Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cân Thơ - Chi Nhánh Cái Răng.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 67 trang )



Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ
CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

Sinh viên thựchiện:
NGUYỄN VĂN SĨ
MSSV: 4043460
Lớp: Tài chính 2 - k30

Giảng viên hướng dẫn:
Cô: PHÚ LỆ QUYÊN

Cần thơ 04/2008
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang i

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ





Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài. ................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn. ........................................................ 2
1.1.2.1. Căn cứ khoa học. ..................................................................... 2
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn……………………………………………... .. 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung. ............................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ............................................................................. 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................. 3
1.4.1. Không gian. ................................................................................... 3
1.4.2. Thời gian. ...................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................... 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN. ................................................................... 5
2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng............................................................... 5
2.1.2. Hoạt động huy động vốn. ............................................................... 6
2.1.3. Hoạt động tín dụng. ....................................................................... 6
2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại........... 9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin. ................................................... 12
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá. .................................................. 12

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang ii

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN CÁI RĂNG .................................................. 13
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA QUẬN CÁI RĂNG
– THÀNH PHỐ CẦN THƠ. ........................................................... 13
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................ 13
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ............................................................ 13
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA
NHNN & PTNT QUẬN CÁI RĂNG. ............................................ 16
3.2.1. Lịch sử hình thành. ...................................................................... 16
3.2.2. Chức năng. .................................................................................. 16
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY. ...................................................... 18
3.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Ngân hàng. ......................................... 18
3.3.2. Giám đốc. .................................................................................... 18
3.3.3. Phó Giám đốc. ............................................................................. 18

3.3.4. Phịng Kinh doanh. ...................................................................... 19
3.3.5. Phịng Kế tốn và kho quỹ. .......................................................... 19
3.3.6. Phịng Kiểm sốt.......................................................................... 19
3.3.7. Phịng Tổ chức hành chính........................................................... 19
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.19
3.4.1. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng............................. 19
3.4.2. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu. ............................................................. 20
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ÐỘNG 20
3.5.1. Thuận lợi. .................................................................................... 20
3.5.2. Khó khăn. .................................................................................... 21
3.5.3. Phương hướng hoạt động. ............................................................ 21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG..23
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ÐỘNG HUY ÐỘNG VỐN
CỦA NHNN & PTNT ..................................................................... 23
4.1.1. Đánh giá chung về huy động vốn. ................................................ 23
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang iii

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

4.1.2. Tình hình cụ thể về nguồn vốn huy động. .................................... 24

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ............................... 25
4.2.1. Doanh số cho vay ........................................................................ 26
4.2.2. Doanh số thu nợ .......................................................................... 29
4.2.3. Dư nợ ......................................................................................... 33
4.2.4. Tình hình nợ quá hạn. .................................................................. 36
4.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng......................................... 37
4.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ........................................ 39
4.3 CÁC HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG……………………………………………………………………46
4.3.1. Hạn chế về huy động vốn………………………………………….46
4.3.2. Hạn chế về cho vay vốn……………………………………………46

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................... 48
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ...... 48
5.1.1. Thuận lợi. .................................................................................... 48
5.1.2. Khó khăn ..................................................................................... 48
5.2. GIẢI PHÁP ...................................................................................... 48
5.2.1. Về huy động vốn ......................................................................... 48
5.2.2. Cho vay, năng cao chất lượng tín dung. ....................................... 50

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 58
6.1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 58
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 58

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang iv

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ





Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm qua .......... 23
Bảng 4.2: Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng trong 3 năm qua ........... 25
Bảng 4.3: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ................................... 26
Bảng 4.4: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh .................... 28
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ................................... 30
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh ...................... 31
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ...................................... 33
Bảng 4.8: Tình hình dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh ....................... 34
Bảng 4.9: Tình hình dư nợ quá hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh .......... 36
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn .......................................... 37
Bảng 4.11: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn............................................. 38
Bảng 4.12: Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................ 40
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ............... 43
Bảng 4.14: Chỉ tiêu về rủi ro .................................................................... 44
Bảng 4.15: Rủi ro thanh khoản ................................................................. 45

