Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện gò công tây, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN
--------------------------------------LÊ VĂN NHIỆM

LÊ VĂN NHIỆM

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN GỊ CƠNG
TÂY-TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

NĂM:
2019

Long An – Tháng 8 Năm 2019

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

-------------------------------------

LÊ VAN NHIỆM


TĂNG CƯỜNG KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN GỊ CƠNG TÂY-TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Tài chính ngân hàng
Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Ngọc Trung

Long An, Tháng 8 năm 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí khoa học
và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Tác giả

Lê Văn Nhiệm

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tại Kho bạc Nhà nước huyện Gị Cơng
Tây, Tỉnh Tiền Giang, tác giả đã nỗ lực, cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học
trong nhà trường để hoàn thành luận văn với tên đề tài: “Tăng cường kiểm soát

chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Gị Cơng Tây, Tỉnh
Tiền Giang”.
Để hồn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã truyền đạt những tri thức bổ ích, tạo
điều kiện giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập tại trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Kho
bạc Nhà nước Huyện Gị Cơng Tây, Tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên,
giúp tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn quy định của nhà trường.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng và đầu tư nhiều thời gian, trí lực cho nghiên cứu và
hồn thành luận văn; nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, thực hiện nghiên
cứu ở điều kiện khác cơ quan nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Rất mong được sự quan tâm đóng góp của q Thầy, Cơ giáo để luận văn được hồn
thiện hơn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Ngọc Trung, Thầy đã
tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Văn Nhiệm

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Ngân sách Nhà nước là nguồn lực tài chính trong phát triển nền kinh tế - Xã
hội của mổi quốc gia. Thự trạng của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế đang phát
triển ở mức độ thấp nên tạo ra giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chưa cao, nên
nguồn thu Ngân sách Nhà nước cịn nhiều hạn chế, thu khơng đũ chi, bội chi hằng
năm ở mức cao, thì kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nươc để đảm

bảo chi được đúng mục đích, đúng dự tốn, góp phần nâng cao hiệu quả KT-XH
của mỗi khoản chi là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Kho bạc Nhà Nước
với chức năng quan trọng là quản lý quỹ Ngân sách Nhà Nước càng phải quan tâm
và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ kiểm soát chi Ngân Sách Nhà Nước. Trong thời gian
qua kiểm sốt chí thường xun ngân sách nhà nước huyện Gị Cơng Tây tỉnh Tiền
Giang tuy đã thực hiện tốt nhiệm vụ, nhưng vẩn còn những điểm cần khắc phục để
tiết kiệm, chi đúng, chi đủ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước .
Qua nghiên cứu thực trạng Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước..
đối với đơn vị sử dụng ngân sách qua kho bạc nhà nước huyện Gị Cơng Tây cho
thấy Kho bạc Nhà nước hun Gị Cơng Tây cần tăng cường kiểm sốt chi thường
xun hơn nữa thơng qua những giải pháp cơ bản như : Đổi mới qui trình kiểm sốt
chi, Xây dựng phần mềm tin học quản lý tiếp nhận hồ sơ, đơn giản các thủ tuc, tăng
cường phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến ngân sách nhà nước và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực
Thực hiện những giải pháp trên một cách đầy đủ, đồng bộ và nghiêm túc sẽ
góp phần tiết kiệm và nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gị
Cơng Tây

iii


ABSTRACT
State Budget is a financial resource in developing Economy - Society as each of
nation. The real situation of economy in our country is a developing economy at low level,
thus its creating a value of Gross Domestic Product (GDP) is not high so that the State
Budget revenue is still limited and not enough spending, annual overspending are high level,
strictly control the state budget expenditures to ensure that the expenditures are made for the
right purpose and in the right estimation, contributing to improving the Socio - Economic
efficiency of each expenditure as a concern in great attention of the Party and the State. The
State Treasury with an important management function of the State Budget fund, must pay

