Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tác động của dư luận xã hội đối với các vụ án oan ở nước ta hiện nay, nếu những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng oan sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.2 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
71 vụ án oan trong ba năm, theo bạn đó có phải là một con số có quá lớn đối
với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam- nhà nước của dân, do dân và
vì dân? Gần đây báo chí liên tiếp đưa tin về nhiều vụ án oan bị gây ra do sai lầm
của cơ quan tố tụng mặc dù hầu hết nạn nhân của những vụ án oan đã được xin lỗi,
bồi thường nhưng nỗi đau của họ và gia đình khơng có gì bù đắp nổi, sâu xa hơn
nữa nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, ổn định của xã hội .Vì vậy nó được dư
luận xã hội hết sức quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về tác động của dư luận đối với
các vụ án oan nhóm 2A chúng em tiến hành cuộc thăm dò với đề tài: “Tác động
của dư luận xã hội đối với các vụ án oan ở nước ta hiện nay, nếu những đề xuất,
kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng oan sai.”.
Cuộc thăm dò của chúng em được tiến hành với mục đích: Qua việc phân
tích tìm hiểu để thấy được tác động của dư luận xã hội đối với những vụ án oan
nước ta hiện nay diễn ra theo chiều hướng như thế nào? Tiêu cưc hay tích cực? Từ
đó nêu những kiến nghị, đề xuất, giải pháp, biện pháp cụ thể để khắc phục, từng
bước hạn chế và loại bỏ tình trạng trên
Để thực hiện mục đích này nhóm chúng em đã triển khai những nhiệm vụ
sau:
- Tìm và phân loại tài liệu trên báo, đài, mạng internet về tác động của dư
luận xã hội đối với những vụ án oan
- Chọn đối tượng phỏng vấn: Là sinh viên K41 trường đại học Luật Hà Nội
- Đặt ra bảng câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu về tác động dư luận xã hội đối
với những vụ án oan và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng án
oan.
- Tiến hành phỏng vấn, phân tích tài liệu và tổng hợp viết báo cáo kết quả
thu được.
1


Để hồn thành cuộc điều tra này nhóm em đã sử dụng phương pháp phân tích
tài liệu là chủ đạo kết hợp với phương pháp phỏng vấn.


NỘI DUNG
I.Dư luận xã hội.
1. Định nghĩa dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các
nhóm xã hội hay xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên
quan đến lợi ích chung thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện
trong các nhận định, hành động thực tiễn của họ.
Ví dụ: Dư luận xã hội về các vấn đề như an tồn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao
thơng, bạo lực gia đình, bùng nổ dân số,...
2. Đối tượng của dư luận xã hội.
Đối tượng của dư luận xã hội khơng phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ là
những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó liên quan tới các nhu cầu
lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ, các sự kiện hiện tượng xã hội có tính
thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của cơng chúng, được cơng chúng quan tâm mới
có khả năng trở thành đối tượng sư luận của xã hội. Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi
có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng, có
tầm quan trọng và có tính cấp bách, địi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và
đưa ra những phương hướng cụ thể. Đó có thể là những vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội hay đạo đức.
3. Chủ thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã
hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu
số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp,
2


tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại với
nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ.

II. Án oan

Vậy, chúng ta tự hỏi án oan là gì? Oan trong vụ án hình sự là nói đến người khơng
có hành vi phạm tội nhưng lại bị các cơ quan tố tụng ép buộc cho là có tội,có bản
án kết tội của Tịa án, có hiệu lực thi hành và cũng chính bằng bản án của Tồ án
kết luận vô tội. Số người bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản,
hiếp dâm trẻ em khơng quả tang mà q trình điều tra gặp nhiều khó khăn, án về
kinh tế…
1. Thực trạng.
Tình trạng oan sai đã xuất hiện từ xa xưa và đến nay vẫn cịn tồn tại và ngày
càng trở nên nóng bỏng, gay gắt hơn. Tình trạng oan sai trong những năm gần
đây diễn biến hết sứa phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo
cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng
pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014, các
cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can, trong
đó có 71 trường hợp bị xử oan, sai, chiếm 0,02%.(theo thời báo kinh tế Sài Gòn
online,số ra ngày 5/6/2015). “Trong hàng trăm ngàn vụ án thì chúng ta phải
khẳng định tỉ lệ các vụ có oan sai là rất nhỏ” –( Bà Lê Thị Nga-Phó chủ nhệm
ủy ban Tư pháp) nhưng bà Nga cũng nhấn mạnh tuy là tỉ lệ nhỏ nhưng có
những vụ lại đặc biệt nghiêm trọng, tác động rất lớn đến cá nhân, gia đình và
dư luận xã hội. Đây lại là những vụ án rất phức tạp, giết người cướp của...
2. Nguyên nhân

3


Trước tình trạng oan sai như hiện nay, chúng ta tự hỏi: Vậy nguyên nhân là do đâu?
Do cơ quan chức năng có thảm quyền hay là do bản thân các nạn nhân? Tình hình
oan, sai trong trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử chủ yếu do nhiều nguyên
nhân. Các nguyên nhân chủ quan gồm: Công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm
sát điều tra vẫn cịn thiếu sót trong việc đánh giá, thu thập chứng cứ; một bộ phận
điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật; yếu

kém về năng lực, trình độ; trách nhiệm ,có biểu hiện bệnh thành tích, nơn nóng
trong giải quyết vụ án, q tin vào lời nhận tội của bị can, bị cáo; việc thu thập,
đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, tồn diện, từ đó có thái độ đối xử
với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội . Hồ sơ vụ án hình sự đưa ra tịa
có xu hướng nặng về buộc tội và tại phiên tòa kiểm sát viên còn tập trung vào bảo
vệ cáo trạng. Bà Lê Thị Nga-Phó chủ nhệm ủy ban Tư pháp cho rằng: “ Nghiên cứu
thì thấy rằng ,lời khai nhận tội được coi trọng hơn các chứng cứ gỡ tội khác ,thậm
chí có tình trạng hợp thức hóa các chứng cứ khác để phù hợp với lời khai nhận
tội.Các cơ quan tiến hành tố tụng thường chỉ cố gắng xác định chứng cứ buộc tội
nhưng lại xem nhẹ các chứng cứ gỡ tội”.
Tình trạng án oan sai cịn do những nguyên nhân khách quan như: Quy định pháp
luật về hình sự và tố tụng hình sự có những vấn đề còn bất cập so với yêu cầu đấu
tranh phòng, chống tội phạm chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, cơng tác hướng
dẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụng
pháp luật thiếu thống nhất,một số quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng
hình sự cịn hạn chế, bất cập (như: ngun tắc suy đốn vơ tội, bảo đảm quyền bào
chữa của người bị buộc tội, tranh tụng tại phiên tòa…). Điều kiện làm việc, cơ sở
vật chất, phương tiện kỹ thuật của cơ quan tư pháp, giám định tư pháp nhiều nơi và
trên nhiều lĩnh vực còn thô sơ, lạc hậu...
3.Hậu quả .