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang v

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ





Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ............................... 27
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh ................ 29
Biểu đồ 4.3: Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ............................... 30
Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh .................. 32
Biểu đồ 4.5: Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ................................ 33
Biểu đồ 4.6: Tình hình dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh ................... 34
Biểu đồ 4.7: Tình hình dư nợ quá hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh ...... 36
Biểu đồ 4.8: Doanh thu............................................................................. 40
Biểu đồ 4.9: Chi phí ................................................................................. 41
Biểu đồ 4.10: Lợi nhuận ............................................................................43

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang vi

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại góp phần thúc
đầy kinh tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao.
Bên cạnh đó là sự ra đời hàng loạt các loại hình sản xuất nơng nghiệp: nơng trại,
khu chăn ni thủy sản… các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công
nghiệp, kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ. Song trên thị truờng không
phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị bị ngưng trệ hoặc phá sản trong khi
một số đơn vị khác làm ăn rất có thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa
hiệu quả sử dụng số tiền dơi ra đó. Với chức năng trung gian tài chính, các
NHTM nói chung đã làm tốt vai trị của mình – là cầu nối gắn kết các chủ thể
trong xã hội, góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc
gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế – nhằm đảm bảo cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục. Và một trong những NH thực hiện
đầy đủ các mặt nghiệp vụ phục vụ các thành phần kinh tế; trong đó lấy việc hỗ
trợ, đầu tư cho lĩnh vực nơng nghiệp làm chủ đạo, đó chính là hệ thống Ngân
hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn (NHNo & PTNT).
Sở dĩ, NHNo & PTNT có được cơ sở vững chắc với những thành quả nổi bật
như vậy là nhờ vào sự hoạt động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể là quá
trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo, cơng nhân viên trong
tồn ngành cả về chun mơn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có chi nhánh
NHNo & PTNT tại quận Cái Răng,thành phố Cần Thơ (TPCT).
Do đó, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những nhân
tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, em đã quyết
định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh” làm luận văn, từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp NHNo & PTNT quận Cái Răng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của

mình trong tương lai.
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 1

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
1.1.2.1. Căn cứ khoa học.
Vận dụng kiến thức chủ yếu của các môn học chuyên ngành như: Quản trị
ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,…Cụ thể, dựa trên kiến
thức về huy động vốn và cho vay, về thu nhập và chi phí, về rủi ro và lợi nhuận
đã được học để ứng dụng vào phân tích số liệu bằng cách đánh giá về tốc độ tăng
trưởng, tỷ trọng của từng chỉ tiêu, xem xét xu hướng phát triển của các chỉ tiêu
đó, so sánh với số trung bình của ngành. Đồng thời, có tham khảo một số tạp chí
về chuyên ngành ngành tài chính, ngân hàng.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Hiệu quả kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng có ảnh hưởng đến
toàn hệ thống. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là cơ sở để ra quyết định cho
kỳ kinh doanh tiếp theo, là công cụ quản lý ngân hàng. Thêm vào đó, hiệu quả
họat động kinh doanh phản ánh phản ánh sự tương xứng giữa mục tiêu và tình
hình thực hiện kinh doanh, là thước đo sự phát triển của chi nhánh và tồn hệ
thống ngân hàng.
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Cái Răng hoạt động
theo định huớng phát triển kinh tế của Quận. Ngân hàng đã có những đóng góp to

lớn, thiết thực vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh hướng đến việc xây dựng những
kế hoạch, những quyết định một cách chủ động, linh hoạt hơn nhằm nâng cao
hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
– Nghiên cứu tình hình hoạt động cụ thể của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn tại địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ qua các bảng
số liệu, điều kiện thực tế...
– Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
– Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 2

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

– Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm như thế nào?
Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh?

