Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại một thiết chế tài phán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.68 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………..
B.NỘI DUNG…………………………………………………………………………..
I.Những vấn đề pháp lý khi xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại Tòa
án hình sự quốc tế ICC……………………………………………………………......
1.Khái quát chung về các Tòa án xét xử tội phạm quốc tế……………………………...
1.1 Trách nhiệm hình sự của cá nhân đối với tội phạm quốc tế………………………...
1.2 Sự hình thành và hoạt động của các Tòa án xét xử tội phạm quốc tế trước khi có
sự ra đời của ICC…………………………………………………………………..........
2. Sự hình thành và tổ chức hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế ICC……………….
2.1 Đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế ICC………………………………………….
2.2 Cơ cấu tổ chức của ICC……………………………………………………………..
2.3 Nguyên tắc hoạt động của ICC……………………………………………………...
2.4 Thẩm quyền tài phán của ICC………………………………………………………
2.5 Trình tự, thủ tục xét xử và thông qua phán quyết của ICC…………………………
2.6 Vai trò, ý nghĩa của ICC trong thực tiễn đời sống quốc tế…………………………
II. Thực tiễn xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại Tòa án hình sự
quốc tế ICC……………………………………………………………………….........
1.Vụ thứ nhất – Tội phạm quốc tế ở Bắc – Uganđa…………………………………….
2.Vụ thứ hai – Tội phạm quốc tế ở Cộng hòa dân chủ Cônggô………………………...
3.Vụ thứ ba – Tội phạm quốc tế ở Trung Phi…………………………………………...
4.Vụ thứ tư – Tội phạm quốc tế ở Xuđăng……………………………………………...
5.Vụ thứ năm – Tội phạm quốc tế ở Kênia……………………………………………..
C.KẾT LUẬN……………………………………………………………………….....
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………......

2
2
2
2
2


2
3
3
3
4
4
4
5
5
5
6
7
8
8
9
1
0

A. MỞ ĐẦU
Việc thành lập Liên hợp quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai với một trong những nhiệm vụ
quan trọng là gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế luôn được đi kèm với việc tổ chức các Tòa án
quốc tế để xét xử tội ác trong các cuộc chiến tranh. Điều đó cũng minh chứng rằng lịch sử thế
giới đang trải qua giai đoạn mà nhân loại phải giải quyết nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. Từ
1


những Tòa án Nuremberg và Tokyo sau chiến tranh thế giới lần thứ hai do các quốc gia thắng
trận lập nên như Tòa án Ad hoc dành cho Nam tư cũ và Rwanda do Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc thành lập đều cho thấy quyết tâm của cộng đồng quốc tế đưa ra thủ phạm gây những tội ác
nói trên ra trước công lý. Trong điều kiện tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế và đấu tranh,

phòng chống tội phạm quốc tế thì vấn đề tổ chức và hoạt động của một Tòa án hình sự để xét xử
tội phạm quốc tế ngày càng trở nên cần thiết đối với các quốc gia. Do đó, vào năm 1998, Quy chế
Rome được kí kết thành lập Tòa án hình sự quốc tế (ICC) để xét xử những cá nhân phạm các tội
ác nghiêm trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử, một Tòa án hình sự
quốc tế thường trực được các quốc gia thành lập bằng một điều ước quốc tế - Quy chế Rome –
với vai trò bổ sung cho hệ thống tư pháp quốc gia. Theo quy chế này, Tòa án hình sự quốc tế có
thẩm quyền xét xử các tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và
tội phạm xâm lược. Bài tiểu luận dưới đây em xin đi sâu Phân tích các vấn đề pháp lý và thực
tiễn xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại một thiết chế tài phán quốc tế cụ thể
trong phạm vi bài tiểu luận này em lựa chọn thiết chế tài phán là Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề pháp lý khi xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại Tòa án
hình sự quốc tế ICC
1. Khái quát chung về các Tòa án xét xử tội phạm quốc tế
1.1. Trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân đối với tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế là loại tội phạm bị truy cứu trách nhiệm dựa trên cơ sở luật quốc tế và xét
xử tại Tòa án quốc tế được thành lập theo quy định luật quốc tế.
Khi nghiên cứu về các Tòa án xét xử tội phạm quốc tế không thể không đề cập tới vấn đề
trách nhiệm hình sự quốc tế. Bởi đây chính là cơ sở, nền tảng để xây dựng nên các thiết chế Tòa
án để xét xử các cá nhân đối với hành vi tội ác quốc tế. Trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân
đối với hành vi tội ác quốc tế là một chế định mới và quan trọng của luật hình sự quốc tế hiện đại.
xuất phát điểm của chế định này chính là tư tưởng về tính chất tội phạm của chiến tranh xâm
lược.
Căn cứ vào các quy định hiện hành của Luật quốc tế, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
quốc tế của các cá nhân bằng các phương thức sau:
- Các quốc gia kí kết các điều ước quốc tế thành lập Tòa án hình sự quốc tế như: Tòa án quân sự
Nuremberg, Tokyo và hiện nay có Tòa án hình sự quốc tế tại Lahaye.
- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đưa ra các nghị quyết thành lập Tòa án quốc tế truy tố, xét xử
các trường hợp cụ thể vi phạm luật nhân đạo quốc tế như Nghị quyết 808 năm 1993 và Nghị

