Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BTL CPQT Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân trong bối cảnh COVID 19 và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.62 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI 04:

“Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động
bảo hộ công dân trong bối cảnh COVID 19 và liên hệ
thực tiễn Việt Nam
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NHÓM

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I, Cơ sở lý luận.......................................................................................................3
1, Bảo hộ công dân.............................................................................................3
2, Thẩm quyền bảo hộ công dân.........................................................................3
2.1 Hoạt động bảo hộ cơng dân của các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước 4
Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ cơng dân
ở trong nước cũng như ngoài nước. Trong trường hợp vấn đề bảo hộ ngoại giao cần
giải quyết có liên quan tới các bộ, các ngành khác trong chính phủ thì bộ ngoại
giao có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các bộ, ngành có liên quan để giải
quyết và báo cáo lại quốc hội....................................................................................4
2.2 Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ cơng dân ở nước ngồi..............................4


3. Các biện pháp bảo hộ công dân......................................................................5
II, Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân trong bối cảnh COVID 19.....................6
KẾT LUẬN...............................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................1

2


MỞ ĐẦU
Những năm qua, người Việt Nam ra nước ngoài không ngừng gia tăng về số lượng
và đa dạng về thành phần đã đặt ra những vấn đề khó khăn, thách thức cho công
tác bảo hộ công dân. Ðặc biệt, năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên
toàn cầu, yêu cầu về công tác bảo hộ công dân đã được nâng lên một mức cao mới
khi chúng ta triển khai giúp đỡ hàng nghìn cơng dân Việt Nam ở nước ngồi ổn
định cuộc sống, bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng của
cơng dân. Những chuyến bay đưa cơng dân Việt Nam có hồn cảnh khó khăn, nhu
cầu cấp thiết về nước đã mang nặng nghĩa đồng bào giữa lúc Covid-19 hoành hành
khắp nơi trên thế giới, đã thật sự làm lay động hàng triệu con tim. Mặc dù ngân
sách hạn hẹp, khó khăn thách thức còn nhiều, nhưng Việt Nam là một trong số ít
quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa cơng dân bị mắc kẹt về nước một cách bài
bản, chuyên nghiệp, an tồn và bảo đảm cơng tác phịng, chống dịch hiệu quả. Để
biết thêm về những vấn đề pháp lý bảo hộ công dân em xin chọn đề bài số 4:”Phân
tích các ván đê pháp lý và thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân trong bối cảnh
Covid 19 và lien hệ thực tiễn Việt Nam.” Làm đề bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I, Cơ sở lý luận
1, Bảo hộ công dân
Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền
và lợi ích cùa cơng dân nước mình ở nước ngồi, khi các quyền và lợi ích này bị
xâm hại ở nước ngồi đó (bảo hộ ngoại giao theo nghĩa hẹp), đồng thời bao gồm cả

các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân cùa nước mình
đang ở nước ngồi, kể cả trong trường hợp khơng có hành vi xâm hại nào tới các
cơng dân của nước này (bảo hộ ngoại giao theo nghĩa rộng).
Bảo hộ cơng dân có thể bao gồm các hoạt động có tính cơng vụ như cấp phát hộ
chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động cố tính giúp đỡ, như trợ cấp tài chính
cho cơng dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông tin cần thiết cho công dân
1


nước mình tìm hiểu về nước mà họ có dự định tới vì nguyện vọng cá nhân cho đến
các hoạt động có tính phức tạp hơn như thăm hỏi lãnh sự công dân bị bắt, bị giam
hoặc tiến hành các hoạt động bảo vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được
hưởng những quyền lọi và lợi ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc luật
quốc tế.
2, Thẩm quyền bảo hộ công dân
Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức năng và phạm vi hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bảo hộ cơng dân, có thể chia các cơ quan này ra hai loại:
- Cơ quan có thẩm quyền trong nước.
- Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngồi.
2.1 Hoạt động bảo hộ cơng dân của các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước
Việc quy định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ cơng dân là hồn toàn
do luật quốc gia của nước hữu quan quy định. Hầu hết các quốc gia đều giao nhiêm
vụ theo dõi, thực hiện bảo hộ công dân cho bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao là cơ
quan giám sát các hoạt động bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện của nước
mình ở nước ngồi đồng thời lầ cơ quan trực tiếp thực hiện các biện pháp nhằm
đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định pháp luật mới về bảo
hộ ngoại giao, đảm bảo việc bảo hộ ngoại giao luôn được thực hiện cố hiệu quả.
Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ công dân
ở trong nước cũng như ngoài nước. Trong trường hợp vấn đề bảo hộ ngoại giao
cần giải quyết có liên quan tới các bộ, các ngành khác trong chính phủ thì bộ

