Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.58 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI VIỆT NAM”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN LAN ANH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ THU PHƯƠNG
LỚP: QH-2017-E KTQT CLC 1
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: CTĐT CLC

Hà Nội, tháng 11 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI VIỆT NAM”
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN LAN ANH
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ THU PHƯƠNG
LỚP: QH-2017-E KTQT CLC 1
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: CTĐT CLC

Hà Nội, tháng 11 năm 2020




LỜI CẢM ƠN
Q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong
quãng đời mỗi sinh viên. Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho sinh
viên những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước bước vào cuộc sống.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Kinh
doanh Quốc tế đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết
trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường, làm nền tảng cho em có thể hồn
thành được bài luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Lan Anh đã tận tình giúp đỡ cho em,
định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học, hoàn thành bài niên luận để xây
dựng lên bài khóa luận tốt nghiệp này. Đó là những góp ý hết sức q báu khơng
chỉ trong q trình thực hiện niên luận, khóa luận này mà cịn là hành trang tiếp
bước cho em trong q trình học tập và làm việc sau này.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp QH 2017
E KTQT CLC 1, đặc biệt là bạn Nguyên Phương Thảo luôn sẵn sàng sẻ chia và
giúp đỡ để hồn thành bài khóa luận này.
Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thu Phương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ BÀI............................................................................................................6
1. Tính cấp thiết.......................................................................................................... 6
2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................7
3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................................... 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................7
5. Tổng quan tài liệu...................................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
6.1. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 10
6.2. Phương pháp tổng hợp kế thừa....................................................................... 10
1.1. Những lý luận chung về hoạt động du lịch quốc tế......................................... 12
1.1.1. Khái niệm về du lịch........................................................................................12
1.1.2. Khái niệm về du lịch quốc tế.......................................................................... 13
1.1.3. Phân loại du lịch quốc tế................................................................................ 14
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế.................................. 14
1.2.1. Yếu tố mang tính lịch sử................................................................................. 14
1.2.2. Yếu tố mang tính tự nhiên.............................................................................. 15
1.2.3. Yếu tố mang tính kinh tế.................................................................................16
1.2.4. Yếu tố mang tính tổ chức-kỹ thuật của địa phương..................................... 18
1.3. Vai trò của hoạt động du lịch quốc tế............................................................... 19
1.3.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập từ ngoại tệ cho đất nước.................... 19
1.3.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch............................................. 19
1.3.3. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo khơng tốn phí cho đất nước du
lịch chủ nhà và giúp đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế quốc tế.......................... 19
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về ngành du lịch quốc tế................................................ 20
1.4.1. Thái Lan:......................................................................................................... 20
1.4.2. Hàn Quốc:....................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM........................................................... 23


2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam...................... 23
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam.............. 24

2.2.1. Nhân tố mang tính lịch sử.............................................................................. 24
2.2.2. Nhân tố mang tính tự nhiên........................................................................... 26
2.2.3. Nhân tố mang tính kinh tế..............................................................................28
2.2.4. Nhân tố mang tính tổ chức-kỹ thuật của địa phương.................................. 31
2.3. Vai trò của hoạt động du lịch quốc tế Việt Nam.............................................. 33
2.4. Đánh giá hạn chế của hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn
2010-2020...................................................................................................................34
2.4.1. Thủ tục cấp visa chậm và phức tạp................................................................34
2.4.2. Cơ sở phục vụ du lịch không phát triển và giá cả tại các khu du lịch tăng
chóng mặt và thái độ phục vụ...................................................................................35
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
TƯƠNG LAI.............................................................................................................. 36
3.1. Định hướng và mục tiêu cho hoạt động du lịch quốc tế Việt Nam.................36
3.2. Những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hoạt động du lịch quốc tế của
Việt Nam.....................................................................................................................38
KẾT LUẬN.................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 45
NGUỒN THAM KHẢO............................................................................................ 46


PHẦN MỞ BÀI
1. Tính cấp thiết
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam với sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế, khu vực dịch vụ đã đóng một vai trị quan trọng và ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh doanh xã hội của các quốc gia. Các
nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, dịch vụ chiếm 55% tổng sản
lượng của cả các nước phát triển và đang phát triển vào năm 1970. Năm 1990, tỷ
trọng dịch vụ đã tăng lên 65%, phần lớn trong số đó là sự mở rộng của các ngành
ngoại thương. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ quốc

tế nói chung và ngành du lịch quốc tế nói riêng là vơ cùng quan trọng. Nó giúp giải
quyết và hạn chế những tác động tiêu cực đến ngành du lịch quốc tế, đồng thời góp
phần thúc đẩy tăng trưởng ngành này.
Có thể thấy, vấn đề hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam nói riêng trong lĩnh
vực du lịch đang ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối
cảnh dịch bệnh covid 19 đang hồnh hành gây nên suy thối kinh tế khắp nơi. Việc
có thể nêu ra và phân tích rõ vào các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch quốc tế
Việt Nam là một điều vô cùng cấp thiết
Lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng chịu tác động và ảnh hưởng của môi trường
kinh doanh du lịch quốc tế như bất kỳ hình thức kinh doanh nào, lĩnh vực kinh
doanh nào khác. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có đặc điểm kinh doanh riêng, có
mơi trường pháp lý cụ thể, mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị, mơi trường văn
hóa và khơng khí cạnh tranh. Mặt khác, ngun nhân và điều kiện của thị trường thế
giới cũng đa dạng, phong phú, rất phức tạp và luôn không ngừng phát triển. Sự thay
đổi đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi quốc tế.
Địi hỏi các cơng ty du lịch quốc tế phải hiểu rõ đặc điểm và sự thay đổi của các yếu
tố mơi trường kinh doanh để có những biện pháp và phương hướng phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động.
Từ đó, có thể thấy việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
quốc tế ở Việt Nam là điều cần thiết cả về mặt thực tiễn và mặt lý thuyết. Tác giả
lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế ở
Việt Nam” với mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
quốc tế ở Việt Nam, đưa ra những hạn chế cịn tồn đọng và từ đó đưa ra được
những giải pháp, hàm ý chính sách để giải quyết các vấn đề đó.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam?