quyết 955 năm 1994.
- Các quốc gia có thể tự mình xét xử các tội phạm quốc tế theo luật hình sự của nước mình.
Như vậy, chế định TNHS quốc tế của cá nhân đối với tội phạm quốc tế có ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các quy phạm pháp luật quốc tế, qua đó góp phần duy trì và
ổn định hòa bình an ninh quốc tế.
1.2 Sự hình thành và hoạt động của các Tòa án xét xử tội phạm quốc tế trước khi có sự ra đời
của ICC
- Tòa án quân sự quốc tế Nuremberg và Tokyo.
- Tòa án hình sự quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam tư cũ và ở Rwanda.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, hệ thống tòa án quốc tế được sử dụng rộng rãi và trở thành một
trong những công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Tuy vậy các
Tòa án quân sự Nuremberg, Tokyo hay Tòa án Nam Tư cũ và Rwanda được hình thành và hoạt
2


động của chúng đặt ra những nghi ngại về tính khách quan. Mặc dù việc hình thành và đi vào
hoạt động của hai Tòa án hình sự quốc tế Nuremberg và Tokyo đã có những đóng góp đáng kể
trong lịch sử nhân loại nhưng nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi trên khía cạnh thẩm quyền pháp
lý quốc tế của đồng minh để thiết lập một Tòa án hình sự quốc tế. Đối với hai Tòa án hình sự
hình thành sau này là Tòa án Nam Tư cũ và Rwanda, hoạt động cũng có nhiều bất cập như nêu tại
phần trên. Tuy nhiên việc thành lập và quá trình làm việc của Tòa án quân sự quốc tế Nuremberg
và Tokyo cũng như Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ và Rwanda được thừa nhận là bước
tiến quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc phát triển luật hình sự quốc tế, đặc biệt là những
quy định về tổ chức Tòa án và hoạt động xét xử, qua đó góp phần mở ra con đường đi đến thành
lập một Tòa án hình sự quốc tế chung hoạt động có tính chất thường trực đồng thời có thẩm
quyền tài phán phổ cập.
2. Sự hình thành và tổ chức hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế ICC
Ngày 17/7/1998, cộng đồng quốc tế đã nhất trí thông qua Quy chế Rome năm 1998 về Tòa
án hình sự quốc tế tại Hội nghị ngoại giao được tiến hành ở Rome (Italia), thành lập Tòa án hình
sự quốc tế ICC. Tòa án có trụ sở tại Lahaye (Hà Lan) và chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2002.

2.1 Đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế ICC
Thứ nhất, ICC là một Tòa hình sự. Tòa sẽ xét xử trực tiếp những tội phạm hình sự căn cứ
theo những quy định của Quy chế. Do vậy, khác với Tòa án công lý quốc tế có chức năng giải
quyết tranh chấp giữa các quốc gia là chủ yếu.
Thứ hai, thể hiện tính chất thường trực của một Tòa án hình sự quốc tế. Đây là thiết chế tư
pháp hình sự có tính chất thường trực (Điều 1) chỉ có thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm
xảy ra vào thời điểm sau khi quy chế Rome có hiệu lực, tức là thẩm quyền của ICC không có
hiệu lực hồi tố.
Thứ ba, ICC là một thiết chế Tòa án độc lập với các tòa án hình sự trong nước. Thẩm quyền
xét xử của Tòa là sự bổ trợ đối với thẩm quyền xét xử của các Tòa án trong nước.
Thứ tư, Tòa là một thiết chế độc lập với Liên hợp quốc và là một pháp nhân của Luật quốc tế.
Tòa án do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và
trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tòa được
hình thành trên cơ sở Điều ước quốc tế là Quy chế Rome 1998.
Thứ năm, đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân. Đặc điểm này giúp phân biệt với
Tòa án công lý quốc tế ở chỗ Tòa án công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các chủ
thể của Luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án công lý quốc tế không chấp nhận những vụ việc mà
một bên hoặc các bên là những cá nhân.
2.2 Cơ cấu tổ chức của ICC
Theo Điều 34 Quy chế Rome thì cơ cấu tổ chức của Tòa hình sự quốc tế gồm có 4 bộ phận
chính:
Ban chánh án: gồm Chánh án, Phó Chánh án thứ nhất và Phó chánh án thứ hai. Ban chánh án
là cơ quan chịu trách nhiệm về các công việc hành chính của Tòa, trừ những chức năng thuộc về
Văn phòng công tố viên cũng như những chức năng khác được quy định trong Quy chế (Điều
38).
Các bộ phận xét xử gồm Bộ phận phúc thẩm, Bộ phận sơ thẩm, Bộ phận dự thẩm: chức năng
và thẩm quyền của các bộ phận được quy định một cách cụ thể trong nhiều điều khoản tương ứng
chủ yếu tại phần II, III, V, VIII của Quy chế Rome.
3