ngoại giao có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các bộ, ngành có liên quan
để giải quyết và báo cáo lại quốc hội.
Ngồi ra, trong thực tiễn hoật động bảo hộ cơng dân, có quốc gia quy định thẩm
quyền này khơng chỉ thuộc về bộ ngoại giao mà còn thuộc về các cơ quan đặc
trách khác nhau của nước mình hoặc vào các thời điểm khác nhau, thẩm quyền bảo
hộ công dân ở nước ngoài lại do các cơ quan khác nhau thực hiện. Như theo Luật
cơ bản của đặc khu hành chính Hồng Kơng - Trung Quốc, Cục nhập cư của đặc
2


khu Hồng Kơng là cơ quan chức năng có thẩm quyền đầu tiên và rộng nhất về bảo
hộ công dân, là cơ quan chính ở đặc khu phối hợp với các cơ quan đại diện Trung
Quốc ở nước ngoài thực hiện cơng tác bảo hộ cơng dân.
2.2 Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ cơng dân ở nước ngồi
Theo ngun tắc chung, thẩm quyền bảo hộ cơng dân nước mình ở nước ngoài
thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại diện tại nước
nhận đại diên. Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diên thực hiện được ghi
nhận trong các Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963
về quan hệ lãnh sự.
Các cơ quan đại diện này của các nước đều thực hiện chức năng và thẩm quyền
bảo hộ cơng dân. Canada có 278 cơ quan đại diên ngoại giao - lãnh sự, Mỹ có 257
cơ quan đại diên, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Alien có 200 cơ quan đại diên
ở nước ngồi.
Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm
quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ
công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ cơng dân.
Nhìn chung, hoạt động bảo hộ cơng dân ở nước ngồi chủ yếu do cơ quan đại diện
của nhà nước trong quan hệ đối ngoại ở nước ngoài thực hiện. Nếu xét về cơng
việc cụ thể thì cán bộ, nhân viên lãnh sự là người trực tiếp thi hành các hoạt động
bảo hộ, từ những công việc không gây ảnh hưởng đến nước khác như cấp các giấy

tờ hành chính cho đến cơng việc phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc
gia khác, như bảo hộ và giúp đỡ công dân nước mình trước hành vi vi phạm pháp
luật quốc tế của nước sở tại, bảo vê quyền và lợi ích của công dân trước hành vi
xâm hại của nước ngồi khác.
3. Các biện pháp bảo hộ cơng dân
Trong q trình thực hiện bảo hộ cơng dân, các nước có thể thực hiện nhiều biện
pháp bảo hộ đa dạng khác nhau, từ các biện pháp đơn giản có tính hành chính như
cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tối các biện pháp bảo hộ phức tạp và có ảnh
3


hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan, như đưa vụ việc ra toà án
quốc tế hoặc sử dụng các biện pháp có tính chất "răn đe" để bảo hộ công dân.
Việc bảo hộ ngoại giao được tiến hành ở mức độ nào và áp dụng các biện pháp bảo
hộ gì phụ thuộc vào nhiểu yếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm, mức độ vỉ phạm,
thái độ của nước sở tại, khả năng ảnh hưởng tới quan hê quốc tế, bối cảnh quốc
tế... Nước thực hiện các hoạt động bảo hộ, tùy theo mức độ của vấh đề và quyền
lợi, lợi ích cùa mình có thể áp dụng tuần tự hoặc đồng thời hoặc lựa chọn các biện
pháp bảo hộ cần thiết theo sự đắnh giá của mình.
Biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp đầu tiên để thực hiện bảo hộ
công dân. Cơ sở pháp lý cùa biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hồ bình các
tranh chấp quốc tế. Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể
thơng qua trung gian hồ giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp. Bên cạnh
biện pháp ngoại giao, các quốc gia còn sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế
hoặc trừng phạt về ngoại giao đối với nước vi phạm như thực hiện chiến dịch bao
vây, cán vân, rút cơ quan đại diện ngoại giao và toàn bộ cán bộ của cơ quan về
nước hoặc có thể đưa ra toà án quốc tế yêu cầu giải quyết.
Mặc dù các biện pháp bảo hộ rất đa dạng và phong phú nhưng phạm vi các biện
pháp bảo hộ được sử dụng vẫn phải chịu sự điếu chỉnh và giới hạn của luật quốc tế.
Ví dụ, ttong điều ước quốc tế có thể quy định, khi có sự vi phạm pháp luật thì biện

