Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO XUNG đột dân tộc, NGUYÊN NHÂN và CÁCH hòa GIẢII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.17 KB, 23 trang )

Xung đột dân tộc - nguyên nhân và cách hòa giải
1. Định nghĩa và phân loại xung đột dân tộc
Trong quan hệ giữa các nhóm, liên tục có các cuộc xung đột và hợp tác.
Nhưng vấn đề cơ bản đối với bất kỳ xã hội nào, đó là các cuộc xung đột. Khi nói
xung đột giữa các nhóm là chúng ta nghĩ tới cách mạng, sự bất đồng tôn giáo, đụng
độ dân tộc, cạnh tranh giới, cạnh tranh lao động. Nhà xã hội học người Mỹ gốc
Nga P.Xorokin thống kê rằng, trong vòng 24 thế kỷ của lịch sử nhân loại, cứ 4 năm
thì có một năm có xung đột bạo lực: chiến tranh, cách mạng, bạo động. Xung đột
giữa các nhóm (hay là xung đột xã hội ở nghĩa rộng) được chia thành:
Xung đột chính trị: Xung đột giành chính quyền, quyền quyết định, ảnh
hưởng, uy tín.
Xung đột kinh tế xã hội (hay là xung đột xã hội ở nghĩa hẹp): Xung đột giữa
sức lao động và tiền lương, chẳng hạn, xung đột giữa cơng đồn và những người
th lao động.
Xung đột dân tộc: Xung đột giành quyền lợi và lợi ích của các cộng đồng
dân tộc.
Xung đột dân tộc có những tính chất cơ bản như các cuộc xung đột xã hội
khác. Bởi vì cơ sở của nó là sự phân phối không đồng đều quyền lực, sức mạnh và
tài nguyên giữa các nhóm. Từ góc độ tâm lý học, thì bất kỳ cuộc xung đột nào xuất
hiện là do việc tri giác sự khác nhau về lợi ích (lợi ích hữu hình hoặc là vơ hình).
Điều này dẫn tới đẩy mạnh sự đồng nhất xã hội và các q trình nhóm trung tâm.
Nhưng cần phải tính đến việc các cuộc xung đột dân tộc có những nét đặc
trưng mang tính văn hố xã hội bởi vì những khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tôn
giáo và những đặc điểm tâm tính của các bên tham gia vào xung đột dân tộc.
Chẳng hạn, những bất đồng về việc sử dụng ngơn ngữ và những chính sách về
ngơn ngữ là cội nguồn của nhiều cuộc xung đột. Căng thẳng giữa các dân tộc
thường dẫn tới căng thẳng giữa các phe phái. Xung đột dân tộc căng thẳng vì các
bên xung đột có những cách hồ giải khác nhau: ở nền văn hố này tránh xa xung
đột, cịn ở nền văn hố khác thì thích sự đối đầu trực tiếp (Gudykunst, Bond,
1997).
Theo V.A.Chiskov ngày nay xung đột dân tộc ở dạng “thuần tuý” hầu như


không tồn tại (Chiskov, 1997). Trên thực tế chúng ta thấy những cuộc xung đột hỗn
tạp. Khơng ngạc nhiên khi chính các chun gia xung đột học thường không thể đi


tới thống nhất, đó là cuộc xung đột loại nào - xung đột dân tộc dưới chiêu bài chính
trị hay là ngược lại.
Rõ ràng là hầu hết tất cả các cuộc xung đột trên lãnh thổ Liên bang Xô viết
cũ có thể xếp vào xung đột dân tộc, bởi vì:
‘Với thành phần dân số đa dân tộc của Liên xô và các quốc gia mới ngày
nay, hầu như mọi xung đột bên trong, xung đột kinh tế xã hội hoặc là chính trị đều
có sắc thái dân tộc, điều này làm sâu sắc và phức tạp hơn các xung đột vì màu sắc
xúc cảm của nó” (Chiskov, 1997, tr.304).
Có nhiều cách phân loại xung đột dân tộc. Khi lấy tiêu chí phân loại là lãnh
thổ và có hoặc khơng có biên giới quốc gia hoặc là biên giới hành chính, người ta
chia thành các loại xung đột sau: xung đột giữa các quốc gia; xung đột địa phương
(Kozvirev, 1999). Theo hình thức đối đầu, người ta chia thành: xung đột phi bạo
lực và xng đột bạo lực
Theo mục đích mà các bên tham gia xung đột trong cuộc đấu tranh giành
nguồn tài nguyên hạn hẹp, chia thành:
- Xung đột xã hội, trong đó địi quyền bình đẳng cơng dân (từ quyền cơng
dân đến vị thế kinh tế bình đẳng).
- Xung đột ngơn ngữ văn hố, trong các cuộc xung đột này những yêu cầu
đưa ra đề cập tới vấn đề gìn giữ hoặc là phục hồi các chức năng của ngơn ngữ và
văn hố dân tộc.
- Xung đột chính trị, nếu như các dân tộc thiểu số tham gia vào xung đột địi
quyền chính trị (từ việc tự trị của chính quyền địa phương đến ly khaihồn tồn).
- Xung đột lãnh thổ - yêu cầu thay đổi biên giới, sát nhập với quốc gia khác
có chung “nguồn gốc” về lịch sử văn hoá hoặc là thành lập quốc gia độc lập mới
(Iamxkov, 1997).
Nhưng cả trong trường hợp này cũng phải hiểu rằng, trong cùng một cuộc

xung đột, các bên tham gia có thể cùng lúc đặt ra một vài nhiệm vụ, cả địi quyền
chính trị, vị thế bình đẳng và cả nâng cao vị thế của ngôn ngữ…
Các nhà xã hội học, chính trị học và dân tộc học khi cố gắng tách xung đột
khỏi các hiện tượng gần giống khác, thường chỉ xem xét xung đột là cuộc đấu
tranh thực sự giữa các nhóm, là sự đụng độ của những hành vi trái ngược, chẳng


hạn, họ định nghĩa “xung đột dân tộc” như là bất kỳ dạng đối đầu vệ quốc nào,
chính trị hoặc là vũ trang mà ở đó các bên hoặc là một trong các bên huy động lực
lượng, hành động hoặc là bị hại do dấu hiệu khác biệt dân tộc (Chiskov, 1997,
tr.476). Với cách hiểu như vậy thì xung đột là giai đoạn có những mâu thuẫn căng
thẳng nhất và được thể hiện trong hành động xung đột, và có ngày bắt đầu chính
xác - ngày bắt đầu đối đầu.
Nhưng theo quan điểm của nhà tâm lý học khi tính đến sự vận động của
xung đột, thì bản thân sự đối đầu giữa các nhóm có những mục đích trái ngược
nhau trong cuộc đấu tranh giành nguồn tài nguyên hạn hẹp (lãnh thổ, chính quyền,
uy tín) chỉ là một trong các giai đoạn của xung đột. Giai đoạn này được gọi là tình
huống xung đột khách quan. Có thể nói rằng, ở mọi nơi trên trái đất đều có mâu
thuẫn giữa các cộng đồng dân tộc hoặc là căng thẳng giữa các cộng đồng dân tộc ở
nghĩa rộng. Khơng có một xã hội nào là khơng có xung đột.
Thơng thường đó là sự căng thẳng giữa cộng đồng dân tộc đa số và dân tộc
thiểu số. Sự căng thẳng này có thể ở dạng che giấu, âm ỷ. Trong trường hợp này,
căng thẳng thể hiện ở sự cạnh tranh xã hội bằng cách so sánh đánh giá nhóm mình
với nhóm khác một cách có lợi cho nhóm mình. Những căng thẳng giữa các dân
tộc trong một trường học ở Mỹ có học sinh thuộc nhiều thành phần dân tộc do
Rotheram-Borus (1993) tiến hành nghiên cứu cũng là xung đột dân tộc. Những học
sinh Phổ thơng Trung học ít khi giao tiếp với dân tộc khác, thích sử dụng tiếng mẹ
đẻ hơn, họ có thái độ thờ ơ hoặc là hung hãn với những học sinh cùng lớp thuộc
dân tộc khác.
Bà Rotheram khẳng định rằng, chính trong căng thẳng giữa các dân tộc thì