Văn phòng công tố: là một cơ quan độc lập của Tòa chịu trách nhiệm nhận các đệ trình từ
phía các quốc gia thành viên cũng như những đệ trình của Hội đồng bảo an và những thông tin
khác nhằm chứng minh về các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa, đồng thời tiến hành
xem xét và thực hiện các hoạt động điều tra và truy tố các tội phạm đó trước Tòa.
Văn phòng lục sự: sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc quản lý hành
chính và phục vụ của Tòa.
2.3 Nguyên tắc hoạt động của ICC
- Nguyên tắc hoạt động độc lập của ICC.
- Nguyên tắc Tòa án hình sự quốc tế bổ sung thẩm quyền tư pháp quốc gia.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia thành viên.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ.
2.4 Thẩm quyền tài phán của ICC
- Tòa án hình sự quốc tế và vấn đề chủ quyền quốc gia
Thứ nhất, theo quy định của Quy chế Rome quốc gia trở thành thành viên của ICC phải chấp
nhận quyền tài phán của Tòa án đối với 4 loại tội phạm được quy định ở Điều 5 Quy chế Rome
trên lãnh thổ quốc gia mình. Còn đối với quốc gia không là thành viên thì không phải ghi nhận
thẩm quyền pháp lý của ICC, nhưng có thể thừa nhận ở cấp độ tạm thời theo từng trường hợp cụ
thể.
Thứ hai, quy chế Rome không áp dụng miễn trừ và ân xá cho một số hành vi phạm tội nghiêm
trọng như tra tấn, diệt chủng tội phạm chống nhân loại…
ICC là thiết chế tư pháp hình sự thường trực độc lập có thẩm quyền xét xử những tội phạm
quốc tế nguy hiểm nhất của loài người dựa trên nguyên tắc thẩm quyền bổ sung cho hệ thống tư
pháp quốc gia khi các quốc gia thành viên tham gia Quy chế Rome gánh vác các trách nhiệm
pháp lý nhất định cho ICC. Mặc dù vậy ICC không có ý định và không được can thiệp vào chủ
quyền quốc gia, vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên và không phải là thành viên
của quy chế Rome.
- Thực hiện quyền tài phán
Theo Điều 13 Quy chế Rome năm 1998, Tòa án hình sự quốc tế ICC có thể thực hiện quyền
tài phán của mình trong các trường hợp sau đây:

+ Quốc gia thành viên yêu cầu: Điều 14 Quy chế
+ HĐBA Liên hợp quốc yêu cầu: Điều 13 khoản b Quy chế.
+ Công tố viên tự mở cuộc điều tra: Điều 15 Quy chế.
Thẩm quyền xét xử của ICC được giới hạn trong các tội ác nghiêm trọng nhất liên quan tới
toàn thể cộng đồng quốc tế.
2.5 Trình tự, thủ tục xét xử và thông qua phán quyết của ICC
- Trình tự thủ tục xét xử tại ICC bao gồm: Phòng công tố có chức năng điều tra và khởi tố. Hội
đồng dự thẩm của Bộ phận dự thẩm có trách nhiệm tiến hành các hoạt động có tính chất chuẩn bị
như ra lệnh bắt hoặc quyết định triệu tập cần thiết cho việc điều tra, áp dụng các biện pháp bảo vệ
nạn nhân, người làm chứng tiến hành các thủ tục sơ bộ tại tòa, xác nhận những lời buộc tội trước
khi xét xử. Hội đồng sơ thẩm của bộ phận sơ thẩm có nghĩa vụ tiến hành các hoạt động xét xử khi
hội tụ đầy đủ các điều kiện theo quy định, xác nhận lời buộc tội là chính xác. Và khâu cuối cùng
trong hoạt động xét xử của ICC là Hội đồng xét xử sẽ đưa ra phán quyết. Phán quyết phải được
tuyên đọc công khai và vào bất cứ thời điểm nào có thể với sự hiện diện của bị cáo.
- Phán quyết của ICC: Phán quyết phải được thông qua với đa số thẩm phán và phải được tuyên
công khai đồng thời trong bản án phải ghi rõ lý do làm cơ sở ra phán quyết. Điều 110 Quy chế,
Tòa án có thể đưa ra phán quyết ấn định một trong các hình phạt sau đây đối với bị cáo về một tội
4


thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án theo quy chế: Phạt tù giam trong một thời hạn cụ thể nhưng
tối đa không vượt quá 30 năm tù. Phạt tù chung thân khi điều đó được chứng minh bằng tính chất
đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm và hoàn cảnh cá nhân của người bị kết tội. Khi phán quyết
của Tòa xét xử đã được tuyên mà không có kháng án hoặc có kháng án và Tòa phúc thẩm đã xét
xử và ra phán quyết thì phán quyết có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành với một trình tự
xác định sau: Tòa án chỉ định quốc gia, nơi bản án tù giam được thực hiện trong số các quốc gia
thể hiện nguyên vọn chấp nhận thi hành. Quốc gia được chấp nhận chỉ định thi hành án phải
thông báo cho Tòa án biết về bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào có thể ảnh hưởng tới thời hạn và
điều kiện giam giữ. Vì những lý do khác nhau, nếu không có quốc gia nào đáp ứng được các điều
kiện có thể được chỉ định là nơi thi hành bản án, thì án phạt tù sẽ được thi hành tại nhà tù của

quốc gia chủ nhà.
2.6 Vai trò, ý nghĩa của ICC trong thực tiễn đời sống quốc tế
Với mục tiêu nhằm truy tố và xét xử những cá nhân phạm các tội ác quốc tế nghiêm trọng
nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng quốc tế như tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội ác
chiến tranh và tội xâm lược, sự ra đời của ICC được coi là một bước ngoặt quan trọng trong lịch
sử phát triển của luật hình sự và luật nhân đạo quốc tế. Tòa án ICC là kết quả của sự đồng thuận
trong cộng đồng quốc tế về việc nghiêm trị thích đáng những kẻ phạm những tội ác nghiêm trọng
nhất của loài người, đồng thời răn đe tội phạm trong tương lại, qua đó góp phần gìn giữ hòa bình
và an ninh quốc tế.

II. Thực tiễn xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế tại Tòa án hình sự quốc tế
ICC
Ngay sau khi Quy chế Rome có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2002, để ICC có thể đi
vào hoạt động, việc bầu các Thẩm phán và Trưởng Công tố được gấp rút tiến hành. Cơ cấu tổ
chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết cho hoạt động của ICC cũng dần được điều chỉnh. Tòa
án hiện có khoảng 800 nhân viên thường trực đến từ 79 quốc gia và một đội ngũ nhân viên, tư
vấn, thực tập sinh, chuyên gia không thường trực giúp việc.
Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới đầu năm 2009, ICC đã nhận được thông tin về 10 vụ
việc, trong đó có 3 vụ được tiến hành điều tra, 2 vụ việc bị loại trừ do không thuộc diện thụ lý và
5 vụ việc đã được xem xét, phân tích. Đáng lưu ý là trong số các vụ việc được Trưởng công tố
giải quyết, có 3 vụ việc (Cộng hòa dân chủ Congo, Uganda và Công hòa Trung Phi) do các quốc
gia thành viên thông báo và 1 vụ việc (Darfur thuộc Sudan) là do HĐBA Liên hợp quốc thông
báo. Trưởng công tố tiến hành điều tra 3 vụ việc ở Congo, Uganda và Darfur, đồng thời phân tích
vụ việc ở Cộng hòa Trung Phi. ICC cũng đã tiến hành giai đoạn xét xử và các Tòa Dự Thẩm đã
tiến hành một số phiên tòa cũng như đưa ra một số quyết định.
ICC chỉ xét xử đối với cá nhân khi cá nhân đó là công dân của một quốc gia là thành viên
của Quy chế Rome. Cụ thể Tòa án đã vào cuộc trong những vụ án sau đây:
1. Vụ thứ nhất – Tội phạm quốc tế ở Bắc Uganđa
Tháng 12 năm 2004, chính phủ Uganđa – quốc gia thành viên đã đệ đơn lên Công tố viên về
tình hình ở Uganđa có liên quan đến lực lượng “quân đội thánh chiến” (viết tắt là LRA) do

