Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu gỗ việt nam sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THU TRANG

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THU TRANG

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 8 310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Minh

XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn"Thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang
thị trƣờng Nhật Bản" là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tơi, các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 202
Tác giả

Nguyễn Thu Trang


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ .................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.1.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................... 5
1.1.2. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu.................................................... 11
1.2. Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ ..... 12

1.2.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu ............................................................ 12
1.2.2. Các hình thức xuất khẩu ........................................................................ 14
1.2.3. Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu .............................. 19
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ ............................... 25
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 28
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 28
2.2. Phương pháp phân tích thơng tin ............................................................. 29
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 29
2.2.2. Phương pháp phân tích thơng tin, số liệu.............................................. 30
2.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................................ 30
2.2.4. Phương pháp thống kê........................................................................... 30
CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM GỖ
VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG
NHẬT BẢN .................................................................................................... 31
3.1. Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam............................................. 31
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam ...... 31
3.1.2. Cơng nghệ, trình độ sản xuất ................................................................ 32


3.1.3. Năng lực cạnh tranh .............................................................................. 34
3.1.4 Phân tích chung kết quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời
gian qua ........................................................................................................... 36
3.2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản . 39
3.2.1. Đặc điểm thị trường gỗ Nhật Bản ......................................................... 39
3.2.2. Phân tích kết quả xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản .......................................................................................................... 46
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản .............................................................................................. 61
3.3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ..... 70
3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 70

3.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 71
3.3.3. Tồn tại ................................................................................................... 73
3.3.4. Thách thức ............................................................................................. 73
CHƢƠNG 4. BỐI CẢNH THỊ TRƢỜNG VÀ MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƢỜNG NHẬT BẢN ................................................................................. 75
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................... 75
4.1.1. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 75
4.1.2. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 76
4.2. Một số gợi ý nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản ......................................................................... 77
4.2.1. Giải pháp đối với nhà nước, các tổ chức, hiệp hội nông - lâm sản
Việt Nam......................................................................................................... 77
4.2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp...................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1


2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4 Giá trị và lượng dăm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản

52

5

Bảng 3.5 Giá trị và lượng viên nén xuất khẩu sang Nhật Bản

54

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8


Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015-1219
Một số thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẫm gỗ
Việt Nam trong năm 2017
Một số thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẫm gỗ
Việt Nam trong năm 2018

Giá trị và lượng ván sàn chưa lắp ghép xuất khẩu
sang Nhật Bản
Lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng sàn gỗ đã
lắp ghép từ Việt Nam sang Nhật Bản
Lượng và giá trị gỗ ghép xuất khẩu từ Việt Nam
sang Nhật Bản
Lượng và giá trị gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam
sang Nhật Bản
Giá trị xuất khẩu mặt hàng ghế ngồi từ Việt Nam

sang Nhật Bản
Giá trị xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ
khác từ Việt Nam sang Nhật Bản

i

Trang
46

47

49

55

55

56

57

57

59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT


Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3

Nội dung
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phầm gỗ
của Việt Nam trong năm 2018
Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo
thị trường
Giá trị dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo
thị trường