“yếu tố dân tộc trở nên rõ ràng hơn và có một ý nghĩa đặc biệt, nó như là dấu hiệu
đồng nhất của cá nhân (Rotheram-Borus, 1993, 97); 70% học sinh gốc châu Mỹ La
tinh, Mỹ gốc Phi và da trắng - nhấn mạnh thuộc tính dân tộc của mình.
Những kết quả này đặc biệt rõ khi so sánh với những số liệu do Rotheram Borus thu được ở “trường học liên kết lý tưởng”. ở trường học này học sinh thuộc
các dân tộc khác nhau được giáo dục như nhau và tính đồng nhất dân tộc thể hiện
rõ ở những học sinh có định hướng với hai nền văn hố .
Mâu thuẫn giữa các nhóm mặc dù đóng vai trị quyết định dẫn tới hành vi
xung đột, nhưng chúng khơng có mối quan hệ trực tiếp. Một mặt, để xuất hiện
hành vi xung đột, thì mâu thuẫn giữa các nhóm phải được nhận thức, nhưng khơng
bắt buộc phải là mâu thuẫn thực. Xung đột giả mạo khi “ý thức” những mâu thuẫn
khơng tồn tại, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, không phải


tất cả mọi mâu thuẫn lợi ích đều phát triển thành hành vi xung đột. Nói cách khác,
giai đoạn nhận thức và mổ xẻ một cách xúc cảm xung đột rất quan trọng. Những
dân tộc thiểu số có vị thế thấp chịu sự “bất bình đẳng của lịch sử” có mong muốn
phục hồi sự bình đẳng, nhưng điều này khơng nhất thiết trỗi dậy phản ứng lập tức.
Thông thường trong thời gian nhiều năm họ tập trung lực lượng để trả thù. Nhiều
thế kỷ đã trôi qua kể từ khi người Do Thái bị đuổi khỏi vùng đất thánh, nhưng
chính yếu tố này là cơ sở của cuộc đấu tranh lâu dài nhằm lấy lại chúng.
Nếu như tình huống xung đột khách quan đã được nhận thức thì thậm chí cả
những sự kiện ngẫu nhiên và cả khi là vô lý, nhưng do tính xúc cảm trong quan hệ
giữa các dân tộc cũng có thể dẫn đến tương tác xung đột - một giai đoạn căng
thẳng nhất của xung đột. Tuy nhiên, khi tình huống xung đột đã được nhận thức thì
sự cạnh tranh xã hội có thể khơng chuyển thành tương tác xung đột, bởi vì thơng
thường, những nhóm có vị thế thấp sẽ đấu tranh với nhóm có vị thế cao nếu như họ
nhận thức được quan hệ giữa họ khơng chỉ là vơ lý, mà cịn là quan hệ khơng ổn
định. Chính tình huống bất ổn định gây nên sự tan giã vương quốc Xô Viết trở
thành thời điểm thuận lợi nhất để “báo thù” cho “chấn thương” đã mang đến cho
hầu hết các dân tộc của Liên bang Xô Viết cũ trong vài thế kỷ.

Giai đoạn tương tác xung đột dân tộc có xu hướng tự phát triển hoặc là leo
thang, nghĩa là các bên chuyển từ chiến thuật “nhẹ” sang “nặng”: từ những hành vi
đám đơng khơng mang tính bạo lực (Mít tinh, biểu tình, những hành động kháng
lệnh toàn quốc) đến những đụng độ mà sớm hay muộn sẽ dẫn tới đổ máu (giữa
Oseti và Inguseti là vùng phía bắc Oseti Alani hoặc là giữa Kirgidia và Uzbekistan
ở vùng Osxkon của Kirgidia ) và thậm chí dẫn tới xung đột quân sự, chiến tranh
chính trị dân tộc (Armenia - Aderbazan, Grudia - Abkhadia) (Strelexki, 1997).
Các nhà tâm lý học còn đưa ra một giai đoạn nữa của xung đột - đó là hồ
giải. Mục bốn của chương này chúng tơi sẽ phân tích hồ giải. Cịn bây giờ chúng
tơi nhấn mạnh rằng, theo quan điểm của nhà tâm lý học, xung đột không chỉ bắt
đầu từ khi bắt đầu hành vi xung đột, và không kết thúc cùng với việc kết thúc
chúng. Sau khi kết thúc sự đối đầu trực tiếp - thời kỳ “hàn gắn vết thương”- xung
đột có thể thể hiện ở dạng cạnh tranh xã hội, định kiến và hình ảnh kẻ thù. Thậm
chí vào giữa những năm 90, có 24% người được hỏi trên 60 tuổi, nghĩa là những
người đã từng trải chiến tranh thế giứoi thứ hai vẫn coi những người Đức là kẻ thù
xưa của dân tộc Nga (Zdravolmuxlov, 1996).
Như vậy, xung đột dân tộc là bất kỳ một dạng cạnh tranh nào giữa các
nhóm - trong tất cả các trường hợp, từ sự đối đầu thực tế để giành nguồn tài
nguyên hạn hẹp đến sự khác nhau lợi ích một cách giả định - khi một trong những


bên đối kháng tri giác bên kia là dân tộc1. Chúng tôi nhấn mạnh tới việc tri giác sự
khác nhau về lợi ích, điều này theo quan điểm của nhà xã hội học và chính trị học
là sự thu hẹp khái niệm xung đột dân tộc trong khoa học xã hội. Nhưng việc giải
thích khái niệm xung đột dân tộc sẽ trở nên toàn diện hơn khi thêm vào thành tố
tâm lý, bởi vì nó phân tích các q trình nhận thức và động cơ trước khi xảy ra
những sự đụng độ trực tiếp, có thể ảnh hưởng tới sự leo thang và có thể tồn tại sau
khi xung đột kết thúc.
2. Sự xuất hiện xung đột dân tộc
Ba vấn đề chính trong tâm lý học khi nghiên cứu quan hệ giữa các dân tộc

là: xuất hiện, diễn biến và hoà giải xung đột dân tộc. Cả các nhà xã hội học, chính
trị học và tâm lý học đều quan tâm đến việc tìm ra nguyên nhân của xung đột dân
tộc. Hướng tiếp cận xã hội học phân tích mối liên hệ giữa sự phân tầng xã hội với
thuộc tính dân tộc của người dân khi giải thích nguyên nhân xung đột. Theo hướng
tiếp cận chính trị học thì “một trong những cách phổ biến nhất để giải thích nguyên
nhân xung đột là vai trò của giới thượng lưu, mà trước hết là của đội ngũ trí thức
và đội ngũ chính trị trong việc huy động tình cảm dân tộc, trong căng thẳng dân tộc
và trong việc leo thang của căng thẳng dân tộc tới mức xung đột công khai
(Chiskov, 1997, tr.312-313).
Trong tâm lý học, các nguyên nhân của xung đột dân tộc thường được xem
xét trong phạm vi của các học thuyết tổng hợp hơn. Cần nhấn mạnh rằng, hầu như
tất cả các quan điểm tâm lý học đều chia ra các nguyên nhân xã hội của xung đột
giữa các nhóm và các nguyên nhân cạnh tranh xã hội và thù địch thể hiện trong
hành động và trong tưởng tượng hoặc là thù địch trong tưởng tượng một cách cơng
khai hoặc khơng cơng khai. Trong tiếng Anh có những từ khác nhau dùng để chỉ
hai loại nguyên nhân: nguyên nhân - reason (cái mà vì nó diễn ra hành động xung
đột, mục đích của hành động) và nguyên cớ - cause (cái dẫn đến hành động thù
địch hoặc là cạnh tranh giữa các nhóm). Phần lớn các nhà tâm lý học không nghi
ngờ vào sự hiện diện các nguyên nhân (reason) trong tất cả hoặc là trong một số
các cuộc xung đột giữa các nhóm và họ cũng ngầm hiểu rằng đó là xung đột lợi
ích, xung đột những mục đích đối lập trong cuộc đấu tranh giành nguồn tài nguyên
hạn hẹp nào đó, nhưng họ nhường quyền nghiên cứu những vấn đề này cho các
ngành xã hội khác. Họ đưa ra những đặc điểm tâm lý của những nguyên nhân
(causes):
1

Một số tác giả gọi xung đột dân tộc ở nghĩa rộng là căng thẳng dân

tộc khi xem căng thẳng dân tộc như là hành động xung đột, một khái niệm
gần nhất với xung đột dân tộc ở nghĩa hẹp.



1. Xung đột giữa các nhóm là sản phẩm của những đặc điểm tâm lý tổng
hợp. Việc xuất hiện nhiều các xung đột xã hội làm cho nhiều nhà lý luận đi tìm
nguyên nhân thù địch với những người cùng giống nịi ở dạng nhu cầu xâm kích
hay là tìm ngun nhân về sự kích động của lồi người.
Tác giả của một trong những quan điểm tâm lý xã hội đầu tiên
U.Mac.Daugơn (1871-1938) gán cho đấu tranh tập thể “bản năng đánh nhau”.
Hướng tiếp cận này gọi là mơ hình thuỷ lực, bởi vì xâm kích, theo quan điểm của
U.Mac.Dawgơn, không phải là phản ứng với sự tức giận, mà là xung động bản
năng nào đó ở trong cơ thể của con người.
Mơ hình thuỷ lực cũng là nền tảng trong tư tưởng của Freud về nguyên nhân
chiến tranh trong lịch sử nhân loại. Freud cho rằng, sự thù địch giữa các nhóm là
tất yếu và ln tồn tại bởi vì xung đột lợi ích giữa mọi người về ngun tắc chỉ có
thể giải quyết bằng bạo lực. Con người có ham muốn vơ lý-ham muốn chết. Ham
muốn này lúc ban đầu thì hướng vào bên trong, nhưng sau đó hướng ra thế giới bên
ngồi, bởi vì, điều này tốt hơn cho con người. Sự thù địch này cũng có lợi cho
nhóm bởi vì nó làm nhóm ổn định, hình thành nên tình cảm chung ở các thành viên
nhóm. Thù địch với một nhóm nào đó dẫn tới việc liên kết một số nhóm khác.
Trong thời kỳ chiến tranh, hình thành nên liên kết các bộ tộc hoặc là liên kết các
quốc gia mà sự đối đầu trong phạm vi các quốc gia này bằng cách tạo ra những
cấm đoán, điều này diễn ra chẳng hạn, trong thời kỳ chiến tranh của các quốc gia
Hy Lạp chống ngoại xâm. Theo quan điểm của Freud, sự đối địch với con người,
với nhóm và thậm chí với cả các liên kết nhóm là có lợi, dẫn tới khơng tránh khỏi
bạo lực (Frớt, 1992)
Nhà nghiên cứu thứ ba về mơ hình thuỷ lực là nhà dân tộc học người úc
K.Lorens (1903-1989). Luận điểm cơ bản của ông là hành vi bạo lực của con
người trong chiến tranh, trong tội phạm…là hậu quả của tính bạo lực bẩm sinh một
cách sinh học. Nhưng nếu như ở thú vật, sự hung bạo nhằm để bảo tồn chủng loại
thì đối với con người với đặc tính xâm kích người cùng chủng loại, thì nó nhằm