pháp bảo hộ ngoại giao duy nhất được sử dụng là biện pháp trọng tài xét xử. Với
trường hợp khơng có điều ước quốc tế thì cộng đồng quốc tế có thể hạn chế biện
pháp bảo hộ bằng các tập quán quốc tế hiên hành. Giói hạn quan trọng nhất trong
việc sử dụng biện pháp bảo hộ là không được sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại
giao. Mặc dù vậy, trong thực tế quan hệ giữa các riước, một số quốc gia lại cho
rằng, việc sử dụng vũ lực là quyền của mình khi các biện pháp 'hồ bình khác đã
được sử dụng hết mà khơng mang lại kết quả khả quan trong tiến hành bảo hộ cơng
dân nước mình. Các quốc gia theo quan điểm này đã biện hộ cho cách bảo hộ bằng
vũ lực, coi việc sử dụng vũ lực trong bảo hộ công dân như là biện pháp cuối cùng
nên đã gây nhiều mâu thuẫn và xung đột đáng tiếc trong quan hệ giữa các nước
hữu quan, làm mất uy tín của quốc gia thực hiện bảo hộ ngoại giao bằng vũ lực.
4


Mặt khác, thực tiễn bảo hộ ngoại giao cũng cần phải chú ý tới mục đích thực sự
của hoạt động này và không thể dùng bảo hộ công dân là nguyên cớ phục vụ cho ý
đồ và mục đích chính trị của quốc gia bảo hộ, làm ảnh hưởng tới quan hệ của các
bên liên quan vấ hình ảnh của quốc gia trên chính trường quốc tế.

II, Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân trong bối cảnh COVID 19
Công tác bảo hộ công dân trong những năm qua được lãnh đạo Đảng và Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Ngoại giao và sự vào
cuộc chủ động, tích cực của các cơ quan chức năng, các cơ quan đại diện, công tác
này đạt được nhiều chuyển biến rõ rệt, đem lại nhiều thành công, đột phá mới.
Công tác bảo hộ công dân phát sinh nhiều vụ việc chưa từng có tiền lệ và đứng
trước nhiều khó khăn, thách thức lớn trong tình hình mới. Tuy nhiên, các cơ quan
chức năng đã kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức Việt Nam
ở nước ngoài.
Nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao có tổng đài bảo hộ cơng dân mở 24/24. Tổng đài
bảo hộ công dân do Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) phối hợp triển khai cùng với

Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo
hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Kể từ khi khai trương vào tháng
2/2015, tổng đài bảo hộ công dân đã tiếp nhận, giải đáp và xử lý hàng nghìn vụ
việc cơng dân Việt Nam ở nước ngoài cần trợ giúp, từ những vụ việc đơn giản như
mất giấy tờ, hộ chiếu ở nước ngoài cho đến việc can thiệp, bảo hộ khi quyền lợi
của người lao động ở nước ngoài bị xâm phạm, đến việc đưa công dân, di/thi hài
của các nạn nhân ở nước ngoài về nước trong trường hợp xảy ra thiên tai, khủng
hoảng.
Trong không gian thế giới chuyển biến nhanh, bức tranh bảo hộ công dân 6 tháng
đầu năm 2019 vẫn tiếp tục nhiều màu sắc với sự đa dạng về loại hình vụ việc,
nhiều điểm nhấn về mức độ phức tạp và trải rộng trên khắp các góc cạnh của bản
đồ thế giới.
5