4


Án oan trong hình sự đem lại hậu quả đặc biệt xấu, tác động mạnh mẽ tới mọi mặt
của cuộc sống xã hội. Đối với người bị án oan: gây tổn hại rất lớn về tinh thần và
thể xác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân; dễ mất niềm tin vào cuộc
sống ,dễ có những suy nghĩ tiêu cực... Đối với gia đình: ảnh hưởng đến danh dự của
những người thân trong gia đình, kinh tế gia đình sa sút, thậm chí đỗ vỡ hạnh phúc
gia đình. Đối với các cơ quan chức năng: mất uy tín đối với người dân khi khơng

làm trịn trách nhiệm được giao,... Đối với xã hội: gây ra nỗi hoang mang dư luận,
người dân khơng cịn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng điều tra giải quyết, xét xử
của các cơ quan chức năng; gây mất trật tự, ổn định của xã hội, kìm hãm sự phát
triển của đất nước. Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân. Nỗi lo thường trực
ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung,
bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứ
trọng tội nào đó mà mình khơng hề biết Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ
lửng kéo dài suốt cuộc đời. Cơn bão Haiyan lớn nhất thế kỷ cũng chỉ vài ba ngày
rồi có thể đi qua, nhưng nỗi lo sợ vì bị tù oan vẫn cịn ở lại với người dân. Như thế
thử hỏi người dân Việt làm sao sống được trong “Độc lập-Tự Do- Hạnh phúc” như
cái khẩu hiệu vẫn phải trịnh trọng viết trên đầu bất cứ lá đơn và bất cứ bản kê khai
nào.
4. Những vụ án oan tiêu biểu
Trong suốt chiều dài của lịch sử với biết bao thăng trầm, biến cố, đặc biệt là trong
khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, có nhiều vụ án oan tiêu biểu gây chấn động xã
hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân. Và sau đây là những
tìm hiểu của nhóm em về một số vụ án oan điển hình nhất:
 Thảm án Lệ Chi Viên – Nỗi đau day dứt nhiều thế hệ

5


Chắc hẳn ai trong đã từng nghe đến thảm án Lệ Chi Viên một vụ án oan sai kinh
động trong lịch sử Việt Nam gắn liền với Nguyễn Trãi- người anh hùng dân
tộc,danh nhân văn hóa nổi tiếng, thảm án đã gây nên cái chết oan uổng và tức tưởi
của hai vĩ nhân và hàng trăm mạng người vô tội. Theo cuốn Đại Việt Sử kí tồn
thư- bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều
đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn- ghi lại: Ngày 27 tháng 7 (âm
lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đơng, duyệt qn ở
thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Cơn Sơn, nơi ở của

Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia
Định (nay thuộc thơn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi
với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi
40 được vua Lê Thái Tơng u q vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, ln được
vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị
Lộ rồi mất. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử
Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tơng), triều đình bắt Nguyễn Trãi
tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này.Trong cuốn “Lễ nghi học sĩ
Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên”, các nhà sử học và một số nhà khoa học
đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu
Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông. Sau 22 năm, vào năm 1464, cụ Nguyễn
Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan. Đương nhiên như các nhà
lịch sử và đơng đảo trí thức cho là chưa thỏa đáng, vụ án oan thảm khốc này vẫn
không được làm sáng tỏ đến nơi đến chốn. Vụ thảm án là một vết đen của lịch sử,
để cho đến tận ngày nay dư luận vẫn truyền tai nhau bài thơ:
“ Nhân Tơng khơng phải máu Ngun Long
Sáu tháng hồi thai cảnh lạ lùng
Năm tháng ngày giờ Đinh Thắng chép
6


Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm”
( theo “Ngọc phả họ Đinh”- Đinh Liệt)

 Nguyễn Thanh Chấn- 10 năm ngồi tù oan, gia đình tan nát
Ngày 15/8/2003, tại thơn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên - Bắc Giang chấn
động bởi một vụ án giết người. Chị Nguyễn Thị Hoan bị sát hại với nhiều thương
tích ở đầu, mặt, bụng. Động mạch bị đứt và mất máu cấp đã dẫn đến tử vong. Sau
khi thu thập chứng cứ tại hiện trường và qua quá trình điều tra, Cơ quan điều tra
Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định bắt giữ Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi) trú

tại thôn Me, xã Nghĩa Trung để truy tố, xét xử.
Ngày 30/8/2003, Nguyễn Thanh Chấn, trú cùng thôn với nạn nhân, bị công an triệu
tập. Bị điều tra viên đánh đập dọa nạt, ép cung bắt nhận tội. Chỉ vì gánh nước qua
nhà nạn nhân mà ông phải mang danh tội giết người? Điều đó là q vơ lí. Ngày
29/9/2003, Nguyễn Thanh Chấn bị khởi tố bị can, tạm giam về tội Giết người.Ngày
3/12/2003, cơng an hồn tất kết luận điều tra vụ án.Ngày 10/2/2004, VKSND tỉnh
Bắc Giang ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thanh Chấn về hành vi giết người có tính
chất cơn đồ.Ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên Nguyễn Thanh Chấn
phạm tội Giết người, án tù chung thân.
Ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ Nguyễn Thanh Chấn) có đơn kêu oan gửi
đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cho rằng thủ phạm giết người
là Lý Nguyễn Chung.
Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung, 25 tuổi, đến đầu thú, khai nhận hành vi giết
chị Hoan để lấy tiền, hai nhẫn vàng vào tối 25/8/2003.Ngày 29/10/2013, VKSND
Tối cao khởi tố vụ án hình sự Giết người, cướp tài sản; khởi tố bị can với Chung về
hai hành vi này.
7


Cuối tháng 10, bố của Chung là Lý Văn Chúc bị bắt khẩn cấp về hành vi đe dọa
giết nhân chứng của vụ án.Ngày 4/11/2013, ơng Chấn được tạm đình chỉ thi hành
án, trở về với gia đình.Ơng Chấn đã được công khai xin lỗi, hiện TAND Tối cao
đang làm thủ tục bồi thường 7,2 tỷ đồng cho ông. Thời gian 12 năm tù đã trôi qua,
tội danh giết người khơng cịn nữa nhưng nỗi đau mà ơng và gia đình phải chịu
đựng là q lớn. Thật sót sa, đau đớn làm sao trước câu nói hồn nhiên, vơ tư của
ông : “Anh ơi, điều tra viên dạy em khai như vậy” khi được hỏi :”Sao em lại khai
báo các tình tiết trong hồ sơ một cách thuần thục như vậy nhưng khi ra tịa lại
khơng nhận” (ơng Biên-luật sư tại phiên tòa) (theo báo VnExpress số ra ngày
5/11/2013). Câu nói ấy đã gieo vào lịng mỗi chúng ta những băn khoăn, trăn trở, lo
âu về sự nghiêm minh, chính trực của mỗi cán bộ trong bộ máy nhà nước nói chung

và trong các cơ quan cơng tố, xét xử nói riêng.