Những giải pháp nào giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian.
Do thực tập tại NHNo & PTNT quận Cái Răng,TPCT nên toàn bộ nguồn số
liệu được lấy trên địa bàn tỉnh Cần Thơ. Cụ thể tại Ngân hàng bao gồm các số
liệu, quy định.
Tuy nhiên do mỗi ngân hàng có những quy định, đặc thù riêng nên số liệu
có phần hạn chế trong quá trình phân tích các chỉ tiêu.
1.4.2. Thời gian.
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy
trong 3 năm gần nhất (2005 – 2006 – 2007).
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT – XH thành phố Cần Thơ.
– Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thơn chi nhánh Cái Răng - TPCT, sau đó đi vào phân tích từng
hoạt động của ngân hàng (hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt
động dịch vụ)...
– Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiện
thực tế của ngân hàng.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1) “Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ”.
SVTH: Nguyễn Khánh Ly(2006 ). Trước tiên là phân tích một cách khái quát về
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) thông qua các chỉ
tiêu như doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được trong thời gian
qua.
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 3


SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

Tiếp theo đó, đánh giá sơ lược về tình hình huy động vốn cũng như sử dụng
vốn của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006) bằng các chỉ tiêu: vốn huy động,
vốn điều chuyển, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tình hình dư nợ của Ngân
hàng.
Cuối cùng là sẽ phân tích một cách chi tiết tình hình rủi ro tín dụng của
Ngân hàng trong 3 năm qua. Mà chỉ tiêu để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đó là
tỷ lệ nợ q hạn.
2) “Phân tích tình hình cho vay và thu nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng”, Võ Văn Rồi, Cần Thơ 2005, Đại học Cần
Thơ. Đề cập đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại ngân hàng từ đó
đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đề xuất các giải pháp để khắc
phục những hạn chế, duy trì và phát triển những ưu thế trong cơng tác tín dụng
tại ngân hàng.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 4

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ





Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1 Một số phương pháp luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
2.1.1.1 Khái niệm.
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích KT, XH đạt được
từ quá trình HĐKD mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả
KT (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của DN hoặc của XH
để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả XH (phản ánh những
lợi ích về mặt XH đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả KT có ý
nghĩa quyết định.
Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là q trình nghiên cứu, để đánh giá
tồn bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ
chat lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề
ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.
2.1.1.2 Ý nghĩa.
– Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thơng qua những chỉ tiêu
KT mà mình đã đề ra.
– Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng.
– Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình.
– Là cơng cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh
doanhcho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả.
– Phịng ngừa rủi ro.
– Phân tích hữu dụng cho cả trong và ngoài ngân hàng.
2.1.1.3 Nội dung.
– Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể

là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt
được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ
tiêu KT.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 5

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

– Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả
kinh doanh thông qua các chỉ tiêu KT mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh
hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
2.1.1.4. Nhiệm vụ.
– Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, tồn diện và khách quan tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng– Xác định
các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ
ảnh hưởng đó.
– Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục
những tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương
– Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
2.1.2. Hoạt động huy động vốn.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động. Bằng nhiều
hình thức (tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có
thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các DN. Tiền gửi tiết kiệm

là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào NH thì được ngân hàng cấp cho một
quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo
khi đến ngân hàng để giao dịch. Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm khơng có kỳ hạn. Mục đích của loại tiền gửi này
của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi không kỳ hạn của các
doanh nghiệp. Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để
thanh tốn, chi trả trong kinh doanh.
2.1.3. Hoạt động tín dụng.
2.1.3.1. Khái niệm và hình thức tín dụng.
a) Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay. Giữa họ
có mối liên hệ với nhau thơng qua q trình vận động vốn tín dụng. Q trình
này được khái quát qua ba giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Cho vay (phân phối vốn tín dụng) Ở giai đoạn này vốn tiền
tệ hoặc vật tư, hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 6

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

– Giai đoạn 2: Sử dụng vốn đi vay Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng,
người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định.