bảo tồn nhóm. Thơng thường, những người thuộc nền văn hố truyền thống tn
thủ điều giáo huấn… “khơng sát hại” trong nhóm. Thậm chí những kẻ hay sinh sự
da đỏ Iut ở bắc Mỹ cũng tuyệt đối cấm kỵ giết hại những người cùng bộ tộc. Theo
Lorens khi tuân theo điều cấm kỵ này, nhưng lại khơng có lối thốt cho xâm kích
ở dạng bạo lực với “người khác” nên họ thường hay bị thần kinh hơn những người
thuộc các nền văn hoá khác (Lorens, 1994).
Trong tất cả các quan điểm trên, sự thù địch là sản phẩm của “bản tính vơ lý
của con người”. Một số tác giả còn tranh luận về nền tảng sinh học của sự vô lý tập


thể. Họ xem xét con người như là sự nhầm lẫn của tiến hố. Những học thuyết giải
thích xung đột giữa các nhóm bằng những kích động xâm kích tổng hợp gặp phải
vấn đề lớn khi giải thích các tình huống khơng có tương tác xung đột giữa các
nhóm. Các nhà nghiên cứu theo trường phái của Freud tìm thêm những bằng chứng
về những tính chất chung trong các xu hướng xâm kích khi phân tích những hồn
cảnh đặc biệt mà trong đó sự thù địch với các nhóm khác biểu hiện bằng hành
động.
Quan điểm cổ điển thuộc dạng này là học thuyết về tính quyết định của sự
thất vọng đến xâm kích của N.Muiler và Đ. Dollar. Theo quan điểm này, kích động
xâm kích tổng hợp sẽ chuyển thành hành vi xâm kích chỉ khi con người bị thất
vọng nghĩa là khi một điều kiện bất kỳ nào ngăn cản cá nhân đạt được mục đích
mong muốn2.
L.Berkovic sử dụng các điều cơ bản của quan điểm thất vọng- xâm kích và
mở rộng khái niệm khách thể xâm kích tới tồn nhóm. Ơng cho rằng khách thể của
xâm kích khơng chỉ là các cá nhân riêng lẻ, mà còn cả những ai giống họ theo dấu
hiệu nào đó. Berkovic sử dụng tư tưởng này để giải thích nguyên nhân của các làn
sóng bất bình và xung đột chủng tộc có liên quan tới định kiến chủng tộc, bởi vì
chủng tộc và dân tộc là những dấu hiệu đầu tiên để so sánh. Ông xem “sự thiếu
thốn một cách tương đối” xuất hiện khi so sánh những nhóm mình với nhóm khác
và gây ra cảm giác bị né tránh và bị xâm hại quyền lợi là nguồn gốc của thất vọng

và của xâm kích tiềm năng3.
Kiểu “So sánh nhìn lên” này, giải thích phản ứng xâm kích của những người
thiểu số tại Mỹ để làm cho quyền lợi của họ được cải thiện chút ít (Mayer, 1997).
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ khả năng khái quát hoá của xâm kích
trong trường hợp con người khơng chịu tác động thất vọng một cách trực tiếp, mà
chỉ là nhân chứng thụ động. Chẳng hạn, khi xem cảnh bạo lực trong đoạn phim
chiếu để làm thực nghiệm, làm phản ứng xâm kích của họ mạnh lên, đặc biệt là khi
họ gặp người có thể làm cho họ liên tưởng tới nhân vật trong đoạn phim vừa xem
theo dấu hiệu dân tộc.
Nhưng khi xem xét xung đột giữa các nhóm, thì quan điểm những đặc điểm
tâm lý tổng hợp gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, thậm chí cả khi đưa thêm
những biến số. Hạn chế cơ bản của tất cả các hướng tiếp cận này đều quy mâu
Nếu như sự so sánh với “bình ga” thì đó vẫn chỉ là “bình ga”, nhưng nó chỉ xịt ra chất
độc khi và chỉ khi dùng búa đập vào nó.
3
Trong quan hệ giữa các dân tộc thì “sự thiếu thốn tương đối” là việc tri giác vị thế của
nhóm mình tồi tệ so với vị thế của nhóm khác
2


thuẫn giữa các nhóm thành xung đột bên trong nhân cách hoặc là xung đột liên
nhân cách, cịn nếu có xung đột nhóm như Berkovic đề cập thì cũng khơng chú ý
tới vai trò của chuẩn mực, giá trị và những cái khác điều chỉnh hành vi xã hội.
2. Những khác biệt cá nhân là nền tảng của xung đột giữa các nhóm. Trong
số các hướng tiếp cận phân tích sự khác biệt cá nhân trong quan hệ của cá nhân với
các nhóm khác, thì quan điểm nhân cách độc đoán là quan trọng nhất. Dự án
nghiên cứu nổi tiếng “Nhóm từ Berkli” (T. Adormo, tr 308) tiến hành ở Mỹ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, ngay từ đầu đã cố gắng đưa ra chân dung các cá nhân
có tư tưởng bài trừ Do Thái - những tên phát-xít tiềm năng. (Adorno và đồng sự
2001). T. Adorno (1903-1969) và những đồng nghiệp của mình dựa trên tư tưởng

của Frớt về việc hình thành thái độ đối với nhóm khác từ q trình xã hội hóa của
trẻ từ thời thơ ấu, trong đó có cả mối quan hệ cảm xúc của trẻ trong gia đình.
Những người được giáo dục trong gia đình thống trị các mối quan hệ hình thức và
quy định rõ ràng, thì một phần bạo lực đổ lên những ai không đồng nhất với họ,
nghĩa là lên những nhóm bên ngồi.
Quan hệ với người Do Thái ở Đức vào những năm 30 thể hiện trong định
kiến cũng như trong hành động tới mức tiệt chủng. Kết qủa nghiên cứu cho thấy
những người có quan điểm bài trừ Do Thái thì cũng có định kiến rõ ràng chống
các cộng đồng dân tộc khác. Khi đề nghị những người thực nghiệm bày tỏ thái độ
đối với hai dân tộc khơng tồn tại trên thực tế, thì chính những người có tư tưởng
bài trừ Do Thái khơng thích những nhóm giả định này. Họ có xu hướng chung là
khơng thích những nhóm khác và ưa thích nhóm mình.
Các nhà nghiên cứu từ Berkli nhận thấy những người sùng bái chủ nghĩa
phát -xít có những nét nhân cách tương đối bền vững và có thể chỉ ra nhờ thang đo
F (thang đo Phát -xít) do họ tự thiết kế. Kết quả là họ đã đưa ra loại nhân chủng
mới có tên gọi là nhân cách độc đốn. Ngồi nét tính cách là khơng thích nhóm
khác, họ cịn có nhữung nét tính cách khác như:
- Chủ nghĩa công ước (sùng bái những chuẩn mực xã hội truyền thống)
- Tuân thủ tuyệt đối chính quyền và uy quyền.
- Xâm kích độc đốn (tìm những người không tuân thủ chuẩn mực công ước
để kết tội, ruồng bỏ và xử phạt họ)
- Tính vơ cảm (khơng thích những cái chủ quan mang tính tưởng tượng, cảm
xúc)