 Huỳnh Văn Nén –Người tù lịch sử
Ngày 17.5.1998, ông Huỳnh Văn Nén bị bắt tạm giam vì bị nghi là thủ phạm giết
bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân (Bình Thuận).
Trong tù, ơng Nén nhận tội giết bà Bơng, rồi cịn khai đã cùng gia đình vợ giết bà
Dương Thị Mỹ ở chung thôn vào đêm 18.5.1993. Từ lời khai này, Cơng an Bình
Thuận phục hồi điều tra vụ bà Mỹ, khởi tố 9 người trong gia đình vợ ông Nén. Vụ
án nổi tiếng này đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam với tên gọi “Vụ án vườn Điều”.
Ngày 31.8.2000, TAND tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung
thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản.
Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Ơng Huỳnh Văn Nén nhận tội trước tịa là ngun nhân chính để tịa án kết tội ơng.
Nhưng trên thực tế ông Nén đã bị điều tra viên Cao Văn Hùng mớm cung, nhục
hình nên mới khai nhận giết bà Lê Thị Bông, thực sự ông Nén không giết bà Bơng
và cũng khơng biết gì về vụ án mạng này.
8


Trong thời gian đó ơng có nộp đơn kháng cao kêu oan. Do ông Nén nộp đơn kháng
cáo kêu oan quá thời hạn, ngày 12/12/2000, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP
HCM khơng chấp nhận kháng cáo và đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong trại giam, khi kiểm sát viên VKSND tỉnh Bình Thuận phúc cung, ơng Nén
kêu oan nhưng vẫn bị buộc tội. Do vậy, tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo vẫn khai nhận
tội và sau đó khơng kháng án, vì khơng hy vọng được giải oan, sợ bị đánh tiếp…
Sau đó, ơng Nguyễn Phúc Thành (người dân tại huyện Hàm Tân) đã có đơn tố cáo
nhân vật Nguyễn Thọ (bạn của ông Thành) là thủ phạm giết bà Bông chứ không
phải ông Huỳnh Văn Nén giết. Đơn tố cáo của ơng Thành là ngun nhân chính
dẫn đến việc Viện KSND Tối cao kháng nghị hủy án để điều tra lại, mở đường cho
việc minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén. Đến ngày 28/11/2015, ông Nén mới được

trả tự do và ngày 2/12/2015 được các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận xin lỗi cơng
khai do việc bắt giam và kết án oan đối với ông. 17 năm sống trong tại giam với nỗi
oan khắc khoải trong lòng, bây giờ tuy đã được minh oan nhưng những đau thương,
mất mát vẫn cịn đó. Gia đình tan nát. Ơng đã khơng thể ở bên người mẹ của mình
trong những phút giây cuối đời. Câu nói trong nước mắt của ông “ mẹ ơi con tự do
rôi” trong ngày được trả lại tự do đã để lại biết bao dư âm, nỗi xót xa trong lịng
mỗi người dân Việt.

 Trần Văn Thêm- thân phận tử tù ngót nửa thế kỉ.
Ơng Thêm và ơng Văn rủ nhau đi chợ Vè để buôn trám.Khi đến khu vực cầu Diện,
cách chợ Vè khoảng 40km thì trời tối. Xin vào nhà dân ngủ nhờ không được, hai
anh em ghé vào ngủ ở lều cắt tóc lụp xụp cạnh Cầu Diện, xã Đồng Tĩnh, huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú (nay tách ra thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ). Khoảng
0h ngày 24/7/1970 , một tên cướp tấn công, đánh cụ Thêm bị thương, khi ông Văn
choàng dậy cũng bị cướp đánh luôn vào đầu. Hai anh em cụ Thêm chống cự lại và
kêu cứu thì tên cướp bỏ chạy.Cả hai được đưa vào bệnh viện Tam Dương cấp cứu
9


nhưng ơng Văn sau đó đã tử vong Sau đó, ông Thêm bị cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh
Phú cáo buộc giết em họ do là người duy nhất có mặt tại hiện trường. Theo lời của
ông Thêm: “Khi dân làng đến cứu thì tơi đang bị thương, trên tay đang cầm chiếc
cọc xe thồ dính máu, cịn ơng Văn bị thương nặng nằm tại chỗ, được đưa đi Bệnh
viện cấp cứu, sau đó tử vong. Căn cứ vào tài sản khơng bị mất, cướp khơng thấy,
chỉ thấy lúc đó trên tay tơi đang cầm cọc thồ dính máu nên cơ quan tố tụng ép cung
buộc tội tôi là hung thủ”
Năm 1973, các cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú đưa ra xét xử và kết tội cụ Thêm
mức án tử hình. Khơng đồng ý với bản án, cụ Thêm kêu oan. Đến năm 1974, Tòa
án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm kết tội y án sơ thẩm mức án tử hình
Năm 1976, Căn cứ vào kết luận của cơ quan chức năng, Ủy ban thẩm phán Tòa án

tối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án
phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy
định của pháp luật. Cụ thêm được trả về nhà vào ngày 29 tết âm lịch năm 1975, tuy
nhiên, kể từ đó đến nay, việc điều tra lại vẫn chưa được thực hiện, về mặt pháp lý
vẫn chưa có quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục truy tố đối với bị án Trần Văn Thêm.
Đối tượng giết ông Nguyễn Khắc Văn- Phùng Thanh Nhàn, Ty Cơng an Vĩnh Phú
(cũ) đã xác định chính xác và đối tượng đã nhận tội. Nhưng do các quy định của
pháp luật trong bối cảnh lịch sử có chiến tranh và mới hịa bình nên cịn bất cập nên
chưa đưa ra xét xử được. Năm 1984 đối tượng Phùng Thanh Nhàn là hung thủ
trong vụ án của cụ thêm chết trong trại giam(năm 1984) khiến vụ án bị kéo dài.
Năm 1997, ơng Thêm có đơn đề nghị TAND Tối cao xem xét lại vụ án. Ngày
6/12/2004, ông Thêm tiếp tục có đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng khơng
cịn giữ giấy tờ liên quan vụ án ngồi chứng nhận bị thương mất sức lao động.
Năm 2015, cơ quan chức năng thu thập được một số tài liệu cơ bản liên quan đến
vụ án của cụ Trần Văn Thêm và VKS yêu cầu giám đốc thẩm đối với vụ án của cụ
10


Thêm. Ngày 8/8/2015, TAND Tối cao xác định ông Thêm không thực hiện hành vi
phạm tội. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra bị can. Ngày 11/8/2016
đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội, VKSND Cấp cao tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ
chức xin lỗi ông Trần Văn Thêm, người mang thân phận tử tù suốt hơn 40 năm, và
cơng bố quyết định đình chỉ bị can.
Ngày 2/9/2016 Gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm
mang thân phận tử tù) đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai với số tiền hơn 8,3 tỷ
đồng. Tuy nhiên, số tiền bồi thường trên vẫn đang được thỏa thuận bởi các cơ quan
nhà nước và cụ Thêm. Tuy nhiên, ông không quên xúc động kể lại nỗi khổ 43 năm
mang thân phận tử tù. Quãng thời gian ấy, cũng chính là chuỗi ngày dài đằng đẵng
ơng và gia đình vác đơn kêu oan khắp nơi. Thế nhưng hết lần này đến lần khác, câu
trả lời ông nhận được đều không như mong đợi.

III. Tác động của dư luận về những vụ án oan
Mặc dù nhà nước có hệ thống, kiểm sát hoạt động tư pháp tuy nhiên trong
những năm gần đây việc tham gia của báo chí, mạng xã hội và đông đảo quàn
chúng nhân dân vào các vụ án nhất là các vụ án oan sẽ góp phần điều tra kĩ lưỡng,
phân tích sâu sắc và phản biện mạnh mẽ hơn. Trong thời gian dư luận đã rúng động
bởi các vụ án oan, điển hình như vụ Huỳnh Văn Nén. Nguyễn Thanh Chấn, Trần
Văn Thêm... Người dân liên tục đặt câu hỏi, liệu đây có là thơng tin thật khơng? Tại
sao sau một khoảng thời gian rất dài các vụ án mới được khám phá ra hung thủ thật
sự? Ccác cơ quan chức năng đã làm gì trong một khoảng thời gian dài như thế?
Trách nhiệm của các bên liên quan bị xử lý như thế nào? Mức bồi thường cũng là
vấn đề lớn được dư luận quan tâm. Bồi thường như thế nào(cả vật chất lẫn tinh
thần)? Bồi thường vật chất thì số tiền là bao nhiêu? Bồi thường tinh thần thì dưới
những hình thức nào? Dư luận cũng đặt câu hỏi hoài nghi rằng sau khi những vụ án
trên được khám phá thì cịn bao nhiêu vụ án đang trong q trình thụ lý có vấn đề?
Cần có những phương hướng nào để sớm khắc phục tình trạng án oan, lấy lại niềm
11