Joseph làm tổng tư lệnh. Công tố viên đã điều tra về vấn đề này vào ngày 29/7/2004 (vào ngày
5/7, vụ án đã được chuyển giao cho Hội đồng tiền xét xử II).
Ngày 8/7/2005, Tòa án đã ra lệnh bắt giữ đầu tiên đối với 5 nhân vật cao cấp của lực lượng
“quân đội thánh chiến” do Joseph Kony cầm đầu. Đó là:
- Tổng tư lệnh Joseph Kony: Joseph Kony cầm đầu lực lượng phiến quân có tên gọi “quân đội
thánh chiến”. Trong thời gian nội chiến chống quân đội của chính phủ (gần 20 năm), Joseph
Kony và quân đội thánh chiến đã cưỡng ép 30.000 trẻ em vào lực lượng vũ trang, làm 1,6 triệu
5


người mất nhà cửa, hàng chục người đã bị giết, bắt cóc, ép buộc làm nô lệ và hiếp dâm. Joseph
Kony bị cáo buộc đã phạm tội chống loài người do đã có các hành vi giết người, ép buộc làm nô
lệ tình dục, hiếp dâm, cố ý gây thương tích nghiêm trọng; và tội phạm chiến tranh đối với các
hành vi giết người, đối xử với thường dân vô nhân đạo, tấn công thường dân, cướp bóc, kích
động hiếp dâm và ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang.
- Phó tư lệnh quân đội Vincent Otti: Phó tư lệnh quân đội Vincent Otti đã phạm tội chống loài
người đối với các hành vi giết người, ép buộc nô lệ tình dục, gây thương tích nghiêm trọng cho
người khác; tội phạm chiến tranh với các hành vi xúi giục hiếp dâm, tấn công dân thường ép buộc
trẻ em tham gia lực lượng vũ trang, đối xử thường dân vô nhân đạo, cướp bóc và giết người.
- Tướng lĩnh cao cấp của Joseph Kony – Otkot Odiambo: Phạm tội chống nhân loại với các
hành vi ép buộc nô lệ và tội phạm chiến tranh với các hành vi tấn công dân thường, cướp bóc và
ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang. Otkot Odiamo bị cáo buộc ra lệnh tấn công trại tỵ
nạn ở Balonya vào tháng 2 năm 2004 làm 300 người bị chết.
- Tướng Raska Lukiya: Đây là tướng lĩnh của “quân đội thánh chiến”, phạm tội chống nhân loại
với hành vi ép buộc làm nô lệ và tội phạm chiến tranh với hành vi đối xử vô nhân đạo với thường
dân, tấn công thường dân và cướp bóc.
- Tướng Dominic Ongwen: Ông phạm tội chống nhân loại với các hành vi ép buộc làm nô lệ và
gây thương tích nghiêm trọng cho người khác; tội phạm chiến tranh và các hành vi giết người,
đối xử vô nhân đạo với thường dân, tấn công thường dân và cướp bóc.
Trong năm người bị cáo buộc nói trên thì Lukiya được cho rằng đã chết vào ngày

12/8/2006, Otti được cho rằng chết vào năm 2007. Ba người còn lại đã trốn thoát. Những người
này được cho rằng đang lẩn trốn ở miền Nam Xuđăng hoặc vùng Tây Bắc của Cộng hòa Cônggô.
Chính phủ Uganđa hiện đang cố gắng đạt được thỏa thuận hòa bình với phiến quân thánh chiến.
Những người cầm đầu đội quân thánh chiến LRA muốn ngừng chiến khi có lệnh miễn trừ truy tố
từ ICC. Tuy nhiên, Chính phủ Uganđa cho rằng vẫn cần thiết phải mở phiên tòa đặc biệt ở
Uganđa trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực quốc tế. ICC đã mở văn phòng thực địa Kapala để
giúp Uganđa trong hoạt động của mình.
Nhận xét: Trong vụ án này, lệnh bắt giữ đối với năm kẻ tội phạm này đã được công bố,
tuy nhiên những lệnh bắt giữ đã không được thi hành và năm kẻ này đã không bị ICC bắt giữ,
thực tế này làm nổi bật sự lệ thuộc tất yếu của ICC vào sự hợp tác của quốc gia có tội phạm.
Uganđa thì mong muốn đạt được thỏa thuận hòa bình với phiến quân thánh chiến bằng cách mở
phiên Tòa đặc biệt ở Uganđa. ICC thì được thành lập để bổ sung cho quyền tài phán quốc gia, khi
quốc gia đó tiến hành xét xử thì ICC không thụ lý nữa chính vì tính chất chủ quyền của quốc gia
là một trở ngại đối với ICC khi xét xử tội phạm quốc tế. Tuy nhiên ICC đã lập văn phòng thực
địa tại Uganđa, đây là một hoạt động nhằm hỗ trợ Tòa án trong các hoạt động thực tiễn của mình.
2. Vụ thứ hai – Tội phạm quốc tế ở Cộng hòa dân chủ Cônggô.
Tháng 3/2004, chính phủ của Cộng hòa dân chủ Công gô, một quốc gia thành viên đã đệ
đơn lên Công tố viên của Tòa án hình sự quốc tế về tội phạm quốc tế gây ra bởi phiến quân “Liên
minh những người yêu nước Cônggô” trên lãnh thổ Cônggô khi quy chế Rome có hiệu lực (ngày
1/7/2002). Sau khi nghiên cứu, Công tố viên đã quyết định mở cuộc điều tra vụ án vào ngày 4/7,
vụ án đã được chuyển cho Hội đồng tiền xét xử I giải quyết.
Hậu quả thảm khốc do cuộc nội chiến mang lại đã khiến cho ngày 23/6, Công tố viên
quyết định mở cuộc điều tra về vấn đề này và ngày 4/7 vụ án đã giao cho Hội đồng xét xử I giải
quyết. Tháng 2/2008, vào thời gian nghi can thứ ba bị bắt giữ, Công tố viên ra thông báo việc bắt
giữ này đã kết thúc quá trình điều tra của ICC ở Ituri. Những người bị cáo buộc ở Cộng hòa dân
chủ Cônggô bao gồm:
6