more attention and do better the task of controlling to spend the State Budget. In the past
time, through the regular control of the State Budget in Go Cong Tay district, Tien Giang
province, although it has performed well its tasks, there are still points to be overcome to
save, properly and completely expenses to improve efficiency in using the state budget.
Through studying the status of controlling the state budget's regular expenditures ...
for the units, who are using the budget through the State Treasury of Go Cong Tay district, it
shows that the State Treasury of Go Cong Tay district should need to strengthen the control
of ordinary expenditures through more basic solutions such as: Renovating the process of
spending control, Building informatics software to manage the reception of documents,
simple procedures, strengthening coordination between these relative units to the State
Budget and improve the quality of human resources.
Implementing these solutions in a complete, synchronous and serious manner shall
contribute to saving and improving the state budget efficiency in Go Cong Tay district.

iv


MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. .viii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ........................................................................ .. ...ix
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Tính cấn thiết của đề tài: ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................... 2

5. Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................................... 3
6. Những đóng góp mới của luận văn:. ......................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................... 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:. ................................................................................. 4
9. Kết cấu luận văn:. ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN
1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nước: ....................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm : .......................................................................................................... 6
1.1.2. Kết cấu ngân sách nhà nước: ............................................................................... 6
1.2. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước .......................................................................... 8
1.2.1.Chức năng của Kho bạc Nhà nước ....................................................................... 8
1.2.2.Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước ........................................................................ 9
1.2.3.Vai trò của Kho bạc Nhà nước .......................................................................... 10
1.3. Chi thường xuyên: ................................................................................................. 11
1.3.1. Khái niệm: ......................................................................................................... 11
1.3.2. Nội dung ............................................................................................................ 11
1.3.3. Đặc điểm .......................................................................................................... 12
1.3.4. Vai trò .............................................................................................................. 13
1.3.5. Các nguyên tắc ................................................................................................ 13
v


1.4. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện: .................................................. 15
1.4.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện: ................................ 15
1.4.2. Nội dug kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện: .................................... 16
1.4.3. Qui trình kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách huyện: .................................. 19
1.5. Các nhân tố ảnh hửơng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện qua
Kho bạc Nhà nước Huyện Gị Cơng Tây .................................................................


20

1.5.1.Nhân tố khách quan: ........................................................................................... 20
1.5.2.Nhân tố chủ quan: ............................................................................................... 21
1.6. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của các Kho bạc Nhà nước
Huyện khác: ..................................................................................................................... 21
1.6.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước Thị xả Gị Cơng –Tiền Giang ................................................................................... 21
1.6.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước Bình Đại-Bến Tre ..................................................................................................... 23
1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước huyện Gị Cơng Tây

.. 25

Kết luận chương 1............................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN GỊ CƠNG TÂY TỈNH TIỀN
GIANG
2.1. Khái quát về kho bạc Nhà nước huyện Gò Công Tây- Tỉnh Tiền Giang: ....... 27
2.1.1 Khái quát về kho bạc Nhà nước Tỉnh Tiền Giang.............................................. 27
2.1.2. Khái quát về kho bạc Nhà nước Huyện Gị Cơng Tây ..................................... 28
2.2 Thực trạng về tình hình kiểm sốt chi thường xun của Kho bạc Nhà nước
Huyện Gị Cơng Tây Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 ....................................... 32
2.2.1.Tình hình kiểm sốt chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước huyện Gò Cơng
Tây Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 ........................................................