Giải pháp đưa ra để cải thiển hoạt động du lịch quốc tế Việt Nam?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
quốc tế của Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để có được mục tiêu đề ra thì đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế
của Việt Nam
- Hệ thống hoá những vấn đè chung về hoạt động du lịch quốc tế của Việt
Nam
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra phương án đề xuất để phát triển
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng hoạt hộng du lịch quốc tế ở Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Việt Nam và quốc tế
Thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng các số liệu thu thập trong giai đoạn 20102020 để đánh giá
Nội dung: Tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến hoạt hộng du lịch quốc tế
ở Việt Nam
5. Tổng quan tài liệu
Trần Thu Cúc (03/2019) đã phân tích một trong những điểm thu hút khách du
lịch quốc tế được công nhận nhất là di sản văn hoá thế giới tại hai điểm là vịnh Hạ
Long và quần thể di tích Tràng An trên phương diện kinh tế xã hội cho thấy vẫn còn
tồn tại vấn đề về cơ chế và đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện hiện trạng quản lý
du lịch. Tuy nhiên, bài nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai điểm thu hút khách quốc
tế chứ chưa thể bao qt được bối cảnh nói chung về tình hình du lịch quốc tế tại
Việt Nam
Phạm Mạnh Cường (2007) với bài báo cáo tóm tắt nhiều vấn đề lý luận liên
quan đến xúc tiến du lịch: các nguyên tắc cơ bản của du lịch, marketing du lịch, xúc
tiến du lịch, nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến. Du lịch cũng như nhận thức về
tiếp thị du lịch ở một số quốc gia. Với đề tài nghiên cứu các công ty du lịch nước



ngoài tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, xem xét thực trạng hoạt
động xúc tiến du lịch của Việt Nam tại một số thị trường ASEAN trong giai đoạn
vừa qua. Có một số ý kiến đề xuất Chính phủ khuyến khích các hoạt động xúc tiến
du lịch của Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch tại một số thị trường lớn của
ASEAN như Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Thái Lan và các bộ,
ban, ngành trung ương, ngành du lịch, các địa phương và doanh nghiệp
Trần Việt Nghĩa (2010) với bài nghiên cứu đã cho thấy thực dân Pháp đã thiết
lập các hoạt động du lịch ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Đầu tiên họ cử các kiến
trúc sư người Pháp sang Việt Nam để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cho các quan
chức thuộc địa ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Các nhà khoa học Pháp như Hạ
Long, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Ba Vì, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Lạt,
Vũng Tàu đã phát hiện ra một số điểm có cảnh quan tuyệt đẹp và mát mẻ. Người
Pháp đã phát triển một mạng lưới các khu nghỉ dưỡng vào giai đoạn này, để phát
triển thành các trung tâm đô thị và trung tâm du lịch. Một số du khách nước ngoài,
đa số là khách Châu Âu đã tham quan các điểm du lịch Việt Nam. Nó bắt đầu trở
thành một thú vui du lịch ở Việt Nam. Thực dân Pháp không chỉ coi du lịch như
một lĩnh vực cơng nghiệp mà cịn sử dụng nó để lơi kéo các nhà đầu tư nước ngoài
đến Việt Nam. Hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến nhiều địa điểm du lịch ở
Việt Nam và trên thế giới thông qua các hoạt động du lịch. Du lịch đã trở thành
nhịp cầu kết nối cộng đồng người Việt với nhiều nền văn hóa mang đẳng cấp quốc
tế. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này vẫn chưa chỉ ra được các nhân tố tác động vào
hoạt động du lịch quốc tế nói chung mà mới chỉ đưa ra những khảo sát về hành vi
của một số nhóm người du lịch nước ngồi nhất định
Nguyễn Anh Tuấn (2006) đã khái quát, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng năng
lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, nêu bật mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và
thách thức, từ đó đưa ra những giải pháp về hoạt động du lịch. Bài nghiên cứu mới
chỉ tập trung phân tích sâu về năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam nói

chung chứ chưa phân tích riêng rẽ nổi bật về vấn đề xuất nhập khẩu du lịch cũng
như các nhân tố tác động đến hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam
Võ Hồng Quân (2011) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về FDI trong
du lịch. Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển du lịch
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Khảo sát, phân tích một số
kinh nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch.
Tác giả đã phân tích một cách sâu xa và chân thực, chỉ ra được tầm quan trọng của
du lịch đối với ngành kinh tế cụ thể là vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề
Việt Nam nên phát triển ngành du lịch theo hướng nào để có thể đạt được hiệu quả


cao. Đinh Trung Kiên (2003) đã nghiên cứu được trong chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2010 và 2020, du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử được Đảng
và Nhà nước xác định là hướng phát triển quan trọng nhất. Đây là hướng phát triển
cơ bản, lâu dài nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch vốn có của
nước ta. Những loại hình du lịch này khi được tổ chức một cách khoa học sẽ có sức
hấp dẫn to lớn với khách và đó cũng là những loại hình hướng tới sự phát triển du
lịch bền vững. Phát triển các loại hình du lịch này thực chất cũng nhằm đưa du lịch
Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bài nghiên cứu mới đưa ra được
hướng phát triển cơ bản lâu dài cho ngành du lịch ở Việt Nam và tận dụng được
những tài nguyên sẵn có chứ chưa đưa ra được các phương án mang tính chiến lược
phân tích sâu vào từng yếu tố tác động đến ngành.
Lê Quỳnh Phương (2009) đã tổng quan về thị trường khách du lịch Trung
Quốc, tìm hiểu về đặc điểm khách du lịch Trung Quốc và sở thích của người tiêu
dùng. Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc để làm cơ sở
cho các hoạt động nhằm thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam. Tổng quan về
một số hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch quốc
tế nói chung của Việt Nam. Phân tích, lý giải thực trạng du khách Trung Quốc đến
thăm Việt Nam giai đoạn 2003-2008, đánh giá những lợi ích đạt được và những khó
khăn cịn tồn tại trong việc thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam. Đề xuất các