ii

Trang
51

53

53



DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình vẽ

Nội dung

1

Hình 2.1

Các bước tiến hành nghiên cứu

28

2

Hình 3.1

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các năm

37

3

Hình 3.2


Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các năm

38

iii

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với dân số là 126.140.000 người (ước lượng cuối năm 2019) và tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) tính đến cuối năm 2019 đạt 5,749 nghìn tỷ đơ la
Mỹ, Nhật Bản là một trong những cường quốc có nền kinh tế lớn mạnh trên
thế giới, đứng hạng tư toàn cầu cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Vì
vậy, đất nước Nhật Bản được coi là một trong những thị trường có sức mua
lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản, đặc biệt là
hàng thủ công mỹ nghệ (trong đó có các sản phẩm gỗ) đang ngày càng tăng
trong thời gian qua. Nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản mở ra nhiều triển vọng
mới cho các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có Việt Nam. Thị trường
nhập khẩu sản phẩm gỗ nội thất tiềm năng Nhật Bản có các sản phẩm mà
doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác như đồ nội thất dùng trong phòng
ngủ, phòng khách và phòng ăn. Tuy nhiên, mặc dù đây là một trong những thị
trường nhập khẩu triển vọng các sản phẩm gỗ của nước ta nhưng tổng kim
ngạch xuất khẩu lại chưa cao và chưa xứng với tiềm năng trong nước. Bên
cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất sản
phẩm, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp cịn yếu, trình độ lao
động chưa cao… cộng với thách thức về cạnh tranh tương đối gay gắt trong
việc giành lấy thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc,

Đài Loan, Thái Lan….
Vì thế, nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu
các sản phẩm gỗ sang Nhật Bản lúc này mang tính cấp bách và vơ cùng thiết
thực, khơng những thế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất
khẩu sản phẩm gỗ cũng như lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó,

1


tôi đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam có được cái nhìn tổng qt về ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất
khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, từ đó nghiên cứu các giải pháp vào
điều kiện thực tiễn để giải quyết khó khăn, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và
chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Câu hỏi 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam?
- Câu hỏi 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật
Bản trong thời gian qua?
- Câu hỏi 3: Ngành sản xuất gỗ Việt Nam cần có giải pháp gì để tận
dụng được cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là cần phải tìm ra các nhân tố chính
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong q
trình phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung,
thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói
riêng trong giai đoạn 2015 - 2019. Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu

sản phẩm gỗ của Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp cho Nhà nước
và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành thực hiện một số nhiệm
vụ sau đây:

2


- Hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng của bài nghiên cứu là xuất khẩu sản phẩm gỗ và các sản
phẩm từ gỗ của Việt Nam.
- Khách thể nghiên cứu là Thực trạng và giải pháp các vấn đề xung
quanh có ảnh hưởng tới thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
- Không gian nghiên cứu là thị trường Nhật Bản.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Phạm vi không gian: thị trường Nhật Bản
b. Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2015 – 2019
c. Phạm vi nội dung:
- Theo Điều 2 Quyết định số 664-TTg ngày 18/10/1995 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản, cấm xuất khẩu các loại
gỗ lâm sản và sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản sau đây:
+ Các loại gỗ, lâm sản và sản phẩm chế biến từ các loại gỗ, lâm sản

thuộc nhóm IA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT
ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
+ Gỗ trịn các loại ở mọi quy cách kích thước cịn ngun vỏ, đã bóc vỏ
hay đã bào.
+ Gỗ xẻ các loại ở mọi quy cách kích thước chưa bào hoặc đã bào
phẳng các mặt.
+ Gỗ bóc làm nguyên liệu sản xuất ván dán.

