Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.7 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh tế thị trường hội nhập ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển
không thể tách khỏi kinh tế quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành yếu tố
khách quan và được xem là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia và
đồng thời là một thách thức không nhỏ đối với những quốc gia đang phát triển và các
quốc gia chậm phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với
kinh tế thế giới thông qua con đường xuất nhập khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và
hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự
phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Mỹ,
vì thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới cho nên đây sẽ là thị trường
chiến lược giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng tốc độ phát triển
trong những năm tới.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu thực trạng
hoạt động xuất khẩu các ngành chủ lực của Việt Nam, đánh giá đúng những thuận lợi
và khó khăn cho hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ từ đó ra các giải pháp để các
doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào thị trường này khi mà hai nước
dành cho nhau quy chế Tối Huệ Quốc.
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có tốc độ tăng
khá nhanh và chủng loại hàng hoá của các doanh nghiệp đưa vào thị trường này ngày
càng tăng và đa dạng. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký ngày 13/7/2000 và chính
thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 đã mở ra triển vọng thương mại mới giữa hai
nước, phá bỏ đối xử phân biệt về thuế quan tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam được
xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này thì
hàng hoá Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thách thức nhất là khả năng
cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng
marketing vào kinh doanh.
1
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1. Khái niệm hàng hoá -Theo luật thương mại
Hàng hoá theo Luật Thương mại gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng, các động sản lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh như:


cho thuê, mua bán.
1.2. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua đường biên giới Quốc gia
trên cơ sở dùng tiền tệ làm đơn vị thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với
một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt đông xuất khẩu là khai
thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Nếu xem xét dưới góc độ hình thức kinh doanh quốc tế thì hình thức xuất khẩu
là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc
tế. Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của mình ra nước ngoài,
xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đã thực hiện được các hình thức cao hơn
trong kinh doanh quốc tế.
1.3. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động cơ bản của hoạt đông kinh tế đối ngoại,
là phương thức thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu
nhập và ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho sự
phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động đã áp dụng rất lâu nhưng cho đến
nay thì nó luôn luôn được khuyến khích phát triển và ngày càng đa dạng, phong phú,
mở ra nhiều nhân tố mới về thuận lợi cũng như khó khăn mà các doanh nghiệp gặp
phải. Sở dĩ có sự mới mẻ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu như vậy là do sự
2
chuyển đổi căn bản về kinh tế thị trường trên toàn thế giới, mà nó ảnh hưởng trực tiếp
đến xuất khẩu theo haio chiều hướng tích cực và tiêu cực:
Có thể thấy được một số vai trò chủ yếu của hoạt động xuất khẩu như sau:
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hoá, hiên đại hoá đất nước.
 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân.

 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG
HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Những thuận lợi
Dân số hiện nay của Mỹ là 271,8 triệu người, sức mua hàng năm lên tới 7000 tỉ
USD/năm, thu nhập bình quân đầu người hơn 36000 USD/Năm, có trên 50 vùng dân
cư, mỗi vùng đều có thành phố và là những thị trường rất tiềm năng. Thị trường Mỹ là
thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm tới 19,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Thị trường Mỹ là một thị trường rộng, tương đối dễ tính, có nhiều mức nhu cầu
khác nhau, ngành hàng từ thấp đến cao, tính ổn định và minh bạch cao.
Hiện nay, Việt Nam đã tranh thủ xuất khẩu sang thị trường Mỹ những mặt hàng
có thuế xuất nhập khẩu bằng 0 như : cà phê, tôm đông lạnh, quế và cao su tự nhiên
ngày càng nhiều. Ngoài ra, còn xuất khẩu một số mặt hàng có lợi thế như: giày dép,
dệt may, dầu mỏ, gạo, dứa, mật ong, tuy rằng các mặt hàng này chịu sự phân biệt đối
sử về thuế.
3
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được quốc hội và tổng thống Mỹ thông qua
nên hàng hoá của Việt Nam khi xuất sang Mỹ sẽ được hưởng ưu đãi Tối Huệ Quốc,
thuế nhập khẩu bình quân sẽ giảm từ 40% - 70% xuống còn 3% - 7% và như thế thì
tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam sẽ được nâng lên, tạo điều kiện tăng kim
ngạch xuất khẩu vào Mỹ. Đây thực sự là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các môi trường: đầu tư, pháp lý, hành chính, tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện sẽ thu hút vốn của các nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu. Mà Mỹ là một trong những
thị trường mà họ luôn nhắm tới.
Các ngành hàng của Việt Nam chưa được khai thác hết tiềm năng và lợi thế
trong xuất khẩu. Cho nên nếu có đầu tư thích đáng thì khả năng xuất khẩu sang Mỹ
sẽ tăng.
2.2. Những khó khăn