chủ trương, chiến lược thu hút khách Trung Quốc: cải cách thủ tục hành chính đối
với khách Trung Quốc vào Việt Nam; khuyến khích xúc tiến, quảng cáo, xúc tiến
du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; nâng cao hiệu
quả của lực lượng lao động; giáo dục cho tất cả mọi người trong ngành du lịch; hợp
tác nước ngoài; ... Tăng cường tiềm năng thu hút khách Trung Quốc đến Việt Nam.
Với bài nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra thực trạng ngành du lịch Việt Nam và
Trung Quốc nói riêng để từ đấy bao quát nói chung về khách du lịch quốc tế. Tuy
nhiên, cần phân tích và đánh giá bao quát hơn đối với khách du lịch các nước đến
Việt Nam mới có thể đưa ra những giải pháp mang tính thuyết phục và có ích nhất
cho ngành du lịch Việt Nam.
Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng, Vũ Thanh Hương (2013) đã nêu ra
được áp lực đối với ngành dịch vụ Việt Nam trong giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập
WTO chủ yếu không phải do mở cửa thị trường khi tham gia, mà chủ yếu do tình
hình kinh tế trong nước và quốc tế cịn nhiều khó khăn. Đây là điều Việt Nam hồn
tồn khơng lường trước được cho đến khi bắt tay vào thực thi các cam kết WTO.
Đàm Xuân Đồng (2017) với bài nghiên cứu nâng cao khả năng cạnh tranh của
các điểm đến du lịch từ quan điểm của khách du lịch. Xuất phát từ khái niệm giá trị
thương hiệu dựa trên khách hàng (Keller, 1993; Aaker, 1991),mục đích là xây dựng


mối liên kết giữa giá trị thương hiệu dựa trên khách hàng cho một điểm đến du lịch
(hình ảnh điểm đến, nhận thức về điểm đến, chất lượng của điểm đến và lòng trung
thành của điểm đến) và ý định hành vi để lựa chọn một địa điểm du lịch (thăm lại
và / hoặc giới thiệu cho người dân), nhằm hiểu rõ hơn về vai trò của việc xây dựng
thương hiệu điểm đến du lịch. Giấy này mang khảo sát khách du lịch quốc tế đã
chọn Hà Nội - Việt Nam là điểm đến cho kỳ nghỉ của họvà những phát hiện của
chúng tơi cho thấy rằng hình ảnh thương hiệu và lịng trung thành với thương hiệu
đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định trả lại hoặc giới thiệu cho người
khác trong khi nhận thức về thương hiệu và chất lượng khơng có sự va chạm
Với những gì đã đạt được của các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu này sẽ

kế thừa và đặc biệt hơn, làm rõ bản chất cơ sở lý luận, khái niệm du lịch và du lịch
quốc tế, và làm rõ các vấn đề liên quan khác. Ngồi ra, khố luận cịn tập trung
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam. Đây
có thể được coi là bài nghiên cứu tiền đề khi nghiên cứu cho một quốc gia.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập thông tin
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin về các nhân tố ảnh
hưởng đến hình ảnh Việt Nam đối với các du khách nước ngoài
6.2. Phương pháp tổng hợp kế thừa
Bài nghiên cứu sử dụng và kế thừa những tài liệu nghiên cứu có sẵn về các
nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam đối với khách du lịch quốc tế. Tổng quan
nghiên cứu được viết dựa trên cơ sở này. Đồng thời bài nghiên cứu sử dụng những
kết quả nghiên cứu trước đó để làm cơ sở phân tích đánh giá
7. Cấu trúc bài nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du
lịch quốc tế ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế
ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển và thúc đẩy hoạt động
du lịch quốc tế của Việt Nam trong tương lai


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa
Tiếng Việt


Tiếng Anh

1

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Association of Southeast
Nam Á
Asian Nations

2

FDI

Đầu tư trực tiếp

Foreign direct investment

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross domestic product

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng


Nội dung

2

2.2

Lượng khách du lịch quốc tế hai tháng đầu năm 2020 và
2019

1

2.1

Xuất khẩu du lịch và GDP Việt Nam năm 2010-2019


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Những lý luận chung về hoạt động du lịch quốc tế
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Có thể thấ, số lượng tác giả nghiên cứu về
vấn đè du lịch cũng tương đương với số định nghĩa tồn tại
Với tác giả Guer Freuler “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ
và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm
đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Trong mắt Kaspar du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà
phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý

tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các
cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.
Theo các nhà kinh tế học thì du lịch và kinh tế là hai hoạt động song song phải
gắn với nhau không thể tách rời. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa:
“du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về phương
diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những
khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho
các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Quan điểm của các nhà nghiên cứu và biên soạn bách khoa toàn thư đã đưa hai
quan điểm này thành hai phần khác nhau. Ý kiến cho rằng “một dạng nghỉ dưỡng
sức tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải
trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Khác với ý kiến đầu tiên, du lịch cịn được cho là
“một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết
về thiên nhiên, truyền thơng lịch sử và văn hố dân tộc, từ đó góp phần làm củng cố
lịng u nước, với khía cạnh kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh đem đến lợi
nhuận rất lớn và có thể coi là một dạng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Để chốt lại, du lịch sẽ được hiểu như sau:
Trong quá trình rảnh rỗi, một vài cá nhân và tập thể dùng khả năng kinh tế
của bản thân để ra ngoài và lưu trú tại một thời điểm và địa điểm ngoài nơi cư trú
thường xuyên của bản thân.



Một ngành kinh doanh, một lĩnh vực kinh tế cung cấp dịch vụ đủ để đáp ứng
được các yêu cầu xảy ra trong quá trình một cá nhân hoặc một tập thể đang trong
quá trình di chuyển và lưu trú tại một địa điểm nhất định với mục đích giải trí và
nâng cao vấn đề nhận thức đối với mơi trường xung quanh