tin của nhân dân đối với các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật? Dư luận xã hội
tạo áp lực, thúc ép các cơ quan chức năng vào cuộc. Dư luận xã hội tạo được sức
lan tỏa trong xã hội về đấu tranh xử lí các hành vi phạm tội cũng như tìm ra cơng lí
trong những vụ án oan sai. Sau đây là những tìm hiểu của nhóm 2A chúng em về
tác động của dư luận xã hội đối với các vụ án oan.
1. Khi vụ VKS tạm đình chỉ với bị can và sau đó vụ án được đưa lên ra trước
công luận
Khi các cơ quan chức năng như: Tòa án, viện kiểm sát đề nghị kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm, giám đốc thẩm, các vụ án được điều tra lại thì báo chí liên tục đăng bài
lên, những vụ đó án là những vụ mà những người đang chịu án được tạm tha sau
nhiều năm thi hành án, vì đã có người nhận là hung thủ ra đầu thú. Lúc đó người
dân đã bàng hoàng đặt ra rất nhiều câu hỏi, đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ

vụ việc, nếu thực sự bị oan cần làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan dựa trên
tinh thần đúng người, đúng tội, trách nhiệm đến đâu xử lý đến đó, bồi thường như
thế nào cho hợp lý.
Ví dụ, như vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén, ngồi tù oan 17 năm vì tội giết
người, cướp tài sản năm 1998. Sự bức xúc của dư luận xã hội đã buộc Tòa án nhân
dân tỉnh Bình Thuận điều tra, xử lí nghiêm minh và trình tố tụng của các vụ án( từ
khâu điều tra, truy tố, xét xử). Đây là cơ sở buộc các cơ quan chức năng phải tiến
hành điều tra, xét xử lại vụ án.bồi thường thỏa đáng. Nếu dư luận xã hội khơng lên
tiếng liệu vụ án có bị bưng bít? Q trình minh oan của ơng có sự tham gia của rất
nhiều người, nhiều thành phần xã hội khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến các luật sư,
những người đã “đồng hành” cùng ông hơn 17 năm trời, họ bỏ cơng sức, tiền bạc
của chính mình chỉ để thực hiện một mục đích duy nhất: Sáng tỏ sự thật, minh oan
cho người vô tội. Tiếp đến là báo giới, nhiều phóng viên quyết khơng bỏ cuộc, kiên
trì tìm hiểu sự việc, phơi bày những chứng cứ minh oan cho ông.
12


Đặc biệt nhất là lá đơn tố cáo thủ phạm của một phạm nhân viết trong tù,
chỉ đích danh kẻ gây án . Con người bị tước đoạt tự do vì vi phạm pháp luật ấy
vẫn có sự trung thực và lương tâm, không nỡ để một người phải chịu nỗi oan
khiên. Bố ông Nén, một cụ già nay đã ngoài 90 tuổi, trong suốt những tháng
năm con ở tù, không lúc nào ngơi nghỉ việc kêu oan cho con.
Khi ông Nén bị kết án oan, quá trình đấu tranh minh oan ban đầu chỉ mới
có sự tham gia từ phía gia đình, người thân của ơng - những người luôn tin
tưởng vào ông Nén. Họ đưa đơn lên các cơ quan kêu oan, đi “gõ cửa” khắp nơi
mong tìm được sự giúp đỡ. Đặc biệt là sự tham gia của người thầy tâm huyết
tên Nguyễn Thuận – người được bầu chọn là nhân vật của năm, ông đã theo
đuổi vụ án ngay từ những ngày đầu.
Vào 17 năm trước, khi vụ án “Vườn điều” ở Bình Thuận xảy ra, ông
Nguyễn Thận khi đó là Chủ tịch UBND xã Tân Minh (huyện Hàm Tân) đã

khăng khăng khẳng định: “Cả gia đình họ đã bị vào tù oan”. Mặc dù đang
đương chức Chủ tịch xã, chịu nhiều áp lực, nhưng ông Thận vẫn kiên trì đấu
tranh đi địi cơng lý cho các nạn nhân. Cùng với đó là sự ủng hộ của những
người thân trong gia đình ơng Thuận tạo điều kiện cho ơng theo đuổi vụ án tới
cùng.
Ơng Phạm Văn Phóng, ngun Giám thị Trại giam Sơng Cái, khẳng định
ngồi Cục V26, ơng cịn gửi nội dung tố giác cho Cơng an tỉnh Bình Thuận để
xem xét làm sáng tỏ vụ án Huỳnh Văn Nén. Do vào khoảng tháng 7, 8 năm
2000, Nguyễn Phúc Thành (trú thị trấn Tân Minh, trước là xã Tân Minh, tỉnh
Bình Thuận) đang thụ án tại Trại giam Sông Cái. Khi hay tin Huỳnh Văn Nén
có thể lĩnh án nặng vì tội giết bà Lê Thị Bông (ngụ xã Tân Minh), Thành tâm
sự với quản giáo rằng thủ phạm không phải là Nén mà là Nguyễn Thọ và Hồ
Văn Việt (ngụ cùng địa phương). Với lương tâm của một người làm công tác
quản giáo,ông đã gửi văn bản báo cáo cấp trên là Cục V26 (Cục quản lý trại
giam và các cơ sở giáo dục, giáo dưỡng thuộc Bộ Công an), đồng thời gửi cho
Công an tỉnh Bình Thuận để đơn vị này xem xét làm sáng tỏ vụ án.
13


Luật sư Phạm Công Út người đã nhận tham gia minh oan cho ơng Huỳnh Văn Nén
tâm sự: “Có hàng trăm vụ kêu oan nhưng sở dĩ tôi nhận tham gia cả khi chưa
nghiên cứu hồ sơ vụ này là vì hai người đàn ơng là cụ Huỳnh Văn Truyện và ơng
Nguyễn Thận. Tơi nhìn thấy một cụ Truyện ở tuổi 90, 15 năm ròng rã đi kêu oan
cho con với mái đầu bạc trắng là hình ảnh hết sức xúc động. Từ đó tơi có niềm tin,
niềm tin vào sự tử tế của người cha đối với người con. Người thứ hai là ông Thận,
người mà chúng tôi vẫn gọi ông là luật sư không thẻ, nhưng cách điều tra, thu thập
chứng cứ, hùng biện… đều rất bài bản. Chính những việc anh Thận làm đã đánh
gục sự nghi ngờ trong tơi”. Báo chí đã phanh phui những điểm vơ lí, trái pháp luật,
trong vụ án của ơng nén( vụ án vườn điều và vụ án cướp vàng) các vụ án này ông
Hùng(Điều tra viên) đã đánh đập, mướn cung, ép cung buộc ông Nén phải nhận tội.