3


+ Song và mây nguyên liệu.
+ Củi gỗ và than hầm từ gỗ hoặc củi gỗ.
+ Ván sàn tinh chế thuộc nhóm gỗ IA, IIA trong danh mục ban hành
kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) và ván sàn sơ chế thuộc các nhóm gỗ khác.
+ Các loại sản phẩm, bán sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên liệu như: xà
điện, tà vẹt, cột gỗ các loại (cột điện, cột nhà, cột buồm...), khung cửa ra vào,
khung cửa sổ, quan tài các loại (trừ quan tài làm bằng ván nhân tạo), thùng, bệ
xe ô tô các loại, kệ kho, cốp pha, palét, nhà tiền chế, phôi sản phẩm...
Do đó, trong luận văn này sẽ thống nhất cách hiểu khi nghiên cứu về
thực trạng xuất khẩu gỗ Việt Nam là nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu sản
phẩm gỗ Việt Nam.
- Luận văn có đề cập đến thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam nói chung, tuy nhiên trong khn khổ bài nghiên cứu sẽ trình bày chính
về tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Nguyên nhân chính là luận văn đang muốn đề ra một số giải pháp góp phần
thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn có 4 chương bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xuất
khẩu sản phẩm gỗ
Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tổng quan về ngành chế biến sản phẩm gỗ và thực trạng
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản
Chương 4: Bối cảnh thị trường và một số gợi ý nhằm thúc đẩy xuất
khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tài liệu
Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay đã có rất nhiều báo
cáo, tạp chí nghiên cứu về thực trạng và đưa ra những góp ý nhằm thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Có thể khái quát
một số tài liệu như sau:
- Nguyễn Duy Nghĩa (2012), Xuất khẩu sản phẩm gỗ - gỡ thế nào,
Thương mại số 15/2012
Tác giả đã chỉ ra sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu sản phẩm gỗ
trong một thập kỉ từ năm 2000-2010, nhưng chính từ sự tăng trưởng đó lại
phát hiện những điều bất lợi của xuất khẩu sản phẩm gỗ. Mục tiêu nghiên cứu
của tác giả là qua phân tích những yếu tố bất lợi trên chỉ ra được một số biện
pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm
gỗ trong thời gian tới.
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, dựa trên những đặc điểm, thực trạng xuất khẩu, chính sách phát triển của
ngành để đưa ra được một cái nhìn tổng quát về các điểm yếu trong sản xuất

gỗ xuất khẩu của Việt Nam, từ đó chỉ ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm ngành này. Bên cạnh những điểm đạt được, bài nghiên
cứu còn gặp hạn chế về mặt nội dung, ít có số liệu thực tế.
- Phương Ngọc Minh (Tháng 3/2013), Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Thuế Nhà nước
Nghiên cứu đã cập nhật thông tin kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và
các sản phẩm từ gỗ tăng tương đối nhanh qua các năm. Mục tiêu của bài viết

5


là phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, so sánh với các
thị trường khác trên thế giới. Từ các số liệu thu được, tác giả chỉ ra rằng tuy
đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng về xuất khẩu sản phẩm gỗ và các sản
phẩm gỗ vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu tại bàn, đây là phương pháp tổng hợp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ
cấp liên quan đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ
năm 2003 đến năm 2012. Với bài nghiên cứu của mình, tác giả đã thu được
kết quả nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam,
những khó khăn gặp phải và những giải pháp tháo dỡ cho bài toán ngày càng
khó khăn này.
- Các tác giả Vũ Thu Hương, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương
(2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – Cơ hội và thách
thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Tạp chí khoa học và
cơng nghệ lâm nghiệp
Qua giới thiệu khái quát về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), thực trạng ngành cơng nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, các tác giả
đã nghiên cứu tìm hiểu những cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp
chế biến gỗ Việt Nam. Đây là việc hết sức cần thiết, góp phần nhận diện

những lợi ích và khó khăn mà TPP sẽ mang lại cho ngành chế biến gỗ.
Trong bài nghiên cứu của mình, nhóm tác giả sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng, phân tích cơ hội và thách
thức của ngành công nghiệp chế biến gỗ khi Việt Nam gia nhập TPP thông
qua các bảng và biểu đồ. Bài viết sử dụng số liệu về phân loại doanh nghiệp
chế biến gỗ, tình hình phân bổ doanh nghiệp chế biến gỗ, tình hình nhập khẩu
nguyên liệu gỗ, xuất khẩu sản phẩm gỗ…của Tổng cục Thống kê, Tổng cục
Hải quan, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
6