Khái niệm du lịch đã được đưa ra trong pháp lệnh Việt Nam như sau
* Dưới góc độ khách du lịch:
- Theo nhà kinh tế học người áo Rozep Stander cho rằng khách du lịch là loại
khách đi lại theo ý thích ngồi nơi ở của bản thân để thường xuyên để thoả mãn các
sinh hoạt cao cấp mà khơng theo đuổi mục đích kinh tế.
* Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch:
Du lịch có thể được hiểu là việc sản xuất bán và trao cho khách hang các loại
dịch vụ và hàng hoá nhằm đảm bảo việc đi lại, cư trú, ăn uống, giải trí, tra cứu các
thơng tin đem lại lợi ích kinh tế cho một quốc gia và các tổ chức kinh doanh đó
1.1.2. Khái niệm về du lịch quốc tế
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các khái niệm và định nghĩa khác nhau với
rất nhiều nguồn của các tác giả.
Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề của du lịch quốc tế vào năm 1963 trong
hội nghị ở Rome: Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tạm thời ở nước
ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hoặc hơn.
Định nghĩa trên mắc phải sai lầm đó là khơng đánh giá đúng mức độ ảnh
hưởng hay phụ thuộc giữa các ngành với nhau trong du lịch. Định nghĩa vẫn chưa
giới hạn đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và các mối quan hệ kinh tế
du lịch (các mối quan hệ thuộc loại nào: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá). Các
định nghĩa về du lịch quốc tế cũng đã bỏ sót các hoạt động của các doanh nghiệp
tập đồn đóng vị trí ở giữa với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ du lịch hay các công ty
trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá cung cấp cho khách hàng
Khai thác nội dung từ các thực tế đó, ta có thể đánh giá khái niệm du lịch quốc
tế như sau: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch của cuộcmà hai đầu cuối của cuộc
hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau, phải đổi từ tiền tệ của nước mình sang
tiền tệ nước đến du lịch và phải đi qua biên giới. Với cách đánh giá vấn đề này,
chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du lịch có yếu tố nước
ngoài là chủ yếu, hai đầu xuất phát và kết thúc của chuyến đi này là ở các quốc gia
khác nhau, khách du lịch đổi từ tiền tệ của nướ minhf sang tiền tệ nước đến để đáp
ứng các nhu cầu mua sắm, đi lại, giải trí, ăn uống thiết yếu tại quốc gia này.



1.1.3. Phân loại du lịch quốc tế
Ta có thể phân loại du lịch quốc tế thành hai đối tượng khác nhau: Du lịch
quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động.
+ Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một
đất nước nào đó, ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước của họ.
+ Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các cơng
dân Việt Nam đi ra ngồi biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu tiền kiếm
được ở Việt Nam.
Vì bản than nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch nên nếu nêu về
phương diện kinh tế, du lịch quốc tế chủ động cũng gần giống hoạt động xuất khẩu.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đổi tiền của mình ra việt nam đồng để chi tiêu
số tiền chi tiêu ở nơi du lịch đẩy mạnh cán cân thanh tốn của Việt Nam. Đối với
hình thức du lịch quốc tế bị động, loại du lịch này tương tự như nhập khẩu hàng hố
vì nó liên quan tới chi ngoại tệ.
Khách du lịch quốc tế sẽ được khám phá các văn hoá, phong tục tập quán, hệ
thống pháp luật của nước sở tại, đồng thời chịu sự chi phối của hệ thống luật pháp
chính trị, văn hố, kinh tế xét trên phương tiện văn hoá xã hội: Điều này được nêu
ra có nghĩa là khi đó du lịch tại một quốc gia khác quốc gia của mình, khách du
lịch phải tuân theo các quy định về luật pháp, văn hoá, xã hội, của quốc gia đó.
Nguyên tắc trao đổi văn hố và kinh tế trên cơ sở này sẽ có tác động một cách
vơ cùng tích cực tới sự phát triển của du lịch quốc tế chủ động cũng như du lịch
quốc tế bị động, tuy nhiên mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà có
những định hướng phát triển riêng của mỗi quốc gia đó được áp dụng nhuần nhuyễn
sao cho phù hợp.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế
1.2.1. Yếu tố mang tính lịch sử
Tồn cầu hóa đặt ra cả thách thức và cơ hội mới cho các lĩnh vực, trong đó có
du lịch, phát triển văn hóa du lịch bền vững. Theo các chuyên gia để văn hóa du lịch

phát triển bền vững, phải bắt đầu từ du lịch bền vững. Du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và người bản địa,
mang lại lợi ích cơng bằng cho các nhóm đối tượng tham gia, đồng thời quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo nguồn lực văn hóa - mơi trường - xã hội cho phát triển
du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng
cao tối đa các lợi ích của du lịch cho mơi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương,


được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến những nguồn lợi mà nó phụ
thuộc vào.
Văn hóa tiềm ẩn đằng sau du lịch là nhu cầu nội sinh thôi thúc du khách lên
đường và khám phá những vùng đất mới, văn hóa mới. Văn hóa là nguồn tài
nguyên độc đáo của du lịch xét trên cả hai phương diện văn hóa vật thể (cảnh quan,
di sản kiến trúc, di tích văn hóa - lịch sử, hàng thủ cơng mỹ nghệ, công cụ lao động,
dụng cụ sinh hoạt, ẩm thực...) và văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật truyền
thống, lối sống bản địa, phong tục tập quán địa phương, tín ngưỡng...). Sự phát triển
du lịch phần nào mang đến những giá trị cốt lõi khác.
1.2.2. Yếu tố mang tính tự nhiên
Các yếu tố mang tính tự nhiên như mơi trường, khí hậu, di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh là yếu tố tiền đề và quyết định đến hoạt động du lịch quốc tế của
một nước. Đây được coi là các nhân tố sẵn có mà các quốc gia có thể tận dụng triệt
để để từ đó phát triển ngành du lịch và dịch vụ.
Yếu tố quyết định tới các hoạt động du lịch thì phải kể đến khí hậu vì nó xác
định sự phù hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm và có khả năng
quyết định được sức mua của du khách trong mùa du lịch và nó tác động đáng kể
đối với các mối quan hệ cạnh tranh giữa các địa điểm và lợi nhuận của các doanh
nghiệp du lịch. Đường biển của Việt Nam có chiều dài hơn 3.260 km, bao gồm tất
cả có 125 bãi tắm lớn nhỏ khác nhau. Đảo ven bờ có 2273 hịn lớn nhỏ khác nhau,
44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển
được trải dài từ Bắc vào Nam. Do vậy, du lịch biển Việt Nam được đánh giá là có

rất nhiều tiềm năng và thế mạnh và hầu hết du lịch Việt Nam được coi là dựa vào
mơi trường tự nhiên là chính, đặc biệt là môi trường biển
Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu. Ước tính nếu nước biển dâng một
mét thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và khơng ít bãi biển
đẹp của Việt Nam sẽ biến mất. Ngoài ra, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại
nhiều di tích lịch sử văn hố, tài nguyên du lịch đặc biệt cho du lịch. Các công trình
dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh,
các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm. Thực tế, du lịch là ngành bị tác động trực tiếp
bởi biến đổi khí hậu trên nhiều phương diện, từ tài nguyên thiên nhiên, đến di sản
văn hố, hạ tầng và cả mơi trường du lịch.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, những hịn đảo tại Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương đang bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu.