32

2.2.2. Khó khăn:. ......................................................................................................... 33
2.2.3. Quy trình kiểm sốt chi thường xun Ngân sách Huyện qua Kho bạc nhà nước

Huyện Gị Cơng Tây: ......................................................................................................... 35

vi


2.2.4. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Huyện qua Kho bạc nhà nước
Huyện Gị Cơng Tây: ......................................................................................................... 38
2.3. Phân tích thực trạng kiểm sốt chi thường xun ngân sách Huyện qua Kho
bạc Nhà nước huyện Gị Cơng Tây , giai đoạn 2016-2018 ......................................... 42
2.4. Đánh giá về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Gị Cơng
Tây..................................................................................................................................... 46
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 46
2.4.2. Những hạn chế: ................................................................................................. 47
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế: ....................................................................................... 51
Kết luận chương 2............................................................................................................ 57
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUN GỊ CƠNG TÂY
3.1. Định hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Huyện qua
Kho bạc Nhà nước .......................................................................................................... 58
3.1.1. Quan điểm ......................................................................................................... 58
3.1.2. Quan điểm-Mục tiêu phát triển.......................................................................... 58
3.1.3. Mục tiêu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Kho bạc Nhà nước huyện Gị
Cơng Tây ............................................................................................................

61

3.2. Giải pháp tăng cường kiểm sốt chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. 62
3.2.1. Tuân thủ qui trình kiểm sốt chi qua Kho bạc Nhà nước Huyện Gị Cơng Tây62
3.2.2. Xây dựng phần mềm quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chi với khách hàng tại

Kho bạc Nhà nước huyện Gị Cơng Tây .......................................................................... 65
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước huyện Gị Cơng
Tây ................................................................................................................................. 66
3.2.4. Tăng cường phối hợp với Cơ qua Tài Chính và Đơn vị sử dụng ngân sách trong
kiểm soát chi

........................................................................................................... 69

3.2.5. Tăng cường thanh tốn trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, mở
rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ................................................................................ 70
3.3 Kiến nghị . .............................................................................................................. 70

vii


3.3.1. Đối với Kho bạc Nhà nước Tỉnh Tiền Giang ................................................... 70
3.3.2. Đối với Ủy ban Nhân dân Huyện ...................................................................... 71
Kết luận chương 3............................................................................................................ 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 75

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Chữ viết tắt

Giải nghĩa


1

CQTC

Cơ quan Tài chính

2

CTNB

Chi tiêu nội bộ

3

ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

KBNN

Kho bạc Nhà nước


6

KT-XH

Kinh tế - xã hội

7

KSC

Kiểm soát chi

8

MLNSNN

Mục lục ngân sách nhà nước

9

NS

Ngân sách

10

NSNN

Ngân sách nhà nước


11

QLNN

Quản lý nhà nước

12

SDNS

Sử dụng ngân sách

13

SNCL

Sự nghiệp cơng lập

14

UBND

Ủy Ban nhân dân

15

VPHC

Vi phạm hành chính


16

NXB

Nhà xuất bản

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số thứ tự
2.1

2.2

2.3

2.4

Tên hàng
Tình hình xử phạt hành chính trong lĩnh vực chi thường xuyên
ngân sách huyện qua KBNN Gị Cơng Tây giai đoạn 2015-2017
Tình hình chi thường xun ngân sách huyện qua KBNN Gị
Cơng Tây giai đoạn 2015-2017
Tình hình chi thường xuyên ngân sách huyện theo nhóm mục
qua KBNN Gị Cơng Tây giai đoạn 2015-2017
Tình hình chi thường xuyên ngân sách huyện theo lĩnh vực kinh
tế qua KBNN Gị Cơng Tây giai đoạn 2015-2017