- Phương Ngọc Minh (2015), Xuất khẩu sản phẩm gỗ hướng tới mốc 6,8
tỷ USD, Thuế Nhà nước
Bài nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ năm 2014 ở mức khá cao, dự đốn khả năng năm 2015 có thể
theo hai kịch bản. Từ những số liệu thu được, tác giả lý giải nguyên nhân
khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt được quy mô lớn và tăng trưởng cao
gần như liên tục là do hiệu ứng tích cực từ nguyên liệu đầu vào.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu tại bàn, đây là phương pháp tổng hợp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ
cấp liên quan đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm
2014-2015 của Tổng cục Thống kê. Bên cạnh những kết quả thu được, bài
nghiên cứu còn tồn tại hạn chế về phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
chỉ là trong 02 năm 2014-2015.
- Lê Tuấn Lộc (2017), Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản:
Thực trạng và xu hướng, Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ tập 20
Sử dụng lý thuyết lợi thế so sánh, các mơ hình đánh giá quan hệ thương
mại và số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, nghiên cứu đã làm rõ quan hệ
thương mại của Việt Nam với Nhật Bản trong giai đoạn 2001 - 2015. Nhật

Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu
liên tục tăng với cán cân thương mại khá cân bằng.
Qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa, đo
lường dựa vào các số liệu thu thập được; phương pháp tổng hợp kế thừa, thu
thập các tài liệu thứ cấp liên quan, bài nghiên cứu cho thấy cường độ thương
mại của Việt Nam với Nhật Bản cao phản ảnh tầm quan trọng của Nhật Bản
đối với Việt Nam trong thương mai quốc tế. Thương mại của 2 nước có xu
hướng thương mại liên ngành, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sản phẩm
có lợi thế so sánh gồm các sản phẩm liên quan tới nông sản, sử dụng nhiều lao

7


động, trong khi Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam sản phẩm máy móc thiết
bị và nguyên liệu đầu vào. Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản
tiếp tục phát triển trong những năm tới nhờ mối quan hệ chính trị, kinh tế và
đầu tư liên tục được củng cố giữa 2 nước.
- PGS.TS. Trần Việt Lâm (2017), Chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Tạp chí Công thương
Nghiên cứu đã giới thiệu những khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị toàn
cầu sản phẩm đồ gỗ mà chủ yếu là xem xét 4 mắt xích chính trong chuỗi giá
trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam (cung ứng nguyên vật liệu, sản
xuất, tiêu thụ và tái chế sau tiêu dung), từ đó khái quát được những thách thức
đối với chuỗi giá trị toàn cầu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế, đưa ra một số kiến nghị cho các doanh nghiệp cũng như Nhà
nước để phát triển bền vững sản phẩm đồ gỗ.
Điểm đặc biệt của nghiên cứu là đã sơ bộ đưa ra được những khó khăn
của xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam dựa trên phân tích chuỗi giá trị tồn
cầu. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu
định tính, tác giả sử dụng các mơ tả định tính để liệt kê và phân tích khái niệm

giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu. Bên cạnh kết quả thu
được, bài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế về mặt nội dung nghiên cứu, chưa
đưa ra được những tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ nếu
như doanh nghiệp và chính phủ khơng đáp ứng và thích nghi được những đặc
điểm của chuỗi giá trị này.
- Nguyễn Thanh Sơn – Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (2018),
Bàn về xu hướng phát triển của ngành cơng nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu,
Tạp chí Tài chính
Bài nghiên cứu đã cập nhật thơng tin kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
và các sản phẩm từ gỗ tăng tương đối nhanh trong giai đoạn từ năm 20152017, chỉ ra khó khăn do thay đổi diễn ra tại các thị trường xuất khẩu, nhất là
8


đối với 4 thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với các doanh nghiệp và cơ
quan chức năng Việt Nam để phát huy tối đa các lợi thế của ngành công
nghiệp gỗ chế biến xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của ngành.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu tại bàn, đây là phương pháp tổng hợp kế thừa để thu thập các tài liệu thứ
cấp liên quan đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm
2015-2017 từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Bên cạnh những kết
quả thu được, bài nghiên cứu còn tồn tại hạn chế về phạm vi nghiên cứu, thời
gian nghiên cứu chỉ là trong 03 năm 2015-2017.
- Các tác giả Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy (2019), Giảm
rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam
Nghiên cứu này được công bố tại Hội thảo “Thực trạng xuất nhập khẩu
và chuyển dịch đầu tư ngành gỗ” được tổ chức vào ngày 8/11/2019 tại Hà
Nội, cập nhật tình hình xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến
hết tháng 9/2019 và chỉ ra những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành. Mục tiêu của bài nghiên cứu là đưa ra một số kiến nghị chính sách