Sau khi ông Nén nhận tội giết bà Bông, ông Hùng ép ông Nén nhận luôn tội không
tố giác tội phạm trong "vụ án vườn điều" đã xảy ra trước đó chưa tìm được hung
thủ. Ơng Hùng mớm cung cho ơng Nén khai 9 người bên gia đình vợ mình tham
gia vụ án.Trước sự tác động vô cùng lớn của dư luận xã hội đã buộc Viện KSND
Tối cao kháng nghị hủy án để điều tra lại, mở đường cho việc minh oan cho ơng
Huỳnh Văn Nén
Một ví dụ khác, ở vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn dư luận xã hội đã phanh phui
được nhiều tình tiết mơ hồ, khơng chắc chắn- điều mà cơ quan điều tra đã lấy làm
căn cứ để buộc tội ông Chấn. Một người dân đã bức xúc lên tiếng: ”tôi thấy những
chứng cứ trên "lỏng lẻo", hơn nữa nhân chứng khơng có. Viện kiểm sát cho rằng
dấu chân hung thủ để lại hiện trường khớp với dấu chân của Chấn, nhưng kết luận
này là hồ đồ vì đó là dấu chân chứ khơng phải vân chân. Với những người có khổ
bàn chân tương đương nhau, khi ướm vào sẽ vẫn vừa”. Cịn một tình tiết quan trọng
là theo cáo trạng, ơng Chấn khai có dùng con dao trong người để đâm hung thủ,
dao bị gãy tại hiện trường, ơng Chấn cầm chi về sau đó vứt tại một bãi sắt vụn.
Thế nhưng cơ quan điều tra lại khơng tìm được hung khí đó. Một ý kiến khác cho
14


rằng: ”Thời điểm xảy ra vụ án mạng, có người chứng kiến Chấn cho người gọi nhờ
điện thoại, bảng kê cuộc gọi do bưu điện cung cấp cũng xác định cuộc gọi lúc hơn
19h. Đó là một chứng cứ ngoại phạm.”Trong q trình xét xử của tịa tại phiên sơ
thẩm, ông chấn nhận tội, luật sư của bị can đã nêu ra những tình tiết vơ lý như ở
trên:thời gian anh Chấn đi múc nước mà các nhân chứng kể lại đều mang tính chất
áng chừng, khơng chắc chắn (khoảng 19h đi, khoảng 19h30 về). Hơn nữa, 15 phút
để giết một mạng người là khơng thuyết phục. Tình tiết thứ 2 là Chấn miêu tả đồ
dùng trong nhà bị hại một cách rất thành thục. Điều này cũng là bình thường vì bị
hại là người bán hàng, hơn nữa nhà bị cáo và bị hại lại ở gần nhau. Việc mơ tả vị trí
đồ vật như giường, tủ... trong nhà khơng có gì khó. Trong q trình điều tra, truy tố
và xét xử, các cơ quan chức năng đã không quan tâm đánh giá chứng cứ buộc tội

một cách khách quan. Lẽ ra phải lấy lời khai của bị cáo và đối chiếu với hiện
trường, song theo như ông Chấn nói “điều tra viên đã dạy khai”. Như vậy, cơ quan
điều tra đã vi phạm luật tố tụng, áp đặt ý chủ quan của mình vào vụ án, làm mất đi
tính khách quan. Nhân chứng vụ giết người khơng có, các chứng cứ thì lỏng lẻo,
điều tra viên sử dụng bức cung, nhục hình đối với bị cáo. Từ tác động mạnh mẽ của
dư luận xã hội đã buộc các cơ qaun chức năng phải vào cuộc điều tra lại vụ án của
ơng Chấn.
Qua q trình tố tụng trên của các cơ quan chức năng, dư luận đặc biệt đau xót
trước những gì mà nạn nhân đã trải qua, lên án các cơ quan thực thi pháp luật, cần
phải rõ các nguyên nhân dẫn đến các vụ việc này: do nghiệp vụ điều tra, hay do tiêu
cực; do thiên vị hay điều kiện giám định chưa có.
Dư luận cũng yêu cầu làm rõ về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các điều tra
viên, kiểm sát viên, thẩm phán tòa án liệu có xứng đáng với những vị trí mình đang
nắm giữ. Yêu cầu phải có những biện pháp cải cách tư pháp như: nâng cao trình độ
nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức của các người làm công tác tố tụng, tăng cường cơ
sở vật chất trong các cơ quan chức năng để chống tiêu cực trong quá trình tố tụng.

15


2. Nạn nhân được tuyên bố vô tội
Trước áp lực rất lớn của dư luận xã hội, đặc biệt là những sai phạm trong quá
trình tố tụng được dư luận và báo chí phanh phui.
Ngày 4/11/2013 VKS nhân dân tối cao đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án
với phạm nhân Chấn; ra kháng nghị tái thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đây
mới là kháng nghị tái thẩm, mọi việc đều phải chờ phán quyết của TAND Tối cao
trong phiên tái thẩm vào ngày 6/11. Viện cũng xác định nếu ông Chấn bị oan,
những người liên quan làm sai phải chịu trách nhiệm.
Chiều 6/11/2013, Hội đồng tái thẩm gồm nhiều thẩm phán có kinh nghiệm
của TAND Tối cao đồng ý với kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao

Nguyễn Hịa Bình. Hai bản án tun ông Chấn tù chung thân về tội Giết người (đã
có hiệu lực) bị tuyên hủy.
Ngày 22/10/2015 VKS nhân dân tối cao đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành
án với phạm nhân Huỳnh Văn nén; ra kháng nghị tái thẩm bản án trong vụ giết bà
Bơng đã có hiệu lực pháp luật.
Trước đó vào năm 2005 ơng Chấn đã được minh oan trong vụ án vườn điều
nhưng chưa được bồi thường.
Ngày 3/11/2015 TAND Tối cao đồng ý với kháng nghị của Viện trưởng
VKSND Tối cao bản án giết bà ông của ông Chấn bị tuyên hủy
Ngày 3/12/2015 tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận),
TAND tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi xin lỗi cơng khai cho "người tù lịch sử"
Huỳnh Văn Nén - người 2 lần bị oan trong 2 vụ án giết bà Lê Thị Bông (1998) và
"kỳ án vườn điều" (1993).
Sáng 11/8/2016, Liên ngành Tư pháp trung ương đã tổ chức buổi công bố quyết định
đình chỉ điều tra bị can và cơng khai xin lỗi cụ Trần Văn Thêm – người đã 2 lần bị kết án
tử - tại Trung tâm văn hóa huyện Yên Phong thuộc thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh

Sau khi vụ án của ông Chấn được đưa ra cơng luận thì trước sức ép của cơng
luận ủy ban tư pháp của quốc hội đã quyết định rà sốt lại những vụ án có yếu tố
oan sai. Có thể nói vụ việc của ơng Chấn là tiếng súng báo hiệu đầu tiên để những
vụ án oan kế tiếp được đưa ra ánh sáng.
Việc các nạn nhân của các vụ án oan lần được tuyên bố vô tội đã được dư luận
hoan nghênh, nhưng người dân cũng lấy làm tiếc cho nạn nhân vì đã chịu án
3. Mức bồi thường của nạn nhân và trách nhiệm của các bên liên quan
Việc bồi thường cho các nạn nhân trong các vụ án oan, sai là khâu rất quan trọng,
hàng loạt các vụ án oan sai đã được làm sáng tỏ, trả lại sự tự do cho những người
vơ tội, có thể kể ra một vài vụ án tiêu biểu như: vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc
Giang, Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận Đó chỉ là một
vài vụ án tiêu biểu về oan sai trong tố tụng hình sự, gây nên sự bức xúc trong dư