x


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài:
Chi ngân sách Nhà Nước (NSNN) là một công cụ quan trọng của chính sách tài
chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phịng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, việc tiết
kiệm một phần nhỏ trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Do
đó tăng cường kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một
nhu cầu có tính ngun tắc đối với các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách
(ĐVSDNS) . Thực hiện vai trò là cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, trong suốt q
trình triển khai thực hiện cơ chế kiểm sốt chi (KSC) NSNN, KBNN Gị Cơng Tây đã
khẳng định vị trí và chức năng của mình trong cơng tác quản lý quỹ NSNN. Tuy nhiên,
đứng trước yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 theo quyết định 225/QĐTTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, thì việc kiểm sốt chi NSNN qua KBNN
Gị Cơng Tây tỉnh Tiền Giang vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng
sử dụng ngân sách. Mặt khác, lý luận về cơ chế kiểm sốt chi NSNN nói chung và kiểm
sốt chi thường xuyên nói riêng trong nền kinh tế thị trường chưa được quan tâm thật sự
và đầy đủ để áp dụng cho cơng tác KSC hiện nay.
Cùng với q trình cải cách quản lý tài chính cơng, KBNN cũng đã không ngừng
tăng cường KSC cho phù hợp với các yêu cầu của cơng cuộc cải cách đó. Mặc dù vậy, so
với yêu cầu quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách hiện nay, thì KSC thường
xuyên NSNN đối với các đơn vị này vẫn bộc lộ những bất cập do cơ chế quản lý tài chính
mà Chính phủ cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) áp dụng đã và đang hướng
tới tự chủ cao. Chính vì vậy, KBNN phải tiếp tục tăng cường KSC thường xuyên NSNN
cho các đơn vị này sao cho vừa phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mới, vừa thúc đẩy,
hỗ trợ các đơn vị SDNS từng bước thực hiện tự chủ tài chính một cách bền vững. Mặt
khác, kể từ năm ngân sách 2017 Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, vấn
đề lập và phân bổ ngân sách cho các đơn vị SDNS từng bước phải hướng tới gắn với kết
quả thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, KBNN phải tiếp tục tăng cường KSC thường xuyên

NSNN đối với các đơn vị SDNS cho phù hợp

1


Nhận thức được tầm quan trọng trong việc kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà
nước nói chung và việc kiểm sốt chi thường xun ngân sách huyện Gị Cơng Tây nói
riêng, trong thực tế kiểm sốt chi vẫn cịn hình thức, máy móc, chưa chặc chẽ, chưa hiệu
quả, mà cịn cần phải Tăng cường hơn nữa cơng tác kiểm soát chi NSNN. Xuất phát từ
những lý do trên Tác giả quyết định chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Gị Cơng Tây-Tiền Giang”
để thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng và những tồn tại, hạn chế công tác kiểm sốt chi thường xun
NSNN qua KBNN Gị Cơng Tây thời gian qua, đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm
soát chi thường xun NSNN qua KBNN Gị Cơng Tây nhằm đáp ứng u cầu hiện đại
hóa cơng tác quản lý điều hành NSNN phù hợp với quá trình cải cách tài chính cơng.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng cường kiểm sốt chi thường
xun NSNN qua KBNN Gị Cơng Tây .
Đánh giá thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Gị Cơng Tây .
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KSC thường xun NSNN trên địa bàn huyện
Gị Cơng Tây.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường kiểm soát chi thường
xuyên NSNN trên địa bàn nghiên cứu. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN đối với
các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gị Cơng Tây này ngày càng
tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt đông KSC thường xuyên ngân sách huyện

qua KBNN huyện Gị Cơng Tây.
4.. Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Phạm vi về không gian, địa điểm:

2


Nghiên cứu về nội dung lý luận và thực tiễn về KSC thường xun ngân sách huyện
Gị Cơng Tây đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu được thực
hiện trên địa bàn huyện Gị Cơng Tây.
4.2 Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu KSC thường xuyên ngân sách huyện qua KBNN Huyện Gị Cơng Tây,
Tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn các năm từ 2016 đến 2018.
Thời gian thưc hiện đề tài từ tháng 11/2018 đến thang 6/2019
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Huyện Gị Cơng Tây trong thời
gian qua đã diễn biến như thế nào?
Những vấn đề hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó?
Những giải pháp chủ yếu gì cần phải tiến hành để tăng cường kiểm sốt chi thường
xun qua KBNN Huyện Gị Cơng Tây?
6- Những đóng góp mới của luận văn:
6.1 Đóng góp về phương diện khoa học
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN, nhất là KSC thường xuyên NSNN qua kho bạc cấp Huyện
6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn
Phân tích, đánh giá thực trạng KSC thường xun NSNN qua KBNN Gị Cơng
Tây. Từ đó, chỉ rõ những vấn đề hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Gị Cơng Tây.
Những quan điểm, giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong luận văn có thể được
vận dụng ngay vào thực tiễn KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Gị Cơng Tây,