- Thomas Lubanga Dyilo: Thomas Lubanga đã thành lập “Liên minh những người yêu nước ở

Cônggô” và “lực lượng những người yêu nước tự do Cônggô” và là Tổng tư lệnh của lực lượng
này từ tháng 9/2002 đến cuối năm 2003.
Mặc dù bị cáo buộc về nhiều hành vi như ra lệnh giết người, làm cho nhiều dân thường
mất nhà cửa, ép buộc nô lệ tình dục, ép buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang, nhưng cáo buộc
chính thức từ Công tố viên của ICC đối với Thomas Lubanga là ép buộc trẻ em tham gia lực
lượng vũ trang. Ngày 17/3/2006, ông bị bắt giữ theo lệnh của ICC và là nghi can đầu tiên bị xét
xử tại ICC. Lệnh bắt giữ ông được ban hành ngày 10/2/2006 về tội phạm chiến tranh do hành vi
ép buộc trẻ em vào lực lượng vũ trang. Cũng trong ngày này, ông được dẫn giải đến ICC bằng
máy bay của lực lượng không quân Pháp. Việc xét xử Thomas Lubanga dự định bắt đầu vào ngày
23/6/2008 nhưng sau đó đã phải tạm dừng vào ngày 13/6, khi Tòa án cho rằng việc Công tố viên
từ chối công khai những tài liệu bào chữa đã xâm phạm quyền được xét xử công bằng của
Thomas Lubanga. Công tố viên đã thu thập được các chứng cứ từ Liên hợp quốc và các nguồn tài
liệu đáng tin cậy khác, nhưng các thẩm phán lại cho rằng Công tố viên áp dụng chưa đúng điều
khoản có liên quan của Quy chế Rome. Tòa án trì hoãn việc xét xử Thomas Lubanga đến ngày
18/11/2008. Trong thời gian phiên tòa bị trì hoãn, Thomas Lubanga bị tạm giam tại ICC. Ngày
26/1/2009, bắt đầu phiên tòa xét xử Thomas Lubanga.
- Germain Katanga (còn gọi là “Samba”) và Mathieu Ngudjolo Chui: Đây là hai trong số
những người cầm đầu “Liên minh những người yêu nước Cônggô”. Katanga bị bắt theo lệnh của
ICC vào ngày 25/6/2007 và được chuyển đến tạm giam tại ICC vào ngày 17/10/2007. Phiên tòa
xét xử Katanga của ICC bắt đầu ngày 24/11/2009.
Chui bị bắt theo lệnh của ICC vào ngày 25/6/2007. Phiên Tòa xét xử Chui của ICC được bắt
đầu vào ngày 24/11 năm 2009.
Cả Katanga và Chui đều bị bắt vì vai trò quan trọng gây ra hậu quả đẫm máu trong cuộc xung
đột ở Cộng hòa dân chủ Cônggô. Hai người này bị chính quyền Cônggô bắt giữ và dẫn giải đến
ICC. Hai ông này đều phạm tội chiến tranh và tội chống loài người do có hành vi ra lệnh tấn công
một ngôi làng ở Bogoro, miền Đông Cônggô vào ngày 24/2/2003 làm ít nhất 200 thường dân bị
giết, giam giữ thường dân trong những căn phòng đầy xác chết, cưỡng bức nhiều phụ nữ và
thường dân trong những căn phòng đầy xác chết, cưỡng bức nhiều phụ nữ và cô gái trẻ đẹp làm
nô lệ tình dục, giết người, sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi tham gia lực lượng vũ trang.
- Bosco Ntaganda: Đây là tướng lĩnh cấp cao của Liên Minh những người yêu nước Cônggô.