16


luận. Những người bị oan sai kia đã phải chịu nhiều nỗi đau mất mát cả về vật chất
lẫn tinh thần, khó có thể bù đắp hết lại cho họ được. Tuy nhiên, dù có thế nào thì
Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ để đảm công bằng pháp luật.
Theo quy định của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, các khoản tiền được bồi
thường gồm: số ngày phải chịu tù oan; thu nhập thực tế bị mất; tổn hại về tinh thần.
Vấn đề trách bồi thường của các cơ quan nhà nước sẽ được thể hiện trong 3 vụ án
điển hình trong thời gian qua.
Sau khi TAND tối cao tuyên bố vô tội cho các nạn nhân thì dư luận xã hội
cũng rất quan tâm đến mức bồi thường cho các nạn nhân và trách nhiệm
của các bên liên quan.
Trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Chấn cho biết đã nhận
thông báo hẹn làm việc của TAND Tối cao bàn về mức tiền bồi thường.
Trong hồ sơ gửi tịa, người đàn ơng bị kết án oan phạm tội Giết người này
yêu cầu được bồi thường nhiều khoản tổn thất về vật chất và tinh thần, tổng
cộng khoảng 10 tỷ đồng. Sau khi đạt được thỏa thuận với tịa án ơng Chấn
chấp nhận số tiền 7,2 tỷ đồng sau 10 năm ngồi tù oan
Trước đó các cơ quan tố tụng cũng đã tổ chức xin lỗi ông Chấn.
Trong vụ án của ông Trần Văn Thêm việc địi bồi thường căn cứ quyết định đình
chỉ bị can, việc liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương đã tổ chức buổi xin lỗi
công khai cụ Thêm; khoản bồi thường tính theo thời gian từ khi cụ Thêm bị bắt
giam, ở tù đến khi tại ngoại (41 năm) và được minh oan (ngày 11/8 vừa qua), cụ thể
cụ thêm đòi bồi thường 12 tỷ đồng nhưng vẫn đang trong quá trinh thương lượng
với tòa án.
Trong vụ án ông Huỳnh Văn Nén, ông nén cho biết sau thời gian dài tính tốn gia
đình ơng Nén vừa gửi đơn lên Cục bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp, yêu cầu bồi
thường oan sai trong hai bản án kết tội giết bà Dương Thị Mỹ (năm 1993 còn gọi là
"kỳ án vườn điều") và vụ sát hại bà Lê Thị Bông (năm 1998 tại xã Tân Minh)

huyện Hàm Tân, Bình Thuận.
Ơng Nén địi bồi thường tổng cộng 18 tỷ đồng cho các khoản: bị bắt giam oan, tổn
thất tinh thần, chi phí kêu oan... "Để đảm bảo cho quá trình thương lượng với các
cơ quan chức năng, hiện gia đình chưa thể tiết lộ chi tiết từng khoản u cầu", ơng
Thận nói. Nhưng từ đó đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận với các cơ quan tư
pháp, các cơ quan tư pháp chỉ chấp nhấn số tiền là 2,6 tỷ đồng sau 4 lần thương
lượng, quá trình đàm phán giữa hai bên vẫn đang tiếp tục.
Số tiền bồi thường được dư luận cho là chưa thỏa đáng cho các nạn nhân, trong 3
nạn nhân ở các vụ án trên chỉ có ơng chấn đạt được thỏa thuận với các cơ quan
chức năng, còn 2 nạn nhân còn lại chưa đạt thỏa thuận.
17


Việc ông Chấn được bồi thường 7,2 tỷ đồng mà ông Nén chỉ được chấp nhận 2,6 tỷ
đồng không khỏi khiến dư luận thắc mắc, dư luận liên tục câu hỏi tại sao ông Nén
chịu nhiều năm tù oan hơn ông Chấn mà lại được tòa án đề nghị bồi thường ít hơn.
Nhận được hàng loạt câu hỏi từ phía dư luận về việc ông bồi thường giữa 2 vụ án,
cục trách nhiện bồi thường nhà nước giải thích rằng, theo luật trách nhiệm bồi
thường nhà nước số tiền 2,6 tỷ đồng là các khoản nằm trong luật định cũng như các
u cầu bồi thường của gia đình ơng Nén có hóa đơn chứng từ. Những điều khoản
khơng chứng minh được bằng giấy tờ sẽ không được chấp nhận.
Cụ thể hơn ông Nén làm nông nghiệp và sống ở huyện Hàm Tân, Bình Thuận nên
những tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế trong thời gian trước khi ông Nén được
minh oan rất thấp, nên mức bồi thường rất thấp nếu tính theo mức độ lao động, thu
nhập ở địa phương.
Theo ước tính ơng Chấn nhận được chỉ có 665 triệu đồng bồi thường tổn thất tinh
thần cho 10 năm ngồi tù oan. Số cịn lại là chi phí ăn, ở, đi lại kêu oan của người
thân, chi phí cho những người mà lẽ ra ông Chấn phải phụng dưỡng. Tương tự như
vậy ước tính với thời gian ngồi tù oan trên 17 năm, ơng Huỳnh Văn Nén có thể
nhận được số tiền bồi thường tổn thất tinh thần vào khoảng 750-800 triệu đồng

Không chỉ riêng 3 vụ án trên mà hiện nay còn rất nhiều vụ án oan đang trong quá
trình giải quyết về vấn đề bồi thường, việc bất cập trong quy định của pháp luật
khiến việc bồi thường trở nên rất khó khăn.
Sau khi thấy được cách tính bồi thường oan sai của tịa án, dư luận xã hội đã rất bất
bình. Việc chi trả số tiền bồi thường diễn ra chậm chễ, thủ tục hành chính rắc rối,
Đầu mối giải quyết bồi thường phân tán.
Cụ thể hơn Họ phải làm hồ sơ gồm đơn yêu cầu bồi thường, văn bản xác định hành
vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và các tài liệu, chứng cứ, hóa đơn có
liên quan đến yêu cầu bồi thường. Việc bồi thường theo hướng lượng hóa tất cả các
khoản thiệt hại mà thực tế có nhiều khoản chi phí khác vẫn chưa thể lượng hóa
được, cách tính trên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi chính đáng của người bị thiệt
hại.Chẳng hạn luật sư của ông Nguyễn Thanh Chấn (người bị tù oan nổi tiếng ở
Bắc Giang) cho hay tịa án từng u cầu ơng Chấn phải nộp hơn 100 loại giấy tờ
khi giải quyết yêu cầu bồi thường.
Việc quy trách nhiệm bồi thường cho cơ quan nào vẫn cịn bỏ ngỏ, luật quy định cơ
quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ
gây ra thiệt hại. Như vậy, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có thể phát sinh
theo chiều dọc ở cả bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã, và theo chiều ngang:
công an, viên kiểm sát, tịa án. Việc khơng quy định rõ trách nhiệm là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc tranh chấp trách nhiệm giữa các cơ quan
18


nhà nước với nhau, khiến các vụ việc bồi thường bị kéo dài. Đồng thời, quy định
trên cũng dẫn đến tình trạng các cơ quan phải bồi thường khơng khách quan, bao
che cho cơng chức làm sai của mình.
Sau khi thấy được quy trình phức tạp trên, dư luân lên án về việc thu thập theo
hướng lượng hóa( vd: cung cấp tồn bộ hóa đơn phát sinh để thanh tốn trong quá
trình bị can bị oan), mà trong thực tế nếu tính theo cách đó thì số tiền bồi thường
khơng đáng là bao. Việc trong quá trình bồi thường các cơ quan liên tục né tránh,

đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết đền bù của các cơ quan có trách nhiệm.,
ngoài ra một trong những bất cập, khập khiễng hiện nay trong Luật Trách nhiệm
bồi thường của nhà nước là việc để cho cơ quan nhà nước làm sai được thỏa thuận
với người bị oan sai về số tiền bồi thường.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải tiến tới sửa đổi luật pháp, cụ thể phải quy định rõ
cơ quan nào bồi thường thiệt hại cho nạn nhân để trách đùn đẩy cho nhau, dư luận
cho rằng: Lúc phá bắt người thì các cơ quan ai cũng nhận tranh cơng để lấy thành
tích, đến lúc phát hiện ra oan sai thì khơng ai đứng ra giám nhận trách nhiệm, tất cả
các cơ quan phải chịu trách nhiệm tập thể chứ cứ làm xong, chuyển sang cơ quan
khác rồi vô can là không công bằng bởi đây là sản phẩm chung của các quá trình.
Họ cũng cho rằng cần phải có một cơ quan nhà nước đứng ra giải quyết các vấn đề
bồi thường chứ không nên để các cơ quan tố tụng đàm phán trực tiếp với nạn nhân.
Một vấn đè nữa khiến dưư luận vẫn còn thắc mắc, số tiền bồi tiền bồi thường sẽ
được lấy từ đâu ra, theo Luật TNBTNN quy định rất rõ ràng cơ quan nào (cơng an,
viện kiểm sát, tịa án) gây ra oan sai phải chịu trách nhiệm bồi thường theo nguyên
tắc. Trước mắt, có thể “mượn” ngân sách nhà nước, sau đó người vi phạm trong
hoạt động tố tụng phải hồn trả lại cho ngân sách theo quy định. Quy định là vậy,
nhưng trong thực tế, việc xác định khoản tiền phải “hồn trả” lại cho ngân sách vẫn
cịn rất mập mờ, từ khi Luật TNBTNN có hiệu lực đến nay, chưa có thống kê nào
từ cơ quan chức năng cho thấy những khoản tiền được người thi hành công vụ hoàn
trả cho ngân sách nhà nước. Việc người dân liên tục phản đối cho rằng Việc người
dân địi hỏi cơng khai, minh bạch vấn đề này là hồn tồn chính đáng. Không thể
lấy tiền ngân sách - thực chất là tiền đóng thuế của dân - để bồi thường cho những
hành vi trái pháp luật do người thi hành công vụ gây ra.
Vấn đề xin lỗi sau khi các vụ án oan sai diễn ra cũng làm dư luận sôi nổi( bồi
thường tinh thần). Luật quy định việc xin lỗi, cải chính cơng khai được thực hiện
bằng các hình thức: Trực tiếp xin lỗi, cải chính cơng khai tại nơi cư trú hoặc nơi
làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương
nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc,
đại diện của một tổ chức chính trị-xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên. Ngồi

ra cịn có hình thức đăng xin lỗi trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa
19


phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp
pháp của họ. Nhưng trên thực tế, khơng ít trường hợp thủ tục xin lỗi này lại gây
thêm bức xúc không chỉ đối với bản thân những người bị làm oan.
VD: Vụ án ông Huỳnh Văn Nén buổi xin lỗi công khai dành cho người phải chịu tù
oan sai suốt gần 2 thập kỷ kết thúc chóng vánh sau nửa giờ, khi đại diện cơ quan
quan chức năng tuyên bố kết thúc buổi xin lỗi, hàng trăm người dân địa phương đã
ồ lên, bất bình cho rằng, ơng Nén bị ngồi tù oan hơn 17 năm nhưng việc xin lỗi
công khai chỉ diễn ra chóng vánh trong vịng 30 phút là khơng thỏa đáng.
Một vụ khác cũng cần phải nhắc tới là vụ VKSND TP.HCM xin lỗi ơng Trương Bá
Nhàn. Ơng Nhàn bị tạm giam hơn bốn năm, thêm chín năm khiếu nại, cuối cùng
chỉ nhận 295 triệu đồng tiền bồi thường oan và... năm phút xin lỗi qua loa, khiến
luật sư của ông Nhàn bức xúc bật khóc ngay tại buổi xin lỗi.
Người dân không thể hiểu được tại sao các cơ quan tố tụng lại vô cảm đến thế, sau
rất nhiều năm oan sai mà đến thủ tục xin lỗi họ cũng chỉ làm cho chiếu lệ, nhiều vụ,
khi người được xin lỗi chưa kịp mở miệng nói câu nào thì người xin lỗi đã bỏ về,
bất kể người ta có thông cảm, tha thứ hay không. Người dân cũng kiến nghị rằng
cần có hướng dẫn về trình tự, thủ tục và hình thức xin lỗi cơng khai người bị oan.
4. Trách nhiệm hình sự của các cá nhân, tổ chức gây nên oan sai

Việc gây ra những vụ án oan sai khiến dư luân không ngừng đặt câu hỏi
liệu trách nhiệm của những người tham gia tố tụng trong những vụ án
oan đó thế nào, từ khâu điều tra cho đến xét xử, giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Thực tế cho thấy việc cán bộ của các cơ quan tố tụng bị truy tố rất ít,
việc xử lý cán bộ cịn nhiều khó khăn, bất cập.
VD: Đặng Thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang)
và Trần Nhật Luật (nguyên phó trưởng Công an huyện Việt Yên) bị bắt,

ông Phạm Tuấn Chiêm, Chủ tọa xử phúc thẩm vụ án oan Nguyễn Thanh
Chấn bị khởi tố, nhưng phiên tịa liên tục bị trì hỗn do nhiều lý do khác
nhau.
Cịn nhiều vụ án oan do thời gian đã quá lâu, đã hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự với những người trực tiếp tham gia vào quá trình
điều tra vụ án oan sai.
Dư luận tuy hoan nghênh các cơ quan chức năng xử lý kịp thời những
cán bộ như trong vụ của ông Chấn. Nhưng họ cũng lấy làm tiếc rằng các
20


vụ án oan sai được tìm quá muộn, lẽ ra việc này phải được làm từ 15
năm trước, ít ra cũng phải 10 năm về trước để tránh gây thiệt hại lớn cho
người bị oan và xử lý trách nhiệm hình sự với những người trực tiếp
tham gia vào quá trình điều tra vụ án oan dễ dàng hơn.
IV.Đề xuất,giải pháp,kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
khắc phục tình trạng oan sai.
Trước thực trạng đáng lo ngại và hậu quả nghiêm trọng của các vụ qán oan hiện
nay, thơng qua việc phân tích các tài liệu có liên quan đồng thời tham khảo, lấy ý
kiến của một số sinh viên khóa 41 trường Đại học Luật Hà Nội, chúng em xin đề
xuất một số đề xuất, kiến nghị, giải pháp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để
khác phục tình trạng oan sai như hiện nay như sau:
Thứ nhất, Nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ,
kỹ năng nghề nghiệp cho Kiểm sát viên.
Mỗi kiểm sát viên cần thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết của Đảng, của Quốc
hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền
công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét
xử; chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, nắm
vững và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác
Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; phải

nhận thức đầy đủ, thống nhất về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân được quy định trong Hiến Pháp, Luật tổ chức Viện KSND năm 2014, Bộ luật
tố tụng hình sự, Quy chế của ngành… Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần
phải giáo dục ý thức trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chun
mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho kiểm sát viên, rèn luyện phẩm chất đạo
đức theo lời dạy của Bác Hồ “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng,
khiêm tốn”; xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi
nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”,
21