Tuy nhiên người đi vay đó khơng có quyền sở hữu giá trị đó mà chỉ được quyền
sử dụng trong một thời gian nhất định.
– Giai đoạn 3: Sự hồn trả tín dụng + lãi suất
+ Sự hồn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín
dụng, phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
+ Sự hoàn trả này luôn luôn phải được bảo tồn về mặt giá trị và có phần
tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Vậy bản chất của tín dụng được thể hiện dưới
hình thức vận động của vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hồn trả nhằm mục đích
thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
b) Các hình thức tín dụng
– Căn cứ vào thời hạn tín dụng: TD ngắn hạn, TD trung hạn và dài hạn
– Căn cứ vào đối tượng tín dụng: TD vốn lưu động, TD vốn cố định
– Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: TD sản xuất và lưu thơng hàng hóa,
TD tiêu dùng.
– Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: TD thương mại, TD ngân
hàng, TD nhà nước
2.1.3.2. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng.
Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của NH, ta tiến hành phân tích
vài chỉ tiêu chính: DSCV, doanh số thu nợ, dư nợ, NQH dưới nhiều góc độ khác
nhau như căn cứ theo địa bàn, theo thời hạn và theo ngành nghề (lĩnh vực đầu
tư).
– Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu
hồi hay chưa thu hồi lại.
– Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không
phân biệt thời điểm cho vay.
– Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định
mà ngân hàng chưa thu hồi lại.
– Nợ quá hạn Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn. (Theo Điều 2 – Chương I Quy định chung Về phân loại nợ, trích lập và

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 7

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ


Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh



sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD
– ban hành theo QĐ 493/2005QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
NHNN)
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.
+ Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động.
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động =

x 100%
Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn mà Ngân hàng huy động được thì có
bao nhiêu đồng đem cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham gia vào
dư nợ ít. Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân
hàng.
+ Vòng quay vốn.
Doanh số thu nợ
Vịng quay vốn tín dụng (lần,%) =
Dư nợ bình qn

Trong đó dư nợ bình qn được tính theo cơng thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vịng quay
vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân
chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
+ Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Chỉ số này phản ánh họat động thu nợ của Ngân hàng với hoạt động
cho vay. Nó cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay
khơng. Nếu hệ số thu nợ cao thì khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh, hiệu
quả họat động của Ngân hàng là tốt. Ngược lại, nếu hệ số này thấp, điều đó cho
ta biết được nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng phản ánh kết quả họat
động của Ngân hàng là thấp.
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 8

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

+ Nợ quá hạn/Dư nợ

Nợ quá hạn
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ =

x 100 %
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân
hàng. Thơng thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng bình thường, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng
càng cao.
2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
2.1.4.1. Thu nhập.
– Thu từ hoạt động tín dụng: Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi (gửi vốn TW)
– Thu từ dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ
Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu
nhập, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng;
đồng thời có thể kiểm sốt được rủi ro trong kinh doanh.
2.1.4.2. Chi phí.
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh dean
với mo ng muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả
kinhdoanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại
(TM), dịch vụ (DV) nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh
nghiệp là doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN).
– Chi trả lãi tiền vay, tiền gửi
– Chi về dịch vụ
– Chi về tài sản, Chi quản lý, Chi khác
2.1.4.3. Lợi nhuận.
Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nói chung; nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu
nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt

động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Lợi nhuận = (Doanh thu – Chi phí) = (Tổng thu nhập – Tổng chi phí)

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 9

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

2.1.4.4. Hệ Thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
a) Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận.
– Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA)
Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của NH trong việc tạo ra thu nhập
(TN) từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu
quảkinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của
NH tốt, NH có cơ cấu tài sản hợp lý, NH có sự biến động linh hoạt giữa các hạng
mục trên tài sản trước những biến động của nền KT. Nếu ROA quá lớn, nhà phân
tích sẽ lo lắng vì rủi ro ln song hành với lợi nhuận. Vì vậy việc so sánh ROA
giữa các kỳ hạch tốn có thể rút ra ngun nhân thành công hoặc thất bại của
ngân hàng.
– Hệ số sử dụng tài sản (Tổng thu nhập/Tổng tài sản)
Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Nếu chì số
cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả,
tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
– Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản

Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đem lại tiền lãi, tức ngoại trừ tiền tại
quỹ và thiết bị máy móc – khơng thuộc tài sản sinh lời. Tỷ số này cho thấy cứ
một đồng tài sản sẽ mang lại cho NH bao nhiêu đồng có khả năng sinh lãi.
b) Chỉ tiêu về rủi ro.
Có nhiều loại lãi suất và rủi ro khác nhau tùy theo cách phân loại theo tiêu
chí nào, ở đây do phạm vi của đề tài mang tính tổng quát nên bài viết không đi
sâu vào từng chỉ tiêu cụ thể mà chỉ phân tích vài thơng số tiêu biểu.
- Lãi suất
Theo một nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp A. POIAL đã khẳng định:
“Lãi suất là một công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời lại là một
cơng cụ kiềm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay
khờ dại trong việc sử dụng chúng”. Thông thường khi muốn gửi tiền hay vay
tiền, khách hàng thường quan tâm đến hai loại lãi suất: Lãi suất huy động và Lãi
suất tín dụng.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 10

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

- Lãi suất tín dụng
Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay
phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý,
tháng. Về bản chất, lợi tức là một phần lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản

xuất vật chất mà người đi vay phải trả cho người cho vay theo mức đã sử dụng
trong quá trình sản xuất. Lợi tức là một phần lợi nhuận được biểu hiện ra bên
ngoài như “giá cả” của tiền tệ.
Hay Lãi suất tiền vay: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng
do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng. Về nguyên tắc, lãi suất tiền vay bình
quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình qn, và có sự phân biệt giữa các
khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức độ rủi ro khác nhau.
- Rủi ro
+ Khái niệm: Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu
đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong nền kinh tế thị trường, hầu như
hoạt động nào của NHTM đều có thể rủi ro. Rủi ro thường dẫn đến thiệt hại và
thua lỗ. Do vậy, nhận thức rõ rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu
hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi NH.
+ Phân loại: Có nhiều loại rủi ro khác nhau như Rủi ro tín dụng
(RRTD), Rủi ro ngoại hối, Rủi ro tỷ giá, Rủi ro lãi suất (RRLS), Rủi ro thanh
khoản …
+ Rủi ro tín dụng: là RR do một hoặc một nhóm khách hàng khơng thực
hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với NH. Hay nói cách khác, RRTD là RR
xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ
quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho NH một cách đầy đủ
cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho
NH bị phá sản. Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu
quả nặng nề nhất. Thông thường ở các nước nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu
nhập cho NH Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động
tín dụng mang lại thường chiếm từ 70 – 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng.
– Rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản
ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi hoặc người vay
tiền; liên quan đến khả năng ngân hàng bán lại chứng khốn mà khơng bị ảnh
GVHD: Phú Lệ Quyên


Trang 11

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

hưởng bởi sự biến động nghiêm trọng của giá cả hay nói cách khác là rủi ro làm
cho NH mất khả năng thanh tốn nếu khơng được giải quyết kịp thời.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin.
Thu thập số liệu thực tế tại Ngân hàng NN&PTNN Quận Cái Răng TPCT
qua:
- Bảng báo cáo tài chính.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá.
Phương pháp so sánh: xem tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.
+ Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu
kỳ gốc.
+ Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ
tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 12

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ





Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ– CHI NHÁNH QUẬN
CÁI RĂNG
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA QUẬN CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ
CẦN THƠ.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
- Ðông giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Tây giáp huyện Phong Ðiền.
- Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
- Bắc giáp quận Ninh Kiều.
Quận Cái Răng là đơn vị cửa ngõ của TP. Cần Thơ. Vị trí và tầm vóc của
quận Cái Răng đã được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của TP. Cần Thơ
trong tương lai. Quận Cái Răng được thành lập trực thuộc TP. Cần Thơ, gồm 7
đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba Láng, Trường Thành, Hưng Phú,
Hưng Thạnh, Tân Phú, Phú Thứ.
Quận cách TP. Cần Thơ 5Km về phía Nam, có quốc lộ đi qua, với diện tích
tự nhiên 6.253,4 ha, dân số là 77.292 người với 14.344 hộ dân.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Với vị thế cửa ngõ của thành phố Cần Thơ, Cái Răng mang dáng vẻ sôi
động của một quận đang trong thời kỳ đẩy mạnh đơ thị hố. Quận có hệ thống
giao thơng thuỷ, bộ khá đa dạng, có Khu công nghiệp Hưng Phú I và II cùng
mạng lưới chợ rộng khắp với chợ nổi Cái Răng sầm uất "trên bến dưới thuyền",...
Vượt lên những khó khăn do mới chia tách, Cái Răng đã khẳng định mình qua