để có chất lượng sử dụng NSNN một cách có hiệu quả nhất trong thời gian tới.
Luận văn là tài liệu tham khảo đối với học viên, sinh vie6nthuo65c nhóm ngành
kinh tế và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
7- Phương Pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các
phương pháp nghiên cứu đặc thù :
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

3


- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tích, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là một đề tài mang tính thời sự, nhất là trong giai
đoạn cải cách tài chính cơng. Do chi NS là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành,
lĩnh vực nên đến nay đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu bài viết liên quan đến đến lĩnh
vực này như:
Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang và Thạc sĩ Hà Xn Hồi có bài đăng trên mục nghiên
cứu và trao đổi của tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia ( 2010 ) nói về “ Tích hợp qui
trình kiểm sốt cam kết chi và qui trình KSC NSNN – Một yêu cầu chiến lược phát triển
KBNN” nhận định kiểm soát cam kết chi NSNN là việc thực hiện một khâu kiểm soát
quan trọng trong chu trình quản lý chi NSNN.
Ngồi ra cịn một số luận văn đề cập đến công tác KSC NSNN qua KBNN như:
Nghiên cứu của tác giả Đào Thị Thu Lĩnh (2017), Luận văn Thạc sĩ kinh tế về Tăng
cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ.
Tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên.
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Trần Quân (2017) Luận văn thạc sĩ kinh tế ngành quản

lý kinh tế; Đại Học Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh về
“Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
trên địa bàn Huyện Thạch Lập, Tỉnh Vĩnh Phúc”
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Ánh (2015) Luận văn thạc sĩ kinh tế và quản
trị kinh doanh. Tại trường Đại học Đà Nẳng về “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu”.
* Qua nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận,
tham khảo thực trạng và giải pháp, Từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp cho KBNN
Huyện Gị Cơng Tây về KSC thường xun, sự khác biệt của tác giả về mặt không gian
và thời gian. Đến nay đã có những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng tại KBNN
Huyện Gị Cơng Tây chưa có nghiên cứu nào về tăng cường KSC NSNN nên đề tài của
tác giả không trùng lắp.

4


9. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc
Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa
bàn huyện Gị Cơng Tây.
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN trên địa bàn huyện Gị Cơng Tây.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
HUYỆN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN

1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nước:
1.1.1 Khái niệm:
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm
trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thơng tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước"
được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về
ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách
nhà nước tùy theo các lĩnh vực nghiên cứu. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam số:
83/2015/QH13 đã được Quốc hội việt Nam thông qua ngày 25/6/2015 định nghĩa: Ngân
sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự tốn đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và
phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước trong các phương thức sản xuất của
cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự
tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển
của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn
vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
1.1.2 Kết cấu Ngân sách nhà nước:
* Thu NSNN: Thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào
ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ
thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong q trình Nhà nước
huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà
6


nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp

cho đối tượng nộp.
* Chi NSNN: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách
nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất
định.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập
trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách
nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ
cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
* Cân đối : cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài
khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và
địa bàn cụ thể.
Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân
sách nhà nước trong năm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là cơng cụ thực
hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu kinh tế-xã
hội.
Cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản
thu và khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ
thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước, đặc
biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Cân bằng thu chi ngân sách nhà nước chỉ là
tương đối chứ không thể đạt được mức tuyệt đối được, vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng
thái biến động. Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp. Bên cạnh đó,
cần phân bổ nguồn thu hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội giữa các địa
phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần
đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định ngân sách nhà nước.