- Định khn trong tư duy và mê tín dị đoan
- Tư duy cứng nhắc và sùng bái bạo lực (tư duy những phạm trù cứng rắn
kiểu như: mạnh-yếu, cai trị - bị trị, thủ lĩnh-quân và ủng hộ những phương pháp
lãnh đạo cứng rắn)
-Vô kỷ luật và thái độ vô liêm sỉ (thù địch, thái độ độc ác đối với tồn nhân

loại.
- Phóng chiếu (tin vào các cuộc mưu phản và tương lai mù mịt của nhân
loại).
- Có thái độ thù địch với gái mại dâm.
Adorno không cho rằng, một dân tộc nào đó có nhiều nhân cách độc đốn
hơn, khi nhấn mạnh rằng phần lớn người dân “bình thường”. Nhưng theo quan
điểm của ông, những cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế, đảo chính chính trị có
thể làm cho nhân cách độc đoán trở nên phổ biến trong một khoảng thời gian ở một
đất nước nào đó, chẳng hạn, nhân cách độc đoán phổ biến ở Đức sau khi thất bại
trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhấtI và hiệp định hồ bình quốc tế Véc-sây.
Adorno nhìn thấy trong cách phân loại lồi người của mình tính xã hội và tính vận
động. Đó là sự khác biệt cơ bản nhất so với cách phân loại một cách sinh học và
tĩnh tại của những người theo quan điểm Hitle bằng cách chia mọi người thành
“những con cừu” và “những con dê”. Nhưng trong trường hợp này lại đặt ra câu
hỏi: Hệ thống làm nảy sinh ra những nét nhân cách độc đốn hay là những nét tính
cách cá nhân tạo ra hệ thống độc đốn? Ngồi ra, quan điểm nhân cách độc đốn
khơng phải là quan điểm tâm lý xã hội với đúng nghĩa của nó, bởi vì trong xung
đột giữa các nhóm khơng phải chỉ có sự tham gia của những cá nhân riêng lẻ, mà là
của toàn thể cộng đồng.
3. Học thuyết mâu thuẫn thực tế . Học thuyết này xuất phát từ giả định rằng,
xung đột giữa các nhóm là sản phẩm của những lợi ích nhóm đối lập nhau, khi chỉ
một trong các nhóm trở thành người chiến thắng và xâm hại lợi ích của nhóm cịn
lại.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất theo quan điểm này trong tâm lý xã hội là
Serif. Ông đưa ra giả thuyết rằng, sự phụ thuộc lẫn nhau về chức năng của hai
nhóm ở dạng cạnh tranh sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thù địch, thể hiện ở
các định khuôn tiêu cực và định kiến và cả ở việc phát triển tính cố kết nhóm. Tất
cả những điều này dẫn tới hành vi thù địch. Đây là hướng tiếp cận duy nhất phân



tích xung đột giữa các nhóm, trong đó ngun nhân (reason) của sự thù địch giữa
các nhóm (xung đột lợi ích kinh tế) xem xét cùng với nguyên nhân (cause.)
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới các nghiên cứu của Serif năm 1949-1953 là
ký ức mới nhất về những điều khủng khiếp diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ
hai và cực điểm của “chiến tranh lạnh”. Mục đích của nhà tâm lý học Mỹ này là
vạch ra chiến thuật để biến quan hệ thù địch giữa các nhóm, mà trước tiên là những
quan hệ giữa các cường quốc -thành quan hệ hợp tác và bằng cách đó để ngăn chặn
chiến tranh thế giới thứ ba. Để kiểm tra giả thuyết của mình, Serif và những đồng
nghiệp tiến hành một số thực nghiệm ngoài trời ở các trại hè thiếu nhi nam. Cuộc
đua giữa hai nhóm con trai đã đi đến hiệu ứng tâm lý xã hội giống như xung đột
giữa các nhóm. Xung đột lợi ích - cuộc chiến giành phần thưởng rất nhanh chóng
chuyển thành thù địch xâm kích. Cùng với điều này cịn thấy rằng, sự tương tác với
nhóm bị đánh giá khơng thiện chí làm tăng sự cố kết nhóm và hình thành nên
những hiện tượng mới về tính đồng nhất nhóm.
ý nghĩa nghiên cứu của Serif là ở chỗ, chính từ những nghiên cứu này bắt
đầu phát triển hướng tiếp cận tâm lý xã hội trong việc nghiên cứu quan hệ giữa các
nhóm, khi tìm nguồn gốc thù địch dân tộc khơng phải ở những đặc trưng của cá
nhân - tất cả mọi người có đặc điểm xâm kích hay là một số người có tính cách độc
đốn, mà là ở tính chất của bản thân mối tương quan giữa các nhóm. Nhưng Serif
đã bỏ qua những quy luật bên trong không kém phần bản chất của các quá trình
tâm lý xã hội khi chỉ giới hạn việc giải thích nguyên nhân của xung đột bằng việc
phân tích những tương tác nhìn thấy trực tiếp, chẳng hạn, nhiều lúc xung đột dân
tộc là giả tạo khi khơng có xung đột lợi ích thực tế. Những xung đột như thế được
gọi là xung đột tàn sát hoặc là xung đột nổi loạn khi khơng có mục đích rõ ràng,
nhưng nó để lại hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, các nhà xã hội khơng thể giải
thích một cách rõ ràng, vì sao mùa hè 1989 những người Thổ Nhĩ Kỳ - Mexkhetinx
bị tàn sát chứ không phải các dân tộc thiểu số khác sống ở thung lũng Fergan. Việc
phân tích thêm các biến số -các quá trình tâm lý đặc biệt liên quan tới thành viên
nhóm sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
4. Học thuyết đồng nhất xã hội

Vào những năm 1960-1970 các nhà tâm lý học xã hội Anh dưới sự lãnh đạo
của Tajfel thu được kết quả rất ấn tượng rằng, những mục đích đối lập khơng phải
là điều kiện bắt buộc để xuất hiện sự cạnh tranh và thù địch giữa các nhóm (Tajfel,
1971). Điều kiện đủ có thể là việc ý thức thuộc nhóm, nghĩa là sự đồng nhất xã hội
và các q trình liên quan tới nó là nhận thức và xúc cảm. Để đi tới kết luận này,
Tajfel và các cộng sự của mình phải tiến hành một loạt các thực nghiệm nhằm vạch


ra các điều kiện tối thiểu cần thiết để làm xuất hiện hành vi phân biệt đối xử với
các thành viên của nhóm khác. Giữa các nhóm tham gia vào thực nghiệm khơng có
xung đột lợi ích hoặc là thù địch trước đây. Những người thực nghiệm - học sinh
Anh-không tương tác với nhau trong nhóm cũng như ở cấp liên nhóm. Các nhóm
này chỉ tồn tại trong tri giác của học sinh. Họ được biết rằng, nhóm được hình
thành trên cơ sở là kết quả nghiên cứu của thực nghiệm trước đó. Nhưng trên thực
tế người ta xếp những người thực nghiệm vào các nhóm một cách ngẫu nhiên.
Nói cách khác, việc phạm trù hố xã hội các nhóm khi tham gia vào thực
nghiệm đã bỏ qua tất cả các biến số thường hay dùng để xác định tính cố kết nhóm
và sự đối kháng giữa các nhóm. Tuy vậy, nhưng khi lựa chọn cách phân chia tiền
thưởng khi tham gia vào thực nghiệm cho các thành viên nặc danh của nhóm mình
và nhóm kia, thì việc tạo sự khác biệt có lợi cho nhóm mình quan trọng hơn là việc
chia cho các thành viên của nhóm mình nhiều tiền hơn, nếu như các thành vên
“nhóm khác” giành được nhiều tiền hơn. Như vậy, những người thực nghiệm sẵn
sàng trả giá bằng sự mất mát về vật chất để đổi lấy sự đồng nhất xã hội tích cực.
Những số liệu này, theo Tajfel chứng minh rằng, bản thân việc phạm trù hoá xã hội
đủ để tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các nhóm và thù địch với nhóm khác là khơng
thể tránh khỏi.
Đa số các thực nghiệm ở Anh được tiến hành với mẫu nghiên cứu là những
nhóm có khác biệt tối thiểu và có vị thế như nhau. Nhưng trên thực tế, đây là
trường hợp hiếm có trong tương tác giữa các nhóm. Khi nghiên cứu các nhóm đa
số và thiểu số cho thấy, thành viên của nhóm đa số có xu hướng cạnh tranh xã hội

rõ ràng hơn. Nhưng xu hướng này chỉ đến một giới hạn nhất định. Những nhóm
mạnh, kiểm sốt tình hình trong xã hội một cách tuyệt đối, tin tưởng vào vị thế của
mình và có sự đồng nhất tích cực, “cho phép mình khơng thể hiện sự cạnh tranh xã
hội và giành quyền cho nhóm thiểu số “hưởng thụ” tính đồng nhất tích cực của
mình” (Taylok, Moghaddam, 1987, tr 71). Chẳng hạn, tầng lớp thượng lưu da trắng
ở Mỹ thể hiện thái độ xã hội khoan dung với các nhóm thiểu số về chủng tộc và về
dân tộc, còn những người da trắng trung lưu có những định kiến dân tộc rõ ràng.
Chúng ta lại quay về các nhóm có xung đột lợi ích thực tế. Các nhà tâm lý
học Anh khơng phủ nhận rằng cũng có những cuộc xung đột giữa các nhóm do các
nguyên nhân khách quan: các nhóm đấu tranh để giành lợi ích thực tế - lãnh thổ,
huy hiệu thể thao như trong trường hợp thực nghiệm của Serif với những cậu bé.
Nhưng có trường hợp khác khi sự thay đổi vị thế tương đối của nhóm cũng
dẫn tới cạnh tranh xã hội. Mục đích ở đây là coi nhóm mình tốt hơn nhóm khác dù
chỉ là trong con mắt của chính mình và bằng cách như vậy để duy trì sự đồng nhất


xã hội tích cực. Do vậy phải hiểu rằng , trong cuộc sống hiếm có tình huống cạnh
tranh xã hội “thuần túy”. Mặt khác khơng thể lấy ví dụ về xung đột thực tế mà
không bị ảnh hưởng của các q trình tâm lý liên quan tới thành viên nhóm. Như
vậy cần phải xem xét các nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân xã hội như là các
nguyên nhân phụ thuộc lẫn nhau trong phần lớn các cuộc xung đột dân tộc. Sẽ là
không đúng khi cho rằng các hiện tượng tâm lý có trước hồn cảnh xã hội (nghĩa là
trước xung đột lợi ích thực tế) hoặc là ngược lại.
3. Diễn biến của xung đột dân tộc
Ngồi việc tìm ra nguyên nhân xung đột, tâm lý học còn cố gắng tìm trả lời
cho câu hỏi: Xung đột dân tộc diễn biến như thế nào, nghĩa là nó thay đổi như thế
nào trong quá trình xung đột. Điều mà tâm lý học xã hội quan tâm trước tiên không
phải là những sự thay đổi tạm thời và thoáng qua mang tính xúc cảm-sự tức giận,
sợ hãi… của các cá nhân tham gia vào xung đột. Mà họ quan tâm tới những thay
đổi lâu dài, mang tính chất cơ bản trong nhận thức của họ.