Công tố đã phát lệnh bắt giữ Bosco Ntaganda vào ngày 12/1/2006. Ông bị cáo buộc tuyển mộ, ép
buộc trẻ em tham gia lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, hiện Bosco Ntaganda đã bỏ trốn.
Nhận xét: Trong vụ án trên, những cáo buộc chính thức của ICC về những hành vi của
Lubanga là chưa đủ. Và việc không thống nhất giữa Công tố viên và các thẩm phán dẫn đến việc
xét xử vụ án bị trì hoãn, đây là điểm còn khiếm khuyết của ICC cần phải khắc phục.
3. Vụ thứ ba – Tội phạm quốc tế ở Trung phi
Liên đoàn các nhà báo của Cộng hòa Trung phi có đơn gửi đến ICC buộc tội Tổng thống
Francois Bozize, người đã gây ra tội ác diệt chủng chống lại Tổng thống ở cộng hòa Trung phi.
Tháng 11/2005, phòng công tố của ICC đã tiến hành gặp chính phủ, cơ quan tư pháp hình sự, các
tổ chức dân sự và đại diện của cộng đồng quốc tế ở Cộng hòa Trung Phi để thu thập thông tin và
bước đầu phân tích nắm vấn đề. Tháng 9/2006, Chính phủ Cộng hòa Trung phi đã gửi đơn lên
ICC phàn nàn về vấn đề Công tố viên vẫn chưa quyết định được thời gia để tiến hành điều tra.
Đến ngày 22/5/2007, công tố viên đã đưa ra thông báo về quyết định mở cuộc điều tra buộc tội
hành vi hiếp dâm và giết người của Jean – Pierre Bem ba vào các năm 2002 và 2003 – thời kỳ
diễn ra nội chiễn đẫm máu giữa chính phủ và phiến quân. Vụ án đã được giao cho Hội đồng tiền
7


xét xử III giải quyết. Ngày 24/5/2008 ông đã bị chính quyền Bỉ bắt theo lệnh của ICC do đã phạm
tội chiến tranh về tội chống nhân loại. Sau đó ông được chuyển giao cho ICC vòa ngày 3/7/2008.
Hiện nay Pierre Bemba đang bị tạm giam tại ICC.
Nhận xét: Trong vụ án này, nói lên một điều rằng ICC không thực hiện miễn trừ hình sự
đối với bất kỳ cá nhân nào nếu như cá nhân đó phạm tội ác quy định tại Điều 5 quy chế Rô me,
trong vụ án trên ICC đã bắt cả Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Francois Bozize. Điều này thể
hiện công lý, bình đẳng giữa người với người.
4. Vụ thứ tư – Tội phạm quốc tế ở Xuđăng
Cuộc xung đột ở Xu đăng bắt đầu nổ ra vào đầu năm 2003 khi hai lực lượng phiến quân là
“quân đội giải phóng Xuđăng”, “phong trào công bằng và bình đẳng” bắt đầu tấn công các mục
của Chính phủ Hồi giáo Xu đăng vì cho rằng chính phủ đã có những quy định thiếu công bằng
với một số nhóm dân tộc thiểu số. Phía Chính phủ Xu đăng, đứng đầu là Tổng thống Omar Al –