nhằm giảm thiểu các rủi ro này, góp phần giúp ngành phát triển bền vững.
Một số thông tin trong bài là các thông tin ban đầu, giúp định vị các rủi ro.
Trong tương lai cần có các nghiên cứu chi tiết nhằm xác định chính xác loại
hình và quy mô rủi ro.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa,
đo lường dựa vào các số liệu thu thập được về tình hình xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu xuất nhập khẩu
của Tổng cục Hải quan Việt Nam và thông tin chia sẻ từ một số doanh nghiệp
và chuyên gia trong ngành gỗ.
- Các tác giả Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm (2019), Việt

9


Nam xuất khẩu dăm gỗ: Thực trạng và thay đổi về chính sách
Bài nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo: “Tác động của cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt: Chuyển dịch đầu tư nước
ngoài, cơ hội và rủi ro trong xuất nhập khẩu” được tổ chức ngày 21/6/2019
tại Hà Nội, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ
và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội chế biến Gỗ tỉnh Bình
Dương (BIFA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ
chức FOREST TRENDS.
Nghiên cứu này có mục tiêu cung cấp thơng tin đầu vào về thực trạng
sản xuất và xuất khẩu dăm cho các bộ ngành liên quan, trong bối cảnh Chính
phủ đang cân nhắc khả năng tăng thuế xuất khẩu dăm trong thời gian tới. Số
liệu thống kê sử dụng trong bài được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Tổng Cục
Hải Quan Việt Nam, số liệu tổng hợp của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế
(ITC). Các số liệu thống kê này giúp tìm hiểu sự phát triển của ngành dăm,
thay đổi của thị trường xuất khẩu và tác động đến ngành dăm của Việt Nam,
đặc biệt là những diễn biến gần đây của thị trường xuất khẩu dăm toàn cầu.

Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp nguồn số liệu thống kê và thông tin thu thập
từ phiếu khảo sát 17 doanh nghiệp ngành dăm được thực hiện trong tháng
06/2019, từ đó xác định một số khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, và
quan điểm của các doanh nghiệp về dự định tăng thuế xuất khẩu dăm của
Chính phủ nhằm hạn chế xuất khẩu dăm tạo gỗ lớn cho ngành chế biến đồ gỗ.
- Phan Thị Thu Hiền (2020), Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Góc nhìn từ chuỗi gía trị sản phẩm, Tạp
chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương
Bài viết phân tích và lý giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí
xuất khẩu cao của ngành chế biến gỗ, điều này cản trở hiệu quả hoạt động
xuất khẩu mặc dù Việt Nam đang sở hữu lợi thế cạnh tranh về nguồn cung gỗ

10


rừng trồng và giá nhân công thấp. Thời gian tới khi những lợi thế trên không
thể khai thác hơn nữa, Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết
những vấn đề tồn tại của ngành về nguồn cung gỗ nguyên liệu, chi phí vận tải
và giao nhận cũng như tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại đối với hoạt
động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với công cụ cơ bản là
tổng hợp số liệu, thống kê nhằm dự báo việc gia tăng chi phí xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Số liệu và thông tin trong bài
viết được thu thập, xử lý và phân tích từ cơ sở dữ liệu thống kê thương mại
hàng hoá của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, khảo sát online đối với doanh
nghiệp và phỏng vấn trực tiếp các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức
nghiên cứu, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
1.1.2. Đánh giá chung về tổng quan tài liệu
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tăng
trưởng tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngành vẫn còn đang đối mặt

với nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế do nhiều lý do như diễn biến phức
tạp của dịch Covid-19 dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới tồn cầu; chính
sách tự cung, tự cấp, hạn chế nhập khẩu của các quốc gia; tiêu chuẩn kỹ thuật
và rào cản thương mại của các nước nhập khẩu; cũng như các mối quan hệ
thương mại giữa các quốc gia.
Bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp
nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp tổng
hợp kế thừa qua 10 nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này, có thể thấy bức
tranh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam một cách rõ nét qua các con
số thống kê qua các năm từ 2012-2019, các yếu tố biến động về điều kiện
kinh tế thị trường, chính sách của nước nhập khẩu, sự cạnh tranh giữa các thị
trường. Từ đây đưa ra một vài gợi ý góp phần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm

11


gỗ Việt Nam một cách bền vững hơn trong tương lai.
Bên cạnh kết quả thu được, các bài nghiên cứu còn tồn tại khoảng trống
nghiên cứu khi chưa chỉ ra được một cách cụ thể những khó khăn mà ngành
gỗ Việt Nam đang gặp phải như thiếu hụt nguyên liệu, thiếu vốn, năng lực
doanh nghiệp … dẫn đến kim ngạch xuất khẩu chưa cao, chưa xứng với tiềm
năng trong nước hiện có; hạn chế về mặt phạm vi nghiên cứu như thị trường
nhập khẩu gỗ chỉ giới hạn ở một vài thị trường (chưa phân tích được hết tất cả
các thị trường); hạn chế về thời gian nghiên cứu (trong giai đoạn nhất định);
hạn chế về mặt nội dung (chưa thể hiện được hết các nguyên nhân dẫn đến
những khó khăn thách thức đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ)...
1.2. Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ
1.2.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Xuất phát từ những khác biệt về điều kiện địa lý, khí hậu, phong tục tập
quán; khác biệt về trình độ phát triển sản xuất hàng hố, nhu cầu phong phú

đa dạng của mọi tầng lớp dân cư; khác biệt về sự phát triển kinh tế của các
quốc gia trên thế giới… nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hóa ngày nay khơng
chỉ diễn ra trong nội bộ một quốc gia mà còn ra khỏi biên giới quốc gia, lan
rộng ra phạm vi tồn thế giới. Có thể thấy thương mại quốc tế trong xu hướng
khu vực hóa và tồn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc phát triển kinh tế một quốc gia, khu vực và toàn cầu, mà
trong đó xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường quốc tế ít rủi ro và chi
phí nhất, đặc biệt đối với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang
phát triển. Vậy khái niệm xuất khẩu là gì?
Chúng ta vẫn hay hiểu nơm na xuất khẩu là bán hàng hóa trong nước ra
nước ngồi. Tuy nhiên, để hiểu xuất khẩu hàng hóa là gì một cách quy chuẩn
hơn có thể dựa vào hai định nghĩa sau:
Thứ nhất, xuất khẩu (hay còn gọi là xuất cảng) là việc bán hàng hóa hoặc
dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác. Đây không phải là hoạt
12


động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát
quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích thu lợi
nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia… Mở rộng xuất khẩu
tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất
khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết
công ăn việc làm.
Thứ hai, theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam
2005 thì khái niệm xuất khẩu mang tính vĩ mơ hơn: “Xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật”.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc bán hàng hóa
và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức

thanh toán. Chẳng hạn Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, sử dụng đồng
tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này USD là ngoại tệ đối với Việt
Nam nhưng là đồng tiền nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất
khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, và cũng thành tốn bằng USD thì đồng USD
ở đây là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu. Mục đích của
hoạt động xuất khẩu là khai thác được điểm mạnh của từng quốc gia trong
phân công lao động quốc tế và nếu việc trao đổi hàng hóa đều có lợi cho các
nước tham gia thì các quốc gia đều sẽ tích cực tham gia mở rộng hoạt động
này. Tuy nhiên, xuất khẩu có những nét riêng phức tạp hơn các hoạt động bán
hàng trong nước vì phải giao dịch với nhiều đối tượng ở các quốc gia khác
nhau, thị trường rộng lớn, đồng tiền thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ, hàng
hóa vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân
thủ theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương khác nhau. Do đó, hoạt
động này có thể gây thiệt hại lớn vì phải đối đầu với hệ thống kinh tế khác từ