Quá trình nhận thức đầu tiên ảnh hưởng tới diễn biến xung đột dân tộc,
chúng ta xem xét là việc phạm trù hoá xã hội mà như chúng ta đã nói tới là nó giúp
cho cá nhân định hướng, xác định vị trí của mình trong xã hội. Trong q trình
xung đột, việc phạm trù hố để lại hai hậu quả nghiêm trọng:
1. Các thành viên của nhóm được tri giác là giống nhau nhiều hơn trên thực
tế. Sự giống nhau trong nhóm dẫn tới việc phi cá nhân hoá, thể hiện ở sự nặc danh
và quan hệ không phân biệt đối với các thành viên của nhóm khác. Sự phi cá nhân
hố làm cho việc thực hiện các hành động xâm kích đối với kẻ thù dễ dàng. Khi
nghiên cứu các nền văn hoá bộ tộc người ta nhận thấy các thành viên của bộ tộc có
nhiều các thành tố bên ngồi càng giống nhau như quần áo, đầu tóc, hình dạng
trang trí trên mặt và trên người thì sự xâm kích càng mạnh bạo, bởi vì nó được thúc
đẩy bởi sự phi cá nhân hóa (theo Berry, 1992). Quân phục là thành tố làm tăng sự
phi cá nhân hoặc cũng sẽ làm cho việc xâm kích dễ dàng trong xung đột.
2. Các thành viên của hai nhóm bị tri giác là khác nhau nhiều hơn trên thực
tế. Thơng thường những khoảng cách văn hố và thậm chí là cả khoảng cách ngơn
ngữ giữa các cộng đồng dân tộc là khơng rõ ràng và khó nhìn thấy. Nhưng khi
xung đột những khoảng cách này rất rõ ràng trong tri giác của chủ thể. Ví dụ điển
hình về xu hướng này là sự nhấn mạnh và thổi phồng những khác biệt giữa các dân
tộc Tutxi và Khutu ở Ruanđa. Điều này dẫn tới thảm hoạ nhiều năm của dân tộc
Ruanđa - “tàn sát và thanh lọc” theo dấu hiệu dân tộc đã cướp đi hàng triệu sinh
mạng của người Khutu cũng như người Tutxi. Còn trước khi bắt đầu xung đột giữa


Armenia và Adzerbaizan giành vùng Nagornưi Karabac thì các phương tiện truyền
thông của cả hai bên thường xuyên đăng tải hình ảnh đối phương là dân tộc gần gũi
về mặt địa lý, nhưng xa cách về mặt văn hoá.
Như vậy, trong xung đột dân tộc thì sự phân biệt nhóm thể hiện ở dạng đối
lập nhóm mình với nhóm khác: đa số đối lập với thiểu số, những người Thiên chúa
giáo đối lập với những người Do Thái giáo, dân bản xứ đối lập với dân vãng lai.
Trong thời gian xung đột, sự thống nhất trong việc đánh giá tiêu cực nhóm khác

khơng chỉ thực hiện chức năng có lợi cho cộng đồng, mà thường là điều kiện cần
để giành chiến thắng. Người ta cho rằng, những so sánh đánh giá có lợi cho nhóm
mình sử dụng trong các hành động có tổ chức càng nhiều thì hiệu quả của nó càng
lớn. Bên cạnh đó, phương tiện truyền thơng của mỗi bên phải đưa thông tin phù
hợp với quan điểm và niềm tin của nhóm, cịn những thơng tin về kẻ thù không cần
phải là thực và được tô điểm một cách chủ quan. Tất cả những điều này dẫn tới
loại bỏ một phần hoặc là hồn tồn những thơng tin bên ngoài. Chẳng hạn ở thế kỷ
XX, cuộc đấu tranh khốc liệt trong tất cả các cuộc chiến tranh “lạnh” và “nóng” bắt
đầu từ Radio-từ việc thu các máy thu radio đến việc làm mất “giọng của kẻ thù”,
còn cuộc đấu tranh ở Cộng hòa dân chủ Đức “mềm mỏng hơn” - khơng bán máy
radio có tần sóng ngắn.
Cịn một hiệu ứng nữa của việc phạm trù hoá ảnh hưởng tới xung dột dân tộc
đó là mối tương quan ảo. Điều này có nghĩa là hai loại hiện tượng được tri giác
như là liên quan chặt chẽ với nhau mặc dù trên thực tế mối liên quan giữa chúng
hoàn tồn khơng có hoặc là yếu hơn nhiều so với trong tri giác.
Hiện tượng mối tương quan ảo sẽ giúp chúng ta hiểu cơ chế của việc hình
thành định khn xã hội và nguyên nhân dẫn tới sự bền vững của chúng; “…định
khn bắt chúng ta nhìn thấy mối tương quan lẫn nhau, về phần mình thì mối
tương quan là bằng chứng cho sự đúng đắn của định khuôn ban dầu” (Aronxơn,
1998, tr 160). Như vậy, định khuôn dân tộc có thể hiểu là mối tương quan ảo giữa
thành viên nhóm với những đặc trưng nhóm mang tính tiêu cực hoặc là với những
hành vi tiêu cực, chẳng hạn người da đen - lười nhác, người Thổ Nhĩ Kỳ-bẩn thỉu,
người Đức-quân phiệt.
Khi sử dụng khái niệm tương quan ảo để xem xét những mệnh đề trên, có
thể tiên đốn rằng trong diễn biến của xung đột dân tộc, những định khn tiêu cực
về nhóm thiểu số có thể mạnh lên bởi đặc tính của hai loại hiện tượng, bằng sự
khác biệt của chúng với những hiện tượng khác. Một mặt, nhóm được coi là khác
với nhóm mình, bởi vì, các thành viên của nhóm đối phương có những nét đặc biệt
dễ nhìn thấy, chẳng hạn là màu da, mà lại ít khi tương tác với họ. Mặt khác, hành



vi bị đánh giá là tiêu cực, chẳng hạn, hành vi vi phạm pháp luật, con người ít gặp
hơn những hành vi được đánh giá là tích cực, do vậy loại hành vi này cũng được
coi là khác thường. Sự có mặt của hai loại hiện tượng này khi tiếp nhận thơng tin
dẫn tới việc hình thành mối tương quan ảo và làm các định khuôn tiêu cực mạnh
lên kiểu như “tất cả người Trechnia đều là tội phạm’.
Việc tìm kiếm “những con cừu vơ tội”4 trong q trình xung đột dân tộc được
thực hiện bởi cơ chế quy gán xã hội nhân quả. Chúng ta nhìn thấy vơ số ví dụ về
hành vi xâm kích đối với thành viên của nhóm người bị coi là nguyên nhân của
những sự kiện xấu - dịch bệnh, đói nghèo và những điều bất hạnh khác. Trong lịch
sử thế giới, chẳng hạn, ở Anh thời kỳ Trung cổ việc tàn sát những người Scơtlen
được giải thích bằng những hành động tội ác của người Scơtlen làm nhiễm độc
những giếng nước. Chính với sự trợ giúp của quy gán, các nhóm đa số biện bạch
cho các hành động đã làm hoặc sẽ làm với những nhóm khác.
Những điều này khơng cịn đơn giản là tìm nguyên nhân, mà là tìm những
người chịu trách nhiệm, khơng phải là tìm câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao diễn ra sự
kiện” mà là trả lời cho câu hỏi “ai có tội”.
“Khi chúng ta gặp phải sự việc khơng mong muốn hoặc là nguy hiểm, chúng
ta có đặc điểm coi sự bất hạnh như là hậu quả của các hành động nào đó và tìm
người chịu trách nhiệm với những hành động này. Trong nhiều tài liệu lịch sử, đó
là “người nào đó” đã rõ ràng, nghĩa là bao giờ cũng tìm thấy kẻ ác nhân hoặc là kẻ
vi phạm nguyên tắc đạo đức và trật tự chính trị. “Hiểu biết xã hội” bao giờ cũng
mang tới sự lựa chọn lớn “những con cừu vô tội” kẻ tội phạm, kẻ ác nhân, nhân
cách giấu mặt” (Graumann, 1987, tr.247).
Trong tất cả các trường hợp trên, chúng ta làm quen với dạng đặc biệt của
việc quy gán nhân quả-quy gán mưu phản, nó nhằm giải thích một cách đơn giản
những sự kiện phức tạp. Trên cơ sở quy gán như vậy hình thành nên các quan điểm
đa dạng về mưu phản. Các quan niệm này tồn tại cả trong xã hội nguyên thuỷ,
cũng như trong xã hội văn minh, nhưng nó khác nhau ở mức độ “khoa học”, và có
thể động chạm đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Nhưng chúng ta có thể đưa ra các đặc tính chung của tất cả các quan niệm
mưu phản. Thông thường những quan niệm này xuất hiện khi khủng hoảng kinh tế,
xã hội, chính trị hoặc là khi xuất hiện các thảm hoạ kiểu như dịch bệnh. Người ta
4