Sự đa dạng thể hiện ở mỗi vụ việc liên quan đến từng hoàn cảnh, đối tượng khác
nhau và cần có các gói giải pháp khác nhau để giải quyết. Trong số 6.656 công dân
và 982 ngư dân được bảo hộ ở khắp mọi nơi trên thế giới trong 6 tháng đầu năm
2019, có nhiều trường hợp cơng dân bị tử vong, vướng vào vòng lao lý, bị bắt giữ,
phạt tù, nạn nhân trong các vụ tai nạn, thiên tai, khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm
mua bán người, tội phạm xuyên quốc gia cho đến những trường hợp bị phân biệt
đối xử, bị mất tích, hoặc gặp hoạn nạn khác ở nước ngoài. Ngoài các sự vụ bảo hộ
công dân cụ thể như nêu trên, công tác bảo hộ cơng dân cịn gắn liền với nhiệm vụ
cảnh báo, cung cấp thơng tin cho báo chí, dư luận, hoạt động của Tổng đài bảo hộ
cơng dân và duy trì đường dây nóng 24/7 tại Cục Lãnh sự và các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài.
Đến năm 2020, Việt Nam lại một lần nữa được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
trong công tác bảo hộ công dân trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Theo số liệu
thống kê, hiện cộng đồng người Việt Nam tại nước ngồi có hơn 4,5 triệu người.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho tới khi lan rộng ra toàn cầu, hàng chục

ngàn công dân Việt Nam đã trở về nước. Tuy nhiên vẫn cịn hàng trăm ngàn cơng
dân bị kẹt lại do các quốc gia, vùng lãnh thổ thay đổi quy định về xuất, nhập và
quá cảnh, các hãng hàng không thay đổi lịch trình bay. Theo số liệu của Cục Lãnh
sự, Bộ Ngoại giao, tính đến cuối tháng 4/2020, vẫn cịn gần 10.000 công dân đã
đăng ký với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được về nước.
Ngày 25/1, chỉ 3 ngày sau khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức chủ động triển khai công tác bảo
hộ công dân tại các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong
những ngày tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng,
chống dịch Covid-19 đã liên tục có những chỉ đạo, giao cho các bộ, ngành có liên
quan xác định số lượng cơng dân ở các khu vực có dịch, sẵn sàng tiến hành các
biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết; đề xuất phương án đưa một số công dân
Việt Nam hiện đang ở nước ngồi có nhu cầu về nước, ưu tiên người cao tuổi,
người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi.
6


Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các
cơ quan chức năng, cơ quan quốc tế hỗ trợ triển khai hơn 30 chuyến bay đưa công
dân ở các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh về nước, với hơn 2.000 công dân, ghi
nhận nguyện vọng của 17.249 cơng dân. Trong đó nổi bật nhất là chuyến bay đưa
công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán trở về ngày 10/2. Những nỗ lực đó của các
cơ quan chức năng trong nước, của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài,
của Bộ Ngoại giao không chỉ được Nhân dân đánh giá rất cao mà còn được cộng
đồng quốc tế nể phục.

KẾT LUẬN
Khi dịch bệnh hồnh hành, khó khăn, thách thức từ nhiều phía, các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngồi nói riêng và Bộ Ngoại giao nói chung, dưới sự chỉ đạo
của Ðảng và Chính phủ, ln cố gắng hết mình để đứng vững và trở thành điểm

tựa cho đồng bào xa xứ. Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài đã và
đang củng cố niềm tin của những người con xa xứ vào các chính sách của Ðảng và
Nhà nước; giúp bà con kiều bào thêm "ấm lòng", thêm yêu mến và hướng về quê
hương đất nước. Trong thời gian tới, công tác đưa công dân bị "kẹt" ở nước ngoài
sẽ tiếp tục được tăng cường, cố gắng đáp ứng tối đa nguyện vọng về nước chính
đáng của cơng dân, trên cơ sở phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh trong nước và
nước ngồi cũng như bảo đảm cơng tác phịng, chống dịch bệnh và năng lực cách
ly tại các địa phương của Việt Nam..

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc Tế, Nxb.Cơng an nhân dân
năm 2019.
2. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
3. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bảo hộ công dân trong pháp luật quốc tế và
pháp luật một số quốc gia - kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.
5. Trang website:
/> />
1


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc Tế, Nxb.Cơng an nhân dân
năm 2019.
2. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
3. Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bảo hộ công dân trong pháp luật quốc tế và
pháp luật một số quốc gia - kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.
5. Trang website:
/> />
2



×