7


Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu. Trong quá trình

cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách
nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa
ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở
phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách nhà nước
phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội.
1.2. Tổng quan về Kho Bạc Nhà Nước:
Hệ thống Kho Bạc trực thuộc Bộ tài chính (BTC) để quản lý quỹ NSNN và tài sản
quốc gia đã được HĐBT (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày
15/10/1998 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của BTC. Thực hiện Nghị định của
HĐBT, từ năm 1988 – 1989, BTC đã có đề án thành lập hệ thống KBNN và tiến hành thử
nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/1989); kết
quả cho thấy: việc quản lý quỹ NSNN tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung
nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi NSNN, trợ giúp đắc lực
cho Cơ quan tài chính (CQTC) và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều
hành NSNN, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn sắp
xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng có hiệu
quả. Trước tình hình đó, ngày 1/ 4/1990 Chính phủ ban hành quyết định 07/HĐBT thành
lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính.
1.2.1. Chức năng của Kho Bạc Nhà Nước
KBNN là tổ chức trực thuộc BTC, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định
tại quyết định số 235/2003/QĐ-TT ngày 13/11/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ, các văn
bản hướng dẫn của BTC và KBNN. KBNN có 2 chức năng cơ bản là:
- Quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ Tài Chính Nhà Nước và các quỹ khác
của nhà nước được giao quản lý.
- Huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công
trái và trái phiếu.

8



1.2.2 Nhiệm vụ của Kho Bạc Nhà Nước.
- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước.
+ Quản lý quỹ NSNN: KBNN có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của
nhà nước, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp.
+ Quản lý các quỹ tài chính khác của nhà nước:
• KBNN các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm sốt các quỹ dự trữ tài chính
của TW, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ tập trung của nhà nước và một
số quỹ TCNN khác.
• Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị,
cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Quản lý, kiểm sốt và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu,
ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức hạch tốn kế tốn NSNN và các quỹ tài chính khác của nhà nước. Để
thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ TCNN, KBNN các cấp tổ chức thực
hiện công tác hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do nhà nước giao. Trên
cơ sở các số liệu kế toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi NS cho CQTC
cùng các cấp và cơ quan nhà nước có quyền quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn: KBNN thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn như một ngân hàng.
- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển
+ Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bảo đảm bù đắp thiếu hụt ngân sách
và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
+ Nhu cầu về vốn cho Đầu tư phát triển từ NSNN ngày càng lớn đặc biệt là phát
triển cơ sở hạ tầng KT-XH. Thông qua phát hành công trái, trái phiếu huy động nguồn
vốn trong dân cư để đầu tư cho các chương trình, dự án lớn của nhà nước.

9



1.2.3 Vai trò của Kho bạc Nhà nước :
Đứng trên gốc độ trong thực tiễn KBNN là người xuất quỹ NS thì chi NSNN là
việc sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước, phát triển
KT-XH, cho an ninh quốc phòng, cho phúc lợi công cộng, cho an sinh theo các nhiệm vụ
mà NSNN phải trang trải bằng các hình thức tổ chức chi thích hợp nhằm qua đó đảm bảo
cho các khoản chi NS đáp ứng yêu cầu đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Do đó,
trong q trình thực hiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện được các vi phạm chính
sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanh tốn.
KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Vì vậy,
KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế,
bảo đảm đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của nhà nước. Cơng việc kiểm tra
đó được KBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi thường xuyên
NSNN trên các phương diện như dự toán NS được duyệt thẩm quyền chuẩn chi, chế độ,
tiêu chuẩn định mức chi của nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy cơ
quan, đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng kinh phí được NSNN cấp khơng đúng mục đích,
khơng có hiệu quả hoặc khơng đúng chế độ, chính sách của nhà nước thì KBNN từ chối
cấp phát, thanh tốn. Như vậy, trong q trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN không
thụ động thực hiện theo các lệnh của CQTC, hoặc đơn vị thụ hưởng NS một cách đơn
thuần. Ngược lại, KBNN hoạt động có tính độc lập tương đối, theo cơ chế tác động trở lại
đối với các cơ quan, đơn vị này. Thơng qua đó, KBNN có thể bảo đảm tính chặt chẽ trong
q trình sử dụng cơng quỹ nhà nước, đặc biệt trong khâu mua sắm, xây dựng, sữa chữa
… Chính vì vậy, khơng những đã hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thốt, tiêu cực mà
cịn bảo đảm cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm, có
hiệu quả. Đồng thời tham gia kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh tốn
góp phần chống tiêu cực, đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính, tiền tệ. Thơng qua
việc cấp phát, thanh tốn các khoản chi của NSNN, KBNN cịn tiến hành tổng hợp, phân
tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn, từng cấp NS và từng
khoản chi chủ yếu. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được,
những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân cùng với các cơ quan hữu quan phối hợp nghiên