“Cừu vơ tội” đó là người khơng có sức mạnh và quyền lực, bị buộc

những tội mà họ không làm


nhấn mạnh tới tính chất nhóm của mưu phản-các nhóm thiểu số bị quy là những kẻ
phá hoại (kẻ ác nhân thực thì là những quái nhân, kẻ gần giống thực thì là những
điệp viên nước ngồi giống như các sự kiện ở Matxcơva vào những năm 30, kẻ ác
nhân tưởng tượng thì là ma quỷ).
Thơng thường, các dân tộc thiểu số bị coi là kẻ mưu phản, thực hiện các việc
bí ẩn và có sức mạnh ma quỷ đen tối. Các biện pháp để ngăn ngừa các thành viên
của nhóm khác có ý định xấu rất đơn giản và thơ sơ, nhưng nó để lại hậu quả
nghiên trọng đối với họ. Trong mọi thời đại, những người mưu phản bị trục xuất, bị
thiêu trên giàn hoả thiêu, bị buộc và bị cho xe kéo, bị chết ngạt bằng khí ga. Nhưng
trước khi bị chết, họ bị coi không phải là người mà là “quái vật”, nghĩa là sử dụng
cơ chế hợp lệ hố.
Ví dụ điển hình và khủng khiếp về quan niệm mưu phản đó là “mơ hình giải
thích Do thái” về bệnh đậu mùa vào thời kỳ Trung cổ:
“Để tìm nguyên nhân cho dịch bệnh khủng khiếp này, những người thời đó
sẵn sàng đổ trách nhiệm cho bất kỳ ai.. Người ta tìm kiếm những người có tội
trong số những người không thuộc đạo Thiên chúa giáo - đó là những người Do
Thái mà trước kia đã từng bị buộc tội là quỷ chống Thiên chúa giáo.. Phản ứng
với sự bùng phát bệnh đậu mùa lần đầu tiên ở châu ÂAu vào năm 1347-1348
hồn tồn đúng với mơ hình này. Người ta khẳng định rằng, những người Do Thái
là người hầu cận của quỷ đã thông đồng với quỷ để huỷ diệt thế giới Thiên chúa

giáo bằng cách reo rắc bệnh đậu mùa khủng khiếp. Nhưng bản thân sự kiện, chính
những người Do Thái cũng bị chết vì bệnh đậu mùa cũng khơng giúp ích gì cho
họ. Cuộc tàn sát bắt đầu vào năm 1348 và những năm sau đó có thể gọi là kịch
điểm của việc truy đuổi người Do Thái ở thời Trung cổ. Cuối thời kỳ Trung cổ hầu
như khơng cịn người Do Thái ở châu ÂAu (Groh, 1987, tr.16).
Nhưng vì sao những nhóm thiểu số lại phải chịu trách nhiệm với tất cả tai
hoạ và bất hạnh của nhóm đa số hoặc là của tồn xã hội? X.Moscovici đi tìm câu
trả lời cho câu hỏi này. Theo quan điểm của ông, điều này xảy ra là vì các nhóm
thiểu số vơ tình đã vi phạm những điều cấm đối với mỗi các nhân trong xã hội.
Nhóm thiểu số chỉ để ý tới lối sống, quan điểm hành động của mình, mà khơng
quan tâm tới cái mà những người xung quanh họ tuân thủ.
Trong tri giác của nhóm đa số, các thành viên của nhóm thiểu số mặc dù là
hèn yếu và không được bảo vệ, nhưng “cho phép mình làm cái gì muốn”. Nhưng để
vi phạm điều cấm, họ cần phải có sức mạnh phi thường, một thế lực thần bí nào đó.
Tất cả các quan điểm mưu phản xuyên suốt niềm tin của nhóm đa số vào sức


mạnh phi thường của nhóm thiểu số, vào khả năng kiểm soát thế giới và hành động
một cách bất thường của họ. Ngồi sự căm thù và khinh bỉ, nhóm đa số cịn có cảm
giác bị phục tùng, sợ hãi và ghen tỵ với nhóm thiểu số (Moscovici, 1987).
Những người tin vào sự mưu phản nói rằng, họ sợ hãi, họ bị mất quyền lợi
của mình, rằng, họ bị mất đất nước vì nhóm “những người xa lạ”. ở Nga những
năm gần đây trong tình hình khủng hoảng xã hội và kinh tế thường xuyên có
những luận điệu về sự diệt vong của dân tộc Nga, về những mưu đồ chống đối
người Nga từ phía chủ nghĩa phục quốc Do Thái quốc tế và maphia Kavkaz, đã
thành lập các cộng đồng bảo vệ người Nga ở Nga.
Từ những ví dụ trên về sự ảnh hưởng của việc phạm trù hoá, phân biệt các
nhóm, những quy gán mưu phản trong quan hệ giữa các dân tộc cho phép chúng ta
đi đến kết luận rằng, các quá trình nhận thức làm cho quan hệ giữa các nhóm căng
thẳng và làm xung đột leo thang.

4. Hoà giải xung đột dân tộc
ở nhiều nước trên thế giới từ vài thập niên nay đã có những cục giải quyết
xung đột dân tộc. Chẳng hạn ở Mỹ bắt đẩu từ những năm 50 đã có Cục Quan hệ
cộng đồng làm nhiệm vụ phân tích xung đột dân tộc. ở Nga các trung tâm phân tích
xung đột dân tộc và các nhóm nghiên cứu chỉ xuất hiện vào đầu những năm 90 và
đối tượng nghiên cứu của các chuyên gia ở đây trước tiên là xung đột dân tộc
(Goxtev, Xoxnhin, Xtephanov, 1996). Lĩnh vực hoạt động của các nhà tâm lý học
xã hội phải là trong các cục xung đột liên ngành với mục đích làm sáng tỏ hiệu
quả của các chiến thuật hoà giải xung đột dân tộc với các mức độ gay gắt và quy
mô khác nhau. ở cấp độ vĩ mô thường đưa ra ba chiến thuật giải quyết xung đột
dân tộc cơ bản: 1. áp dụng các cơ chế pháp luật; 2. Đàm phán; 3. Thơng tin.
Đối với chiến thuật thứ nhất, thì phải thay đổi toàn bộ pháp luật trong các
quốc gia đa dân tộc. Tuy nhiên điều này khó đạt được trong thực tế. Nhưng dù sao,
trong xã hội mà đặc quyền của các nhóm khơng đồng đều (giữa người Do Thái và
Arập ở Israel, người Latvi và người Nga ở Latvi) thì phải có những biện pháp để
hồ hợp quan hệ giữa các dân tộc. Từ góc độ tâm lý học thì việc phá vỡ các rào cản
xã hội giữa các nhóm rất quan trọng và điều này thơng thường đạt được bằng sự
thay đổi pháp luật, thay đổi các tổ chức xã hội.
Hình thức tham gia cơ bản của các nhà tâm lý học vào cục giải quyết xung
đột đó là làm trung gian để tiến hành đàm phán với các chủ thể xung đột. ở Nga
công việc này mới chỉ bắt đầu vào những năm gần đây. Các nhà tâm lý học tham
gia vào các phái đoàn hoà bình làm việc ở những vùng khác nhau của Liên bang


Xô Viết cũ: ở Bridnextrovie, Latvi, ở Kavkaz. Trong nhiều phái đồn cịn có sự
tham gia của các nhà xung đột học nước ngoài với nhiều kinh nghiệm làm việc tại
các điểm nóng.
Hoạt động hồ bình phối hợp giữa Nga và Anh vào năm 1991 tại Kavkaz rất
hiệu quả bởi vì “những bên xung đột khơng có thành kiến với các chuyên gia nước
ngoài, tin cậy họ và bên cạnh đó là việc năm bắt tình hình rất rõ của các nhà nghiên