Bashir đã không có bất kỳ một cuộc đàm phán nào với lực lượng phiến quân và tiến hành nhiều
biện pháp đàn áp cứng rắn thô bạo.
Về tội phạm quốc tế ở Xu đăng, các cá nhân sau bị cáo buộc đã vi phạm quy chế Rome:
- Tổng thống, người đứng đầu Đảng đại biểu quốc gia – Omar al – Bashir: Tháng 7/2008,
công tố viên đã gửi tới ICC lệnh bắt giữ đối với Tổng thống này về các tội diệt chủng, tội ác
chiến tranh và tội chống nhân loại. Đến tháng 10, Tòa án đã yêu cầu Công tố viên cung cấp thông
tin đầy đủ hơn cho lời buộc tội này. Ông này bị buộc tội ra lệnh khiến cho ít nhất là 10.000 người
bị chết. Hậu quả của cuộc xung đột này là ít nhất 300.000 người thường dân bị chết, 2,7 triệu
người bị mất nhà cửa.
- Bộ trưởng Ngoại giao Ahmad Muhammad Haroun và người đứng đầu lực lượng quân đội
Janjaweed – Ali Kushayb: Đây là hai nghi can chủ chốt bị buộc phạm tội chiến tranh và tội
chống nhân loại (hai người này hiện đã bỏ trốn). Một trong các vụ án đẫm máu mà hai người này
gây ra là vụ ở Bindisi, sau khi có sự bàn bạc giữa Ahmad Muhammad Haroun và Ali Kushay,
hai người quyết định mở cuộc tấn công vào Bindisi. Cuộc tấn công này làm cho 100.000 người bị
chết trong đó có 30 trẻ em. Ngày 2/5/2007, ICC đã phát lệnh bắt giữ đối với hai người này.
Nhận xét: Trong vụ án này bao gồm Tổng thống, người đứng đầu Đảng đại biểu quốc gia
Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng bị ICC ra lệnh bắt giữ. Như vậy ICC thể hiện rất quyết liệt trong
việc xét xử tội phạm quốc tế, ICC không dành quyền ưu đãi, miễn trừ hình sự đối với bất kỳ cá
nhân nào phạm tội ác quy định tại Điều 5 Quy chế Rome nếu như cá nhân đó là công dân của
quốc gia là thành viên của Quy chế Rome hoặc là công dân mà quốc gia đó công nhận thẩm
quyền của ICC.
5. Vụ thứ năm - Tội phạm quốc tế ở Kênia
Cuộc xung đột ở Kênia bắt đầu xảy ra vào ngày 27 tháng 12 năm 2007 khi Tổng thống
Mwai Kibaki tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống. Nhiều cuộc xung đột giữa thành
viên của Đảng đối lập và quân đội của Tổng thống Kibaki đã diễn ra. Cuộc xung đột này đã làm
1.300 người chết và ít nhất là 300.000 người bị mất nhà cửa.
Ngày 5/11/2009, Công tố viên của ICC đã ra thông báo quyết định mở cuộc điều tra về
xung đột sau bầu cử tại Kênia thời gian 2007 – 2008 theo đoạn 3 Điều 15 của Quy chế Rome.
Công tố viên cũng đã thông báo có đầy đủ chứng cứ để đưa 6 người Kênia ra xét xử theo quy chế
Rô me về tội phạm chiến tranh. Kênia là thành viên của quy chế Rome và Quy chế có hiệu lực

với Kênia vào ngày 1/6/2005.
Tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ Kênia lại thiếu sự hợp tác với ICC và điều này làm cho
việc bắt giữ cũng như xét xử các cá nhân bị cáo buộc rất khó khăn. ICC không thể can thiệp sâu
nếu quốc gia thành viên không sẵn sàng và không thể chia sẻ trách nhiệm với ICC. Do đó, vụ
8


việc tại Kênia, ICC đang gặp nhiều khó khăn trong việc bắt giữ cũng như đưa ra xét xử những cá
nhân chịu trách nhiệm chính về vụ xung đột ở đất nước này.
Nhận xét: Qua vụ việc ở Kênia cho thấy rằng, trên thực tế ICC đã cố gắng hoàn thành xứ
mệnh của mình, tuy nhiên Tòa án hình sự quốc tế chỉ có thể hoạt động hiệu quả và hoàn thành xứ
mệnh của mình khi có sự ủng hộ và hợp tác của các quốc gia có tội phạm.

C. KẾT LUẬN
Những tội ác tàn bạo đang đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới không
thể không bịt trừng trị. Bên cạnh đó, việc xử lý những tội ác này phải được đảm bảo tiến
hành bằng các biện pháp pháp lý ở cấp độ quốc gia và hợp tác quốc tế. Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải có một thiết chế quốc tế mang tính chất
ổn định, lâu dài để điều tra, truy tố, xét xử các tội ác nghiêm trọng đối với loài người, ngăn
chặn có hiệu quả những người phạm các tội ác đó cũng như giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân và
nhân chứng. Với những lý do đó, Tòa án hình sự quốc tế ra đời. Tòa án hình sự quốc tế ra
đời là một trong những minh chứng tuyệt với nhất về những gì nhân loại có thể đạt được
thông qua chiến lược hợp tác giữa các Chính phủ, tổ chức quốc tế và xã hội dân sự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
9


1. Giáo trình LUẬT QUỐC TẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB, Công
an nhân dân, Hà Nội, năm 2009.

2. Giáo trình LUẬT QUỐC TẾ, ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu
Mạnh Hùng (đồng chủ biên), NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm
2011.
3. LUẬT QUỐC TẾ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ThS. Lê Mai Anh –
TS. Trần Văn Thắng (Đồng chủ biên), NXB., Hà Nội, Năm 2005.
4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, Các Tòa án xét xử tội phạm quốc tế và
việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế ICC, Đỗ Thị Hằng, Hà Nội, năm
2011.
5. LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC, Một số vấn đề pháp lý về tòa án
hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, Phạm Bá Quyền, Hà Nội,
năm 2010.
6. Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế - Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Dương Tuyết Miên (chủ biên), NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011.

10



×