10


cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi NSNN qua
Kho Bạc Nhà Nước.
1.3 Chi thường xuyên:
1.3.1 Khái niệm:
Chi thường xuyên là q trình phân phối, sử dụng nguồn lực Tài chính của Nhà nước
nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội
thuộc khu vực cơng, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự
nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng tin, thể dục thể thao, khoa
học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói tóm lại thì chi thường
xun của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu
chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế,
xã hội.
1.3.2 Nội dung:
1.3.2.1 Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của Nhà nước
Chi thường xuyên NSNN bao gồm 12 nội dung chi như sau:
Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hố thơng tin văn học
nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;

Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;
Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;

11


Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp;
Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2.2 Căn cứ theo mục đích kinh tế chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ
thể như sau:
+ Nhóm các khoản chi thanh tốn cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp lương;
học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có cơng
với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh tốn
khác cho cá nhân.
+ Nhóm các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ gồm: thanh tốn dịch vụ cơng cộng;
vật tư văn phịng; thơng tin tun truyền liên lạc; hội nghị; cơng tác phí; chi phí th
mướn; chi sửa chữa thường xun; chi phí nghiệp vụ chun mơn của từng ngành.
+ Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ
gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên mơn và các cơng trình cơ sở hạ tầng;
chi mua tài sản vơ hình; mua sắm tài sản dùng cho cơng tác chun mơn.
+ Nhóm các khoản chi thường xun khác gồm: các nhóm mục của 2 mục lục
Ngân sách nhà nước khơng nằm trong 3 nhóm mục trên và các mục từ mục 7750 đến mục
7950 thuộc khoản chi thường xuyên trong mục lục Ngân sách nhà nước.
1.3.3 Đặc điểm :
- Nguồn lực Tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ
tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ
kế hoạch.
- Việc sử dụng kinh phí thường xun được thực hiện thơng qua hai hình thức cấp
phát thanh toán và cấp tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của Ngân sách nhà nước,

việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người sự việc nên nó khơng làm
tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia.

12


- Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho
đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó khơng đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua
sự ổn định chính trị – xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Với đặc điểm trên cho thấy vai trị chi thường xun có ảnh hưởng rất
quan trọng đến đời sống KT-XH của một quốc gia.
1.3.4 Vai trị :
- Chi thường xun có vai trị quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN. Thông
qua chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để
thực hiện tốt chức năng QLNN; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xun cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc phân
phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt
mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng
tích lũy vốn NSNN để chi cho ĐTPT, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin
của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.
1.3.5. Các nguyên tắc:
1.3.5.1 Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên
một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt
được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi
trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với
các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo
dự toán.

1.3.5.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
Tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản
lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì ln có giới hạn nhưng nhu cầu thì khơng có giới
hạn. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó ln phải tính
tốn sao cho với chi phí ít nhất nhưng phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Mặt khác, do
13


×