cứu trong nước” (Goxtev, Xonnhi, Xtephanov, 1996, tr.113).
Khi nói tới cách giải quyết xung đột bằng thơng tin là muốn nói tới việc trao
đổi thơng tin giữa các bên với nhau phải tuân thủ các quy tắc nhằm thay đổi tình
hình. Các nhà tâm lý học phải tham gia vào việc chọn lựa cách thức đưa thông tin
trên các phương tiện truyền thơng, bởi vì thậm chí cả những thông tin trung lập
theo quan điểm của người quan sát bên ngồi cũng có thể làm bùng nổ cảm xúc và
làm tình hình căng thẳng hơn.
Trong thời gian xung đột giữa Armenia và Adzerbaizan giành vùng
Nagornui Karabak cả hai bên đều buộc tội các phương tiện truyền thông Mátxcơva
thiên vị bên kia. Họ đã cắt kênh truyền hình trung ương của Liên bang Xô Viết cũ,
cấm lưu hành báo Nga ở nước cộng hồ mình (ở Adzerbaizan thì người ta buộc tội
Matxcơva ủng hộ Armenia và ngược lại). Tình hình đã được ổn định dần dần khi
đưa tin và xuất bản những phóng sự thể hiện quan điểm của cả hai bên xung đột.
Việc tính đến yếu tố tâm lý, một mặt, là để loại bỏ cách nghĩ cho rằng, tốt
nhất là khơng bình luận về xung đột giữa các dân tộc trên các phương tiện truyền
thơng vì nó làm cho dân chúng xôn xao. Nhưng mặt khác, là để gạt bỏ quan điển
sai lầm phổ biến của các nhà báo, cho rằng, xung đột chỉ đáng quan tâm khi nó đã
bùng nổ và trở thành đối tượng của những phóng sự giật gân. Việc làm sáng tỏ
xung đột cần phải dựa trên nội dung của thông tin, dựa trên việc tạo ra bức tranh rõ
ràng và minh bạch (ít nhất từ nhiều góc cạnh khác nhau) về cội nguồn, bản chất và
các cách có thể nhằm giải quyết xung đột, chứ khơng phải là dựa trên tính giật
gân, (Braun, Faierxmown, Miskevic, 1994, tr.43).
Ngoài việc tư vấn cho các nhà báo về cách thức đưa tin, các nhà tâm lý học
còn tham gia vào các dự án nâng cao uy tín các thành viên của các nhóm xung đột.
Thơng tin sẽ cung cấp một số hiểu biết về các quá trình ảnh hưởng tới quan hệ giữa
các dân tộc, về các yếu tố tâm lý trong xung đột. Việc cung cấp thông tin kiểu này
dựa trên giả thuyết rằng, việc giới thiệu mọi người với các hoạt động tâm lý có ảnh
hưởng tới tri giác và hành vi của họ đối với “người lạ” sẽ có tác dụng làm hoà hợp
quan hệ giữa các dân tộc.



Thông tin về sự giống và khác nhau giữa các nền văn hoá và giữa các thành
viên cũng làm cho quan hệ giữa họ tốt lên. Chẳng hạn, dự án “Thật là tuyệt vời khi
chúng ta khác nhau” với mục đích làm dịu bớt căng thẳng giữa những người nhập
cư với dân bản xứ ở Newdelan. Dự án nhằm giới thiệu hai cộng đồng với văn hoá
và những đặc trưng tâm lý của nhau: trong thời gian một năm, trên các báo và các
phương tiện thông tin điện tử đã đăng tải một khối lượng lớn tư liệu về đề tài này.
Việc chiếu những cảnh nhà kinh doanh thành đạt là người Mỹ gốc Phi hoặc
là nhà bác học thay vào chỗ “người da đen lười nhác”, “bẩn thỉu” trong các phim
của Mỹ là một nỗ lực để thay đổi định kiến về nhóm này. Nhưng bao nhiêu cảnh
sát, luật sư và thẩm phán tốt là người da đen chúng ta thấy trong các phim bạo lực
của Mỹ! Những cộng tác viên da trắng của các cơ quan pháp luật có thể tàn bạo
hoặc là tham nhũng, nhưng hầu như chúng ta không gặp những cộng tác viên da
đen như vậy.
Những hình ảnh như thế ảnh hưởng đến nội dung của định khuôn trong ý
thức của người Mỹ tới mức độ nào còn chưa được nghiên cứu hết, nhưng nếu chỉ
thay đổi định khn khơng thơi thì khơng thể xố bỏ được nạn phân biệt chủng tộc
ở nước này.
Một số nhà tâm lý học xã hội có thái độ hồi nghi với khả năng của thông tin
làm giảm bớt sự thù địch. Chẳng hạn, Aronson khẳng định rằng: Các hãng truyền
thông thường thất lực khi động chạm đến các vấn đề quan trọng đối với con người,
bởi vì con người có xu hướng khơng ngồi n và tiếp nhận thơng tin mâu thuẫn với
quan điểm của họ (Aronson, 1999, tr.344). Ông dẫn chứng hàng loạt các chương
trình Radio nhằm giảm bớt định kiến với nhóm dân tộc thiểu số và tuyên truyền
những thông tin tốt về họ. Nhưng trên thực tế, những thính giả của chương trình về
người Mỹ gốc Ba Lan phần lớn là những người gốc Ba Lan, về người Mỹ gốc ý là
những người gốc ý.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm rõ các học thuyết tâm lý khác nhau đưa
ra những cách nào để hoà giải xung đột. Chúng ta muốn nói tới hồ giải xung đột
giữa các nhóm trong đó có xung đột dân tộc, nghĩa là chuyển sự đối đầu sang cấp

độ khác an toàn hơn cho xã hội. Việc giải quyết triệt để xung đột dân tộc bằng
phương pháp tâm lý là điều viễn tưởng. Hầu như các nhà nghiên cứu vấn đề này
mới chỉ dùng lại ở vấn đề lý thuyết.
Những người ủng hộ quan điểm cho rằng, sự thù địch giữa các nhóm là sản
phẩm của những đặc điểm tâm lý tổng hợp nhấn mạnh, không thể tránh khỏi bạo
lực khi giải quyết mâu thuẫn lợi ích, bởi vì khơng thể loại bỏ xu hướng xâm kích


của con người. Nhưng cùng với quan điểm bi quan này họ cũng đi tìm phương
pháp đấu tranh với những kiểu phi lý trong quan hệ giữa các nhóm. Theo Freud,
cần phải áp dụng những biện pháp để thay đổi hướng xâm kích của con người, để
nó khơng xuất hiện ở dạng chiến tranh. Điều này có thể đạt được bằng việc hình
thành những quan hệ xúc cảm thơng qua việc đồng nhất hoá. Đồng nhất hoá theo
cách hiểu của Freud giống như việc đạt được những cảm xúc chung.
Lorens đề xuất một số cách để điều chỉnh xâm kích phi lý. Ơng khẳng định
rằng, xâm kích chuyển hướng có thể ngăn ngừa những biểu hiện phá hoại, chẳng
hạn là kiểu thi đấu giữa các nhóm trong thể thao. Nhưng cái có sức lực mạnh nhất
để chống xâm kích, ơng coi là:
- Làm quen cá nhân những người thuộc các dân tộc khác nhau với nhau, bởi
vì chính sự nặc danh dễ làm bùng phát xâm kích.
- Tạo lý tưởng chung cho mọi người.
Quan điểm của Adormo có vẻ lạc quan nhất, bởi lẽ nhân cách độc đốn được
hình thành trong qúa trình xã hội hóa ở gia đình, cịn xã hội ảnh hưởng tới quan hệ
giữa bố mẹ và con cái.
Trên thực tế, những nghiên cứu về nguyên nhân tâm lý của các chế độ độc
đoán đã gây chú ý của đông đảo dân chúng và đã làm thay đổi một cách đáng kể
trong tình cảm quan hệ gia đình ở châu Âu và Mỹ trong những năm sau chiến
tranh. Những quan hệ trực tiếp và thoải mái hơn đã thay cho sự hà khắc và cứng
nhắc trong cách thức giáo dục ở gia đình.
Serif người đã đặt ra mục đích nghiên cứu của mình là đưa ra chiến thuật

thay đổi quan hệ thù địch giữa các nhóm thành quan hệ hợp tác đã đề xuất loại
thuốc đơn giản để chữa trị các xung đột giữa các nhóm, đó là đưa ra mục đích cao
cả mà cả hai bên cùng quan tâm và để đạt được mục đích này họ phải liên kết phụ
thuộc lẫn nhau.
Những người theo quan điểm xung đột thực tế coi việc giải quyết các vấn đề
môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai, đấu tranh với những loại bệnh chết người
là mục đích cao cả của tồn nhân loại, nó có khả năng ngăn ngừa chiến tranh toàn
cầu. Nhưng cũng phải nhớ rằng, thậm chí trong điều kiện thực nghiệm Serif cũng
khơng thể giải quyết xung đột một cách triệt để. Ông thấy nhiệm vụ của nhà tâm lý
học không phải là gạt bỏ xung đột lợi ích, mà là giúp mọi người thay đổi tri giác
tình huống: coi sự khác biệt lợi ích ít quan trọng hơn và đề cao những mục đích
cao cả.