13


bên ngồi mà các chủ thể trong nước khơng dễ dàng khống chế được. Ngoài
ra, một số hạn chế khác của hoạt động xuất khẩu có thể kể đến là cạnh tranh
dẫn đến tình trạng tranh giành mua hàng xuất khẩu và cạnh tranh dẫn đến
thơn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp không lành
mạnh nhằm mục đích phá hoại, cản trở cơng việc của nhau.
Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu
tiên của một doanh nghiệp và được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh
vực phân phối và lưu thơng hàng hóa của một q trình tái sản xuất mở rộng,
nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng giữa quốc gia này với quốc gia
khác. Hoạt động này được thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều
tra thị trường, lựa chọn hàng hóa xuất khẩu, đối tác giao dịch, các bước tiến

hành đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi
hàng hóa chuyển đến cảng bàn giao quyền sở hữu cho người mua, hồn thành
các khâu thanh tốn. Mỗi bước này đều đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên
cứu đầy đủ kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm
bắt những lợi thế nhằm đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất.
1.2.2. Các hình thức xuất khẩu
1.2.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu thơng dụng hàng
đầu hiện nay, trong đó đơn vị kinh doanh mua hang của các đơn vị sản xuất
trong nước để xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại
thương để bàn bạc thảo luận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch
khác. Các bước được thực hiện như sau:
- Kí hợp đồng nội: doanh nghiệp mua và trả tiền cho các đơn vị sản xuất
trong nước.
- Kí hợp đồng ngoại: doanh nghiệp giao hàng và thanh toán tiền hàng với
bên nước ngoài .
Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải tuân thủ và phù hợp với luật lệ của
14


từng quốc gia cũng như đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế. Theo
đó, các doanh nghiệp ngoại thương có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất ra mặt
hàng hoặc là công ty thương mại tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị
sản xuất trong nước sau đó bán các sản phẩm này cho khách hàng nước ngồi.
Ưu điểm: Với vai trị là đơn vị bán hàng trực tiếp, các đơn vị kinh doanh
xuất khẩu khi áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ được chủ động trong
kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá
cả, mẫu mã để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Lợi nhuận của họ khi
áp dụng hình thức này thường cao hơn các hình thức khác do giảm bớt được
các khâu trung gian; thương hiệu sẽ có tính chính danh, khẳng định được vị

thế doanh nghiệp. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp
đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Nhược điểm: Hình thức này địi hỏi doanh nghiệp phải chi một số vốn
khá lớn và có thể gặp nhiều rủi ro. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
chỉ nên áp dụng xuất khẩu trực tiếp trong trường hợp có quy mơ lớn, vốn
nhiều, kinh nghiệm lâu năm.
1.2.2.2. Xuất khẩu gián tiếp
Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá qua các trung gian
thương mại (đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu, công ty kinh doanh xuất
nhập khẩu). Trung gian thương mại sẽ nhận được một khoản tiền nhất định và
đứng ra thực hiện hợp đồng ngoại thương trên danh nghĩa của mình.
Ưu điểm: Trung gian giúp cho đơn vị xuất khẩu tiết kiệm được thời
gian, chi phí, giảm bớt nhiều khâu liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa. Ngồi
ra trung gian có thể giúp đơn vị xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung
hạn bởi vì trung gian có quan hệ với công ty giao nhận vận tải, ngân hàng…
Nhược điểm: Lợi nhuận của doanh nghiệp bị chia sẻ do tốn chi phí,
đơn vị xuất khẩu mất mối liên hệ trực tiếp với thị trường, thông tin nhiều
khi không được truyền tải chính xác và phải đáp ứng các yêu cầu của bên
15