Thị trường Mỹ là một thị trường mở tương đối toàn diện có nhu cầu nhập khẩu
lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với doanh
nghiệp Mỹ mà phải cạnh tranh gay gắt về giá, số lượng và chất lượng với doanh
nghiệp của các nước có cùng mặt hàng. Hơn nữa Mỹ còn dành cho một số nước khác
những ưu đãi hơn so với Việt Nam mà tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việt
Nam còn thấp so với sản phẩm xuất khẩu của các nước khác về chất lượng, giá cả,
mẫu mã, tiếp thị và phân phối...
Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là nắm bắt được, hiểu
được những luật lệ, thông lệ ban đầu cùng việc tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng.
Doanh nghiệp phải biết được hệ thống phân phối của thị trường, chính hệ thống phân
phối này mới đưa hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Bởi vì, luật pháp Mỹ vô cùng
phức tạp, rối rắm và sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại thị trường
Mỹ nếu không hiểu về luật pháp của Mỹ.
Mỹ luôn chủ trương tự do hoá thương mại, nhưng trên thực tế lại áp dụng rất
nhiều biện pháp bảo hộ như: đặt hạn ngạch nhập khẩu, luật chống phá giá, các tiêu
4
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các yêu cầu về lao động, môi
trường... rất nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp Việt Nam năng lực xuất khẩu gần đây tuy
có được cải thiện xong nhìn chung còn yếu về nhiều mặt cả sản xuất và tiêu thụ.
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chủ yếu là sản phẩm khai
thác từ tài nguyên thiên nhiên: Nông - Lâm - Thổ - Hải - Khoáng sản và xuất dưới
dạng thô hoặc sơ chế nên hiệu quả kinh tế thấp, giá cả bấp bênh, không ổn định.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ
NGÀNH HÀNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. Ngành dệt may
Bộ thương mại Việt Nam ước tính tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang
Mỹ sẽ đạt tốc độ xấp xỉ 130%/ Năm, trong đó có mặt hàng tăng trưởng với tốc độ cao
là dệt may 500 - 600 triệu USD.
Sau khi Hiệp định thương mại được ký kết nhiều Doanh nghiệp ngành dệt may
có đơn hàng xuất đi Mỹ, số lượng lớn kéo dài đến hết năm, nhưng cũng nhiều nỗi lo

và khó khăn trước mắt. Khó khăn thứ nhất là tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Nếu
trước đây doanh nghiệp phải đi tìm khách hàng để ký kết hợp đồng, công nhân thì tìm
doanh ngiệp để xin việc thì nay khách hàng phải đến các doanh nghiệp xin được đặt
hàng, doanh nghiệp đi năn nỉ công nhân về làm việc. Lao động đã thiếu là vậy, công
nhân có tay nghề mới gọi là “khan hiếm”. Song, cho đến nay, cả nước chưa có một
trường đào tạo dệt may nào. Trong các trường đại học, công nhân được đào tạo rất xa
vời so với thực tế. Khó khăn lớn tiếp theo là vướng mắc về phí, thuế. đa phần các
doanh nghiệp đều cho rằng, nhiều loại thuế, phí của nước ta đang ở mức “cao nhất thế
giới “ như: phí vận chuyển, thuế nhập khẩu hàng tạm nhập, tái xuất... Hiện tại, với
những thị trường lớn như thị trường Mỹ, thường những đơn hàng rất lớn. Doanh
nghiệp phải đầu tư nhà xưởng, thiết bị để đáp ứng yêu cầu của đơn hàng. Song, muốn
đầu tư phải có thời gian thu hồi vốn, “ liệu năm tới, thị trường còn tự do như hiện nay
không, hay sẽ bị hạn chế bằng quota, khi đó doanh nghiệp đã lỡ đầu tư thì sẽ ra sao?
5

×