Các đảo quốc như Maldives hay Tuvalu sẽ không thể ở được vào năm 2050, đảo
Kiribati được dự báo sẽ hoàn toàn biến mất dưới mực nước biển vào năm 2100.
Nghiên cứu từ Viện Địa lý và Khoa học núi lửa quốc gia Italy dự báo mực
nước biển tại đây sẽ tăng khoảng 1,5 m vào cuối thế kỷ 21. Với mực nước biển
dâng lên nhanh chóng, Venice bị lụt trung bình 100 lần mỗi năm và có nguy cơ
chìm hoàn toàn vào thế kỷ tới.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng dự đốn 40% diện tích Bangkok có thể
bị ngập trong vòng 12 năm tới do nước biển dâng cao và mưa lũ thất thường. Dưới
tác động của thời tiết và con người, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc cũng
đang dần biến mất. Hiện chưa đầy 10% Tường Thành được coi là còn nguyên vẹn,
trong khi 30% đã biến mất. Nhiều phần tường bị xói mịn do thời tiết. Cây mọc bám
rễ trên tường thành cũng khiến nhiều đoạn rơi vào cảnh đổ nát.
Ở Việt Nam, ví dụ điển hình về tác động của biến đổi khí hậu là khu du lịch
Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động bởi xói lở do nước biển
dâng. Khu du lịch Ana Mandara (Huế) đang chịu tác động mạnh từ nước biển dâng.

Phố cổ Hội An đứng trước nguy cơ bị sạt lở và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Đồng
bằng sông Cửu Long là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của biến
đổi khí hậu. Tình trạng sạt lở, mặn xâm nhập ngày càng phức tạp và ảnh hưởng trên
diện rộng. Trong vài năm trở lại đây, mùa nước nổi đặc trưng của du lịch miền Tây
cũng khơng cịn theo chu kỳ.
Khơng chỉ ảnh hưởng đến du lịch biển, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp
đến du lịch miền núi. Nhiều thác nước nổi tiếng của khu vực Tây Nguyên liên tục bị
khô hạn, cạn nước do thay đổi của thời tiết. Các di sản văn hoá vật chất và phi vật
thể cũng bị ảnh hưởng như: Quần thể di tích kiến trúc Huế, phố cổ Hội An, nhà
vườn Huế, hệ thống đền - tháp Chăm ở miền Trung. Những di sản này hàng năm
phải đón nhận các trận mưa, bão gây ngập lụt. Nhiều cơng trình kiến trúc bị mối
mọt, nấm mốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt
là các di tích kiến trúc, di tích khảo cổ sẽ bị xuống cấp và hư hỏng do hiện tượng
thời tiết cực đoan.
1.2.3. Yếu tố mang tính kinh tế
Covid-19 hồnh hành gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế tồn cầu
và được ví như một cuộc Đại Suy Thối lần 2. Ngành du lịch cũng khơng nằm
ngồi tầm ảnh hưởng này. Kể từ kỳ nghỉ mùa xuân đến kỳ nghỉ hè, đại dịch Covid19 đã gây ra sự gián đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động
đi lại do Chính phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội
địa lẫn nước ngồi đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan


của dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành du
lịch. Điều này khiến các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui
chơi giải trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trong ngành
dịch vụ du lịch mất việc làm.
Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), có đến 97 điểm đến du
lịch (khoảng 45% trên tổng số các địa điểm du lịch trên tồn cầu) đã thực hiện biện
pháp đóng cửa tồn bộ hoặc một phần biên giới, khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh
thổ (khoảng 30%) đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc cấm các chuyến bay hàng

không bay nội địa hoặc nước ngồi, khoảng 39 quốc gia (chiếm 18%) đóng cửa biên
giới đối với một số nhóm khách du lịch đến từ các nơi có diễn biến dịch Covid-19
chuyển biến xấu và khoảng 7% các khu vực còn lại thực hiện một số biện pháp
phòng dịch khác như yêu cầu cách ly 14 ngày đối với khách du lịch hoặc người di
chuyển từ nước khác. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã kiểm soát tốt
được dịch bệnh, điển hình là các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc...,
nhiều lệnh cấm đã được gỡ bỏ hoặc nới lỏng, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giúp
ngành du lịch toàn cầu phục hồi nhanh trong nửa đầu năm 2020 này.
Trong vòng 10 năm từ 2010-2019, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước
tiến phát triển thấy rõ, tuy nhiên sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu corona đã đánh
mạnh vào nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành du lịch nói riêng. Việt Nam cũng
không phải là một ngoại lệ, ngành xuất khẩu du lịch Việt đã bị ảnh hưởng sâu sắc
khi cả thế giới bị đóng cửa, ngành du lịch bị tê liệt.
Covid-19 hoành hành gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế tồn cầu
và được ví như một cuộc Đại Suy Thoái lần 2. Ngành du lịch cũng khơng nằm
ngồi tầm ảnh hưởng này. Kể từ kỳ nghỉ mùa xuân đến kỳ nghỉ hè, đại dịch Covid19 đã gây ra sự gián đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động
đi lại do Chính phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội
địa lẫn nước ngồi đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan
của dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành du
lịch. Điều này khiến các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui
chơi giải trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trong ngành
dịch vụ du lịch mất việc làm.
Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), có đến 97 điểm đến du
lịch (khoảng 45% trên tổng số các địa điểm du lịch trên tồn cầu) đã thực hiện biện
pháp đóng cửa toàn bộ hoặc một phần biên giới, khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh
thổ (khoảng 30%) đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc cấm các chuyến bay hàng
không bay nội địa hoặc nước ngoài, khoảng 39 quốc gia (chiếm 18%) đóng cửa biên