những bước phát triển vững chắc và tự tin để xác lập vị thế của một quận công
nghiệp trong tương lai.
Quận Cái Răng được thành lập đầu năm 2004. Trong gần hai năm qua, ấn
tượng sâu sắc với những ai từng đặt chân tới đây chính là hệ thống kết cấu hạ
tầng và diện mạo đô thị ngày một khởi sắc, bắt nhịp với sức bật của một thành
phố trẻ. Những động thái đang diễn ra ở quận Cái Răng khơng nằm ngồi nỗ lực

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 13

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

khơi dậy và khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của địa phương,
tạo bước đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ 5 km đường bộ, với kết cấu hạ tầng khá
hoàn chỉnh, quận Cái Răng được xác định là cửa ngõ giao lưu của thành phố Cần
Thơ. Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 924 chạy xuyên suốt địa bàn quận tạo thành trục xương
sống trong giao thông đường bộ. Hệ thống giao thông đường thuỷ cũng khá
phong phú. Lợi thế về giao thông của Cái Răng càng được phát huy khi cầu Cần
Thơ hoàn thành và cảng quốc tế Cái Cui được cải tạo, nâng cấp.
Bên cạnh đó, 58.355 người trong độ tuổi lao động là nguồn lực quan trọng
của quận Cái Răng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Quận rất chú trọng
đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề để người lao động ngày càng
đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hố, hiện đại hố. Hàng năm, địa

phương cịn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần
Thơ, các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố, tạo cơ hội cho người lao động
địa phương được học tập, đào tạo nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Quận Cái Răng cịn có 02 (Khu cơng nghiệp Hưng Phú I và Hưng Phú II
với tổng diện tích 576 ha) trong 04 khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ. Hai
khu công nghiệp này đã thu hút 8 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 72 triệu
USD. Thành phố Cần Thơ cũng xác định quy hoạch Khu đô thị cảng công nghiệp
Nam Cần Thơ - Cái Răng với hàng loạt các hạng mục cơng trình quan trọng như:
bệnh viện đa khoa, khu tái định cư, trung tâm văn hố, thương mại, du lịch,...
Vượt lên những khó khăn, lúng túng bước đầu của một quận mới chia tách,
với quyết tâm phải giành thắng lợi ngay từ năm đầu, Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân
quận Cái Răng đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là hướng đột phá.
Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư
trên địa bàn, trên cơ sở những chính sách khuyến khích của thành phố, quận tiến
hành nghiên cứu và đề xuất với Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh một số
chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong
đó, quận đặc biệt chú trọng đến các vấn đề như: đền bù giải phóng mặt bằng, các
chính sách ưu đãi đầu tư. Đồng thời, quận còn chỉ đạo các cơ quan chức năng của
địa phương thường xuyên quan tâm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 14