trung gian.
1.2.2.3. Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị có hàng xuất khẩu được gọi
là bên ủy thác giao cho đơn vị xuất khẩu được gọi là bên nhận ủy thác tiến
hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định trên danh nghĩa của mình
(bên nhận ủy thác), nhưng với chi phí của bên ủy thác. Để thực hiện được
hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy
thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu,
triển khai làm các thủ tục giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài

thay cho chủ hàng và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã
ủy thác xuất khẩu. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận ủy thác chính là tiền
thù lao trả cho đại lý. Theo điều 21 Nghị định 64 - HĐBT, chi phí ủy thác
xuất khẩu khơng cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu
theo điều kiện FOB của Việt Nam.
Ưu điểm: Công ty ủy thác xuất khẩu không cần phải bỏ vốn vào kinh
doanh, tránh được rủi ro trong khi vẫn thu về một khoản lợi nhuận là hoa
hồng cho xuất khẩu. Do chỉ thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu nên giảm
chi phí cho hoạt động kinh doanh của cơng ty. Thơng thường, các doanh
nghiệp chưa có đủ thơng tin cần thiết về thị trường nước ngồi, hay có quy
mơ kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản thủ tục,
quy định nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này. Các doanh nghiệp có
thể xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) thông qua công ty thương mại xuất khẩu, nhà
xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu, hay qua một hãng
khác xuất khẩu theo kênh Marketing của họ…
Nhược điểm: Do doanh nghiệp không phải bỏ vốn thực hiện sản xuất
kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp, khơng đảm bảo tính chủ động trong
kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị giới hạn vì doanh nghiệp khơng có

16


liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng.
1.2.2.4. Gia công hàng xuất khẩu
Gia công hàng xuất khẩu là hình thức xuất khẩu đang có xu hướng phát
triển mạnh mẽ gần đây. Với loại hình này, cơng ty trong nước sẽ đóng vai trị
như đơn vị gia công. Cụ thể họ sẽ nhận tư liệu sản xuất từ nước ngồi như
máy móc, ngun vật liệu sau đó sẽ dựa vào đơn đặt hàng để sản xuất hàng
hóa theo yêu cầu. Số lượng hàng được sản xuất ra sẽ căn cứ chỉ định của
người đặt hàng mà xuất khẩu ra nước ngoài.

Ưu điểm: Thị trường tiêu thụ có sẵn, khơng cần bỏ nhiều chi phí cho
hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu. Vốn đầu tư cho sản xuất ít, được học hỏi
kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì đa dạng. Hình thức gia cơng xuất
khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc gia có nguồn lao
động dồi dào giá rẻ áp dụng. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận
những cơng nghệ mới mà cịn mang lại cơ hội việc làm cho người lao động.
Nhược điểm: Tính bị động cao, phụ thuộc chủ yếu vào phía đặt gia
cơng. Nhiều trường hợp bên phía nước ngồi lợi dụng hình thức gia cơng này
để bán máy móc thiết bị cũ, lạc hậu vào nước nhận gia công làm giảm hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ra ô nhiễm môi trường.
Ngồi những hình thức phổ biến như trên, hiện nay, với mục tiêu kinh
doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro thì các doanh nghiệp ngoại
thương cịn có thể lựa chọn các hình thức xuất khẩu khác như sau:
1.2.2.5. Tạm nhập, tái xuất
Với tạm nhập, tái xuất, nước chủ nhà chỉ được xem là nơi “quá giang”
gửi hàng tạm. Hàng hóa chỉ được nhập vào lãnh thổ một thời gian trước khi
xuất sang nước thứ ba.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, hình thức tạm nhập, tái xuất
hàng hóa là việc hàng hố được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
17


×