Điều mà Serif hy vọng là những kết quả thực nghiệm của mình sẽ làm cho
quan hệ giữa các cường quốc tốt hơn đã khơng đạt được, nhưng nó giúp giải quyết
các vấn đề cấp thiết ở Mỹ vào những năm 50, đó là định kiến dân tộc và chủng tộc:
“Những kết quả thực nghiệm của Serif có vẻ như đáng tin cậy cho những người
đấu tranh nhiệt tình về nạn phân biệt chủng tộc trong các ký túc xá sinh viên, trong
các lĩnh vực lao động và giáo dục và bên cạnh đó nó cịn ngăn ngừa việc đề cao
giá trị của “giao tiếp thuần túy” nghĩa là giao tiếp khơng nhằm tới việc đạt được
mục đích chung (Ross, Hixbett, 1999, tr. 90).
Các nhà tâm lý học Mỹ dưới sự lãnh đạo của Aronson đã sử dụng một cách
sáng tạo khái niệm mục đích cao cả và sự phụ thuộc lẫn nhau khi đề xuất các
phương pháp cải thiện quan hệ giữa các dân tộc trong các trường học có nạn phân
biệt chủng tộc (Aronson, 1998). Họ làm việc với những nhóm học sinh thuộc các
dân tộc và các chủng tộc khác nhau. Phương pháp được gọi là “kỹ thuật lập tranh
câu đố”, bởi vì chương trình học ở đây gần giống trò chơi này. Dữ liệu để hỏi học
sinh được chia cho tất cả 6 người của nhóm, mỗi học sinh chỉ được nhận “một mẩu
của bức tranh”, chẳng hạn học sinh thứ nhất - nghiên cứu lịch sử Chilê, học sinh

thứ hai - nghiên cứu địa lý, học sinh thứ ba - nghiên cứu văn hoá. Để làm được bài
tập, đứa trẻ không những chỉ phải học thuộc phần bài tập của mình, mà cịn phải
liên kết với các thành viên khác của nhóm để giúp họ nhớ lại tất cả những thơng
tin đã có, nghĩa là “thu thập câu đố”. Nói cách khác, người ta đã tạo ra những điều
kiện phụ thuộc lẫn nhau của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ chung.
Việc áp dụng phương pháp câu đố làm cho quan hệ giữa các học sinh trong
lớp tốt lên, tạo nên những quan hệ hữu nghị giữa các học sinh. Ngồi ra nó cịn làm
cho việc đánh giá bản thân và sự thành đạt của đại diện các nhóm thiểu số được
nâng cao.
Nhưng ở cấp độ lớn thì các mục đích cao cả rất khó làm thay đổi xung đột vì
một số lý do sau. Thứ nhất, bản thân việc tạo sự tương tác hợp tác của các nhóm
xung đột gặp phải những khó khăn lớn: khi cả hai cộng đồng ở Bắc Ailen là Thiên
chúa giáo và Tin lành khăng khăng được học riêng thì chương trình thành lập các
trường chung là khơng thể thực hiện được.Thứ hai, nếu như có sự tương tác hợp
tác của hai nhóm thì khơng phải khi nào nó cũng hoà giải được xung đột. Những
người theo quan điểm đồng nhất xã hội cho rằng, nhiều khi bản thân việc phạm trù
hố thành chúng ta - họ khơng thể làm cho sự thù địch giữa các nhóm bớt đi.
Những mục đích cao cả có hiệu quả khi các nhóm hợp tác với nhau mà không làm
tổn hại đến sự đồng nhất nhóm. Nhưng những khác biệt rõ ràng giữa các nhóm có
thể là cản trở thậm chí đến cả việc hình dung tốt về nhóm khác, chứ khơng nói tới
việc làm dịu bớt căng thẳng.


Vì vậy các nhà tâm lý học trường phái Tajfel thấy chiến thuật cơ bản hoà
giải xung đột là thay đổi tri giác về khoảng cách của các nhóm - dịch chuyển sự
phân biệt “chúng ta” và “họ” thành “chúng ta”. Họ coi việc biến đổi quan hệ giữa
các nhóm thành quan hệ trong nhóm thơng qua việc đồng nhất chung ở cấp độ lớn
hơn, cho tới cấp độ đồng nhất tòan nhân loại là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Mục
đích cao thượng của việc phi phạm trù hố như vậy là một xã hội khơng có những
khác biệt văn hố, chủng tộc và giữa các nhóm, là một xã hội “mù màu” thống nhất.

Chúng ta tự hỏi mình, thứ nhất, về khả năng, thứ hai, về mong muốn đạt
được mục đích như vậy. Trong cả hai trường hợp đều có câu trả lời phủ định. Sự
đồng dạng giữa các dân tộc và giữa các nền văn hoá là khơng thể có, bởi vì nhiều
phạm trù trong đó có phạm trù dân tộc chỉ có thể xố bỏ nếu như hủy diệt tất cả các
thành viên của dân tộc. Nó làm mất đi sự khác biệt văn hố, mà chính sự khác biệt
này làm cho xã hội lồi người phong phú.
Hồ giải xung đột dân tộc khơng thể đạt được bằng mục đích cao cả, mà
phải đưa thêm những loại đồng nhất khác dành cho các nhóm xung đột. Nói cách
khác là sử dụng việc cải danh phạm trù, nghĩa là theo cách phạm trù hoá này họ là
thành viên của nhóm khác, nhưng theo cách phạm trù hóa khác họ lại là thành viên
của nhóm mình (Hewstone, 1996). Khoảng cách giữa các nhóm và những thái độ
tiêu cực sẽ bị nhoè đi khi “đan chéo” phạm trù. Các nhà tâm lý học Pháp đã áp
dụng phương pháp này sau khi chiến trranh thế giới thứ hai bằng cách thành lập
các câu lạc bộ Pháp - Đức dành cho học sinh và các đội thể thao với các vận động
viên đến từ hai nước. Việc đồng nhất hóa như vậy hố ra là rất có giá trị đối với trẻ
em, còn ảnh hưởng của đồng nhất dân tộc giảm đi.
Tuy nhiên, mơ hình tâm lý này để hồ giải xung đột dân tộc không phải là
khi nào cũng là hiện thực. Thơng thường, nó chỉ có kết quả ở các giai đoạn khi mà
xung đột tồn tại trong tri giác của các bên, nghĩa là trước và sau khi kết thúc các
hành động xung đột.
Việc giảm bớt tính trội của việc phạm trù hóa xã hội (chia mọi người thành
“chúng ta” và “họ”) được coi như là biện pháp can thiệp xung đột giữa các nhóm,
khơng chỉ đối với những người theo học thuyết đồng nhất xã hội, mà còn cả những
người theo giả thuyết tiếp xúc. Nền tảng của giả thuyết này là giả định rằng, việc
giao tiếp trực tiếp trong những điều kiện nhất định làm cho các định khuôn xã hội
tốt lên và làm mất đi các định kiến. Theo Allport, định kiến sẽ mất đi nếu như các
nhóm có vị thế như nhau, có mục đích chung địi hỏi sự hợp tác và phải tn thủ
các nguyên tắc như nhau (Allport, 1954).



Nhưng các kết quả thực nghiệm thu được cho phép hoài nghi về việc gặp gỡ
và làm quen với đại diện của nhóm khác sẽ nhất định dẫn tới việc gán cho họ
những phẩm chất tích cực hơn, thậm chí cả khi tạo ra các điều kiện thuận lợi cho
việc tiếp xúc. Chẳng hạn, khơng có sự dịch chuyển tích cực trong thái độ và định
khuôn của những sinh viên Mỹ sống một năm ở châu Âu: ít có sự thay đổi thái độ
với người Đức, nhưng thay đổi nhiều trong thái độ đối với người Pháp - những
định khuôn bị tồi tệ đi rất nhiều (Stroebe, 1998). Những số liệu này cùng với
những số liệu tương tự thu được khi kiểm tra giả thuyết tiếp xúc khẳng định rằng,
các cuộc tiếp xúc chỉ là khả năng chứ không phải là phương tiện đảm bảo vượt qua
những định kiến và hoà giải xung đột
Pettigrew đưa ra một số vấn đề cần giải quyết để mơ hình tiếp xúc có hiệu
quả (Pettigrew, 1998). Trong đó vấn đề quan trọng nhất là việc khái qt hố hiệu
quả. Thơng thường người ta chỉ xem xét hiệu quả tích cực của tiếp xúc tới các
thành viên tham gia trực tiếp trong tình huống cụ thể, mặc dù là phải làm sáng tỏ
ảnh hưởng có thể xảy ra của tiếp xúc: a. ảnh hưởng tới các tình huống khác; b. ảnh
hưởng tới tồn thể nhóm khác; c. ảnh hưởng tới các nhóm khác, khơng tham gia
trực tiếp vào xung đột.
Theo quan điểm Hewstone (Hewstone, 1996), có ba khía cạnh thúc đẩy việc
khái qt hố hiệu quả tích cực. Thứ nhất, trong khi tiếp xúc, các cá nhân nhận
thấy sự khác nhau giữa các thành viên của nhóm khác, nói một cách khác là việc
tiếp xúc làm tăng lên sự phân biệt trong tri giác giữa các nhóm, thể hiện ở sự gia
tăng tính phức tạp trong tri giác và sự khác nhau của các thành viên của nhóm bị
định khn. Thứ hai, việc sử dụng các thông tin không theo định khuôn ban đầu
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền những thái độ tích cực. Thứ ba, việc
tăng cường tiếp xúc giữa các cá nhân với ý thức rằng “chúng ta” và “họ” có nhiều
đặc điểm và giá trị giống nhau, sẽ dẫn tới việc thay đổi trong tri giác về ý nghĩa của
phạm trù xã hội đối với việc phân loại các cá nhân và dẫn tới việc đánh giá cá nhân
theo bản thân họ, chứ không phụ thuộc vào họ thuộc phạm trù nào.
Khơng có phương pháp tâm lý nào để hồ giải xung đột dân tộc là lý tưởng,
bởi vì chỉ một cơ chế tâm lý khơng có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội. Mặc

dù không làm thay đổi xã hội, nhưng các hướng tiếp cận tâm lý có khả năng làm
chuyển hướng xâm kích của con người, tạo nên các mối quan hệ tự nhiên hơn giữa
bố mẹ và con cái, liên kết mọi người quanh mục đích cao cả, làm giảm bớt sự thơ
thiển trong tri giác của các cá nhân. Và để đạt được mục đích này cần phải sử
dụng tất cả mơ hình đã xem xét, khơng phụ thuộc vào đó là quan điểm lý thuyết
nào.




×