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh


doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, từ đó có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc.
Đặc biệt, quận đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đưa bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính hoạt động theo mơ hình "một cửa"; niêm
yết cơng khai các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết từng loại hồ sơ, mức
thu phí, lệ phí tại các phịng, ban cấp quận và uỷ ban nhân dân các phường, qua
đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn.
Dấu ấn phát triển của Cái Răng còn được thể hiện qua những chuyển biến
tích cực về diện mạo đơ thị. Điều đó thể hiện những nỗ lực của Quận uỷ, Uỷ ban
nhân dân quận nhằm thực hiện đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế gắn với đẩy
mạnh tốc độ đơ thị hố theo hướng văn minh, hiện đại.
Điểm mấu chốt trong xây dựng kết cấu hạ tầng đơ thị là việc hồn thiện và
nâng cấp hệ thống giao thông đô thị. Trong năm, quận đã triển khai nhiều dự án
phát triển hệ thống giao thơng, trong đó nổi bật là tiến hành tráng nhựa tuyến
đường Trần Hưng Đạo nối dài đến đường Hàng Gịn (phường Lê Bình), tuyến
nối đường Lê Bình - Phú Thứ (giáp với tỉnh lộ 924), đường từ trung tâm quận
đến sông Ba Láng, cùng với việc vận động nhân dân xây dựng và nâng cấp các
tuyến giao thông nông thôn kết hợp với các tuyến đê bao chống lũ,... Trên cơ sở
sự kết hợp nhiều nguồn lực như nguồn vốn ngân sách của Trung ương, thành
phố, phát hành trái phiếu, đặc biệt là huy động sự đóng góp của nhân dân, quận
đã nâng cấp, sửa chữa, mở rộng và làm mới 94,73 km đường giao thông các loại
và thi cơng hồn thành đưa vào sử dụng 15 cây cầu. Với tổng kinh phí trên 36,6
tỷ đồng, trong đó phần đóng góp của nhân dân trên 28,4 tỷ đồng (theo giá cố định
năm 1994, nếu tính theo giá thị trường là 200 tỷ đồng), qua hình thức hiến hoa
màu, đất đai và sức lao động, Cái Răng trở thành mơ hình đột phá của thành phố
về huy động sức dân trong phát triển kết cấu hạ tầng.
Phát triển đô thị trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố cũng là quá
trình Cái Răng tự đổi mới. Trên hành trình vinh quang, nhưng cũng nhiều gian
nan, thử thách đó, bằng tiếng nói đồng thuận, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Cái Răng đã có sự khởi đầu tốt đẹp. Nỗ lực vươn lên bằng việc khơi dậy nội lực,

quận Cái Răng đang khẳng định vai trò quan trọng cùng với các ngành, các cấp

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 15

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng với sự kỳ
vọng của Trung ương và nhân dân cả nước.
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHNN&PTNT
QUẬN CÁI RĂNG.
3.2.1. Lịch sử hình thành.
NHNN & PTNT Quận Cái Răng nằm ngay vị trí trung tâm quận, là một
Ngân hàng TM quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông thôn, đối
tượng phục vụ chủ yếu là nông dân. NHNN & PTNT Quận Cái Răng được thành
lập theo quyết định 400/CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
nay là Thủ tướng chính phủ trên cơ sở bàn giao từ chi nhánh NHNN & PTNT
Quận Cái Răng.
Từ khi ra đời đến nay Ngân hàng đã và đang hoạt động từng bước đi lên và
đạt kết quả khả quan, và ln lấy chữ tín làm đầu. Ðến ngày 01/10/1996 đổi tên
là NHNN & PTNT Huyện Châu Thành và đến nay là NHNN & PTNT Quận Cái
Răng là một trong chín chi nhánh của NHNN & PTNT Tỉnh Cần Thơ và thuộc hệ
thống quản lý điều hành của NHNN & PTNT Việt Nam có tên quốc tế: VietNam
Bank for Argriculture viết tắt là VBA.

NHNN & PTNT Quận Cái Răng có trụ sở đặt tại 106/4 Võ Tánh, Quận Cái
Răng, TP. Cần Thơ.
3.2.2. Chức năng.
Trong cơ chế đổi mới nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nền kinh tế Quận Cái Răng cũng đang từng
bước phát triển theo xu hướng đổi mới chung của đất nước.
Trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của chính quyền nhân dân các cấp, nền
kinh tế Quận Cái Răng đang tăng trưởng nhanh chóng, thu nhập bình qn đầu
người tăng, đa dạng hóa nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều doanh nghiệp ra đời
và làm ăn có hiệu quả. Song song đó, nền kinh tế nông nghiệp cũng được quan
tâm đầu tư và ngày càng phát triển. Cái Răng là một quận tiếp cận gần nhất với
TP. Cần Thơ có cơ sở hạ tầng tương đối, tạo điều kiện và tiềm năng phát triển
phong phú cho nền kinh tế quận nhà nói riêng TP. Cần Thơ nói chung. Ðặc biệt
là nơng nghiệp nơng thơn Quận Cái Răng cũng là quận góp phần khơng nhỏ về
việc tăng sản lượng để TP. Cần Thơ đứng đầu cả nước về sản lượng lúa trong
GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 16