tăng cường cơng tác đào tạo để có những chun gia giỏi theo từng lĩnh vực để giải
quyết những vụ việc phức tạp.
Thứ hai, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với
hoạt động điều tra
Quá trình điều tra, lập hồ sơ vụ án vơ cùng quan trọng và cần thiết, vì vậy cần phải
tuân thủ pháp luật, thu thập, đánh giá đầy đủ, khách quan các chứng cứ buộc tội,
chứng cứ gỡ tội để xác định đúng sự thật vụ án; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra
khơng đúng pháp luật để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Viện kiểm sát các cấp
thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố gắn với
hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động tư pháp; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với
các cơ quan có thẩm quyền điều tra trong xử lý tội phạm; bảo đảm việc khởi tố, bắt,
tạm giữ, tạm giam, truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không
để xảy ra oan, sai; khắc phục tình trạng bng lỏng trách nhiệm, chấn chỉnh việc
đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án không đúng pháp luật; tăng cường trách nhiệm
công tố, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự; kịp thời
giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đơn kêu oan, đơn tố cáo bức cung, dùng nhục
hình.
Kiểm sát viên được phân cơng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu, kiểm sát chặt chẽ
từ khi kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, xem xét

việc phê chuẩn và chủ động đề ra yêu cầu điều tra, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan
điều tra, đánh giá xem xét các chứng cứ buộc tội, gỡ tội và thủ tục tố tụng của vụ
án. Trước khi kết thúc điều tra Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên
đánh giá lại toàn bộ chứng cứ và thủ tục tố tụng, phát hiện những sai sót để bổ
sung, hoàn chỉnh.Sau khi kết thúc điều tra Kiểm sát viên tiếp tục nghiên cứu hồ sơ
phát hiện kịp thời những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, thực hiện việc phúc cung
tổng hợp đối với từng bị can, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp từ
đó đề xuất hướng xử lý vụ án .Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát
22


xét xử tại phiên tòa nắm vững hồ sơ vụ án, những tình tiết mới phát sinh tại phiên
tịa phải linh hoạt, nhạy bén, đánh giá các tình tiết khách quan, tồn diện để có quan
điểm phù hợp pháp luật, tránh tình trạng cấp trên hủy án do việc thu thập chứng cứ
chưa đầy đủ, bỏ lọt tội phạm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc khác tội
danh.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp liên ngành
Trong quá trình giải quyết vụ án có khó khăn, vướng mắc về đánh giá chứng cứ,
xác định tội danh, phương hướng điều tra tiếp, đường lối xử lý hoặc sự nhận thức
khác nhau vế áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán cần kịp thời báo cáo xin ý kiến của Lãnh đạo liên ngành tố tụng cùng
cấp để thống nhất giải quyết. Trường hợp khơng thống nhất được thì xin ý kiến chỉ
đạo liên ngành tố tụng cấp trên.
Thứ tư, tăng cường Công tác chỉ đạo, điều hành
Lãnh đạo đơn vị phải sâu sát, chỉ đạo kịp thời nhất là những vụ án phức tạp, tùy
theo tính chất của từng vụ án để phân công Kiểm sát viên cho phù hợp, tăng cường
cơng tác kiểm tra phát hiện sai sót để chấn chỉnh kịp thời. Khi đã xác định có oan,
sai thì phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại
theo quy định pháp luật Đề cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể đối với
các vụ việc oan, sai xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên

oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình . Xử lý nghiêm minh, thích đáng,
cơng khai đối với người mắc sai phạm, nhất là đối với trường hợp xảy ra oan, sai
nghiêm trọng.. Các Cơ quan tố tụng cấp trên thường xuyên kiểm tra, uốn nắn chấn
chỉnh kịp thời, tăng cường việc hướng dẫn nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm,
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cấp dưới. Kiện toàn bổ sung số lượng
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tư
pháp “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình
23


hình mới. Điều chuyển biên chế phù hợp cho các địa phương xảy ra nhiều án, tránh
áp lực quá nhiều công việc dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Thứ năm, củng cố vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng theo tinh thần cải
cách tư pháp
Sự tham gia của luật sư góp phần khơng nhỏ vào việc phát hiện, ngăn chặn những
sai phạm trong quá trình tố tụng. Vì vậy cần tạo điều kiện và nâng cao hơn nữa vai
trò của luật sư trong hoạt động xét xử. Hiện nay hoạt động nghiệp vụ của luật sư
gặp rất nhiều trở ngại. Để hạn chế tối đa những trở ngại đó, pháp luật nên có những
quy định nhằm mở rộng quyền cho luật sư theo hướng luật sư phải được tham gia
ngay từ giai đoạn đầu tiên: sự có mặt của luật sư trong tồn bộ q trình hỏi cung là
bắt buộc, biên bản hỏi cung cũng bắt buộc phải có chữ ký của luật sư, nếu thiếu chữ
ký trong các biên bản hỏi cung thì biên bản đó sẽ khơng phát sinh hiệu lực.Chúng
ta cần phải: “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính
trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt
tranh tụng tại phiên toà...”
Thứ sáu, các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, quy định của Bộ luật Hình
sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành chưa thực sự phù hợp với cuộc sống thực
tiễn: ví dụ như các quy định: chưa làm rõ ngun tắc suy đốn vơ tội, tranh tụng tại
phiên tòa; chưa bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa của người bị buộc tội; bất ổn trong

các quy định về chứng cứ, đánh giá, sử dụng và loại trừ chứng cứ, còn nhiều thủ
tục rườm rà, phức tạp, thời hạn tố tụng chưa hợp lý; căn cứ bắt, tạm giữ, tạm giam
chưa chặt chẽ... gây khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử.Vì vậy cần phải tăng cường ban hành và sửa đổi luật đồng thời đẩy mạnh cơng
tác hướng dẫn, giải thích luật, cần phải có các văn bản hướng dẫn kịp thời. Đồng
thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức pháp
24


luật cho nhân dân. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho cán
bộ làm công tác pháp luật.
Thứ bảy, cần Có chính sách đãi ngộ, tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện làm việc cho các Cơ quan tư pháp.
Điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng. Hiện nay điều kiện làm việc, cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật của cơ quan tư pháp, giám định tư pháp nhiều nơi và
trên nhiều lĩnh vực cịn thơ sơ, lạc hậu..., vì vậy cần phải tăng cường trang bị, bổ
sung, hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ đắc lực cho công tác điều
tra, xét xử. Nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện
trường, giám định tư pháp, nhất là các thiết bị ghi âm, ghi hình để ghi nhận chứng
cứ, chống bức cung, dùng nhục hình; có lộ trình, kế hoạch cụ thể để nâng cấp kịp
thời các cơ sở giam giữ đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc quá tải về giam giữ; tiếp
tục đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp, trước hết tại các nơi vẫn đang
phải thuê, mượn trụ sở làm việc.Đặc biệt để hoạt động điều tra được minh bạch,
dân chủ, thì tại các phịng hỏi cung của nhà tạm giữ cơng an cấp quận, huyện, trại
tạm giam công an cấp tỉnh hoặc Bộ Công an, cần trang bị camera ghi lại tồn bộ
hoạt động hỏi cung. Khơng chỉ ghi hình mà cần ghi cả tiếng nói Những buổi hỏi
cung nào khơng ghi lại hình ảnh, tiếng nói thì biên bản hỏi cung đó khơng có giá trị
dùng làm chứng cứ để buộc, gỡ tội.
Ngồi ra, vẫn cịn rất nhiều những giải pháp khác để khắc phục tình trạng trên
chẳng hạn: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành chức năng tăng

cường công tác quản lý, đào tạo cán bộ để nâng cao chất lượng công tác giám định
pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao
thơng… đồng thời sớm hồn thiện, ban hành quy trình, quy chuẩn giám định trong
các lĩnh vực này, tạo cơ sở tin cậy cho cơ quan tố tụng xem xét, quyết định việc
truy cứu trách nhiệm hình sự...
25


×