giới đối với một số nhóm khách du lịch đến từ các nơi có diễn biến dịch Covid-19

chuyển biến xấu và khoảng 7% các khu vực còn lại thực hiện một số biện pháp
phòng dịch khác như yêu cầu cách ly 14 ngày đối với khách du lịch hoặc người di
chuyển từ nước khác. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã kiểm soát tốt
được dịch bệnh, điển hình là các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc...,
nhiều lệnh cấm đã được gỡ bỏ hoặc nới lỏng, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giúp
ngành du lịch toàn cầu phục hồi nhanh trong nửa đầu năm 2020 này.
Trong vòng 10 năm từ 2010-2019, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước
tiến phát triển thấy rõ, tuy nhiên sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu corona đã đánh
mạnh vào nền kinh tế tồn cầu nói chung và ngành du lịch nói riêng. Việt Nam cũng
khơng phải là một ngoại lệ, ngành xuất khẩu du lịch Việt đã bị ảnh hưởng sâu sắc
khi cả thế giới bị đóng cửa, ngành du lịch bị tê liệt. Hiện nay, Việt Nam khơng cịn
là một điểm đến mới nổi nữa. Ngành Du lịch của Việt Nam đã trưởng thành, mở
rộng, đa dạng hóa và phát triển mạnh mẽ, trở thành một đối thủ cạnh tranh xứng
tầm trong khu vực ASEAN. Để du lịch Việt Nam tiếp tục có những đóng góp đáng
kể cho cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các lợi ích khác, ngành
Du lịch phải duy trì được tính cạnh tranh, tính bền vững và tăng cường thúc đẩy
tiềm năng phát triển kinh tế xã hội trên diện rộng.
1.2.4. Yếu tố mang tính tổ chức-kỹ thuật của địa phương
Ngồi các yếu tố tự nhiên ban tặng như sự vốn có của các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh thì yếu tố mang tính tổ chức- kỹ thuật của chính phủ và mỗi địa
phương du lịch cũng là một nhân tố tiên quyết trong vấn đề thu hút khách du lịch
quốc tế. Việc xây dựng các chiến dịch marketing, quảng bá hình ảnh dân tộc, bản
sắc văn hố riêng hay các món ăn cổ truyền sẽ giúp thu hút được khách du lịch từ
các địa phưong khác. Ngồi ra, chính phủ cần phải đưa ra thật nhiều chính sách kích
cầu du lịch, giảm thuế, đơn giản hoá các thủ tục visa đối với khách nước ngoài.
Ở mỗi địa phương khác nhau đều tồn tại những lễ hội, món ăn và đặc trưng của
riêng mình. Để thúc đẩy hình ảnh của địa phương trong mắt khách du lịch thì cần
xem lại các chính sách phát triển, tổ chức tốt các sự kiện lớn thu hút khách du lịch.
Cho xây dựng và phát triển thật tốt các cơ sở hạ tầng, hệ thống phương tiện giao
thông, đường xá đảm bảo cho sự thuận tiện của khách du lịch.

Ngoài ra, đại sứ quán và các bên liên quan, chính phủ, cán bộ có thẩm quyền
cần bảo vệ tốt quyền lợi và sự an toàn cho khách du lịch. Nhiều trường hợp hét giá,
chèo kéo khách du lịch, an ninh không được đảm bảo đã gây nguy hiểm và thất
vọng cho du khách tại đất nước đó


1.3. Vai trò của hoạt động du lịch quốc tế
1.3.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập từ ngoại tệ cho đất nước.
Tuy nhiên, Mexico đã đạt được 7,8 tỷ USD vào năm 1998, đứng thứ hai về
gdp của đất nước và thứ mười bốn trên thế giới về doanh thu du lịch. Ngoại tệ thu
được từ du lịch nước ngồi góp phần cải thiện cán cân thanh tốn của đất nước và
cũng được sử dụng để cung cấp các thiết bị và máy móc tái sản xuất xã hội hiện có.
Do đó, du lịch nước ngồi dẫn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và tăng
thu nhập quốc dân
1.3.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch.
Du lịch quốc tế, giống như thương mại quốc tế, tạo cơ hội cho quốc gia này
phát triển du lịch, tiết kiệm lao động và môi trường trong khi xuất khẩu một số sản
phẩm. Nhưng xuất khẩu qua đường du lịch quốc tế có lợi hơn nhiều so với xuất
khẩu qua ngoại thương. Trước hết, một phần rất lớn khách mua nước ngoài là các
dịch vụ (lưu kho, bổ sung, trung gian ...) do đó xuất khẩu du lịch quốc tế cũng là
thực phẩm, trái cây, rau quả màu xanh lá cây, Xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế
là “xuất khẩu tại chỗ” những sản phẩm, dịch vụ không hoặc không thể xuất khẩu
qua con đường ngoại thương thơng thường, vì vậy muốn xuất khẩu được thì phải
đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển mà giá cả lại thấp
hơn.
Xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế thường có nghĩa là tiền lương cao hơn
nếu sản phẩm được xuất khẩu bằng đường ngoại thương, vì hàng hố được xuất
khẩu bằng đường du lịch quốc tế với giá bán lẻ, ngay cả khi xuất khẩu cùng nhau.
Giá này là giá bán buôn, thông qua ngoại thương.
Xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế khơng có chi phí vận chuyển quốc tế, ít

chi phí đóng gói và lưu kho hơn so với ngoại thương, vì nó được vận chuyển trong
nước đi du lịch. Do đó, xuất khẩu theo lĩnh vực lữ hành nước ngồi do đã nộp thuế
xuất khẩu cũng như phí bảo hiểm nên khơng phát sinh chi phí trong hoạt động xuất
khẩu
1.3.3. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo khơng tốn phí cho đất nước du
lịch chủ nhà và giúp đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Khi khách tới khu du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở
đó, khi trở về khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu mặt hàng đó về
quốc gia của mình. Với phương pháp naỳ, du lịch quốc tế đã phần nào quảng bá cho
nền công nghiệp của nước nhà.
Sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng và
củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo các


hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng du lịch; hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến
các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.
Ngoài ra, du lịch quốc tế cịn đóng góp một phần khơng nhỏ trong vấn đề bảo
tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo tồn được mơi trường tự nhiên xanh sạch góp
phần vào an sinh xã hội. Song song với đó, du lịch quốc tế còn đẩy mạnh các ngành
nghề khác phát triển như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nghỉ dưỡng, cơng
nghiệp hố, hiện đại hố quốc gia. Du lịch quốc tế có tầm ảnh hưởng quan trọng
trong việc gắn kết nối liền các tinh thần văn hoá giữa các dân tộc với nhau, làm cho
mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cố các nối quan hệ quốc tế.
Du lịch quốc tế kết nối gần các dân tộc hơn, bình thường và xoa dịu các mối hoá
quan hệ quốc tế phức tạp và tăng thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc. Theo số liệu
thống kê gần đây của UNESCO thì đầu tư của thế giới dành cho du lịch là 11%, sản
phẩm sản xuất có 10,9% ra là do ngành này, 10.7% số người lao động làm việc
trong lĩnh vực "Cơng nghiệp khơng khói" và 20% giao thông thương mại thế giới
phục vụ cho du lịch. Điều đó them một lần nữa khẳng định nghành du lịch có vai

trị quan trọng trong sự phát triển của nhiều đất nước
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về ngành du lịch quốc tế
1.4.1. Thái Lan:
Là quốc gia có lợi thế về phát triển kinh tế du lịch biển với tổng chiều dài bờ
biển là 3219 km, có nhiều đảo lớn nhỏ trên Vịnh Thái Lan và biển Andaman với
cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc… Hàng năm,
kinh tế du lịch phát triển mang lại nguồn thu chiếm 6,5% GDP cho Thái Lan, tạo ra
nhiều việc làm ổn định, là nguồn phân phối thu nhập cho rất nhiều ngành công
nghiệp khác. Nhưng cùng với sự phát triển của du lịch, số lượng lớn du khách ngày
càng tăng cũng đã kéo theo tình trạng mất an ninh trật tự tăng lên. Để ngăn chặn
tình trạng mất an ninh trật tự trong quá trình phát triển du lịch, Chính phủ Thái Lan
đã thành lập lực lượng Cảnh sát du lịch Thái Lan - Cơ quan chuyên trách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự cho các địa điểm du lịch cũng
như mở rộng hỗ trợ cho cảnh sát địa phương. Đồng thời, Chính phủ nước này cũng
thành lập Ủy ban an ninh mới nhằm đảo bảo an toàn cho khách du lịch sau khi xảy
ra hàng loạt vụ tấn công đánh bom tại các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan.
Cảnh sát Du lịch Thái Lan còn phối hợp với các cơ quan hữu quan khác hỗ trợ
du khách nhằm xây dựng sự tin tưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội cho khách
du lịch; Hình thành mối quan hệ điều phối, hợp tác tốt giữa các cơ quan du lịch của
Chính phủ, Trung ương và địa phương, các đơn vị tư nhân và cơng ty nước ngồi để


giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch; Nâng cao danh tiếng
và vị thế của ngành Du lịch Thái Lan, quảng bá và xây dựng hình ảnh đất nước du
lịch lý tưởng cho du khách.
1.4.2. Hàn Quốc:
Là quốc gia ở Đông Á, được bao bọc chủ yếu là biển, với 2.413 km đường bờ
biển và khoảng 3.000 hòn đảo nhỏ là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch
trên thế giới, trong những năm qua, Hàn Quốc đã chú trọng phát triển kinh tế du
lịch một cách bài bản. Hàn Quốc có kế hoạch rõ ràng như đào tạo nhân lực, xây

dựng các khu du lịch, quảng bá du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch tầm cỡ quốc tế,
xây dựng hệ thống thông tin và truyền bá ra thế giới.
Tổng cục Du lịch Hàn Quốc hiện có 31 văn phịng đặt tại 19 quốc gia trên thế
giới thực hiện hoạt động quảng bá du lịch với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của
người dân sở tại về Hàn Quốc như là một điểm đến hấp dẫn. Đồng thời, Hàn Quốc
cũng dùng điện ảnh, truyền hình, chương trình âm nhạc để truyền bá văn hóa, đất
nước và con người Hàn Quốc, khiến du khách quốc tế háo hức đến du lịch, tham
quan đất nước này ngày càng tăng.
Để nâng cao chất lượng du lịch quốc gia, Hàn Quốc đã thành lập “đội quân đặc
biệt” là lực lượng Cảnh sát du lịch - Những người có ngoại hình lý tưởng và phải
trải qua một khóa huấn luyện khá bài bản và chặt chẽ về ngoại ngữ và kiến thức cơ
bản về du lịch, có thể nói được nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Anh, Nhật, Trung.
Nhiệm vụ chính của Cảnh sát du lịch là bảo vệ du khách khỏi nạn trộm cắp, lừa đảo;
bảo vệ du khách khỏi bị “chặt chém” trong lúc họ lưu trú tại thủ đô Hàn Quốc;
hướng dẫn, giúp đỡ các du khách trong trường hợp họ bị lạc đường; đảm bảo trật tự,
hạn chế việc người bán hàng và các xe taxi tăng giá ép khách...
1.4.3. Singapore:
Là một Quốc đảo nằm trên tuyến đường biển huyết mạch của thế giới, có hệ
thống cảng biển hiện đại, an toàn và hiệu quả, nhiều khu du lịch biển nổi tiếng như
Sentosa, Sky Park, tượng Ngư Sư Merlion… Singapore có lợi thế rất lớn về phát
triển du lịch biển và du lịch là ngành kinh tế phát triển thịnh vượng, thu hút nhiều
ngoại tệ về cho quốc gia. Singapore cịn nổi tiếng sạch sẽ và có cảnh quan tuyệt đẹp
ở khu vực Đơng Nam Á. Đây chính là yếu tố thu hút lượng du khách khắp nơi trên
thế giới đến tham quan, du lịch Singapore.
Để phát triển ngành kinh tế du lịch biển, Tổng cục Du lịch Singapore đã thực
hiện cơ cấu lại các bộ phận chức năng trong Tổng cục Du lịch để tăng hiệu quả hoạt
động quản lý của cơ quan này; có chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua


các văn phịng đại diện ở nước ngồi; tạo ra sản phẩm mới độc đáo để hấp dẫn du

khách gắn kết với hoạt động thương mại, nhằm khắc sâu hình ảnh đất nước
Singapore trong tiềm thức của du khách. Bên cạnh những biện pháp thúc đẩy phát
triển du lịch biển, Chính phủ Singapore cịn thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo
an ninh, trật tự tại các khu du lịch biển nhằm tạo sự yên tâm, thoải mái cho du
khách khi tham quan tại đây.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động du lịch tồn cầu đóng băng. Hoạt động đi
lại, vận chuyển hàng khơng trên tồn thế giới trở nên rất khó khăn, hầu hết các đường
bay quốc tế đã đóng. Ngành Du lịch Việt Nam ngừng trệ hồn tồn khi Chính phủ triển
khai các biện pháp mạnh để ứng phó với đại dịch như: ngừng nhập cảnh toàn bộ người
nước ngoài từ 22/3; dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người; các thành
phố lớn đóng cửa tồn bộ các cơ sở dịch vụ từ 28/3 (trừ cung cấp thực phẩm, dược
phẩm, khám chữa bệnh); ngừng hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, hạn chế
giao thông công cộng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, sau tháng 1 tăng cao
33% so với cùng kỳ, lượng du khách quốc tế đến nước ta đã suy giảm mạnh trong
tháng 2 (giảm 22%) và tháng 3 (giảm 68%) do dịch Covid-19. Các chuyên gia dự
báo, lượng khách du lịch quốc tế sẽ xuống đáy từ tháng 4 này do lệnh hạn chế đi lại
và xuất nhập cảnh đã áp dụng trên toàn thế giới. Tương tự, dịch bệnh cũng làm
"đóng băng" nhu cầu du lịch trong nước khi Chính phủ thực hiện hạn chế tụ tập
đơng người, hủy bỏ các lễ hội, hội nghị và gần đây là cách ly toàn xã hội.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu
lượt, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019; lượng khách nội địa đạt 16 triệu lượt, giảm
58,5% và tổng thu du lịch đạt 150.300 tỷ đồng, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm
2019.
Tổng cục Du lịch ước tính thiệt hại du lịch Việt Nam do dịch Covid-19, riêng

trong các tháng 2, 3 và 4 sẽ vào khoảng 5,9-7 tỷ USD. Trong đó, doanh thu của các
doanh nghiệp du lịch lữ hành giảm rất mạnh, doanh thu ngành hàng dịch vụ ăn uống
và lưu trú lần lượt giảm 9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp
tạm ngừng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống quý 1/2020 tăng
29,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoạt động du lịch nội địa dần được phục hồi sau khi quy định về giãn cách xã
hội được nới lỏng từ cuối tháng 4/2020. Tuy nhiên, du lịch quốc tế kể từ tháng
3/2020 đến nay vẫn đang ngừng trệ, tiếp tục tác động đến du lịch Việt Nam.
Trong quý I và II/2020 có khoảng 95% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế trên cả nước đã dừng hoạt động. 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin
thu hồi giấy phép, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp xin cấp mới giấy
phép kinh doanh lữ hành quốc tế giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Công suất


phịng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20%, giảm mạnh so với cơng
suất trung bình năm trước (52%). Đến tháng 4/2020, có khoảng 90% cơ sở lưu trú
phải tạm dừng hoạt động. Dự báo từ nay đến cuối năm, số lượng doanh nghiệp đóng
cửa vì khó khăn do dịch COVID - 19 sẽ cịn tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp chỉ bố trí
khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, nhân viên được cho nghỉ không lương hoặc
giảm đến 80% lương.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam
2.2.1. Nhân tố mang tính lịch sử
Từ sau năm 1986 và đặc biệt là từ những năm 1990 đến nay, ngành du lịch
Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng về cả chủ trương, chính
sách và các kết quả ấn tượng. Hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào giai
đoạn phát triển ở tầm cao mới với nhiều thời cơ, khó khăn và thách thức mới. Cùng
với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã vươn lên, phát triển nhanh cả về
quy mô và chất luợng, khẳng định vai trị, vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Những thành quả đó có được nhờ vào sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước với
những cơ chế, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho ngành du lịch phát

triển.
Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW, định
hướng phát triển trong giai đoạn mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch.
Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch lần đầu tiên được thành lập. Pháp
lệnh Du lịch và sau này, là Luật Du lịch được thơng qua. Chương trình hỗ trợ đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch
được phê duyệt, triển khai trên toàn quốc. Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm
sút, khơi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập du lịch khu
vực và thế giới, góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới đất nước, tạo tiền đề lý
luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của ngành Du lịch
Đặc biệt, ngày 16/01/2017, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số
08-NQ/TW, xác định rõ “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định
hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát
triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Nghị quyết của Bộ Chính trị đã củng cố và
nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về sự nghiệp phát
triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ đó,
nhiều cơ chế, chính sách được triển khai ở các cấp từ Trung ương đến các địa
phương, thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng


hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành du lịch
trong thời kỳ mới.
Khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu
lượt vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội
nhập quốc tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và
khả năng đi du lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc
đẩy hoạt động kinh tế trong nước.
Về tổng thu từ khách du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ
đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong khi năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng. Trong đó
tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ

khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD).
Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015
đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.
Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành
điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tơn vinh
bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019, Du lịch Việt
Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên
tồn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như:
Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á;
Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm
thực hàng đầu châu Á.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế toàn diện và ngày càng sâu rộng hiện nay, để
phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, cơ hội phát triển du lịch, đồng thời khắc phục
được những tồn tại, hạn chế, trở ngại và các thách thức đặt ra nhằm phát triển du
lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng. Du lịch cần tiếp tục nhận được sự
quan tâm sâu sắc hơn nữa của Ðảng và Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của
các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, nhất là sự hưởng ứng, năng động
và sáng tạo của các doanh nghiệp cũng như sự hưởng ứng tham gia tích cực của
người dân. Ngành du lịch đã và đang tập trung triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều
giải pháp đồng bộ để phát triển. Trước hết là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế
chính sách, luật pháp liên quan đến du lịch và giải quyết các vấn đề có tính liên
ngành để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh, trở thành động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Ðẩy mạnh phát triển sản phẩm
du lịch theo hướng đa dạng và độc đáo, có sức cạnh tranh cao; coi trọng và đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng và
phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam; xác định đúng thị trường và có phương


×