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

năm. Với tiềm năng phát triển lúa như thế thì sự ra đời của chi nhánh NHNN &
PTNT Quận Cái Răng là 1 tất yếu góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quận ngày
càng vững chắc và toàn diện.
Ðịa bàn hoạt động của NHNN & PTNT Quận Cái Răng thuộc địa giới quản

lý hành chính của UBND Quận Cái Răng. Theo đó Ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn cho
các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong quận, đặc biệt là nông nghiệp, nông
thôn, Ngân hàng cho nông dân vay vốn ngắn, trung hạn làm chi phí sản xuất, cải
tạo trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nơng
thơn góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đưa kinh tế Quận phát triển.
Các chương trình vay vốn của Ngân hàng chủ yếu hướng vào các thành
phần kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất, kinh doanh phát triển kinh
tế xã hội của quận. Mục tiêu của Ngân hàng là góp phần xóa đói giảm nghèo cho
nhân dân, cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Nhờ vào những nỗ lực
của Ngân hàng cùng với sự phấn đấu từ bản thân các hộ nông dân, từ năm 1993
đến nay đã có nhiều hộ nơng dân thốt khỏi khó khăn, đói nghèo, vươn lên làm
giàu, đời sống được nâng cao, phương tiện sinh hoạt gia đình được cải thiện, bộ
mặt nơng thơn được đổi mới sâu sắc.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 17

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY.
3.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Ngân hàng.
Giám đốc

Phó Giám đốc


P. Tổ chức
hành chính

Phịng
Kiểm sốt

Phịng
Kinh doanh

P. Kế toán
Kinh
doanh

Kho
quỹ

Kế
hoạch

Kế
toán

Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NHNN & PTNT
QUẬN CÁI RĂNG

3.3.2. Giám đốc.
- Là người điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng cũng là người quyết
định cuối cùng trong kinh doanh.
- Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các

phịng ban.
- Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng
lương hoặc trừ lương cán bộ cơng nhân viên trong đơn vị mình.
3.3.3. Phó Giám đốc.
Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động
trong lĩnh vực kế toán Ngân hàng.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 18

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ




Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

3.3.4. Phịng Kinh doanh.
Trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh: nhận đơn xin vay, thẩm định
duyệt cho vay để trình lên Ban giám đốc chịu trách nhiệm trong việc quản lý
đồng vốn và giám sát quá trình sử dụng đồng vốn của khách hàng.
3.3.5. Phịng Kế tốn và kho quỹ.
- Phịng kế tốn:
+ Có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý do Phịng tín dụng chuyển xuống,
lưu giữ hồ sơ và đồng thời thông báo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình
thu lãi, thu nợ ở từng địa bàn và trong toàn Ngân hàng.
+ Trực tiếp hạch toán và kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ theo
dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.
+ Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết

tốn cuối năm.
+ Có trách nhiệm kiểm sốt lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong
kho hàng, trong thu chi kho phát sinh.
- Tổ Ngân quỹ: bộ phận ngân quỹ có trách nhiệm với bộ phận kế tốn điều
chỉnh số liệu (nếu có sai sót) đồng thời giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng
vay, thu tiền lãi, tiền gốc của khách hàng trả nợ và tổ chức quản lý TS của đơn vị.
3.3.6. Phịng Kiểm sốt.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà
nước và điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh và tài chính đảm bảo an
tồn.
3.3.7. Phịng Tổ chức hành chính.
Gồm một Trưởng phịng và các nhân viên. Phịng này khơng có chức năng
kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều
hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến
công tác nhân sự và các cơng việc khác như: bảo vệ, văn thư…
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.
3.4.1. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng.
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn
bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp.

GVHD: Phú Lệ Quyên

Trang 19

SVTH: Nguyễn Văn Sĩ


×