độ tăng
trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thì NHTM cũng
khơng tối đa hóa được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
1.2.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn được tính theo cơng thức:
Hiệu suất sử dụng vốn

=

Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động

(1.1)

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn
của ngân hàng. Thông thường theo cách nhìn của nhiều người, chỉ tiêu này càng
lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được
để cho vay. Chỉ tiêu vượt quá 100% chứng tỏ Ngân hàng đang gặp rủi ro thanh
khoản, rủi ro kỳ hạn. Tuy nhiên, ngồi kênh tín dụng trực tiếp cho khách hàng của


×